VHPT- CN co Dien - koolstar
TÌNH HÌNH VĂN HỌC VÀ CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỈ 17
3.1 BA DÒNG VĂN HỌC TÁC ĐỘNG LẪN NHAU
3.1.1 – Dòng văn học kiểu cách :tiếng nói của tầng lớp qúi tộc phong kiến thất thế. Bị sa sút về chính trị, giai cấp quí tộc ra sức vớt vát bằng những vinh quang giả tạo bằng hình thức văn nghệ. Họ tụ tập ở các sa-lông (salon: phòng khách quí tộc) bàn chuyện văn chương nghệ thuật. Sinh hoạt salon trở thành phong trào thời thượng của xã hội thượng lưu. Những salon nổi tiếng trở thành những trung tâm văn hóa quí tộc đối lập với cung đình của vua Louis 13. Những văn nghệ sĩ lớn thường lui tới các salon ấy. Nơi đây ấp ủ những tiểu thuyết mục đồng tràng giang đại hải với những mối tình hiệp sĩ lí tưởng cầu kì tế nhị . Nhân vật chính là kiểu “con người quí tộc hào hoa phong nhã” với ngôn ngữ chau chuốt khác hẳn với ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường ngày. Nội dung chính là đào sâu tâm lí trình bày dục vọng quanh co phức tạp kì thú của “tâm hồn quí tộc”. Bên cạnh tiểu thuyết mục đồng còn có loại thư từ chuyền tay nhau đọc, nối tiếp những cuộc đàm thoại nơi phòng khách salon.Thơ cầu kì cũng là phản ứng của quí tộc đối với thị hiếu thẩm mĩ tư sản mới (thơ phá cách, trần trụi) đang được ưa chuộng ở đô thị. Cảm hứng chủ đạo của dòng văn học kiểu cách là phản ứng lại cuộc sống mới, rút vào cố thủ trong văn chương kiểu cách. Họ không đóng góp được bao nhiêu cho văn học và bị công kích từ nhiều phía. Tuy nhiên dòng này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến trào lưu văn học cổ điển chính thống của thế kỉ .
3.1.2 – Dòng văn học hiện thực dung tục đối lập với dòng văn học kiểu cách gồm truyện và thơ. Đó là văn chương cười cợt nghịch ngợm khôi hài thô lỗ của những người tự do cố ý chế giễu văn học quí tộc kiểu cách salon. Dòng văn này phác họa những bức tranh cuộc sống hiện thực, phơi bày thực trạng những thế lực lỗi thời, bộc lộ khát khao xã hội lí tưởng tốt đẹp- đó là tinnh tích cực tiến bộ của nó. Tuy nhiên nó còn nhược điểm là tư tưởng nông cạn tầm thường đôi khi rơi vào vô chính phủ, tầm nhìn cuộc sống hạn chế. Dòng này có ảnh hưởng tới nhà hài kịch Molier và nhà văn ngụ ngôn La Fontaine.
3.1.3 – Dòng văn học cổ điển chủ nghĩa cùng tồn tại song song với hai dòng kia nhưng lại vượt lên một tầm cao rõ rệt. Đây là tiếng nói nghệ thuật của bộ phận tiên tiến trong giai cấp tư sản đang lên, tiếng nói mạnh mẽ tích cực và có sức sống lâu dài về sau.
3.2. VĂN HỌC CỔ ĐIỂN CHỦ NGHĨA – DÒNG TIÊU BIỂU CỦA THỜI ĐẠI
Văn học cổ điển phát triển liền mạch mạnh mẽ sôi nổi suốt từ những năm 30 đến cuối thế kỉ có lúc độc chiếm văn đàn. Họ có quan điểm mĩ học tiến bộ, tư tưởng chống phong kiến tôn giáo cùng những thói hư tật xấu tư sản và có những đóng góp nghệ thuật mới. Nhiều cuộc tranh luận nghệ thuật nổ ra kéo dài nửa thế kỉ, nhất là sự kiện vở kịch Le Cid của Corneill và cuộc tranh luận giữa Phái Mới và Phái Cũ.
Phân biệt các thuật ngữ: chủ nghĩa cổ điển, văn học cổ điển chủ nghĩa. Nguyên văn là Classicisme bắt đầu dùng từ thế kỉ 18 để chỉ trào lưu văn học tiến bộ nhất của thế kỉ 17. Lúc đó nhà trường Pháp muốn nêu cao tinh thần dân tộc nên đã dùng văn học ấy đưa vào nhà trường thay thế văn chương Hi Lạp- La Mã bấy lâu vẫn chiếm lĩnh văn đàn và nhà trường. Từ đây lần đầu tiên văn học Pháp mới được đưa vào lớp học (class). Nghĩa là từ đây văn học thế kỉ 17 được coi là mẫu mực, do đó phải cho học sinh được học như khuôn mẫu. (Về sau người ta dùng từ Classique / Classic (tính từ) để chỉ những tác phẩm ưu tú mẫu mực của cả những giai đoạn văn học khác).
3.2.1 Những nguyên lí mĩ học cổ điển chủ nghĩa
Tac phẩm Nghệ thuật thơ của Boileau là cuốn sách lí luận văn học viết bằng thơ – được coi là bộ luật thơ của chủ nghĩa cổ điển, nhà văn Boileau được coi là nhà lập pháp của phương thức sáng tác và trào lưu văn học này. Từ đó rút ra ba tiêu chuẩn của classicisme là :
+ Tôn sùng lí trí (theo Decartes – chủ ngĩa duy lý)
+ Theo mẫu mực tự nhiên ( theo Gassendy – chủ nghĩa duy cảm)
+ Theo mẫu mực cổ đại (Hi – La truyền thống, nhắc lại từ Phục Hưng)
Nhà hài kịch Moliere viết: “Tôi muốn biết rõ rằng qui tắc lớn nhất của mọi qui tắc có phải là không được làm vui hay không, và một số vở kịch đã đạt được mục đích có phải đã không đi theo một con đường đúng hay không (. . .) Nếu các vở kịch làm theo qui tắc mà lại không được vui thích và những vở kịch gây được vui thích lại không theo qui tắc thì cần phải thấy rằng qui tắc đã sai” (trích phê bình vở kịch Trường học làm vợ – hài kịch Moliere ) .
La Fontaine viết: “Ở Pháp, người ta chỉ xem cái vui là qui tắc lớn nhất và cũng làqui tắc duy nhất” (bài thơ Mục đồng và sư tử ) .
Racine viết: “Qui tắc chính là làm vui và xúc động. Tất cả các qui tắc làm ra chỉ để đạt tới qui tắc đó” (Lời tựa vở kịch Berenix ) .Boileau nói về bi kịch: “Bí mật trước hết là làm vui và làm cho xúc động” (Nghệ thuật thơ – bài ca số Mười)Nhìn chung, các nhà cổ điển chủ nghĩa chỉ coi trọng hiệu quả thực tế của sáng tác nghệ thuật mà không thích lí luận trừu tượng. Theo họ, vui là hiểu biết tự nhiên, vui là được thanh lọc cảm xúc, vui gắn bó hơn với đất nước dân tộc đang lớn dậy trong khi đang gạt bỏ những trở ngại của cái cũ và phê phán ngay những cái xấu thói hư mới, nhằm khẳng định một tương lai tự do, dân chủ và nhân đạo.
3.2.2 Hai giai đoạn tương phản của chủ nghĩa cổ điển :
Giai đoạn trước 1660 :
Nước Pháp đã thống nhất nhưng chưa ổn định, chế độ quân chủ chuyên chế đang được củng cố. Văn học cổ điển là tiếng nói ủng hộ nhà nước phong kiến tập quyền vì nhà nước này đang khuyến khích sự phát triển tư bản chủ nghĩa đưa nước Pháp đến thống nhất quốc gia. Trong giai đoạn này có sự kiện đáng chú ý nữa là cuộc cải cách ngôn ngữ lịch sự của Malecber, tác phẩm văn của Pascal và kịch Corneill .
Giai đoạn sau 1660 :
Thời kì phát triển toàn diện rực rỡ của chủ nghĩa cổ điển. Nổi bật là:
Bốn đỉnh cao văn học Pháp thế kỷ 17 : Thơ châm biếm của Boileau, thơ ngụ ngôn của La Fontain, bi kịch của Racine, hài kịch Moliere và văn tiểu luận của La Brue.
Nhìn chung văn học chính thống giai đoạn này là tiếng nói phản kháng chế độ phong kiến độc tài , đả kích giai cấp quí tộc và chế giễu những thói xấu tư bản chủ nghĩa .
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top