văn hoá kinh doanh 3

Văn hoá kinh doanh Việt Nam

Một trong những yếu tố đảm bảo cho sự kinh doanh thành công tại VN là phải hiểu được văn hoá và cách

ứng xử của người bản xứ. Vấn đề này có thể tác động mạnh mẽ đến các quan hệ và hiệu quả kinh doanh

của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số rào cản phi chính thức đối với hoạt động

đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại VN. Đây là những điểm hoàn toàn khác biệt mang tính đặc trưng

của phương đông. Ví dụ: việc gây khó khăn của công chức nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ, giấy tờ xin

cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, những vấn đề này có thể được giải quyết nhanh chóng thông qua tư vấn SMIC.

Danh thiếp

Mặc dù không thông dụng như ở các nước khác như Nhật bản và Đài Loan nhưng việc trao thẻ danh thiếp

vẫn là một việc rất quan trọng. Lưu ý rằng bạn có thể dễ dàng nhận được danh thiếp của người VN nhưng

điều đó không đảm bảo rằng công ty được in trong danh thiếp là hợp pháp và người có tên trong danh thiếp

đó là đáng tin cậy. Danh thiếp của bạn nên được in bằng cả 2 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh) để tạo cho

bạn sự thuận lợi trong giao tiếp với đối tác VN. Danh thiếp nên được trao và nhận bằng cả hai tay.

Tiếp xúc trong kinh doanh

Mặc dù người VN có thể đồng ý đề nghị tiếp xúc với những người chưa quen biết, nhưng sẽ dễ dàng hơn

nếu lần gặp đầu tiên được giới thiệu từ một nhà đầu tư đã được biết đến tại VN, thông qua bạn bè hoặc một

kênh chính thức nào đó; ví dụ các hiệp hội, các tổ chức tư vấn ....

Ngôn ngữ bóng gió (ngôn ngữ nóng)

Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong hầu hết các cuộc tiếp xúc với các công ty có vốn đầu tư nước

ngoài và các tổ chức tư vấn nhưng việc này sẽ không thể thực hiện trong trường hợp tiếp xúc với các quan

chức chính phủ hay các doanh nghiệp nhà nước. Cần chú ý rằng, nhiều người VN có thể giao tiếp và làm

việc bằng tiếng Anh nhưng quá trình giao tiếp cần chậm và súc tích. Khi sử dụng phiên dịch, bạn nên nói

trực tiếp với đối tác và nhìn thẳng vào mắt họ. Nếu có thể, hãy cố gắng sử dụng phiên dịch người Việt Nam.

Tiếp đãi

Người VN rất lịch sự và thường cười để biểu thị sự đồng ý với bạn cho dù trong thực tế họ có thể không

hiểu rõ những gì bạn đã nói. Những nụ cười và những cái gật đầu thường là để biểu thị việc họ hiểu những

gì bạn đang nói mà không phải là những cam kết kinh doanh.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng nên có những tài liệu giao dịch bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt kèm theo danh

thiếp và các sản phẩm cụ thể trong những cuộc đàm phán. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng nên đặt lịch

làm việc với các đối tác VN và chuẩn bị các tài liệu liên quan đã được dịch sang tiếng Việt Nam trong cuộc

họp để cả hai bên có thể hiểu rõ những gì muốn thảo luận.

Tiệc tùng có ý nghĩa quan trọng trong làm ăn tại VN. Những bữa ăn tối với các đại lý và nhà phân phối sẽ

giúp phát triển mạng lưới phân phối và làm găn bó thêm mối quan hệ giữa các đối tác VN với nhà đầu tư.

Việc chúc tụng trong các buổi tiệc lớn và hát hò sau bữa tiệc là rất phổ biến. Khi tại bữa tiệc có rượu cognac

hoặc whisky thì mọi người chỉ cùng bắt đầu uống sau những lời chúc tụng. Ly rượu lên được cầm bằng tay

phải và khi chúc thì chúc với người ngồi bên trái. Thông thường những lời chúc tụng là "Trăm phần trăm"

hoặc "chúc sức khoẻ"

Đàm phán - Vấn đề quan trọng nhất trong đàm phán tại VN là phải kiên nhẫn

Để đàm phán thành công thì vấn đề hiểu rõ nền văn hoá VN là một vấn đề hết sức quan trọng. Bạn nên thảo

luận chi tiết về giá cả và phương thức thanh toán trong buổi đàm phán. Người Việt Nam thường thích mua

các mặt hàng nổi tiếng, bền, tốt và kèm theo các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.

Không nên cảm thấy nặng nề khi có những phút im lặng trong quá trình đàm phám. Giữ im lặng là rất có ích

nếu phía VN đưa ra những yêu cầu và đề nghị không có căn cứ hoặc không thể đáp ứng. Người VN dễ bị

ảnh hưởng bởi không khí của buổi đàm phán, bạn nên tránh những hành vi bất lịch sự, thô thiển. Người VN

là những con người có tự trọng, vì vậy tỏ thái độ tôn trọng và lịch sự sẽ là cách tốt nhất để đạt được thành

công trong đàm phán.

Tiến trình đàm phán có thể diễn ra chậm vì thường có những giao tiếp xã giao không chính thức trước cuộc

đàm phán. Các quyết định kinh doanh cũng thường không đạt được ngay từ buổi gặp đầu tiên. Nếu bạn

muốn có ngay sự phản hồi của đối tác, hãy gửi những tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt cho đối tác VN

trước khi cuộc họp diễn ra.

Các thoả thuận nên ngắn gọn, dễ hiểu và chính xác. Không nên bỏ quá nhiều thời gian vào việc mặc cả

những vấn đề nhỏ và quá chi tiết. Bạn nên sử dụng các chuyên gia tư vấn pháp luật trong quá trình đàm

phán đặc biệt nếu nội dung đàm phán có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Để tránh sự hiểu nhầm, cần yêu cầu người phiên dịch của bạn xem lại các tài liệu để đảm bảo rằng các bên

có cùng một loại tài liệu với những nội dung giống nhau.

Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ nào về thẩm quyền đàm phán của phía đối tác Việt Nam, hãy yêu cầu đối tác

xuất trình giấy uỷ quyền có chữ ký và được đóng dấu của giám đốc công ty là người có thẩm quyền tham

gia đàm phán.

Hãy thận trọng đối với các thoả thuận bằng miệng vì nó có thể bị thay đổi thậm chí cả trong trường hợp bên

VN và bên nước ngoài đã có những thoả thuận mang tính nguyên tắc. Bên VN có thể yêu cầu đàm phán lại

nếu họ cho rằng các điều kiện trước đó đã thay đổi hoặc có thể yêu cầu đàm phán thêm về một số vấn đề

khác.

Thư từ giao dịch

Phí giao dịch bằng điện thoại ở Việt Nam là tương đối cao so với khu vực và thế giới. Vì vậy, các công ty VN

thường mong muốn đối tác nước ngoài gọi cho họ. Các thư từ giao dịch thường được gửi thông qua fax.

Các thư từ giao dịch với Chính phủ, các Bộ, Ngành của VN nên được viết bằng Tiếng Việt.

Quà tặng

Tặng quà cho nhau là thói quen trong hoạt động kinh doanh tại VN. Quà tặng thường được sử dụng vào

cuối mỗi buổi gặp và chỉ cần những món quà nhỏ cho buổi gặp là đủ. Ví dụ: cà vạt, biểu tượng của công ty

hay sách....Ngưòi VN có thói quen hỏi tuổi của người nói chuyện với mình để biết nguời đó lớn tuổi hơn hay

ít tuổi hơn họ từ đó có cách xưng hộ phù hợp.

Giới tính trong biểu lộ tình cảm

Theo phong tục Việt Nam, người cùng giới có thể nắm tay nhau hoặc cầm tay nhau đi dạo. Nhưng người

khác giới thì không được phép làm vậy, ngay cả các cặp vợ chồng cũng hạn chế bày tỏ tình cảm với nhau

nơi công cộng.

Ăn mặc

Người Việt Nam coi trọng cách ăn mặc gọn gàng. Vào mỗi kỳ nghỉ, họ có thể trưng diện hơn một chút. Phụ

nữ ăn mặc kín đáo dễ gây thiện cảm với người khác.

Khác phương Tây, ở Việt Nam có thể đưa ra những nhận xét về cách ăn mặc, cân nặng của bạn mà không

sợ mếch lòng.

Các giá trị gia đình

Cuộc sống riêng tư cũng là đề tài được phép bàn luận. Việt Nam theo triết lý đạo Khổng lấy gia đình và các

mối quan hệ làm trung tâm. Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi vừa mới gặp, người Việt Nam sẽ hỏi về gia cảnh và

con cái. Tốt nhất hãy trả lời "chưa" chứ không nói "không" vì từ đó bị hiểu là "không bao giờ" và như thế

nghĩa là lập dị.

Cách xưng hô

Với văn hoá phương Tây có xu hướng đề cao tuổi xuân thì xã hội Việt Nam lại tôn trọng người già. Xác định

tuổi chính là để có cách xưng hô hợp lý. Khi gọi tên một ai đó, nên chú ý thêm vào đằng trước những từ

"anh", "chị", "em", "chú", "cô", "bác"... tuỳ theo giới tính và lứa tuổi.

Tiền bạc

Đừng bất ngờ khi người Việt thường có một số câu hỏi như "Một tháng bạn kiếm được bao nhiêu tiền?",

"Bạn mua đôi giày này bao nhiêu?" v.v...một vài câu chào nghe có vẻ tò mò chẳng hạn "Anh/chị đi đâu

đấy?", "Ăn cơm chưa?" thật ra tương đương với câu "Anh/chị khoẻ không?" trong ngôn ngữ phương Tây và

không ai chờ đợi một câu trả lời cụ thể. Đó là thể hiện sự quan tâm tới người khác theo truyền thống của

Việt Nam.

Cảm ơn và xin lỗi

Người Việt Nam không có nếp quen cảm ơn và xin lỗi bằng lời nói mà đôi khi bằng một nụ cười. Ở nông

thôn, trong giao tiếp, lời cảm ơn của bạn dễ bị coi là quá khách sáo.

Xếp hàng

Còn một điểm nữa là xếp hàng. Trừ ở sân bay hay trong các văn phòng cơ quan Nhà nước, ở những nơi

công cộng, nếu không đông lắm, hãy tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể mà có cách giải quyết phù hợp.

KHÁC BIỆT VĂN HÓA TRONG CÔNG CUỘC LÀM ĂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Vạn Phú

LTS - Ðụng chạm đến văn hóa là chạm đến những nơi sâu kín bên trong mỗi con người nên dễ gây dị ứng.

Ngay cả khi tự nhủ mình chỉ đang ghi lại cảm nhận của những người nước ngoài về tính cách làm việc của

người Việt Nam, đôi lúc chúng tôi cũng thấy muốn có phản ứng tranh luận trước những nhận xét quá thẳng

thắn.

Ðây là đoạn mở đầu cho bài báo đăng tải trên tờ Sài Gòn Kinh Tế Thời báo trong số ra cuối tháng Ba. Bài

báo có những ý kiến chủ quan, nhưng ít ra cũng cho thấy giới chuyên viên ở Việt Nam suy nghĩ như thế nào

trước những lời chỉ trích cho rằng người Việt Nam ở trong nước thường thiếu những suy nghĩ trực tiếp và

thực tế trong việc giải quyết vấn đề làm ăn với người nước ngoài.

* Ðiều quan trọng cần phải xác định ngay từ đầu là không có tính cách văn hóa tốt hay xấu; đại kỵ hơn nữa

là dùng chuẩn mực văn hóa của mình để phán xét văn hóa nước khác. Nhưng trong giao dịch làm ăn với

bên ngoài, bên cạnh việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa của đối tác để ứng xử đúng cách, cũng rất cần biết

người nước ngoài cảm nhận thế nào về phong cách làm ăn của doanh nhân nước ta như cổ nhân từng nói

- biết người, biết ta... Thật ra, cho đến nay, chưa thấy một công trình nghiên cứu khoa học nào về tính cách

văn hóa kinh doanh của Việt Nam - mà chỉ có những nhận xét rải rác đây đó, những lần tiếp xúc về chủ đề

này với những người nước ngoài từng làm ăn, sinh sống lâu năm, và một số bài viết của các nhà nghiên

cứu văn hóa nước ngoài.

Nhận xét đầu tiên của họ là người Việt Nam thường thích làm hài lòng người khác, nhất là khách từ phương

xa đến. Và thế là có chuyện. Ðiển hình là cách trả lời khẳng định "Vâng", "Có", "Chuyện nhỏ" cho mọi câu

hỏi mặc dù thâm tâm người trả lời chỉ muốn xác định họ hiểu vấn đề nêu ra. "Ông có chắc chuyến hàng này

sẽ giao đúng hạn vào tháng tới?". Người trả lời đáp: "Vâng"; để thiết lập mối hài hòa giữa hai đối tác với

nhau nhưng trong bụng liền nghĩ tới hàng loạt chuyện phải giải quyết để đúng hẹn. Người nước khác sẽ nêu

điều kiện trước, giải quyết xong mới nói "Vâng"; người Việt nói "Vâng" trước rồi mọi chuyện từ từ tính sau.

Ngay cả ngôn ngữ cũng phản ánh sự khác biệt này. Có ai hỏi: "Anh chưa ăn cơm tối à?", người Việt sẽ trả

lời: "Vâng, tôi chưa ăn tối". Người Anh sẽ nói: "Chưa, tôi chưa ăn tối". Tâm lý muốn tìm sự đồng tình như thế

nhiều lúc gây ra hiểu lầm không đáng có.

Người nước ngoài cũng thường ngạc nhiên về tính thiếu rõ ràng trong trách nhiệm giải quyết công việc, nhất

là ở các công ty quốc doanh hay các cơ quan nhà nước. Họ thường bị "chuyền" từ phòng ban này sang

phòng ban khác và không ai đứng ra nhận lãnh trách nhiệm giải quyết một sự vụ cụ thể nào đó. Ở đây, nếu

loại trừ yếu tố bộ máy quan liêu, vẫn còn tính cách văn hóa muốn có sự đồng thuận trong tập thể, không ai

muốn "chơi trội" cả.

Trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, người quản lý đến từ các nước phương Tây thường nhận xét

nhân viên của họ có cách ứng xử rất lạ khi gặp vấn đề nan giải. Thay vì đến gặp người quản lý để cùng tìm

cách giải quyết, họ thường tự mình xoay xở và hậu quả là làm chậm công việc, hiệu quả thấp. Họ ít khi nói

thẳng vì không muốn làm mất lòng người khác. Họ có tâm lý tôn trọng quyền lực cao nên dễ bị căng thẳng

mỗi khi quan hệ với cấp trên không như ý muốn. Người phương Tây tách bạch quan hệ công việc với quan

hệ cá nhân. Họ có thể vừa khiển trách nặng lời một nhân viên trong giờ làm việc nhưng vẫn vui vẻ chuyện

trò khi gặp lại ở một nơi nào đó bên ngoài công ty. Nhưng người Việt gắn kết hai mối quan hệ này làm một -

và thường phải "tiêu tốn thời gian" để xây dựng quan hệ.

Tiến sĩ Paul Pilavachi, giảng viên Học Viện Quản Trị Kinh Doanh (UBI, Bỉ), trong buổi nói chuyện tại Saigon

Times Club vào tuần trước đã đưa ra các khía cạnh văn hóa do nhà nghiên cứu người Hà Lan, Hofstede,

phát hiện nhằm khái quát hóa những khác biệt trong tính cách văn hóa của các nước. Các khía cạnh phổ

biến nhất gồm tâm lý tôn trọng quyền lực, tâm lý cá nhân/ tập thể, tâm lý tránh sự bất định. Sự khác biệt

giữa người dân các nước là do mức độ cao thấp của các dạng tâm lý này.

Ðiều đáng ngạc nhiên là người Việt Nam, được cho là có tâm lý tập thể cao, nhưng ít thành công hơn trong

những dự án có nhiều người làm chung so với người Mỹ chẳng hạn, một dân tộc ai nấy đều đồng ý là có

tính cá nhân rất cao. Ông Pilavachi đưa ra một giải thích - rằng người có tâm lý tập thể cao khi bắt tay làm

chung nhóm thì mục tiêu đầu tiên là tạo ra sự đồng thuận của nhóm, xây dựng quan hệ hài hòa giữa mọi

thành viên trước. Quá trình này sẽ làm chậm công việc của nhóm, và đôi lúc mục tiêu ban đầu bị quên lãng.

Còn người có tâm lý cá nhân, dù làm chung, mục tiêu cao nhất của họ là hoàn thành công việc của nhóm,

quan hệ giữa những người trong nhóm là chuyện thứ yếu.

Nếu chúng ta đôi khi nhận xét người Mỹ tâm lý cá nhân cao quá, cái tôi của họ lớn quá, thì cũng đừng ngạc

nhiên nếu biết họ nhận xét người Việt sao mà ít chịu nói thẳng, cứ vòng vo bên ngoài chứ không chịu nhìn

thẳng vào vấn đề cần giải quyết. Có đúng là đôi lúc chúng ta không bị thuyết phục bởi lô gích rất chặt chẽ

của một đối tác đến từ Mỹ vì thâm tâm tự nhủ, sự đời không đơn giản như thế, có nói thì họ cũng không

hiểu, thôi đành gật gật cho qua.

Trong thương thảo hợp đồng, người Việt thường tin vào cảm nhận của mình đối với đối tác, thường nghĩ

đến những nét lớn của thương vụ chứ không chú ý nhiều đến các tiểu tiết. Người nước ngoài, ngược lại, rất

sòng phẳng khi đem theo luật sư đến bàn đàm phán dù trước đó đã có quan hệ tốt với đối tác. Cách làm

này thường gây sốc và tạo cảm giác thiếu tin cậy từ phía chúng ta. Còn trong hội nghị, hội thảo, người Việt

thường giữ im lặng dù chưa hiểu, hay chưa đồng tình. Thái độ này xuất phát từ tâm lý không muốn đối đầu,

hay không muốn đặt mình vào tình thế khó xử, dễ mất mặt.

Nhận xét về tính cách văn hóa lúc nào cũng mang tính chủ quan và phần lớn dựa vào khuôn mẫu định kiến.

Bản sắc văn hóa không dễ và không việc gì phải thay đổi nhưng biểu hiện bề ngoài của thái độ văn hóa lại

dễ điều chỉnh để thích nghi với từng hoàn cảnh - với mục tiêu làm ăn thành công trên thương trường quốc

tế. Chuyện duy trì bản sắc văn hóa trước cơn lốc toàn cầu hóa lại là một đề tài khác, xin hẹn một dịp khác.

Văn hoá Việt Nam

Văn hoá Việt Nam khá ôn hoà. Chúng ta không quá khắt khe về tôn giáo như người Trung Đông, không có

kỷ luật để khép mình vào tập thể như người Nhật Bản, không quá lệ thuộc vào gia đình, dòng họ như người

Italia, không tự hào về chủng tộc như người Hoa... Tính chất này giúp con người Việt Nam có tính khoan

dung, mềm dẻo, dễ hoà đồng, nhưng cũng làm chúng ta dễ chao đảo, không có điểm tựa vững chắc về tinh

thần. Số liệu điều tra cho thấy, phần lớn doanh nhân Việt Nam kinh doanh không bắt nguồn từ truyền thống

gia đình, lại xuất thân từ những gia đình nghèo, không được đào tạo cơ bản, nên có nhiều hạn chế về kiến

thức và trình độ. Thực tế này cộng với nền tảng tinh thần không ổn định đã làm nhiều doanh nhân có tham

vọng không giới hạn trong việc làm giàu và tích luỹ tư bản. Những vụ án kinh tế gần đây như Lã Thị Kim

Oanh, Nguyễn Thị Bé Tư, vụ công ty Đông Nam Associates..., đã cho thấy khi quyền lực, cơ hội được đặt

vào tay những con người hạn chế về trình độ và tư cách đạo đức, thì có thể làm nảy sinh những tham vọng

tội lỗi vô hạn đến như thế nào. Đành rằng, trong kinh doanh, lợi nhuận là mục đích chính, nhưng việc mưu

cầu lợi nhuận đến mức bất chấp đạo lý, luật pháp, quá táo tợn như vậy quả là một tiếng chuông cảnh báo

về tình trạng VHKD của Việt Nam.

Xuất thân từ nền kinh tế tiểu nông, con người Việt Nam thường có tầm nhìn thấp, ngắn hạn, hay thay đổi và

muốn đi đường tắt, thay vì kiên nhẫn chờ đợi kết quả lâu dài. Vì vậy, theo nhiều nhà nghiên cứu nước

ngoài, bối cảnh và môi trường kinh tế Việt Nam thuộc loại "xã hội thiếu chữ tín" (low trust society). Trong bối

cảnh kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ được mở rộng, điểm yếu này càng có nguy cơ bộc lộ rõ ràng,

thể hiện ở tầm vĩ mô là việc các chính sách của Chính phủ thường hay thay đổi, và khi thay đổi lại không

cần tính đến quyền lợi của những người có liên quan. Còn ở tầm vi mô, theo nhiều nhà kinh doanh nước

ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam không coi trọng chữ tín, hay viện dẫn các lý do khách quan để khước

từ việc thực hiện cam kết, gây nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài. Chừng nào các

nhà quản lý và doanh nhân Việt Nam còn chưa nhận ra tầm quan trọng của chữ tín trong mọi mối quan hệ,

thì chúng ta còn khó lấy được niềm tin của đối tác. Thậm chí, về lâu dài, sẽ có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh

của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Một số người Việt Nam không có bản lĩnh "văn hoá" vững vàng, sa vào trạng thái choáng ngợp trước những

thành tựu kinh tế của phương Tây, trở nên sùng ngoại quá đáng, phủ nhận tất cả những giá trị cổ truyền của

dân tộc. Những người này phần đông là giới thanh niên làm việc cho các công ty nước ngoài và những

người kinh doanh bằng viện trợ của thân nhân từ nước ngoài gửi về. Việc đánh mất bản sắc văn hoá dân

tộc mình đã làm họ rập theo khuôn mẫu phương Tây trong mọi hành vi. Thật ra, văn hoá không phải là "đồ

ăn nhanh", để có thể học theo trong một sớm một chiều, mà cần trải qua nhiều thế hệ. Văn hoá cũng giống

như tảng băng trôi, mà một người từ nền văn hoá khác chỉ có thể nhận biết được phần nổi (phần nhỏ nhất),

chứ chưa thể ý thức được phần chìm dưới nước (phần quyết định), được tích tụ qua nhiều thế hệ và đã ăn

sâu vào ý thức hệ của mỗi thành viên trong nền văn hoá đó. Chính vì vậy, việc bắt chước thiếu chọn lọc của

một nhóm doanh nhân Việt Nam chỉ làm nghèo đi đời sống tinh thần của họ và làm yếu đi bản sắc dân tộc

trong VHKD Việt Nam. Sự sùng ngoại quá đáng đó còn làm giảm sút uy tín của doanh nhân Việt Nam trong

con mắt của những đối tác nước ngoài, vì họ đã từ bỏ bản chất thật của mình để trở thành đồ giả trong con

mắt người ngoại quốc.

Một số khác, trong đó có cả các nhà quản lý, vẫn giữ tư tưởng bảo thủ, hoặc vì không có điều kiện, hay vì

không muốn thay đổi, nên đã trở thành lạc hậu với bên ngoài. Thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết

trong thời kỳ đổi mới, họ dễ bị thua lỗ, bộc lộ nhiều sai sót trong kinh doanh với các đối tác nước ngoài.

Những người này, đã góp phần làm VHKD Việt Nam kém năng động, chậm hoà đồng trong tiến trình hội

nhập, ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trên thương trường quốc tế.

Văn hóa kinh doanh tại thị trường Nhật

Giờ làm việc:

Tuần làm việc từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Sáng từ 9h00' - 12h00', chiều từ 1h00' - 5h00'. Nghỉ trưa 1 tiếng.

Người Nhật Bản tuân thủ rất nghiêm túc giờ giấc.

Trước 9h00' sáng, người Nhật thường không có thói quen vừa dùng bữa sáng vừa bàn công việc nhưng

gặp gỡ bàn việc vào sau 5h00' chiều dễ được chấp nhận hơn.

Các doanh nghiệp lớn của Nhật không chấp nhận gặp gỡ bàn việc vào ngày Thứ Bảy nhưng các doanh

nghiệp vừa và nhỏ thì có thể mặc dù việc này không được hoan nghênh.

Các cửa hàng bán lẻ thường mở cửa từ 10h00' sáng đến 7h00' chiều vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả

Thứ Bảy và Chủ Nhật.

Một số nguyên tắc kinh doanh:

Hối lộ công chức là phạm luật.

Người Nhật rất coi trọng văn hóa và các nguyên tắc kinh doanh. Họ đặc biệt ứng xử rất lịch thiệp, tiêu chí

này không chỉ để đánh giá sự tôn trọng lẫn nhau mà còn là tiêu chí để đánh giá một người trong xã hội Nhật

Bản. Bạn sẽ được hỏi thăm và chúc mừng rất chu đáo, trong khi những người chủ nhà Nhật Bản lại thường

rất khiêm tốn. Tất nhiên, bạn cũng sẽ được đánh giá cao nếu người Nhật nhận thấy sự khiêm tốn ở bạn

(nhất là trước những lời khen ngợi).

Các buổi gặp mặt làm việc thường diễn biến chậm, thời gian cuối buổi thường được dùng để ghi nhận

những kết quả mà các bên đã đạt được. Thời gian giao lưu buổi tối thường sẽ đem lại cho bạn những phản

hồi hữu ích. Người Nhật coi sự thiếu thẳng thắn là bất lịch sự. Ví dụ bạn nên đi ngay vào vấn đề khi bắt đầu

buổi làm việc thay vì những lời mào đầu dài dòng. Tuy nhiên, khi người Nhật còn đang lưỡng lự, chưa thể

có quyết định dứt khoát thì bạn nên kiên nhẫn, giữ bình tĩnh.

Tiếng Anh không được sử dụng rộng rãi lắm trong đàm phán thương mại cũng như chính trị. Nếu tiếng Anh

được chấp nhận sử dụng, bạn nên nói chậm và rõ ràng, diễn đạt đơn giản, không sử dụng thành ngữ.

Những buổi đàm phán sử dụng tiếng Anh thường có phiên dịch.

Tuân thủ chính xác giờ giấc đặc biệt được người Nhật coi trọng. Bạn nên đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút.

Trong trường hợp mà nhiều khả năng bạn đến muộn, nên gọi điện xin lỗi trước và đưa ra chính xác thời

gian mà bạn có thể có mặt. Các cuộc gặp cần được lên lịch hẹn trước.

Bạn không nên đưa những người không liên quan (bạn bè, vợ, chồng, trẻ em,...) đến tham dự buổi làm việc,

kể cả các buổi làm việc trong bữa tối.

Các tài liệu giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ như catalog, profile nên được trao vào buổi gặp mặt

đầu tiên.

Danh thiếp được trân trọng cầm ở tay hoặc đặt trên bàn. Khi đến Nhật làm việc, bạn nên mang theo nhiều

danh thiếp vì các buổi đàm phán thương mại luôn được khởi đầu bằng việc các bên trao danh thiếp cho

nhau. Bạn nên lưu ý rằng với người Nhật, việc cho danh thiếp vào túi quần, túi áo hoặc viết lên danh thiếp là

không thể chấp nhận được. Bạn nên làm danh thiếp với một mặt là tiếng Nhật nhưng không nên chuyển địa

chỉ liên hệ sang tiếng Nhật vì như vậy có thể sẽ làm cho địa chỉ trở nên khó hiểu hơn.

Cách sắp xếp chỗ ngồi trong các cuộc đàm phán với người Nhật cũng theo những thông lệ chung. Những

nhân vật quan trọng nhất thường ngồi ở vị trí cách xa cửa ra vào nhất. Những vị trí gần cửa ra vào nhất

thường dành cho những người hay phải đi lại. Nếu không chắc đâu là chỗ ngồi của mình, bạn có thể nán

chờ giây lát hoặc hỏi xem bạn có thể ngồi ở đâu.

Quà cáp với người Nhật là việc không cần thiết đặc biệt trong buổi gặp đầu tiên, kể cả các món quà đắt giá

cũng sẽ không thích hợp. Khi các bên tìm được triển vọng trong quan hệ hợp tác làm ăn, bạn có thể tặng

các món quà lưu niệm nho nhỏ, nếu mang dấu ấn của doanh nghiệp bạn thì càng tốt. Ví dụ như chiếc bút bi

của doanh nghiệp hoặc một cái cà vạt. Việc mở gói quà trước mặt người tặng được xem là bất lịch sự.

Giải quyết những bất đồng: Người Nhật thường rất tránh khơi mào cho sự bất đồng. Họ có thể đưa ra

những câu trả lời không rõ ràng hoặc thậm chí họ có thể trả lời đồng ý mặc dù họ không định thế. Điều đó

có thể gây ra rắc rối về sau. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên chuẩn bị sẵn một tài liệu nêu rõ ràng và ngắn

gọn các điều khoản mà hai bên cần thống nhất và sử dụng nó như một biên bản ghi nhớ kết quả của mỗi

buổi làm việc.

Người Nhật rất coi trọng sự sạch sẽ, khi giao tiếp với người Nhật bạn nên hết sức chú ý. Các tài liệu, hàng

hóa, bao bì,... cần phải sạch sẽ, gọn gàng. Bao bì sản phẩm đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước

hợp lý sẽ tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng.

6 bài học về văn hóa kinh doanh Nhật Bản

Con người của đất nước mặt trời mọc luôn nối tiếng về tính kỷ luật và hiệu quả cao trong lao động. Những

yếu tố nào đã làm nên thành công như vậy? Dưới đây là 6 bài học thu được từ văn hóa kinh doanh tại xứ sở

hoa anh đào.

1. Trân trọng danh thiếp

Một cuộc gặp gỡ làm ăn ở Nhật được bắt đầu bằng meishi kokan - một nghi thức trao đổi danh thiếp kinh

doanh rất trang trọng. Khi nhận thiếp, các doanh nhân cầm bằng cả hai tay, đọc kỹ, nhắc lại thật to các

thông tin, và sau đó cất chúng vào sổ đựng thiếp để sử dụng khi cần. Họ không bao giờ nhét chúng vào

trong ví, bởi điều đó thể hiện sự bất kính.

Bài học: Trao đổi danh thiếp là một phương thức gây ấn tượng quan trọng khi gặp gỡ làm ăn. Sự trân trọng

chỉ ra rằng bạn đánh giá cao sự hợp tác lâu dài giữa hai bên.

Áp dụng: Bạn không cần thiết phải thực hiện đầy đủ nghi thức meishi kokan tại công sở của mình, bởi điều

này có thể khiến bạn trở nên ngờ nghệch! Việc cần làm khi nhận thiếp là chú tâm đến những thông tin trên

nó. Hơn nữa đừng bao giờ tỏ ra khiếm nhã khi tùy tiện nhét tấm danh thiếp vào bất cứ vật gì gần nhất.

2. Kính trọng bậc " trưởng bối "

Có một tập quán trong các buổi tiếp xúc ở Nhật, đó là luôn hướng điều phát biểu đầu tiên tới người có thứ

bậc cao nhất hiển diện ở đó. Mọi người không bao giờ đi ngược lại ý kiến của bậc trưởng bối và dành cho

người đó sự chú ý cao nhất.

Bài học: Văn hóa kinh doanh ở Nhật đề cao vị trí của các bậc trưởng bối vì sự uyên thâm và kinh nghiệm

quý báu mà họ đã đóng góp cho công ty. Tại đất nước này, tầm quan trọng của một người tỉ lệ thuận với sự

già dặn.

Áp dụng: Học hỏi và làm theo cấp trên của bạn. Nếu chống đối với sếp, bạn sẽ không bao giờ chiến thắng

trong bất kỳ trường hợp nào. Hãy hiểu rằng, một người có được sự thăng tiến lên các cấp cao hơn, chủ yếu

là nhờ kỹ năng chuyên môn và sự từng trải của họ.

3. Thấm nhuần động cơ làm việc nhờ các khẩu hiệu

Rất nhiều doanh nhân Nhật Bản bắt đầu một ngày làm việc bằng một buổi tập trung, tại đó, họ xếp hàng và

hô vang những khẩu hiệu của công ty như là một phương thức truyền cảm hứng, động lực và lòng quyết

tâm.

Bên cạnh đó, hoạt động này còn làm cho các mục tiêu của công ty luôn được thôi thúc hoàn thành trong tâm

trí mọi người.

Bài học: Làm việc với động cơ rõ ràng kết hợp với sự hăng hái là vô cùng quan trọng. Những mục tiêu dài

hạn của công ty cần được củng cố thường xuyên, nếu không chúng sẽ bị chểnh mảng bởi các nhiệm vụ cá

nhân thường ngày.

Áp dụng: Nghiêm túc nhắc nhở bản thân mỗi khi bạn ngồi vào vị trí làm việc. Làm sống lại những mục tiêu

dài hạn mà bạn từng ấp ủ. Lập một bản danh sách những câu khẩu hiệu của chính bản thân bạn, chúng có

thể củng cố lòng tin và nhắc nhở bạn mỗi khi bạn cảm thấy thoái chí hay hồ nghi.

4. Nghiêm túc trong công việc

Tại Nhật Bản, trong các cuộc họp, mỗi người luôn phát biểu khá chậm rãi, rành mạch, còn người nghe rất

tập trung tinh thần. Có một điều khá đặc biệt, đó là người Nhật thường "lim dim" mắt khi tập trung lắng nghe,

trong khi ở nhiều nơi trên thế giới, đó lại là dấu hiệu của sự chán chường!!!

Bài học: Người Nhật luôn tạo ra không khí trang nghiêm tại nơi làm việc. Sự hài hước hiếm khi được sử

dụng, ngoại trừ trong giờ giải lao. Tại đây, hoàn toàn không có cảnh quàng vai bá cổ hay tụ tập buôn

chuyện.

Áp dụng: Sự ngột ngạt và trang nghiêm thái quá tại công sở là điều hoàn toàn cần tránh. Bạn không cần

phải cư xử tại văn phòng như tại một buổi lễ long trọng nào đó, nhưng cũng không được phép "tự nhiên như

ở nhà". Tác phong và đạo đức nghề nghiệp làm gia tăng sự nghiêm túc trong công việc, kéo theo đó là sự

nâng cao hiệu quả lao động.

5. Làm ra làm, chơi ra chơi

Sau một ngày làm việc hối hả, người lao động Nhật Bản lại sẵn sàng cho các hoạt động giải trí, thư giãn.

Các quán rượu là sự lựa chọn phổ biến. Nếu như tại nơi làm việc họ tỏ ra trang nghiêm thì quầy rượu lại là

nơi để họ bùng nổ, bộc lộ bản thân.

Bên cạnh đó, một thú vui khác của họ là hát hò cùng nhau trong các quán Karaoke. Ngoài mục đích cân

bằng cuộc sống, những nơi giải trí ban đêm còn là địa điểm để người Nhật thiết lập mối quan hệ, chia sẻ

thông tin.

Bài học: Không để công việc nhấn chìm cuộc sống của bạn. Thời gian rảnh rỗi là một phần quan trọng trong

ngày, bởi nó là lúc để giải tỏa sự căng thẳng và xoa dịu những mối lo âu. Khi bạn dành thời gian giải trí với

đồng nghiệp cũng như các đối tác, mối quan hệ hợp tác sẽ càng trở nên gắn bó hơn.

Áp dụng: Có những lúc, bạn nên gạt bỏ hẳn hai chữ "công việc" ra khỏi tâm trí mình. Hãy tận hưởng những

phút giây hạnh phúc và tham gia vào các buổi liên hoan văn phòng. Là một tập thể thân thiết ngoài công sở

với các đồng nghiệp cho phép mọi người tìm lại được sự cân bằng.

6. Tận dụng các mối quan hệ như là một sự ủng hộ

Các mối quan hệ rất được coi trọng ở Nhật Bản. Sự ủng hộ từ nhiều người sẽ tạo cho họ lòng tự tin và sức

mạnh. Thực tế, các doanh nhân Nhật thường sắp xếp một cuộc gặp gỡ cá nhân với cấp quản trị cao hơn để

tranh thủ sự tán thành và ủng hộ của cấp trên.

Và còn tuyệt vời hơn khi họ có được sự khích lệ từ đồng nghiệp.

Bài học: Có được sự tán thành của những người thành đạt, bạn sẽ trở nên đáng tin cậy trong con mắt của

nhiều người và tạo nền tảng vững chắc để đảm nhận những vị trí cao hơn.

Áp dụng: Chúng ta vẫn hay gọi đây là "công nghệ lăng-xê" - một việc thường không được đánh giá cao. Dĩ

nhiên bạn không muốn làm bộ làm tịch như một kẻ ba hoa khoác lác, nhưng hoạt động này vẫn có giá trị

như một sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của tinh thần tập thể. Điều căn bản cần nhớ là hãy xây dựng

những cầu nối vững chắc, thuận tiện tới bất cứ đâu bạn muốn đến, và những người khác chắc chắn sẽ

đánh giá cao về năng lực của bạn.

Ngô Đức (Theo Askmen)

TẬP QUÁN VÀ VĂN HÓA KINH DOANH TẠI HOA KỲ

Hiểu về văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở một nước ngoài sẽ có ích cho các doanh

nghiệp trong quan hệ kinh doanh với các bạn hàng ở nước đó. Phần này nhằm tóm tắt và hướng dẫn một

số nét cơ bản về văn hóa kinh doanh ở Hoa Kỳ với hy vọng phần nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam, nhất

là các doanh nghiệp mới thiết lập quan hệ kinh doanh với các bạn hàng ở Hoa Kỳ, giao tiếp và duy trì quan

hệ kinh doanh có hiệu quả hơn với các bạn hàng ở nước này.

Là một nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới và với khoảng 290 triệu dân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác

nhau trên thế giới, Hoa Kỳ là một xã hội đa dạng nhất trên thế giới. Mặc dù đại bộ phận người Mỹ được coi

là có nguồn gốc từ Châu Âu, song những người thiểu số như người gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc

Phi, người Hispanic, và người Châu á cũng rất đông. Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu người nước

ngoài di cư đến Hoa Kỳ sinh sống và làm ăn, và dự kiến đến năm 2050 người Mỹ da trắng chỉ còn chiếm

dưới 50%. Các cộng đồng đang sinh sống ở Hoa Kỳ đều có những bản sắc riêng của họ, kể cả ngôn ngữ,

tôn giáo, tín ngưỡng, và phong tục; do vậy, rất khó có thể khái quát chính xác được văn hóa nói chung và

văn hóa kinh doanh nói riêng ở nước này. Phần giới thiệu dưới đây chỉ là những nét cơ bản và hướng dẫn

chung.

Một số nét cơ bản

Cách viết họ tên

Tên người Mỹ được viết theo thứ tự tên riêng trước, sau đó đến tên đệm và cuối cùng là họ. Họ lấy theo họ

bố; không dùng họ mẹ. Ví dụ, Bill William Clinton trong đó Bill là tên riêng, William là tên đệm, và Clinton là

họ. Tên đệm thường được viết tắt hoặc thậm chí không viết. Ví dụ, Bill William Clinton thường được viết là

Bill W. Clinton hoặc chỉ viết ngắn gọn là Bill Clinton. Họ tên cũng có thể viết theo tứ tự họ trước rồi đến tên

riêng, và cuối cùng là tên đệm. Trong trường hợp này sau họ có dấu phẩy. Ví dụ: Clinton, Bill William.

Phụ nữ Mỹ khi lấy chồng đổi họ theo họ chồng. Có một số người dùng cả họ mình và họ chồng. Ví dụ,

Hillary Rodham Clinton, trong đó Hillary là tên riêng; Rodham là họ của Hillary; và Clinton là họ của chồng.

Cách xưng hô

Trừ một số trường hợp đặc biệt, người Mỹ thường gọi nhau bằng tên riêng. Tuy nhiên, có một số nguyên

tắc phổ biến mà các nhà kinh doanh nước ngoài nên theo.

• Đối với lần tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thư từ đầu tiên, nên gọi nhau bằng Mr., Mrs., Miss, Ms. hoặc Dr. và

tiếp theo là họ. Ví dụ, Mr. Clinton.

• Có thể gọi tên riêng khi được mời hoặc sau khi đã có quan hệ thân mật.

• Không gọi tên riêng (trừ phi được mời) đối với những người hơn nhiều tuổi, hoặc có địa vị hoặc cấp bậc

cao hơn mình nhiều, hoặc đối với những người mà bạn muốn thể hiện sự tôn trọng.

• Đối với trẻ em thì luôn luôn có thể gọi tên riêng.

• Đối với quân nhân hoặc cảnh sát nên gọi bằng cấp bậc (nếu biết) hoặc gọi chung là "Officer" và tiếp theo

là họ. Ví dụ, General Clark hoặc Officer Lugar.

• Đối với người mới gặp lần đầu và không biết tên (ví dụ như nhân viên bán hàng, thư ký, lái xe, nhân viên

khách sạn...) có thể gọi "Sir", "Mr.", "M'am" hoặc "Miss".

Một số tính cách đặc trưng của người Mỹ

Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu á, nhìn chung, người Mỹ rất coi trọng tự do cá

nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ

nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh.

Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề, và muốn có kết quả

nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến

thuật đàm phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về

phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, "có đi có lại" là nguyên

tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh.

Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn

chung, khi người Mỹ nói "được" thì có nghĩa là được và "không được" có nghĩa là không được. Người Mỹ

không ngại ngùng khi trả lời "tôi không biết" nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc "tôi

không phụ trách việc này" nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy

nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà

bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm.

Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực

tính, và thậm chí hơi thô bạo nếu so sánh với văn hóa Châu á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn

nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ ở

Los Angeles - miền đất của những giấc mơ - nếu ai đó nói với bạn "Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn" thì

cũng có thể là họ sẽ làm như vậy thật, song cũng có thể họ ngụ ý là "Bạn không có cơ hội".

Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất

tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại

cửa ra vào thang máy, tầu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra hết rồi

mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như

nhường đường chẳng hạn.

Chào hỏi

Cũng như ở các nơi khác, ở Hoa Kỳ, bắt tay là một cách chào phổ biến. Bạn có thể bắt tay cả đàn ông và

phụ nữ ở những lần gặp nhau đầu tiên hoặc sau đó. Người Mỹ có thói quen bắt tay chặt dùng cả bàn tay

chứ không phải chỉ ngón tay (không có nghĩa là bóp chặt đến mức làm đau tay người khác) để thể hiện sự

thân thiện và nhiệt tình. Bắt tay lỏng lẻo có thể bị coi là không chắc chắn, thiếu tự tin, và thậm chí là hờ

hững trong quan hệ. Rất ít khi thấy người Mỹ dùng cả hai tay để bắt tay. Thỉnh thoảng bạn có thể thấy đàn

ông với đàn bà hoặc đàn bà với đàn bà chào nhau bằng cách ôm, và thậm chí cọ má vào nhau hoặc hôn

nhẹ lên má nhau. Hình thức chào này thường chỉ dành cho những người là bạn bè lâu, hoặc ít nhất cũng đã

quen nhau. Ngoài ra, người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau.

Không nên hỏi tuổi, hoặc thu nhập của người Mỹ. Tôn giáo, chính trị, và tình dục cũng là những lĩnh vực

nhạy cảm ở Mỹ. Tốt nhất là bạn nên tránh những chủ đề này trừ phi với những người bạn thân.

Khi nói chuyện, người Mỹ thường nhìn thẳng vào người đối diện và đứng không qúa gần. Không nhìn thẳng

vào người mình đang nói chuyện, nói năng nhỏ nhẹ, thái độ bẽn lẽn có thể bị coi là người không có quyền

hành hoặc yếu đuối. Bạn cũng có thể nhìn thấy người Mỹ gác chân nọ lên chân kia và ngả người về phía

sau khi ngồi nói chuyện với khách. Những nét văn hóa này thường mẫu thuẫn với truyền thống tôn trọng lễ

phép và khiêm tốn của người Châu á. Nói như vậy không có nghĩa là người Mỹ kiêu ngạo hoặc thô lỗ.

Người Mỹ thường coi trọng tính hiệu qủa hơn là sự lịch thiệp.

Cử chỉ, điệu bộ

Người Mỹ cũng sử dụng cử chỉ, điệu bộ ở những mức độ khác nhau trong giao tiếp để nhấn mạnh điều

mình muốn nói hoặc có thể chỉ theo thói quen tự nhiên. Lắc đầu từ bên nọ sang bên kia có nghĩa là không

đồng ý. Gật đầu có nghĩa là đồng ý. Rướn lông mày thể hiện sự ngạc nhiên. Nhún vai thể hiện sự hoài nghi

hoặc không chắc chắn. Trong nhà hàng khi muốn gọi người phục vụ bạn có thể giơ tay lên cao và chìa ngón

tay trỏ ra để thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác lại có

nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó. Giơ tay ra với lòng bàn tay hướng về phía trước có nghĩa là

dừng lại. Đối với người Mỹ giơ ngón tay giữa lên bị coi là tục tĩu và thách đố.

Thời gian là tiền bạc

ở Hoa Kỳ, "thời gian là tiền bạc". Thời gian cũng được coi là một loại hàng hóa như tất cả các loại hàng hóa

khác. Người Mỹ tiết kiệm thời gian cũng như tiết kiệm tiền bạc. Những người cung cấp dịch vụ như luật sư,

kế toán, tư vấn, các nhà tâm lý học, thợ sửa chữa cơ khí... thường tính phí hoặc tiền công dựa trên số giờ

làm việc cho khách hàng, đôi khi kể cả thời gian tiếp và/hoặc nói chuyện qua điện thoại với khách hàng. Do

vậy, các nhà kinh doanh, khi cần sử dụng luật sư, cần phải chuẩn bị rất kỹ các câu hỏi và nội dung cần tư

vấn, và đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm tối đa thời gian sử dụng luật sư, tức là tiết kiệm chi phí cho chính

mình.

Tương tự như vây, các nhà kinh doanh Mỹ không có nhiều thời gian để nói chuyện rông dài hoặc đọc những

bức thư dài hoặc chờ đợi sự trả lời chậm trễ. Các bức thư chào hàng hoặc giao dịch trước hết phải thu hút

được sự chú ý của người đọc, và phải ngắn gọn và rõ ràng (Xin xem thêm mục hướng dẫn viết thư chào

hàng), trả lời thẳng vào các vấn đề hoặc cung cấp đúng những thông tin mà đối tác yêu cầu. Sự chậm trễ trả

lời các thư hỏi hàng của đối tác Mỹ chắc chắn sẽ làm mất cơ hội kinh doanh.

Giao tiếp kinh doanh

Gặp gỡ làm việc

Người Mỹ muốn biết trước nội dung cuộc gặp, vai trò và quyền hạn, và thậm chí cả thân thế sự nghiệp của

khách. Rất nhiều trường hợp, nhất là đối với các cuộc gặp với các quan chức chính phủ hoặc lãnh đạo

doanh nghiệp cấp cao, bên chủ thường yêu cầu gửi trước tiểu sử tóm tắt của trưởng đoàn. Họ thường định

trước thời lượng cho các cuộc gặp gỡ (các cuộc tiếp xã giao thường kéo dài 30 - 45 phút và hiếm khi quá 1

tiếng) và không ngại ngùng chủ động kết thúc khi hết giờ, nhất là khi họ có việc bận tiếp sau đó, hoặc thấy

cuộc gặp không mang lại lợi ích gì. Không thiếu những cuộc gặp kết thúc trong khi phía khách chưa kịp đề

cập hết các vấn đề muốn nói.

Người Mỹ thường rất đúng giờ. Sự chậm trễ được hiểu là thiếu quan tâm, coi thường đối tác hoặc kém cỏi

trong sắp xếp thời gian. ở các thành phố lớn thường xảy ra tắc nghẽn giao thông thì có thể cho phép sớm

muộn đôi chút song không nhiều. Nếu không may bị muộn 10 -15 phút thì nên gọi điện thoại báo trước và

xin lỗi, và, nếu có thể, cho biết lý do. Nhiều thành phố ở Hoa Kỳ rất rộng; đi từ địa điểm này đến địa điểm

khác có khi mất hàng giờ. Do vậy, khi sắp xếp các cuộc gặp cần phải tính trước thời gian đi lại và trừ hao

thời gian tắc nghẽn giao thông. Ngược lại, đến sớm có thể làm bên chủ bối rối do chưa sẵn sàng tiếp đón

hoặc được hiểu là quá sốt ruột hoặc không có việc gì tốt hơn để làm. Nói chung, nên đến vào đúng thời gian

ghi trên giấy mời hoặc đã hẹn.

Cũng vì muốn tiết kiệm thời gian, nên các cuộc gặp làm việc với người Mỹ thường là ngắn, tập trung và đi

thẳng vào vấn đề. Đối với một số nền văn hóa vừa gặp nhau đã bàn ngay đến chuyện làm ăn thì có thể bị

coi là mất lịch sự, trong khi đó người Mỹ lại thích nói chuyện làm ăn trước, sau đó mới nói đến chuyện cá

nhân và các chuyện khác. Vì vậy, thường thì khách, nhất là những người chào hàng phải chuẩn bị rất kỹ và

đi thẳng vào nội dung sau những câu chào hỏi xã giao ngắn gọn. Yêu cầu này càng quan trọng nếu cuộc

làm việc được tiến hành thông qua phiên dịch vì thực chất thời gian làm việc chỉ còn tối đa một nửa. Trong

các cuộc họp hoặc gặp gỡ làm việc, người Mỹ có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến của mình.

Thói quen này có thể bị coi là bất lịch sự trong một số nền văn hóa Châu á. Do vậy, các nhà kinh doanh

nước ngoài không nên ngạc nhiên khi bị người Mỹ cắt lời để hỏi hoặc nêu ý kiến của họ.

Khi thấy không còn nội dung cần thảo luận và bên chủ không muốn nói sang vấn đề khác thì khách cũng

nên chủ động kết thúc cuộc gặp. Nếu cuộc gặp đã đủ dài và bạn thấy có người vào phòng thì thầm với

người tiếp chính bên chủ hoặc đưa cho người đó một mảnh giấy thì bạn cũng nên hiểu đó là tín hiệu bên

chủ muốn kết thúc cuộc gặp. Trước khi kết thúc cuộc gặp nên chủ động tóm tắt những việc đã bàn hoặc

thỏa thuận và nói rõ những việc mà hai bên dự định sẽ triển khai. Sau mỗi cuộc gặp gỡ quan trọng, phía

khách nên gửi thư cám ơn và tranh thủ nhắc lại những vấn đề mà hai bên đã bàn hoặc thoả thuận.

Kiểm tra an ninh tại nơi làm việc

Sau sự kiện khủng bố 11/9, việc kiểm tra an ninh được thực hiện rất nghiêm ngặt không những tại các sân

bay mà còn tại các nơi làm việc quan trọng và đông người. Khách đến làm việc nhất là tại các cơ quan của

chính phủ và các tòa nhà lớn ở những thành phố lớn, nên mang theo giấy tờ tùy thân có dán ảnh để xuất

trình tại thường trực, và không nên mang theo hành lý cồng kềnh. ở một số công sở, do người ra vào đông,

cho nên việc đăng ký để lấy thẻ ra vào và kiểm tra an ninh đôi khi khá mất thời gian. Để không bị muộn hoặc

bị rút ngắn thời gian cuộc gặp, khách đến làm việc (nhất là các đoàn đông người) ở những công sở này

thường phải đến sớm để "trừ hao" thời gian đăng ký lấy thẻ ra vào và kiểm tra an ninh.

Trang phục

Ngoài xã hội, nhìn chung, người Mỹ mặc rất thoải mái, không cầu kỳ và không quan tâm nhiều đến cách ăn

mặc của người khác. Trên đường phố, đôi khi rất khó có thể phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội hoặc nghề

nghiệp dựa vào quần áo bề ngoài. Nữ nhân viên bán hàng tại một siêu thị có thể mặc đẹp và đắt tiền hơn

một nữ luật sư giỏi có mức lương cao hơn gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, trong công sở, tại các hội nghị, hội thảo, tiệc và các cuộc tiếp khách các doanh nhân Mỹ cũng

mặc chỉnh tề và đẹp như ở các nước khác. Khách đến thăm và làm việc thường mặc com lê thẫm mầu và

cravát. Mùa hè, mùa xuân, hoặc những dịp không trang trọng lắm có thể mặc com lê sáng mầu. Doanh nhân

nữ cũng thường mặc com lê với màu sắc đa dạng hơn so với nam giới. Mặc gọn gàng và chỉnh tề quan

trọng hơn là kiểu cách. Một số thương nhân dùng chất lượng giầy và đồng hồ đeo tay để thể hiện mình. Thứ

Sáu hàng tuần thường là ngày người Mỹ ăn mặc ít nghi lễ nhất tại các công sở. Mặc dù nhìn chung người

Mỹ không cầu kỳ trong ăn mặc nhưng nếu một doanh nhân đến giao dịch mặc một bộ com lê quá cũ và

hoặc nhàu nhĩ chắc chắn sẽ tạo ấn tượng ban đầu không hay đối với đối tác.

Nghi lễ xã giao

Người Mỹ quan tâm nhiều đến nội dung và hiệu quả công việc hơn là nghi lễ xã giao. Họ quan tâm nhiều

đến năng lực chuyên môn và khả năng quyết định vấn đề hơn là chức vụ hay tuổi tác của đối tác. Họ có thể

cử một chuyên viên kỹ thuật trẻ đến gặp một lãnh đạo cấp cao của bên đối tác không phải vì coi thường đối

tác mà bởi vì chuyên viên kỹ thuật trẻ đó là người nắm vững nhất về vấn đề cần trao đổi. Mặt khác, người

Mỹ có thể bực mình nếu bên đối tác được đại diện bởi một cấp thấp hơn, nhưng không phải vì lý do họ bị

coi thường mà vì lý do đại diện bên đối tác không đủ thẩm quyền quyết định vấn đề mà hai bên đang quan

tâm.

Do chi phí lao động đắt, các công ty và công sở ở Hoa Kỳ hầu như không có người tiếp tân riêng như

thường thấy ở các công sở và doanh nghiệp Việt Nam. Khách (kể cả quan chức cao cấp) đến làm việc có

thể được mời uống hoặc không. Nếu có, cà phê, trà, nước lọc và nước giải khát thường được để sẵn ở một

bàn nhỏ trong phòng tiếp khách để khách tự phục vụ. Để tiết kiệm thời gian, ở Hoa Kỳ còn tổ chức kiểu vừa

ăn sáng hoặc trưa vừa thảo luận công việc tại nhà hàng hoặc ngay tại công sở của họ.

Đối xử bình đẳng với phụ nữ

Khoảng trên 60% phụ nữ Mỹ đi làm. Số phụ nữ Mỹ đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong kinh doanh

mặc dù vẫn còn ít, song đang tăng lên. ở Hoa Kỳ vẫn chưa hết sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Tuy

nhiên, ở Hoa Kỳ, phụ nữ có cương vị cao trong các cơ quan hoặc công ty nhiều hơn, và họ có quyền lực

hơn so với ở các nơi khác trên thế giới. Phụ nữ Mỹ không muốn mình bị coi là đặc biệt hoặc không quan

trọng. Nếu gặp những đối tác kinh doanh là nữ, bạn hãy đối xử với họ như đối xử với các đối tác nam giới

và không nên phật ý vì cho rằng bên chủ đã đưa phụ nữ ra tiếp bạn. Nếu họ là chủ mời bạn đi ăn, hãy cứ để

họ trả tiền như những người đàn ông khác. Trong kinh doanh, phụ nữ Mỹ cũng quyết đoán không kém gì

nam giới.

Đối xử bình đẳng với những người khác chủng tộc

Hoa Kỳ là một nước đa chủng tộc. Người nước ngoài di cư đến Hoa Kỳ sinh sống và kinh doanh ngày càng

nhiều. Trong thực tế cuộc sống ở Hoa Kỳ vẫn chưa hết sự phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, luật pháp Hoa Kỳ

cấm mọi hành động phân biệt chủng tộc. Người nước ngoài đến Hoa Kỳ kinh doanh cần hết sức tránh các

hành động, hoặc ngôn ngữ thể hiện sự phân biệt chủng tộc. Ví dụ thay cho từ "black American" (người Mỹ

đen) người ta dùng một từ khác lịch sự và ít phân biệt chủng tộc hơn là "African American" (người Mỹ gốc

Phi).

Mời cơm làm việc

Khách nước ngoài đến làm việc có thể được bên chủ mời ăn sáng, trưa, hoặc tối, và vừa ăn vừa làm việc.

Tuy nhiên, bên chủ cũng có thể mời khách ăn sau khi kết thúc công việc thành công. Nguời Mỹ có thể thảo

luận công việc trước khi ăn. Họ hầu như không uống đồ uống có cồn khi ăn sáng hoặc ăn trưa vì vẫn còn

trong giờ làm việc. ở Hoa Kỳ, hầu như không có cảnh ép hoặc thi nhau uống rượu trong bữa ăn. Khi được

mời, bạn có thể từ chối và nói thẳng lý do, nếu bạn không muốn uống. Không uống rượu là chuyện bình

thường ở Hoa Kỳ.

Nếu bên chủ không sắp xếp chỗ ngồi trước thì khách có thể chờ họ mời ngồi, hoặc có thể tự chọn chỗ ngồi

nếu bên chủ để khách tự chọn. ở những bữa tiệc ngồi lớn đông người, thường có bố trí trước chỗ ngồi cho

một số người hoặc cho tất cả. Mục đích chủ yếu của việc bố trí trước này là để đảm bảo nghi lễ ngoại giao

và/hoặc tiện cho trao đổi công việc. Nếu trên giấy mời có ghi "RSVP" thì bạn cần phải xác nhận có dự hay

không càng sớm càng tốt.

Danh thiếp

Danh thiếp không quan trọng đối với người Mỹ. Người Mỹ trao danh thiếp cho nhau không trịnh trọng như

người Châu á. Người Mỹ thường chỉ nhìn lướt qua hoặc thậm chí không nhìn danh thiếp trước khi cất đi

hoặc bỏ vào túi. Thói quen này không có nghĩa là Người Mỹ không tôn trọng đối tác, bởi vì họ quan niệm tập

trung vào người đang đối thoại với mình quan trọng và thể hiện tôn trọng hơn là nhìn vào danh thiếp. Tuy

nhiên, danh thiếp của đối tác vẫn được các nhà kinh doanh Mỹ lưu giữ để có địa chỉ liên hệ khi cần thiết,

đặc biệt là đối với những người mà sau cuộc nói chuyện họ thấy cần phải giữ quan hệ.

Vị trí ngồi khi tiếp khách

Sắp xếp chỗ ngồi giữa khách và chủ như thế nào chủ yếu phụ thuộc vào tiện nghi trong phòng. Khách đến

đàm phán hoặc thảo luận công việc thường được mời ngồi theo hình thức đàm phán - khách ngồi đối diện

với chủ, trong đó trưởng đoàn hoặc người có chức vụ cao nhất của các bên ngồi ở vị trí chính giữa bên

mình. Bàn tiếp khách có thể là hình chữ nhật, bầu dục, hoặc tròn.

Trong các cuộc tiếp khách xã giao, nếu trong phòng là bộ bàn ghế thường dùng để tiếp khách đàm phán, thì

người tiếp chính bên chủ thường ngồi ở đầu bàn (vị trí số 1 trong sơ đồ dưới đây). Những người khác của

bên chủ ngồi một bên. Đoàn khách ngồi một bên, trong đó trưởng đoàn hoặc người có chức vụ cao nhất

trong đoàn khách ngồi gần nhất với người tiếp chính bên chủ (vị trí số 2 trong sơ đồ dưới đây).

Sơ đồ vị trí ngồi trong các cuộc tiếp xã giao

Nếu trong phòng là bộ xa lông, thì người tiếp chính bên chủ và trưởng đoàn bên khách có thể ngồi cạnh

nhau cùng hướng về một phía (như thường thấy trong các cuộc tiếp xã giao khách quốc tế của Lãnh đạo

Đảng và Nhà nước ta), hoặc bên khách và bên chủ ngồi đối diện nhau.

Cấm hút thuốc

Hút thuốc bị cấm ngày càng ở nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Bạn luôn luôn phải hỏi xem có được phép hút thuốc hay

không trước khi châm lửa hút thuốc. Pháp luật cấm hút thuốc trên máy bay, trong nhiều nhà hàng, và ở các

nơi công cộng. Hút thuốc thường bị cấm trong các tòa nhà làm việc; do vậy, những người hút thuốc, bất kể

là ai, đều phải ra khỏi nhà và xuống đường để hút thuốc, kể cả trong những ngày mùa đông giá lạnh. Khách

đến làm việc cần hết sức tránh hút thuốc trong phòng làm việc không hút thuốc của bên chủ. Đối với những

cuộc làm việc dài, thường có bố trí thời gian giải lao để cho những người hút thuốc ra ngoài hút thuốc, nếu

không, bạn có thể chủ động xin phép tạm nghỉ để ra ngoài hút thuốc.

Tặng quà

Tặng quà ở Hoa Kỳ không quan trọng như ở các nơi khác trên thế giới, và thậm chí còn có thể gây phiền

toái. Thà là không tặng quà còn hơn là tặng sai hoặc tặng không đúng người. Luật pháp Hoa Kỳ thực tế cấm

các quan chức chính phủ nhận quà trong quá trình thi hành công việc. Những món quà có giá trị từ 50 USD

trở nên đều phải nộp lại cho cơ quan. Các doanh nghiệp cũng thường theo dõi chặt chẽ việc tặng quà. Tặng

quà không phải là một tập quán bình thường ở Hoa Kỳ, nên tặng quà cũng có thể gây bối rối cho người

nhận do họ không chuẩn bị quà để tặng lại hoặc làm bối rối những người khác do họ không mang theo quà

để tặng. Đối với các cuộc tiếp các quan chức cấp cao nước ngoài, bên chủ thường hỏi trước xem bên

khách có mang quà tặng hay không để họ chuẩn bị quà tặng đáp lễ.

Tuy nhiên, người Mỹ có thể vui vẻ nhận lời mời đi uống với bạn tại một quán ba hoặc đi ăn tại một nhà

hàng. Bạn cũng có thể tặng vé hoặc mời họ đi xem biểu diễn văn nghệ hoặc một sự kiện thể thao, hoặc đi

chơi gôn. Những món quà mang tính kỷ niệm và liên quan đến công việc (ví dụ như bút, lịch, giấy ghi lời

nhắn, và những thứ tương tự) cũng có thể được chấp nhận một cách vui vẻ. Những món quà khiêm tốn

(nhưng không phải qúa rẻ tiền) đặc trưng cho nước bạn hoặc công ty bạn (ví dụ như hàng thủ công mỹ

nghệ, sách giới thiệu về đất nước con người, hoặc vật kỷ niệm của công ty, và những thứ tương tự) cũng có

thể dùng làm quà tặng sau khi kết thúc công việc.

Luật chống tham nhũng ở nước ngoài của Hoa Kỳ

Các cuộc điều tra do Uỷ ban chứng khoán và ngoại hối Hoa Kỳ (SEC) tiến hành vào giữa những năm 70

cho thấy trên 400 công ty Hoa Kỳ đã thừa nhận đã trả các khoản tiền bất hợp pháp lên tới trên 300 triệu

USD cho các quan chức, các chính trị gia, và các đảng phái chính trị nước ngoài. Nhằm chấm dứt tình trạng

hối lộ các quan chức nước ngoài và khôi phục lòng tin của công chúng đối với hệ thống kinh doanh Hoa Kỳ,

năm 1977, Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành Luật Chống tham nhũng ở nước ngoài (US Foreign Corrupt

Practices Act - FCPA) ).

Luật này cấm tất cả mọi cá nhân và công ty Hoa Kỳ, kể cả các công ty nước ngoài có phát hành chứng

khoán đã được đăng ký ở Hoa Kỳ hối lộ các quan chức và nhân viên của các đảng phái chính trị, hoặc chính

phủ ở nước ngoài (cán bộ và nhân viên công ty nhà nước cũng coi là quan chức và nhân viên chính phủ).

Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật này cũng có thể bị coi là vi phạm luật này nếu họ ra lệnh, uỷ

quyền, hoặc giúp đỡ người khác (ví dụ như công ty con hoặc đại lý của họ ở nước ngoài) vi phạm các điều

khoản chống hối lộ của Luật này. Công ty Hoa Kỳ sẽ bị coi là vi phạm luật này khi họ chào hoặc hứa sẽ trả

tiền, hoặc trả tiền (ví dụ như hoa hồng) cho một người nào đó (ví dụ như đại lý bán hàng) mà họ biết rằng

hoặc có lý do để biết rằng toàn bộ hoặc một phần số tiền đó sẽ được dùng để hối lộ các quan chức hoặc

nhân viên của các đảng phái chính trị, hoặc chính phủ ở nước ngoài. Ví dụ, một công ty Hoa Kỳ chấp nhận

trả tỷ lệ hoa hồng cao bất hợp lý cho một đại lý bán hàng ở nước ngoài trong một thương vụ bán thiết bị

quân sự cho chính phủ nước ngoài mà không yêu cầu đại lý này giải thích lý do thì cũng có thể cũng bị coi

là vi phạm luật này.

Trả tiền, hoặc biếu hiện vật/dịch vụ có giá trị nhằm tác động đến một hành động hoặc quyết định tuỳ ý của

quan chức để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình (ví dụ như để xin giấy phép đầu tư, bán hàng,

hoặc giành hợp đồng thầu xây dựng ...) bị coi là hành vi hối lộ.

Tuy nhiên, trả tiền, hoặc biếu hiện vật/dịch vụ chỉ nhằm thúc đẩy các công việc thường lệ của chính phủ

không bị coi là hành vi hối lộ. Ví dụ, trả tiền cho nhân viên hải quan làm ngoài giờ nhằm hoàn thành sớm các

thủ tục hải quan để có thể kịp xếp hàng xuất khẩu hợp pháp xuống tầu không bị coi là vi phạm Luật FCPA

này. Trả tiền phù hợp với các văn bản pháp luật và qui định của nước ngoài cũng không bị coi là hối lộ.

Vi phạm luật chống tham nhũng ở nước ngoài có thể bị xử lý hình sự hoặc dân sự. Công ty có thể bị phạt tới

2 triệu USD. Cá nhân lãnh đạo, nhân viên, đại lý, và cổ đông công ty trực tiếp vi phạm có thể bị phạt tới

100.000 USD, hoặc bị tù tới 5 năm, hoặc phải chịu cả hai hình phạt này. Cá nhân hoặc công ty vi phạm luật

này còn có thể bị cấm làm ăn với chính phủ Hoa Kỳ.

Luật FCPC đã được sửa đổi bổ xung năm 1998. Theo sửa đổi này, công ty hoặc cá nhân người nước ngoài

cũng bị coi là vi phạm luật này nếu họ tiến hành, trực tiếp hoặc thông qua đại lý, việc trả tiền hối lộ trong

phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ.

Thông tin thường xuyên

Giữ liên hệ và thông tin thường xuyên với bạn hàng Hoa Kỳ là rất quan trọng. Các nhà kinh doanh Hoa Kỳ

nổi tiếng là không kiên nhẫn và rất ghét sự im lặng. Họ muốn được thông tin thường xuyên về những diễn

biến trong kinh doanh bất kể là tốt hoặc xấu. Do vậy, ngay cả trong các trường hợp không đáp ứng được

các yêu cầu mua hàng của phía Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên trả lời không đáp ứng được

nhu cầu để giữ quan hệ và liên hệ lại khi có thể. Nếu cần thời gian để nghiên cứu hoặc thu thập thông tin

trước khi trả lời thì cũng nên thông báo cho đối tác biết đã nhận được yêu cầu và sẽ trả lời sau và, nếu có

thể, hẹn thời gian trả lời cụ thể. Không nhất thiết phải chờ có đầy đủ thông tin rồi mới trả lời một thể; Những

nội dung nào có thể trả lời trước thì trả lời; Những nội dung chưa trả lời được thì hẹn trả lời sau.

Ăn ở và đi lại

Khách sạn và nhà nghỉ

ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở trung tâm các thành phố lớn, giá thuê phòng khách sạn rất đắt. Giá phòng tại những

khách sạn xa trung tâm thường rẻ hơn, song ở những khách sạn này chưa chắc đã kinh tế hơn. Các thành

phố ở Hoa Kỳ thường là rất rộng và giao thông công cộng không thuận tiện, (do sử dụng phương tiện ô tô

riêng là chủ yếu) cho nên đi lại từ ngoại ô vào trung tâm thành phố thường phải sử dụng xe thuê hoặc taxi.

Giá thuê xe với người lái hoặc taxi ở Hoa Kỳ rất đắt. Hơn nữa, các khách sạn xa trung tâm thường xa các

dịch vụ công cộng, do vậy khách ở thường phải sử dụng dịch vụ của khách sạn. Dịch vụ của khách sạn

thường đắt hơn dịch vụ ở ngoài.

Ngoài những khách sạn đắt tiền với giá phòng có khi tới 3.000 - 4.000 USD/đêm, ở Hoa Kỳ còn có nhiều

motel (tạm dịch sang tiếng Việt là nhà nghỉ dọc đường) với giá rất rẻ, có khi chỉ khoảng 25 - 30 USD/đêm.

Những motel này có các phòng ở khép kín, sạch sẽ, và có những tiện nghi tối thiểu như TV và điện thoại.

Motel thường thấy ở những điểm nút giao thông, dọc đường cao tốc chính, hoặc ở ven đô. Một số khách

sạn (thường gọi là suite hotel) còn có cả bếp và một số dụng cụ nấu ăn cơ bản.

Các khách sạn thường tính cước điện thoại đắt hơn nhiều lần so với giá cước công cộng. Ngoài ra, nhiều

khách sạn còn tính cả tiền nối mạng (trung bình khoảng 20 - 30 USD). Khách có thể tiết kiệm bằng cách sử

dụng điện thoại di động của cá nhân (điện thoại di động mang từ Việt Nam sang không dùng được vì khác

dải tần) hoặc mua thẻ điện thoại trả tiền trước để gọi qua máy trong phòng khách sạn hoặc máy điện thoại

công cộng. Nhiều khách sạn có điện thoại công cộng ngay trong sảnh (lobby) hoặc trước cửa. Mặc dù có

một số khách sạn thu phí sử dụng máy điện thoại trong phòng để gọi bằng thẻ điện thoại trả tiền trước, song

nếu cộng cả phí này thì gọi bằng thẻ trả tiền trước vẫn rẻ hơn so với sử dụng cả máy và đường dây điện

thoại của khách sạn.

Giá khách sạn cũng thay đổi theo mùa và theo ngày. Giá phòng in trên các tờ rơi hoặc quảng cáo trên các

trang web thường là giá thấp nhất, và chưa kể thuế và dịch vụ. Giá phòng đôi thông thường cao hơn giá

phòng đơn. Giá thuê phòng tại những khách sạn gần khu tổ chức hội chợ triển lãm trong thời gian diễn ra

hội chợ triển lãm có thể cao gấp đôi so với những lúc khác. Do nhu cầu phòng ở trong dịp diễn ra hội chợ

cao, nên nhiều khách sạn yêu cầu phải trả 100% tiền phòng ngay khi đặt phòng. Trong trường hợp không

sử dụng hết số tiền đã trả do giảm số phòng hoặc số đêm ở, khách sạn sẽ giữ số tiền thừa đó để khách

quay trở lại ở lần sau chứ không trả lại tiền.

Những khách sạn phục vụ chủ yếu đối tượng khách du lịch (ví dụ như các khách sạn ở gần các khu nghỉ

hoặc vui chơi giải trí) thì giá phòng thường cao hơn vào dịp cuối tuần vì khách thường đến đông vào những

ngày này. Những khách sạn phục vụ chủ yếu đối tượng khách đến ở vì công việc (ví dụ như các khách sạn

hạng sang ở khu trung tâm thương mại) thì giá phòng trong những ngày làm việc thường cao hơn giá vào

cuối tuần.

Đặt phòng trên mạng Internet (thông qua trang web của các hãng du lịch hoặc của khách sạn) thông thường

rẻ hơn so với gọi điện thoại đặt trực tiếp với khách sạn (vì khách sạn thường có hợp đồng giá ưu đãi cho

các hãng du lịch, hoặc không tốn nhân lực để trả lời điện thoại). Hơn nữa, đặt phòng càng sớm thì giá

thường càng rẻ hơn. Tuy nhiên, khi đặt phòng qua trang web trên mạng Internet cần phải chú ý các điều

kiện qui định trong đó, nhất là các điều kiện về đặt cọc, trả tiền, và huỷ phòng. Nhiều trường hợp, nhất là

trường hợp đã trả một phần hoặc toàn bộ tiền trước khi hủy phòng không lấy lại được tiền. Hầu hết các

hãng du lịch đều có thể chào trọn gói phòng khách sạn, vé may bay, và cho thuê xe. Giá trọn gói thường rẻ

hơn so với tổng giá đặt lẻ cộng lại.

Trong các khách sạn thường có một số phòng dành cho những người hút thuốc. Khi nhận phòng tại khách

sạn, người hút thuốc cần phải đăng ký ở những phòng này và tuyệt đối không được hút thuốc trong phòng

"không hút thuốc". Trong một số nhà hàng có thể có khu vực dành riêng cho người hút thuốc. Nếu bạn

muốn hút thuốc trong khi ăn thì bạn cần phải chọn chỗ ngồi ở khu vực này.

ở một số khách sạn ở Hoa Kỳ, nhất là ở những thành phố đông người như New York hoặc San Francisco

chẳng hạn, có thể xẩy ra mất hành lý khi để ở sảnh; do vậy, khách phải cẩn thận với hành lý của mình và

không nên để hành lý tại sảnh khách sạn mà không có người trông. Nếu bạn đã trả phòng mà không muốn

mang hành lý đi theo bạn có thể gửi lại khách sạn không mất tiền trong một vài ngày, và phải nhớ lấy và giữ

phiếu gửi hành lý để xuất trình khi nhận lại hành lý.

Đi lại bằng máy bay

ở Hoa Kỳ, có tới vài chục hãng hàng không (không kể các hãng nước ngoài) kinh doanh các tuyến bay nội

địa. Mỗi hãng mạnh ở một số tuyến khác nhau, nhằm vào những đối tượng khách khác nhau, và với các

điều kiện dịch vụ khác nhau nên giá vé cũng rất khác nhau, có khi chênh nhau đến 2 - 3 lần trên cùng tuyến

bay. Bay thẳng thường đắt hơn nhiều (nhưng tiết kiệm được nhiều thời gian) so với phải chuyển máy bay

dọc đường. ở một thành phố hoặc xung quanh đó có thể có hai ba sân bay khác nhau; do vậy, bạn phải báo

cho người ra đón mình biết rõ sây bay bạn sẽ đến hoặc khi mua vé máy bay bạn phải chọn sân bay gần với

địa điểm đến.

Cũng giống như khách sạn, giá vé máy bay thay đổi theo mùa, theo ngày và theo giờ bay. Bay vào những

giờ không thuận tiện, nhất là vào đêm khuya hoặc sáng sớm giá vé thường rẻ hơn. ở Hoa Kỳ, có thể mua

vé máy bay trên mạng Internet một cách dễ dàng. Nói chung, bạn nên truy cập trang web của nhiều hãng

hàng không khác nhau hoặc nhiều hãng du lịch khác nhau để so sánh và lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Khi mua vé trên mạng cần đặc biệt chú ý đến các điều kiện giao dịch vì có loại vé đã mua rồi không trả lại

được hoặc có một số điều kiện ràng buộc khác. Vé máy bay mua qua mạng Internet có khi chỉ những thông

tin in ra từ máy tính trong đó có ghi tên hành khách, chuyến bay, và giá vé.

Do hậu qủa của Vụ khủng bố 11/9/2001, việc kiểm tra an ninh tại các sân bay ở Hoa Kỳ hiện nay rất chặt

chẽ và phiền toái. Hành lý gửi cùng chuyến bay không được khóa để thuận tiện cho kiểm tra an ninh. Nếu

khóa, nhân viên an ninh được quyền phá khóa để kiểm tra. Ngoài hành lý xách tay, hành khách còn phải cởi

cả áo khoác (kể cả com lê), giầy, thắt lưng, mũ để đưa qua máy chiếu. Máy tính xách tay có thể phải bật lên

để chứng tỏ máy hoạt động bình thường. Sau khi đi qua cổng từ, hành khách còn có thể bị kiểm tra xác suất

bằng dụng cụ dò kim loại trên người.

Những hành khách mang quốc tịch hoặc đến từ những nước mà Hoa Kỳ cho là thù địch với họ thường là

những đối tượng bị kiểm tra chặt chẽ hơn. Để tránh những phiền toái có thể xẩy ra, nếu bạn có nhận mang

hộ ai đó thứ gì ra hoặc vào Hoa Kỳ, bạn cũng nên kiểm tra cẩn thận để tránh nhận mang những thứ bị cấm

mà mình không biết. Các đồ dùng bằng kim loại nhọn sắc (dao, kéo, bấm mong tay...) không được phép

mang theo trong hành lý xách tay.

Nhằm hạn chế một phần nguy cơ không tặc cướp máy bay để đâm vào các mục tiêu ở Thủ đô Washington

D.C., Cơ quan an toàn hàng không Hoa Kỳ gần đây qui định hành khách trên các chuyến bay cất đi từ hoặc

đến sân bay Ronald Reagan (sân bay nằm trong địa phận Thủ đô Washington D.C.) phải ngồi yên tại chỗ

trong vòng 30 phút đầu sau khi máy bay cất cánh và 30 phút cuối trước khi máy bay hạ cánh. Do vậy, bạn

cần phải chuẩn bị sẵn sàng để không phải đi vệ sinh trong thời gian này.

Trên một số tuyến bay nội địa, có một số hãng hàng không không xếp chỗ ngồi (ghi trên thẻ lên máy bay)

cho khách trên máy bay mà để khách tự chọn chỗ ngồi theo ý thích. Trong trường hợp này, trên thẻ lên máy

bay của khách chỉ ghi các ký hiệu A hoặc B hoặc C. Tại cửa lên máy bay hành khách xếp hàng theo hàng

ghi trên thẻ. Thông thường khách xếp ở hàng A được mời lên máy bay trước, tiếp đến là hàng B, và sau đó

là hàng C.

Để tiết kiệm tối đa chi phí và có thể hạ giá vé tới mức thấp nhất, hầu hết các hãng hàng không không phục

vụ bữa ăn trên các tuyến bay nội địa, ngoài nước uống.

Khi nhập cảnh vào Mỹ bạn nhớ không nên mang theo thực phẩm tươi sống (kể cả rau quả). Những thứ này

bị cấm mang theo người vào Mỹ do sợ mang theo dịch bệnh truyền nhiễm.

Đi lại bằng ô tô

Các thành phố ở Hoa Kỳ thường rất rộng. Phương tiện giao thông chính ở Hoa Kỳ là ô tô cá nhân. Mặc dù

một số thành phố (New York, Chicago, Washington DC ...) có hệ thống tầu điện ngầm và/hoặc xe buýt khá

thuận tiện, song nhìn chung hệ thống giao thông công cộng ở Hoa Kỳ rất kém. Khách nước ngoài đến Hoa

Kỳ làm việc, nhất là mới đến lần đầu, thường phải sử dụng tắc xi hoặc xe thuê với người lái. Những người

thông thạo đường sá và có bằng lái xe hợp lệ có thể thuê ô tô tự lái để đi lại.

Giá thuê ô tô để tự lái, và giá xăng ở Hoa Kỳ rất rẻ. Giá thuê xe 4 chỗ để tự lái một ngày (24 tiếng) chỉ

khoảng 40-50 USD. Giá xăng hiện tại ở Hoa Kỳ cũng chỉ tương đương 7.000 - 8.000 đồng Việt Nam/lít.

Thuê xe để tự lái ở Hoa Kỳ rất dễ dàng, song bạn cần phải có thẻ tín dụng thông dụng. Do giá nhân công

lao động ở Hoa Kỳ rất đắt nên giá thuê xe cùng với người lái khá đắt. Ví dụ, giá thuê xe 40-50 chỗ cùng với

người lái tại New York rẻ nhất cũng phải 80-100 USD/giờ, tối thiểu phải thuê 4 giờ một ngày, chưa kể tiền

típ cho lái xe. ở một số thành phố khác giá thuê có thể còn đắt hơn.

ở những thành phố như Washington DC, San Francisco, New York và Chicago..., taxi có thể là phương tiện

phù hợp nhất để đi lại trong thành phố đối với khách lạ. Đối với các thành phố lớn như Miami, Houston, và

Los Angeles, do khoảng cách từ nơi nọ đến nơi kia rất xa, cho nên taxi có thể đắt đến mức không chịu nổi.

Hơn nữa, vẫy xe taxi trên đường ở những thành phố này cũng rất khó và thường là phải gọi điện thoại đến

hãng taxi để đặt xe.

Cho tiền phục vụ

ở Hoa Kỳ có tập quán cho tiền phục vụ (tiếng Anh là "tip"). Tập quán này được pháp luật thừa nhận và thu

nhập tiền tip cũng phải chịu thuế. Nếu bạn nhờ người khuôn vác trong khách sạn mang hành lý cho bạn từ

sảnh lên phòng hoặc ngược lại thì bạn nên cho họ khoảng 1 USD mỗi kiện. Tại các nhà hàng bạn nên cho

phục vụ khoảng từ 15 - 20 % trị giá hoá đơn. Tiền tip cho lái xe tắc xi, thợ cắt tóc, hoặc người phục vụ ở

quán ba cũng vào khoảng 15% trị giá dịch vụ. Đối với lái xe thuê đưa đón đoàn đi làm việc hàng ngày, bạn

cũng nên cho họ mỗi ngày khoảng 10 -15 USD.

Có người quan niệm đây là khoản cho tuỳ ý - tức là, nếu phục tốt hoặc tôi thích thì tôi cho còn không cũng

chẳng sao. Nhưng thực tế không phải như vây. Tuy đây không phải là khoản cho bắt buộc nhưng cũng gần

như bắt buộc. Khách hàng sẽ bị ấn tượng rất xấu, và bị đối xử không thân thiện hoặc thậm chí hằn học nếu

không cho tiền tip. Có nhà hàng tự động tính tiền tip gộp vào trong hóa đơn tiền ăn. Bạn nên để ý nếu trong

hóa đơn đã có khoản tiền ghi là "service charge" hoặc "gratuity" thì bạn không phải cho thêm tiền tip nữa.

Nếu bạn trả tiền bằng thẻ tín dụng thì bạn có thể cộng cả tiền tip vào tiền hóa đơn trước khi ký chấp nhận

trả tiền.

Giờ làm việc và ngày nghỉ

Giờ làm việc hàng ngày phổ biến nhất là từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, trong đó có khoảng nửa đến một

tiếng ăn trưa. Các ngân hàng thường mở cửa từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều

ngoại lệ. Nhiều nơi có thể bắt đầu và kết thúc ngày làm việc sớm hơn. Các công ty kinh doanh thường làm

việc nhiều giờ hơn và kết thúc ngày làm việc muộn hơn. Có ngân hàng mở cửa sớm hơn và đóng cửa muộn

hơn thông thường. Một số công ty áp dụng chế độ giờ làm việc linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân

viên, nhất là trong việc đưa đón con đi học.

ở Hoa Kỳ không có qui định ngày nghỉ thống nhất trong cả nước. Về nguyên tắc, những ngày nghỉ liên bang

chỉ áp dụng với thủ đô Washington DC và các nhân viên thuộc các cơ quan liên bang. Chính quyền các

bang quyết định các ngày nghỉ trong bang mình. Nhìn chung, các bang đều nghỉ theo các ngày nghỉ liên

bang. Các ngày nghỉ ở Hoa Kỳ thường vào thứ Hai trong tuần để tránh gián đoạn công việc, đồng thời tạo

thuận lợi cho sinh hoạt gia đình, nhất là nếu muốn đi nghỉ xa nhà. ở Hoa Kỳ có 10 ngày nghỉ chính trong

năm là:

Tết Dương lịch: Ngày 1 tháng 1

Ngày Martin Luther King: Thứ Hai tuần thứ ba tháng 1

Ngày Tổng thống: Thứ Hai tuần thứ ba tháng 2

Ngày Tưởng nhớ: Thứ Hai tuần cuối tháng 5

Ngày Độc lập: Ngày 4 tháng 7

Ngày Lao động: Thứ Hai tuần đầu tháng 9

Ngày Columbus: Thứ Hai tuần thứ hai tháng 10

Ngày Cựu chiến binh: Ngày 11 tháng 11

Ngày Tạ ơn: Thứ Năm tuần thứ tư tháng 11

Ngày Nô en: Ngày 25 tháng 12

Nếu Tết dương lịch, Ngày Độc lập, hoặc Ngày Nô en rơi vào cuối tuần thì được nghỉ bù vào thứ Sáu trước

đó hoặc thứ Hai sau đó. Khi những ngày nghỉ lễ này rơi vào thứ Năm hoặc thứ Ba, thông thường các công

ty cho nghỉ luôn một mạch cho đến hết tuần hoặc hết ngày lễ.

Nếu không phải vì những công việc cấp thiết thì các nhà kinh doanh nước ngoài không nên đến Hoa Kỳ để

bàn chuyện kinh doanh vào tuần trước Nô en và tuần sau Tết dương lịch. Nhiều người ở Hoa Kỳ nghỉ làm

từ Nô en đến hết Tết dương lịch; vì vậy, họ thường bận rộn vào dịp trước và sau đó.

Tìm hiểu Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Mỹ

Chuẩn bị khi đàm phán

Lưu ý:

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến tại Mỹ. Làm việc với doanh nhân Mỹ, bạn cần nói tiếng Anh rõ ràng và

chính xác hơn. Tại Mỹ, trang phục công sở rất quan trọng và nó phản ánh bộ mặt của công ty. Các doanh

nhân Mỹ rất nhạy cảm với tiêu chuẩn ăn mặc. Không nhất thiết phải nêu các học vị trên danh thiếp - card

visite. Người Mỹ sẽ ấn tượng hơn với kiến thức của bạn về thị trường, sản phẩm và công ty họ. Số phone

và fax của bạn trên card nên có mã số quốc tế của nước mình.

· Lên kế hoạch những cuộc họp đàm phán trước ít nhất là 1 tháng đến 6 tuần hoặc ngay khi biết chi tiết

về chuyến đi của bạn

· Xác nhận lại cuộc hẹn một ngày trước đó và không bao giờ đến địa điểm họp mà không báo trước.

· Doanh nhân Mỹ hiếm khi rời khỏi công ty để gặp đối tác, nên, bạn phải đến gặp họ tại công sở hoặc

một địa điểm họ lựa chọn

· Đảm bảo rằng tất cả những thông tin cần thiết đã sẵn sàng, trong đó có giá cả, điều kiện thanh toán,

tính năng sản phẩm và các điều kiện giao dịch khác.

Trong đàm phán

Những cuộc gặp và đàm phán trực tiếp là yếu tố quan trọng khi kinh doanh tại Mỹ. Để không khỏi bị sốc,

bạn cần lưu ý những điểm sau:

Card của bạn sẽ không bị từ chối nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhận lại card của đối tác. Ở Mỹ, việc

trao card cho nhau không quan trọng như ở những nền văn hoá khác. Đối tác nhận card của bạn sẽ được

cất vào trong ví, nhưng đôi khi một số người sẽ nhét ví vào túi quần sau. Cử chỉ này chỉ để thuận tiện chứ

không phải là hành động coi thường đối tác như trong những nền văn hoá khác. Trong nhiều trường hợp,

card không được thường xuyên trao đổi nếu như bạn không muốn liên hệ với người đó lần sau.

Thông thường, công việc kinh doanh được tiến hành với tốc độ chóng mặt. Trong một cuộc họp, những

người tham gia sẽ bắt tay vào công việc chỉ sau một số câu hỏi thăm xã giao.

Nhiều người Mỹ tin rằng, đất nước họ là một trong nền kinh tế thành công nhất và thể chế dân chủ nhất và

cho rằng cách thức của người Mỹ luôn luôn đúng. Thái độ này thường dẫn đến sự thiếu quan tâm hoặc

không thông hiểu các nền văn hóa khác của doanh nhân Mỹ.

Nguyên tắc thời gian là vàng bạc rất được coi trọng trong văn hoá kinh doanh Mỹ, vì vậy phải luôn luôn đi

ngay vào trọng tâm vấn đề. Ở Mỹ , tiền bạc là ưu tiên hàng đầu và là yếu tổ quyết định chiến thắng trong

các thương vụ. Trong các cuộc thương lượng, doanh nhân Mỹ thường nhấn mạnh vào khả năng tài chính

và vị thế của mình. Thông thường, khi có ưu thế, họ không ngần ngại sử dụng chúng và tốn ít thời gian vào

việc thoả thuận, nhân nhượng.

Lưu ý

Mỹ là một xã hội thích kiện tụng nhất thế giới. Có những luật sư chỉ chuyên về một ngành, một lĩnh vực

trong xã hội. Thông thường, người Mỹ sẽ không do dự khi nói không. Doanh nhân Mỹ rất thẳng thừng và

không do dự bày tỏ thái độ bất đồng với bạn.

Mặc dù là những người ưa mạo hiểm, doanh nhân Mỹ vẫn theo đuổi một kế hoạch tài chính đã định sẵn.

Thông thường, ngay từ cuộc gặp đầu tiên, doanh nhân Mỹ đã tìm cách vạch ra một thoả thuận miệng.

Người Mỹ thường không thích những khoảng lặng trong quá trình đàm phán, họ thường quyết định rất

nhanh và quyết đoán.

Kiên trì là một phẩm chất khác ở doanh nhân Mỹ, vì họ tin tưởng rằng luôn luôn tìm ra giải pháp. Ngoài ra,

họ tính đến nhiều khả năng khi cuộc đàm phán lâm vào bế tắc.

Nhất quán cũng là một phẩm chất khác của doanh nhân Mỹ: khi họ đã nhất trí về một hợp đồng nào đó,họ

hiếm khi thay đổi.

Nhớ rằng, mức giá đầu tiên chỉ bắt đầu ở mức thương lượng, phía Mỹ sẽ chờ đợi vài lần chào hàng và

hoàn giá tiếp theo trước khi đạt được giá cả thoả thuận.

Tham khảo ý kiến luật sư về bất kỳ hợp đồng đã thoả thuận được

Kết thúc cuộc họp bằng việc chủ động hẹn một cuộc họp tiếp theo, không nên chờ đợi đối tác của mình làm

việc này.

Một số lưu ý khác

• Không hút thuốc trong phòng làm việc.

• Bạn hàng Mĩ không hay mời ăn uống chiêu đãi lẫn nhau như khách hàng một số nước châu Á. Nếu họ

nói : mời đi ăn trưa thì thông thường ai ăn người đó trả tiền. Nếu họ mời: Tôi mua bữa trưa mời bạn, thì mới

có nghĩa là họ trả tiền cho bạn.

• Doanh nhân châu Á thường hay cố gắng làm thân với nhau để kinh doanh. Doanh nhân Mĩ -nhất là công

ty lớn thì tách bạch giữa khách công việc và bạn bè.

• Ngày nghỉ ngày lễ doanh nhân Mĩ muốn dành riêng cho nhu cầu cá nhân, gia đình, nên tránh giao dịch

vào thời điểm trước sau những ngày này .

• Không nên ghi điện thoại di động, nhà riêng vào danh thiếp mà chỉ cho ai thật cần thiết.

Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Đất nước Trung Quốc đổi mới

Nếu bạn muốn làm ăn với các đối tác người Hoa, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh doanh

của họ. Người Trung Quốc (TQ) rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng

giờ.

Kể từ năm 1978, khi Trung Quốc mở cửa cho đầu tư và thương mại tự do, đất nước này đã có những thay

đổi chóng mặt về cả kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều những đặc thù truyền thống

trong văn hoá kinh doanh của TQ, một đất nước với những nghi thức và phép tắc cố hữu được xây dựng

trên nền tảng về văn hoá và lịch sử lâu đời. Hiểu biết về giá trị văn hoá và đạo đức trong kinh doanh là một

điều quan trọng khi "bắt tay" với các doanh nhân người Hoa.

Đối với người TQ, "Guanxi" theo nghĩa là quan hệ hay mối liên kết có một tầm quan trọng đặc biệt. Thiết lập

được một mạng lưới các mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ chốt trong chiến

lược kinh doanh. Từ nhiều thế kỷ trước, đó là cách duy nhất để mọi thứ xuôi chéo mát mái. Ngày nay, yêu

cầu xây dựng mối quan hệ tương trợ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vẫn mang ý nghĩa sống còn để thành

công.

Bên cạnh đó, "Mian-zi" với nghĩa là "thể diện", sự hãnh diện cá nhân là điều luôn được giữ gìn, gắn liền với

địa vị xã hội và danh tiếng của mỗi cá nhân. Trong văn hoá kinh doanh của người Hoa, "giữ thể diện", "mất

thể diện" hay "đem lại thể diện" có một sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Việc bạn khiến cho

ai đó mất thể diện trong tổ chức có thể gây ra sự bất đồng nghiêm trọng. Ngược lại, việc khen ai đó trước

mặt các đồng nghiệp khác là một hình thức "đem lại thể diện" và có thể tạo ra sự tôn trọng, sự trung thành

của cấp dưới.

"Keqi" dựa trên sự kết hợp của hai âm tiết "ke" có nghĩa là khách mời và "qi" là ứng xử cũng là một từ được

đặt lên hàng đầu khi thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. Thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường thì quan

trọng trọng hơn việc bộc lộ khả năng ngay lúc đầu, việc thể hiện bản thân quá sớm với các đối tác TQ dễ bị

gây nghi ngờ.

Theo Times, nếu bạn muốn làm ăn với các doanh nhân TQ, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh

doanh của họ. Người TQ rất quan trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ.

Hiếm người TQ nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ

bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc

trong tổ chức công ty. Người TQ nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ

chức. Bạn đừng vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn.

Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng

vội vã "tấn công", sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá

của thành công.

Bạn cũng đừng coi thường những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như trao đổi danh thiếp. Danh thiếp nên được

in một mặt bằng tiếng Anh và một mặt bằng tiếng Trung. Khi đưa danh thiếp nên đưa bằng cả hai tay và lật

mặt tiếng Trung lên trên. Khi bạn nhận danh thiếp, đừng nhét luôn vào túi mà hãy đọc cẩn thận và đặt thiếp

lên trên bàn để thể hiện sự tôn trọng. Nếu viết thông tin về đối tác, bạn cần viết tên gắn liền với chức danh

hoặc gọi một cách trân trọng là "ông" hay "bà".

Đối với người TQ, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ

chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời "Không" một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ

nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. "Có thể" hay "Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó" là cách từ chối

thường thấy của người Hoa.

Thu Lê

Người Hoa trong kinh doanh: Chữ tín là vốn quí nhất

Đối với người Hoa, chữ "tín" được coi là số 1 trong làm ăn, kinh doanh, thậm chí chữ "tín" còn

được xem là chiến lược, là phương pháp kinh doanh.

Ai không có chữ "tín", không giữ lời hứa mà làm trái đi sẽ không được giữ lại trong hệ thống buôn bán, làm

ăn của họ. Bên cạnh đó, gia đình, thân tộc, cộng đồng là chỗ dựa, là nền tảng ban đầu để người Hoa lập

nghiệp kinh doanh.

Khát vọng làm ăn lớn

Làm việc nhiều năm với các doanh nghiệp người Hoa, ông Lê Phụng Hào - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ

phần Kinh Đô - nhìn nhận: "Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rất dài hơi. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng

đột phá, đi đầu và làm ăn lớn. Chữ "tín" cũng xuất phát từ chỗ này".

Chỉ sau 13 năm, từ một phân xưởng và một trụ sở nhỏ tại quận 6, Tp.HCM, đến nay Kinh Đô đã có chín

công ty từ Bắc chí Nam. Từ qui mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên, Công ty Cổ phần Kinh Đô nay có trên

6.000 cán bộ công nhân viên với doanh số năm 2006 là 2.000 tỉ đồng, nộp thuế 120 tỉ đồng.

Theo ông Hào, việc chuyển từ cơ sở gia đình sang công ty TNHH rồi công ty cổ phần và đưa cổ phiếu lên

sàn là quá trình "nỗ lực tự lột xác" của Kinh Đô cũng như một số doanh nghiệp người Hoa khác. Trong thời

buổi hội nhập, họ đã có những bước dần thoát khỏi tập quán làm ăn theo kiểu gia đình.

Tại một hội thảo mới đây, TS. Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho rằng người Hoa đặt sự tồn

tại và thành đạt của mình trong sự phát triển chung của tập thể cộng đồng doanh nghiệp. Luôn gắn kết chức

năng kinh tế và chức năng xã hội trong hoạt động doanh nghiệp. Coi trọng đầu tư mở rộng uy tín xã hội. Đề

cao hoạt động doanh nghiệp, coi đó là phương tiện chính để cải thiện cuộc sống cá nhân...

Tại Tp.HCM, chỉ chiếm 7% dân số nhưng doanh nghiệp của người Hoa chiếm đến 30%/tổng số doanh

nghiệp thành phố. Số doanh nghiệp này đã đóng góp lớn cho nền kinh tế TP.HCM trong nhiều năm qua.

Riêng năm 2006, cộng đồng người Hoa đã đóng góp cho TP nhiều doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực, như

Công ty TNHH Dây cáp điện Tân Cường Thành (sản phẩm dây điện, cáp điện); Công ty Cổ phần Hữu Liên -

Á Châu (sản phẩm ống thép); Công ty Cổ phần Kinh Đô (bánh cookies, bánh cracker); Công ty Sản xuất -

Thương mại Thiên Long (bút viết); Công ty Dệt Thái Tuấn (sản phẩm gấm phi lụa).

Chữ "tín" giá ngàn vàng!

Câu chuyện của ông Lý Ngọc Minh, Giám đốc Công ty TNHH Minh Long 1 (Bình Dương, chuyên về sản

phẩm gốm sứ), bắt đầu bằng chữ "tín".

"Trong công việc, giao thương người Hoa đặt chữ "tín" lên hàng đầu. Có chữ "tín" là có tất cả. Chữ "tín"

đáng giá ngàn vàng. Có chữ "tín" không cần vốn người ta vẫn có thể giao hàng cho anh bán", ông Minh

khẳng định.

Chữ "tín" của người Hoa không cầu kỳ, không hoa mỹ. Đơn giản: nó là sự tin thực, không gian dối, không

lươn lẹo, là sự tin cậy nhau trong quan hệ làm ăn. Cũng nhờ chữ "tín" mà lâu nay người Hoa rất đơn giản

thủ tục, giấy tờ, giảm thiểu việc ký tá, hợp đồng, giao kèo và rất ít tranh chấp, kiện cáo nhau ra tòa.

Theo ông Minh, nếu có vướng mắc gì đó mà hai bên giải quyết không xong, thường người Hoa nhờ người

có uy tín hoặc mời người được trọng nể trong hội, trong nghề đứng ra phân giải là êm thấm.

Chữ "tín" là vốn liếng quí giá mà ông Minh mang theo suốt cuộc đời mình, đồng thời truyền lại cho con cháu.

Nhờ chữ "tín" của cha và gia đình ông, nên ngay những ngày đầu thử khởi nghiệp nghề gốm sứ cách đây

37 năm cùng với người anh em kết nghĩa là Dương Văn Long (hiện là chủ doanh nghiệp Minh Long 2,

chuyên về gốm sứ công nghiệp), ông Minh đã được chủ xưởng thạch cao Minh Phát ở Lái Thiêu bán thiếu,

bán chịu nguyên liệu.

Gốm sứ Minh Long hiện đã nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước, sẵn sàng cạnh tranh với bất cứ

sản phẩm nào cùng loại, ông Minh có kinh nghiệm nào cho sự thành công? "Đơn giản, rất đơn giản, đó là

niềm đam mê. Nhưng để nuôi được niềm đam mê đó thì không đơn giản chút nào", ông Minh nói.

Theo ông, đam mê phải bắt nguồn từ cái tâm chứ không phải từ đầu óc. Sự đam mê đã thôi thúc ông Minh

đi từ Nam ra Bắc, từ Á sang Âu đào từng cục đất, học từng nét cọ, xem từng dây chuyền công nghệ để rồi ở

mỗi nơi ông tích góp từng chút, từng chút những điều hay, những nét đẹp gom về cho sản phẩm của mình.

Quan niệm của ông Minh là "tận nhân lực rồi mới tri thiên mệnh", tức phải làm hết sức mình rồi mới nói số

trời.

"Tuy nhiên điều đó sẽ vô nghĩa nếu như không có những người anh em, không có cộng đồng", ông Minh

nói. Tại Bình Dương có hàng trăm cơ sở làm nghề gốm sứ, hầu hết là của người Hoa. Mỗi người chủ, mỗi

cơ sở đều có một bí quyết riêng, ai cũng cố để giữ gìn nhưng trong quan hệ công việc, trong cuộc sống, họ

sẵn sàng giúp nhau, kể cả chuyện tiền bạc, mối mang.

"Nhớ những lúc khó khăn, lúc mới vào nghề, tôi phải mang sản phẩm của mình sang nung nhờ ở những lò

nung của người khác. Không ai từ chối. Tuy là việc nhỏ nhưng nếu không có những lần đó, chưa chắc tôi có

được ngày hôm nay", ông Minh nhớ lại.

Ông Minh cũng không quên nhắc đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương trong

suốt thời gian qua. "Đó là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn đối với tôi", ông Minh cho biết.

* Những đặc trưng về văn hóa kinh doanh của người Hoa

- Nền tảng gia đình và chữ "tín" là báu vật.

- Đề cao vai trò của tổ chức xã hội, nghiệp đoàn truyền thống.

- Chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh, được sự giúp đỡ đắc lực của tập thể, gia đình và

bạn bè.

- Đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động đầu tư.

- Kết hợp giữa cách làm truyền thống với kiến thức và thực tiễn kinh doanh hiện đại...

(TS. Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á)

10 bí quyết kinh doanh ở Trung Quốc

1. Biết mình, biết người

Có rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người tiêu dùng bản địa dễ dãi, chỉ một

sự lựa chọn là đủ. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của

người dân địa phương. Việc dành thời gian tìm hiểu người tiêu dùng trước khi xâm nhập thị trường là rất

quan trọng. Ở các quốc gia châu Á, chính quyền rất sẵn lòng tư vấn thị trường miễn phí.

2. Bàn đạp Hồng Kông

Cái lợi lớn nhất của việc sử dụng Hồng Kông làm căn cứ để xâm nhập thị trường Trung Quốc là do vùng

lãnh thổ này có cơ sở hạ tầng tài chính và pháp luật rất đầy đủ và đáng tin cậy; mức thuế trung bình ở mức

thấp (15%); dễ dàng thành lập doanh nghiệp và có thể thuê nhân viên và tư vấn người địa phương có kinh

nghiệm, nói tiếng Anh tốt.

3. Học ăn, học nói

Cách thức đàm phán kinh doanh của người Mỹ và người Trung Quốc rất khác nhau. Chào bằng tiếng Hoa

và trao danh thiếp bằng hai tay thể hiện sự bày tỏ lòng kính trọng và chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ nhận

được sự tôn kính từ họ.

4. "Người thứ ba"

Nên biết rằng quan hệ marketing quốc tế tại Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung chỉ hiệu quả khi bạn

xây dựng quan hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ nhân viên người bản địa. Hãy sử dụng "trung gian" bởi

đó là điều không thể thiếu khi làm việc với người Trung Quốc, thậm chí ngay cả sau khi bạn đã từng gặp gỡ

đối tác.

5. Có đi, có lại

Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh xâm nhập thị trường nước ngoài. Nếu bạn ra tay giúp thì khi cần

họ sẽ đáp lại nhiệt tình hơn.

6. Biết "lì xì"

Khi ai đó giới thiệu bạn với đối tác, hãy "cám ơn" họ, và nếu có thể nên kín đáo gửi họ một khoản tiền nhỏ.

Người Trung Quốc có thể xua tay nói không, nhưng bạn đừng thấy thế mà "đóng hầu bao lại". Người Trung

Quốc không nói thẳng như người Mỹ, họ nói thế nhưng không hoàn toàn là thế!

7. Nói đi đôi với làm

Bạn cần biết kiên trì và nhẫn nại thì mới có nhiều khả năng giành thắng lợi. Mặc dù người Trung Quốc có

thể không phản ứng khi bạn tiếp xúc với họ hoặc làm như họ không quan tâm tới những gì bạn chào mời,

song nên nhớ rằng, những hành động nỗ lực thu hút họ chú ý quan trọng hơn rất nhiều những lời mời chào

"suông" của bạn.

8. Đừng tiếc thời gian nhậu

Gặp gỡ đối tác trong bữa trưa hay bữa tối là cơ hội để bạn thấy đừng quá vội vàng mà cần phải chậm bước

khi kinh doanh tại Trung Quốc. Các bữa ăn tại Trung Quốc thường kéo dài hơn thời gian bạn nghĩ. Hãy kiên

nhẫn và linh hoạt. Khoảng thời gian giao tiếp trên bàn ăn chính là sự đầu tư cho hoạt động kinh doanh trong

tương lai của bạn ở xứ sở này.

9. Không phát ngôn bừa bãi

Nhã nhặn và chín chắn là hai điều rất quan trọng. Không người Trung Quốc nào muốn làm ăn, kể cả trên

mạng hoặc trên thực tế, với những người không tôn trọng cách sống và cách kinh doanh của họ. Hãy thận

trọng khi đưa ra những lời bình luận về chính trị. Người Trung Quốc không muốn bày tỏ ý kiến với bạn về

những gì họ nghĩ về chính sách của Chính phủ, trừ khi bạn cực kỳ thân thiết với họ.

10. Chiến thuật số đông

Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận cho bạn tại Trung Quốc đòi hỏi phải có những sản phẩm bảo

đảm chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người dân.Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi người

tiêu dùng ham muốn sử dụng sản phẩm của bạn.

Văn hoá tặng quà trong kinh doanh

Trong một thị trường đa văn hoá và phụ thuộc lẫn nhau của thế kỷ 21 này, sự thành công của các doanh

nhân còn được quyết định bởi kiến thức về những điểm khác biệt giữa các nền văn hóa trong hành động và

tập quán kinh doanh.

Trong một thị trường đa văn hoá và phụ thuộc lẫn nhau của thế kỷ 21 này, sự thành công của các doanh

nhân còn được quyết định bởi kiến thức về những điểm khác biệt giữa các nền văn hóa trong hành động và

tập quán kinh doanh.

Sự thiếu hiểu biết về các văn hoá kinh doanh tại các thị trường khác nhau có thể dẫn tới những hiểu nhầm

hay gây mất lòng đối tác kinh doanh. Những bước tiến vững chắc ra thị trường toàn cầu sẽ không thể thiếu

kiến thức về các tập quán, nghi thức kinh doanh ở từng nền văn hoá cụ thể.

Một phần quan trọng trong kiến thức kinh doanh đa văn hóa - đó là các quy ước, tục lệ tặng quà khác biệt

trên thế giới. Việc hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước có liên quan có thể giúp các doanh nhân nước

ngoài xây dựng thành công những mối quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tác kinh doanh, đồng nghiệp hay

khách hàng địa phương.

Các quy ước, tục lệ tặng quà đa văn hóa thường liên quan tới những yếu tố chính sau:

- Ai là người nhận quà tặng? Đó là cá nhân, nhóm người hay tổ chức? Địa vị, trạng thái của người nhận quà

là gì?

- Loại quà nào có thể chấp nhận, loại quà nào không thể chấp nhận?

- Những nghi thức, quy tắc nào có liên quan tới việc trao quà và nhận quà?

- Có nên đền đáp lại món quà?

Tại nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ hay vương quốc Anh, việc tặng quà là khá hiếm gặp trong thế giới kinh doanh.

Trên thực tế, nó có thể dẫn tới sự hiểu nhầm việc tặng quà như một hành động hối lộ. Tuy nhiên, tại nhiều

quốc gia khác, việc tặng quà và các nghi thức của nó giữ một vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh

doanh.

Để nêu bật một vài khía cạnh khác biệt của các văn hoá tặng quà trong kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét các

ví dụ cụ thể.

Tục lệ tặng quà tại Trung Quốc

- Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm, cảm ơn vì đã giúp đỡ

hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai.

- Tuy nhiên, không thể tặng quà nếu không có lý do hợp lý hay không có người chứng kiến.

- Khi một doanh nhân Trung Quốc muốn mua một món quà, sẽ rất bình thường với việc họ sẽ trực tiếp hỏi

người nhận quà thích gì.

- Quà tặng kinh doanh luôn được đền đáp ngược lại. Không thực hiện điều đó có thể là một hành động tồi.

- Khi tặng quà, tuyệt đối đừng đưa tiền mặt.

- Đừng quá căn cơ với lựa chọn quà tặng của bạn bởi nếu vậy bạn sẽ được xem như một 'iron rooster' (gà

trống sắt) - ý muốn nói việc có được một món quà từ bạn cũng như việc nhổ một chiếc lông từ con gà trống

sắt.

- Tuỳ thuộc vào loại quà, hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung Quốc rất coi trọng sự cân

bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi.

Tục lệ tặng quà tại Nhật Bản

- Việc tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản.

- Hãy mang theo nhiều món quà khác nhau trong chuyến đi của bạn để nếu bạn được ai tặng quà, bạn sẽ

có cái để đền đáp lại.

- Văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản nhấn mạnh vào hành động của việc tặng quà chứ không phải

bản thân món quà.

- Những món quà đắt tiền là điều bình thường.

- Thời điểm tốt nhất để tặng quà đó là cuối buổi gặp gỡ.

- Món quà cho một cá nhân nên được trao tặng một cách riêng tư.

- Nếu bạn trao quà cho một nhóm người, thời điểm tốt nhất là khi có mặt tất cả mọi người.

- Nghi thức chính xác nhất đó là trao tặng hay đón nhận một món quà bằng cả hai tay.

- Trước khi chấp nhận một món quà, bạn nên lịch sự từ chối một hoặc hai lần.

- Con số bốn hay số chín thường được xem là không may mắn. Việc tặng món quà đi theo cặp là hoàn toàn

có thể.

Tục lệ tặng quà tại Ả Rập Xê Út

- Việc tặng quà chỉ nên được thực hiện với những người thân thiết nhất và mang ý nghĩa tình cảm sâu sắc.

- Món quà nên có chất lượng tốt nhất.

- Đừng bao giờ mua vàng hay lụa như một món quà cho đàn ông.

- Bạc có thể được chấp nhận.

- Luôn trao hay nhận quà với tay phải.

- Người Ả Rập Xê Út rất thích các loại nước hoa, dầu thơm cho quần áo. Phổ biến nhất là sản phẩm 'oud'

có thể có giá đến 1000 bảng Anh/ounce.

- Việc mở gói quà khi nhận quà là không thích hợp.

Trung Quốc, Nhật Bản và Ả Rập Xê Út chỉ là một vài trong số rất nhiều văn hoá tặng quà kinh doanh khác

nhau. Thích hợp nhất, bạn nên tìm hiểu chắc chắn về các nghi thức tặng quà cụ thể tại bất cứ quốc gia nào

bạn có kế hoạch kinh doanh. Có như vậy, bạn sẽ giảm thiểu các hành vi gây hiểu nhầm hay mất lòng, đồng

thời mở rộng cánh cửa dẫn tới thành công.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: