VHAS Phap

Chương 3. VĂN HỌC ÁNH SÁNG PHÁP

I. Nước Pháp thế kỷ XVIII

Thế kỷ XVIII, xã hội Pháp tồn tại ba đẳng cấp: tăng lữ là đẳng cấp thứ nhất, quý tộc là đẳng cấp thứ hai và đẳng cấp thứ ba, chiếm đại đa số trong nhân dân, bao gồm các tầng lớp còn lại như tư sản, nông dân, công nhân, thương nhân, dân nghèo thành thị…trong đó các đẳng cấp quan hệ với nhau theo kiểu: “tăng lữ phục vụ nhà vua bằng những lời cầu nguyện, quý tộc bằng lưỡi kiếm, đẳng cấp thứ ba bằng của cải”. Hai đẳng cấp có đặc quyền đặc lợi là tăng lữ và quý tộc, bọn chúng ra sức áp bức, bóc lột đẳng cấp thứ ba trên cả hai phương diện kinh tế lẫn chính trị. Mâu thuẫn giữa tăng lữ, quý tộc với những người thuộc đẳng cấp thứ ba ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt, hình thành trong lòng xã hội hai trận tuyến: trận tuyến phong kiến bao gồm nhà vua, tăng lữ, quý tộc; trận tuyến chống phong kiến gồm những người thuộc đẳng cấp thứ ba. Đến cuối thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển của công thương nghiệp, giai cấp tư sản ngày một lớn mạnh, trở thành những người đại diện quyền lợi của đẳng cấp thứ ba, đứng lên phát động cuộc cách mạng Tư sản và thắng lợi của nó năm 1789 đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị ở Pháp nhiều thế kỷ. Mọi tàn dư phong kiến bị thủ tiêu, giai cấp tư sản giờ đây trở thành giai cấp lãnh đạo. Cách mạng tư sản Pháp còn mở ra thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, đồng thời thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ trên thế giới đứng lên chống chế độ phong kiến chuyên chế, chống chủ nghĩa thực dân.Trước những ý nghĩa lịch sử lớn lao ấy của cách mạng tư sản Pháp 1789, thế kỷ XVIII được coi: “chủ yếu là thế kỷ Pháp”(Engels).

II. Đời sống văn học

Những biến đổi lớn lao về mặt chính trị, xã hội đã kéo theo những thay đổi trong văn học Pháp thế kỷ XVIII hay còn được gọi là văn học Anh sáng Pháp. Tính chất chuẩn mực, cân đối, hài hoà của chủ nghĩa cổ điển trong văn học Pháp thế kỷ XVII đã được thay thế bằng không khí sôi nổi của những cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, chống lại nhà thờ và tôn giáo, ca ngợi quyền tự do, bình đẳng cho người dân…Văn học Anh sáng Pháp được đánh dấu bởi tên tuổi những nhà văn-nhà triết học nổi tiếng như : Motesquieu, Voltàire, Diderot, J.J.Rousseau…

1. Diễn biến của văn học Anh sáng Pháp thế kỷ XVIII

Văn học Anh sáng Pháp trải qua ba giai đoạn phát triển khác nhau:

-1700-1750: trong 15 năm đầu (1700-1715) của giai đoạn này, trên văn đàn, cuộc đấu tranh giữa Cựu phái và Tân phái vẫn tiếp diễn. Cựu phái chủ trương tuân theo văn học cổ điển, Tân phái chủ trương văn học phải phù hợp

Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn

Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 32 -

với cuộc sống thường nhật, phê phán lối văn chương khuôn phép theo mô hình cổ điển, nội dung các tác phẩm đã chú ý đề cập đến đời sống của đẳng cấp thứ ba trong xã hội. Có thể coi 15 năm này là thời kỳ đặt nền móng để xây dựng một nền văn học mới. Từ năm 1715 đến năm 1750, trên văn đàn, kịch, thơ phát triển mạnh, khảo luận, những câu chuyện viết bằng thư cũng được chú trọng và đặc biệt là sự lên ngôi của tiểu thuyết. Văn học thời kỳ này thường đề cập đến đời sống của những con người thuộc đẳng cấp thứ ba. Tiêu biểu cho các tác phẩm văn học thời kỳ này có thể kể đến Voltàire với “Những câu chuyện triết học”, Montesquier với “Những lá thư Ba Tư”…

-1750-1789: văn học Anh sáng Pháp phát triển phong phú trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Sự ra đời của “Bách khoa toàn thư”-một tác phẩm chứa đựng tri thức của toàn nhân loại với các tác giả chính là những nhà văn trong phong trào Anh sáng, đứng đầu là Diderot-văn học Anh sáng Pháp thế kỷ XVIII đã có những đổi mới rõ rệt, tạo tiền đề cho văn học thế kỷ XIX phát triển. Đổi mới quan trọng nhất của văn học thời kỳ này là những quan niệm rất mới về nghệ thuật, đó là cái đẹp thẩm mỹ là sự kết hợp giữa ba yếu tố: cái thật-cái tốt-cái đẹp, trong đó cái thật trong tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ chính đời sống nhưng không phải là sự sao chép đời sống mà chính là cái thật đã qua quá trình chọn lọc. Ở lĩnh vực sân khấu, chủ trương phá bỏ sự cách biệt giữa thể loại bi kịch và hài kịch được đề cao để từ đó hình thành một thể loại kịch mới là chính kịch (hay còn gọi là kịch drame), thể loại mà ở đó, các yếu tố đối lập như bi-hài, thiện-ác, cao cả-thấp hèn, ánh sáng-bóng tối…được pha trộn.

-1789 đến hết thế kỷ XVIII: là giai đoạn văn học gắn liền với thời kỳ bão táp của cách mạng Tư sản và quá trình củng cố nền cộng hòa Pháp. Trên văn đàn xuất hiện thể loại văn học mới: văn chương báo chí với tác giả chủ yếu là những vị lãnh tụ của cách mạng Tư sản Pháp 1789.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #koolstar