vevddantoc

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

          * TTHCM về vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề dân tộc thuộc địa, đó là lý luận về quyền cơ bản của các dân tộc, về động lực sức mạnh của các dân tộc; về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với giai cấp. Bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

1) Độc lập, tự do là quyền cơ bản bất khả xâm phạm của các dân tộc

Độc lập dân tộc là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Đó cũng là mong muốn cháy bỏng của Hồ Chí Minh. Người nói “ tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn,  đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Có thể nói, độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào là tư tưởng cốt lõi chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh.

       - Hồ Chí Minh xác định độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào phải là một nền độc lập, tự do hoàn toàn và thực sự.

+ Hồ Chí Minh cho rằng, một nền độc lập tự do hoàn toàn và thực sự phải được thể hiện ở chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao...

+ Theo Hồ Chí Minh một nền độc lập, tự do hoàn toàn và thực sự của dân tộc phải gắn liền với việc chăm lo đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

''Chúng ta tranh được tự do, độc lập mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ hiểu được giá trị của độc lập, tự do khi mà dân được ăn no mặc đủ''

       -  Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng vô giá của các dân tộc cho nên bằng bất cứ giá nào các dân tộc cũng phải giành lại và bảo vệ các quyền ấy.

       Như vậy, độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân là mục đích và là lý do chiến đấu trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh.

    2.   Chủ nghĩa dân tộc - một động lực lớn của đất nước

-        Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh  là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính.

-                                                                                             Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ vị trí của một người dân mất nước, từ truyền thống của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc và coi đó là một trong những động lực lớn mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy, không để ngọn cờ dân tộc rơi vào tay giai cấp khác và Người coi đó là “một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”.

       Từ sự phân tích nguyên nhân kinh tế cũng như trải nghiệm thực tế các thuộc địa, Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc coi đó là ''động lực duy nhất và vĩ đại'' để giải phóng các dân tộc thuộc địa. Vì vậy, Hồ Chí Minh kiến nghị về cương lĩnh hành động của quốc tế cộng sản '' phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh quốc tế cộng sản ... khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi ... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế."

3. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc với CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

a. Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

             - Trước Hồ Chí Minh các nhà kinh điển sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã nêu ra mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu, mục đích của cách mạng châu Âu các ông vẫn tập trung vào vấn đề giai cấp, xem việc giải quyết vấn đề dân tộc thuộc địa phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề giai cấp ở chính quốc.

 -  Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp vào các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh cũng cho rằng phải có sự kết hợp hài hoà giữa hai vấn đề này. Tuy nhiên, do ở các nước thuộc địa mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn hàng đầu cho  nên  theo Người, vấn đề dân tộc phải ưu tiên giải quyết trước vấn đề giai cấp. Có giải phóng được dân tộc mới giải phóng được giai cấp công nhân, nhân dân lao động, có độc lập dân tộc mới có địa bàn để tiến lên CNXH.        

    - Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Người khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam; chủ trương đoàn kết dân tộc rộng rãi trên cơ sở liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng...

b.       Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

+   Từ khi gặp được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hình thành đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Ở Hồ Chí Minh đã có sự thống nhất giữa độc lập dân tộc và CNXH.

+  Đối với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết là cơ sở để tiến lên xây dựng CNXH.

       + CNXH là con đường duy nhất đúng đắn để củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn và triệt để.

Như vậy, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là vấn đề trọng tâm xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây cũng là điểm khác biệt giữa con đường cứu nước của Hồ Chí Minh với con đường cứu nước của các nhà yêu nước khác.

c. Độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho các dân tộc khác

Hồ Chí Minh khẳng định rằng quyền tự do, độc lập là quyền bất khả xâm phạm của các dân tộc ''dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do''. Là một chiến sĩ quốc tế cộng sản chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình mà Người còn đấu tranh cho độc lập, tự do của các dân tộc khác trên thế giới. Người ủng hộ nước Anh trong chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng Trung Quốc, giúp đỡ cách mạng Lào, CamPuChia.v.v. Hồ Chí Minh thường nói: '' giúp bạn là tự giúp mình''.

  Tóm lại: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính khoa học đúng đắn, vừa có tính cách mạng sâu sắc, triệt để. Thể hiện ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: