CHƯƠNG 19: LỄ CƯỚI
Khoảng mấy ngày sau, tại nơi nhà của Thùy Trang, dì Kim nhàn hạ giúp cho cô lộng lẫy nhất hôm nay. Thùy Trang khoác trên mình một bộ áo cưới truyền thống rỡ rực, bên trên chiếc áo có đính thêm những họa tiết vàng ệch, đôi môi đỏ thẫm, đầu đội mấn vành rộng. Áo cổ đứng và có đeo vòng vàng, phía ngoài bộ áo cưới đó là một lớp tơ nhung trắng phếu. Ngày trọng đại nhất trong đời của một người con gái. Trước kia thân phận thấp hèn, giờ đây Thùy Trang với tham ước đổi đời cũng sắp thành sự thật.
Trong những khoảng thời gian trước kia, mọi hình thức cưới, cũng đã hoàn tất mọi lễ nghi. Quà thách cưới theo yêu cầu của bên nhà gái, gồm những sính lễ sau: Trà rượu, trầu cau, bánh trái, heo gà, vàng bạc, xà tích, hoa tai, trang phục và những loại vật phẩm quý giá. Tuy đó, cũng chẳng khó gì đối với nhà họ Hạ, giàu có lung lắm.
Dì Kim lúc này cất lời:
- Con hôm nay đẹp lắm đó Thùy Trang, phải chi có mẹ con ở đây, thì hay biết mấy.
Thùy Trang chẳng cất lời, có lẽ dì Kim cũng thấu hiểu mà xin lỗi:
- Bộ dì nói gì sai, thì cho dì xin lỗi!
- Dạ không có sao đâu dì, tất cả đều nhờ có dì phụ giúp con đấy chứ. Lí nào, còn lại trách dì, con mang ơn dì lại đằng khác.
- Không ngờ, con có phước lắm đa, vớ được phải chồng giàu, không cần lo lắng ăn mặc về sau rồi.
Thùy Trang nở một nụ cười.
- Dì cứ nói thế, con...
- Chưa gì ráo sắp làm mợ hai nhà quyền thế rồi. Về đó rồi, con nhớ phải tuân theo phép tắc của bên nhà chồng biết chưa. Phận con gái phải theo đạo bên nhà chồng.
- Dạ, con biết rồi dì.
Dì Kim ngó ra bên ngoài trời sắp sáng.
- Không biết bao giờ nhà trai tới nữa ta, trời cũng sắp sáng rồi.
Thùy Trang đứng lên:
- Dì à! Thật sự mà nói, nếu không có dì, con cũng chẳng biết ai sẽ giúp con trong lúc này.
- Con đối với dì cũng như những đứa cháu trong nhà, nếu sức dì làm được thì dì giúp cho đến cùng.
Thùy Trang niềm nở, sau đó ôm lấy người dì.
Khi trời đã bừng sáng, đàn trai cũng đã có mặt đông đủ tại bên nhà gái. Hứa Văn khi này diện trên người một bộ áo dài vải gấm, màu xanh óng ánh, hoa văn trên áo gồm những đóm tròn có phần hơi lớn. Trên bàn đặt sáu mâm ngũ quả, tất cả đều được phủ kín trên nắp bởi một mảnh vải đỏ. Thùy Trang và Hứa Văn đứng trước bàn thờ nhà họ Lê, trên tay của họ mỗi người cầm một nén nhang, bái lạy vài lần rồi ghim lên bát hương, sau đó, họ liền chắp tay lại vái thêm ba lần nữa. Một người đàn ông phụ lễ đưa cho hai người mỗi người một ly rượu nhỏ. Thùy Trang và Hứa Văn cùng đưa ly rượu cận môi, nhấp vài ngụm rồi đặt xuống bàn.
Trên con đường mòn dẫn đến nhà ông bà hội đồng. Khắp tứ bề là rừng cây mọc sum sê, những cây lâu năm rũ rượi tán cây che chắn quanh lối, tạo bóng mát cho kẻ đi đường, người dừng chân. Chúng mọc chằng chịt, nối lại với nhau thành hàng dọc theo lối con đường mòn. Theo cùng đằng sau là ông Giáp, cậu cả Gia Thế, cậu ba Gia Minh và dàn người phụ lễ nối đuôi sau cùng, trên tay những người phụ giúp buổi lễ này, mỗi người bưng một mâm ngũ quả cùng tiến về nhà trai. Nếu bà Liên không trở bệnh nặng, có lẽ bà cũng hợp mặt tại đây, trông thấy được gương mặt của cô con dâu mới. Nhưng rất tiếc thay, bệnh tình của bà vẫn cứ như vậy, chẳng giảm bớt phần nào.
Sau khi về đến nhà trai, tất cả gia nhân của nhà họ Hạ cũng đã có mặt đông đủ, để đón chào mợ hai mới về đây. Trước cửa chính, có một lò than hồng đã được dì Tư làm sẵn theo yêu cầu của ông Giáp. Theo tục lệ truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, cô dâu sẽ phải bước qua lò than hồng này, để đốt đi những vía xấu bám theo, hay những lời quở móc của mọi người trên con đường bước đến nhà trai.
Mợ cả, mợ ba và mợ tư cũng có mặt, chỉ riêng mỗi mình Lành và con Đào không có hiện diện nơi náo nhiệt này, có lẽ cô cũng đành bấm bụng cho qua mọi chuyện, Lành chẳng đủ can đảm phá tan đám cưới. Thùy Trang và Hứa Văn tiến đến bàn thờ gia tiên của nhà họ Hạ để làm lễ. Tuy nhiên, ánh mắt Thùy Trang lại vô tình, cũng chẳng hề cố ý mà để mắt đến một nơi, đó là tấm màn phẳng phiu phủ kín cả khung cửa. Trên tấm màn ấy, có một vệt máu đỏ sậm, dường như cũng khá lâu rồi, cô chợp mắt liền nhìn lại, tức khắc đã biến mất, có lẽ nó chẳng hề tồn tại vào lúc nãy. Bước tiếp theo, mời trầu cau hai bên họ hàng.
Cùng thời điểm này, ở một nơi khác, Lành thất thần ngồi trên giường. Ngày trọng đại thế này, nhưng đối với Lành chẳng có gì hào hứng. Ngược lại, nó khiến cho cô càng thêm nỗi sầu đau. Có lẽ Lành đã thua thật sự, người giành chiến thắng là ả nhân tình kia. Theo như Lành suy ngẫm, Thùy Trang chẳng hề có chút gia giáo nào. Có lẽ Hứa Văn đã nói dối ông để được rước ả về đây làm vợ chính thức. Không cần phải giấu giếm tình yêu này nữa. Thùy Trang và Tuyết, hai con người không cùng dòng máu, cũng không phải là chị em song sinh, thế nhưng gương mặt lại giống nhau như một. Nhưng theo như phân tích của Lành, phải nhìn vào bên trong con người của họ, mới có thể phân biệt. Từ những lần mộng thấy Tuyết, Lành biết chắc tính cách của Tuyết là một người rất chi nhân hậu. Trái ngược lại, Thùy Trang là một người tính khí dữ dằn, và vô cùng dạn dĩ.
Con Đào bước vào phòng mợ hai, khi ban đầu nó cứ gõ cửa mãi, chẳng nghe thấy tiếng mợ hai trả lời, quan tâm mợ hai, nên nó đành thất lễ lần này:
- Dạ mợ ơi! Mợ đi ra ngoài để hít thở khí trời đi ạ, cứ rút trong phòng hoài, em e... là mợ sẽ càng bứt rứt trong lòng đó đa.
Lành đáp, chất giọng thể hiện rõ thiếu sức lực:
- Mợ biết đi đâu ngoài đây chứ Đào! Mợ đã thua rồi, mợ đã thua cô ta thật rồi.
- Nếu mà không có cậu hai, thì vẫn còn mợ cả mà mợ. Theo như em thấy, mợ cả hết lòng chăm sóc mợ đó.
- Ý mợ không phải vậy, mợ muốn được anh Văn yêu thương mợ, đúng nghĩa là vợ chồng kìa.
Lành vẫn cứ như thế, cho dù con Đào có cố ra sức an ủi, cuộc sống của Lành giờ đây tẻ nhạt sau khi biết có người như Tuyết xuất hiện. Sự xuất hiện bất ngờ đó, như một tia sét giáng trúng người Lành, khiến cô chẳng kịp trở tay, hồn phách trở nên xám xịt.
Lễ cưới vẫn đang tiếp tục diễn ra suôn sẻ, không chút vấn đề. Nhưng cảm nhận của Thùy Trang về ngôi nhà bề thế này, dần hoàn toàn khác, cô nhận thấy dường như đang có ai đó thì thầm vào tai, nhưng chẳng thể biết được ý họ muốn nói là gì. Dân tình quanh đây nhìn vào trong nhà, nơi diễn ra lễ cưới. Họ bàn tán xôn xao, tưởng bở, ông Giáp bực tức phải cho người đi ra giải tán đám người kia, buộc họ phải rời khỏi khu vực này. Vậy là, kể từ giờ đây, Thùy Trang chính thức là vợ của Hứa Văn, và cũng là con dâu của nhà họ Hạ.
Sau khi buổi lễ kết thúc, ai nấy về nhà họ từ lâu. Một con hầu mở cửa phòng, dẫn lối cho mợ hai Thùy Trang biết phòng mình ở đâu. Đó là một căn phòng khác, dường như kể từ đây, phòng của Hứa Văn Lành sẽ ở một mình. Anh cùng Thùy Trang sẽ êm ấm trong một căn phòng khác. Điều này cũng khá hợp lí, để việc xảy ra xung đột giữa vợ mới và vợ cũ sẽ ít đi.
Lành bước sang phòng của Thùy Trang, con hầu kia cùng lúc bước ra gặp ngay mợ hai Lành, nó vội cúi đầu thưa:
- Dạ! Chào mợ hai Lành.
Nghe thấy tên Lành quen thuộc kia, Thùy Trang đứng dậy, như đón chào người vợ cũ này:
- Cô qua đây có chuyện chi đa? Hay là muốn nhìn thấy, cuộc sống tôi hạnh phúc như thế nào à!
- Cô đang mỉa mai tôi sao!
- Chứ hà cớ chi, cô lại qua bên đây đa! Muốn thăm tôi à!
- Ai nói là tôi qua đây thăm cô chớ, mục đích chính tôi qua bên này. Là muốn nói cho cô biết, tôi không có thua cô đâu. Cho dù cô có đạt đúng tham vọng đi chăng nữa, thì tôi... cũng không bao giờ bỏ qua cho cô, dù chỉ là một canh giờ ngắn ngủi.
- Thế... cô tính làm gì tôi?
- Nói trước thì cũng chẳng còn gì vui nữa, hãy chờ từng ngày, thấm từng chút một. Chứ tôi không bộc ra hết đâu, như vậy thì mất vui.
- Cô chơi tới đâu, thì tôi chiều cô đến cùng. Đừng nghĩ rằng, nói với giọng điệu nhẹ nhàng, nhưng chứa đầy hiểm nguy như vậy, thì tôi lại sợ cô chắc, cô lầm to rồi đó đa. Tôi cũng đã từng gặp rất nhiều người, với thể loại người như cô, tôi không có ngán, ngược lại là đằng khác, tôi muốn xem... coi cô làm trò khỉ gì, để chọc cho tôi cười đây?
- Đừng có mà phách lối, với lại... cô cũng đừng có mà suy nghĩ. Là có thể ỷ vào anh Văn, thì tôi không dám làm gì cô. Tính dựa hơi anh ấy à?
- Cô cũng thừa biết, là anh Văn yêu tôi thế nào mà! Chỉ cần tôi có mệnh hệ gì, lập tức người duy nhất anh ấy nghi ngờ, đó chính là cô đấy.
Thùy Trang hạ người ngồi xuống giường, tay rờ vào bụng:
- Chắc anh Văn vẫn chưa nói cho cô biết, là tôi cũng có mang cốt nhục của nhà này đấy. Cũng sắp tròn một tháng rồi đa.
Lành cũng khá bất ngờ, lập tức cười khinh bỉ:
- Nực cười ghê chưa kìa, cũng chưa đầy một tháng... Trước khi cô sinh đứa nhỏ đó ra, thì con của tôi đã ra đời từ lâu, khi đó nếu là con trai, có lẽ nào mọi chuyện tốt đẹp sẽ thuộc về tôi. Cô không có cửa với tôi đâu.
- Ngày đó chưa tới, sao cô nói hay vậy đa, đoán như thật chớ? Đừng có mà mơ mộng chi nữa, càng mơ cao, té càng đau đó. Nên hãy hạ mình thấp xuống đi, toàn bộ những thứ cô nói chỉ là phán đoán mà thôi.
Bực tức lan tỏa trong lòng Lành, cô liền rời khỏi phòng Thùy Trang lúc bấy giờ.
Từ lúc Hứa Văn nạp thêm vợ mới là Thùy Trang, Lành đơn cô một mình trong gian phòng kể từ lúc này. Nhớ lại những khoẳng khắc mình vừa trở về đây làm dâu, Hứa Văn cũng rất chu đáo với cô, ấy vậy mà giờ đây mọi thứ chỉ mãi là quá khứ, vĩnh hằng và chẳng bao giờ lặp lại với Lành. Biết em hai đang rầu rĩ, tẻ nhạt vì người phụ nữ Thùy Trang kia, vì thế chị cả thường hay qua thăm Lành, trò chuyện cùng cô, mong sao cho Lành vơi đi mất nỗi u sầu, trở nên phấn chấn lại, như vậy đứa bé sẽ chẳng tổn thương.
Mợ cả Cẩm Tú lộ rõ vẻ lo lắng:
- Lành à! Chị biết là em đang buồn, em không có thích Thùy Trang. Nhưng cũng đừng vì thế mà buồn bã chi, sẽ ảnh hưởng không tốt đến đứa bé đó... Chỉ không còn bao lâu nữa thôi, là em đến ngày hạ sinh rồi. Em phải vui lên đi chứ Lành, em cứ như thế này, thì chị lo lung lắm.
Gương mặt Lành vẫn giữ nguyên trạng thái thờ thẫn, chẳng đáp lấy một lời của chị cả kia đang cố sức động viên an ủi Lành, điều này càng khiến mợ cả thêm lo mà thôi, mợ cả lại nói tiếp:
- Em nói gì đó đi chứ Lành, cứ im im lặng lặng, làm chị lo lắm đa.
Khi này, Lành mới chịu mở lời đáp trả:
- Em không biết phải nói gì bây giờ nữa chị ơi?
- Từ lúc chú hai lấy cô Thùy Trang kia về, em cứ rút trong phòng hoài, coi chừng, sanh tâm bệnh đó Lành. Em hãy đi ra ngoài hít thở khí trời đi chớ, nếu đi không nổi, thì để chị dìu.
- Ra ngoài đó, chỉ có tức thêm thôi chị à!
- Sao? Sao lại tức chớ đa?
- Ra ngoài đó, sao mà tránh phải cô ta chứ chị. Kiểu gì cũng gặp, rồi cô ta cũng buông lời nói khoe khoang này nọ. Khi đó, chỉ có nước em tức hơn thôi.
- Thôi được rồi Lành, em không đi cũng không sao hết... bây giờ, chị về phòng nha, gặp em sau.
Mợ cả bước chân ra khỏi ngưỡng cửa.
Một lúc sau, Lành cũng rời khỏi phòng, bước đi đầy nặng nề. Nhưng nào ngờ lúc này, trên con đường Lành bước đi, có một sợi dây khá mỏng, được buộc phía dưới gần chạm mặt đất, vì vậy Lành chẳng thể lường được. Dường như đó là âm mưu của mợ hai Thùy Trang, món quà bất ngờ dành tặng cho mợ hai Lành. Cô bước đi bình thường, mà chẳng phát hiện ra rằng, có một mối đe dọa đến tính mạng của hai mẹ con Lành, đang hiện ngay trước mắt. Lành vẫn cứ từng nhịp tiến bước. Kẻ lập kế cũng xuất hiện từ đằng xa, ả Thùy Trang từ trong nhà, nghiêng người lẫn gương mặt về hướng phải, nhưng cặp mắt lại nhìn về hướng trái, nơi trông thấy Lành, cô ta liền đưa môi nhếch lên tỏ ý cười đắc thắng.
Lành lúc này cũng chẳng hề hay biết, rằng cô đang từng bước tiến đến gần bẫy chết do Thùy Trang sắp đặt, cho đến khi, Lành vấp phải sợi dây đó mà ngã nhào xuống đất. Bụng bầu va xuống nền cỏ. Cơn đau đớn dội lên, Lành ôm bụng ngồi dậy, thét lên khốn cùng:
- A... a... Đau quá!!!
Con Đào vội chạy ra đỡ mợ hai:
- Mợ ơi mợ bị làm sao vậy mợ?
Lành cố rặn từng chữ:
- Mợ... đau quá Đào ơi!
Thùy Trang từ xa ngó xem thành phẩm của mình tạo ra, quá hài lòng mà bước đi đường hoàng vào trong. Tỏ vẻ như chẳng có chuyện gì vừa mới xảy ra.
Sau khi con Đào đưa mợ hai vào phòng, Lành nằm sõng soài trên giường. Thầy Lang Luật được con Đào mời tới khám cho mợ hai. Ông ngồi xuống kế giường Lành, cầm lấy cánh tay Lành để bắt mạch, xem tình trạng lúc này. Đào lắng lo đứng một bên nhìn, sau cùng ông cũng cam kết.
- May mắn là đứa trẻ không có sao! Hãy dặn mợ hai cẩn thận hơn mới được, vì cũng chẳng còn bao tháng nữa, là mợ sắp đến ngày sinh nở rồi.
Con Đào đáp:
- Dạ thầy.
Thầy Lang Luật xách túi hành nghề đặt lên trên vai, đứng khỏi ghế.
Con Đào nói:
- Để tôi tiễn thầy về.
Sau khi con Đào vào lại trong phòng mợ hai, khi này Lành cũng đã tỉnh, vất vả ngồi dậy, gương mặt nhợt nhái, tái mét. Người mà Lành hoài nghi nhất giờ đây, chẳng ngoài ai khác, là Thùy Trang. Khi thấy mợ đã tỉnh, con Đào nói:
- Mợ ơi, mợ thấy trong người sao rồi ạ, đã đỡ chưa mợ?
- Mợ không sao!
- Hồi nãy em có mời thầy Luật về đây, may mà đứa bé vẫn bình ổn mợ ạ.
- Vậy sao? Đúng là con của mình phước lớn mạng lớn! Cô ta nghĩ là có thể làm được hay sao!
- Mợ nói ai thế mợ?
- Ở trong ngôi nhà này, còn ai khác ngoài cô ta chớ!
- Ý mợ, là mợ hai Thùy Trang đó hả?
- Đúng vậy! Chỉ có cô ta! Lẽ nào cô ta đang muốn khiêu chiến, rất tiếc cho cô là con tôi vẫn chẳng sao cả! Một khi tôi mà đã ra tay rồi, cô chỉ có nước đi cầu thần linh.
Đôi mắt sắc lẻm của Lành nhìn chằm chằm vào khoảng không trước mắt, lẽ nào Lành đang toan tính mưu gì, để đền đáp lại món quà bất ngờ đó của Thùy Trang. Với sự cương quyết lần này của Lành, dường như Thùy Trang, sắp phải nhận lấy một thảm kịch mà Lành ban cho. Cô ta sẽ phải đối diện với điềm chẳng lành, khi trù tính không mấy suôn sẻ, để rồi Thùy Trang, vướng phải mối thù này, cô ta sẽ phải hứng lấy những gì chính Lành đáp lễ.
-còn nữa-
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top