về văn hóa
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA.
2.1. Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hoá.
2.1.1. Định nghĩa, vai trò, vị trí của văn hóa.
- Hồ Chí Minh định nghĩa: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".
- Người dự định xây dựng nền văn hoá dân tộc với năm điểm lớn:
"1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội .
4. Xây dựng chính trị: dân quyền.
5. Xây dựng kinh tế."
- Hồ Chí Minh xác định: văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội.
2.1.2. Chức năng của văn hoá:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người. Người thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục lý tưởng cho cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đó là chức năng cao quý của văn hoá.
Hai là, nâng cao dân trí: "mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình... phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết là phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ".
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người tới chân - thiện - mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
2.1.3. Tính chất của văn hoá:
- Tính dân tộc: là cái "cốt", cái tinh tuý bên trong rất đặc trưng của nền văn hoá dân tộc. Nó là cơ sở phân biệt, không nhầm lẫn với văn hoá của các dân tộc khác.
- Tính khoa học: của nền văn hoá phải thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội .
- Tính đại chúng: của nền văn hoá là phục vụ nhân dân, hợp với nguyện vọng của nhân dân, đậm đà tính nhân văn. Đó là nền văn hoá do đại chúng nhân dân xây dựng.
- Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa: thời kỳ đầu Hồ Chí Minh nói tính chất nền văn hoá mới phải "XHCN về nội dung và dân tộc về hình thức". Từ Đại hội III (9-1960), Người có bước phát triển trong tư duy lý luận khi khẳng định nền văn hoá mới là nền văn hoá có nội dung XHCN và tính chất dân tộc.
2.2. Tư tưởng HCM về một số lĩnh vực chính của văn hoá.
2.2.1. Văn hoá giáo dục:
Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục tập trung ở những điểm sau:
- Mục tiêu của văn hoá giáo dục: là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục, có nghĩa là bằng dạy và học. Dạy và học để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất đạo đức; Phải đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có tài "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ...".
- Phải tiến hành cải cách giáo dục: để xây dựng một hệ thống trường lớp với chương trình và nội dung dạy và học thật khoa học phù hợp với những bước phát triển của ta.
- Phải không ngừng nâng cao dân trí.
Như vậy, những quan điểm của Người về văn hoá giáo dục là một hệ thống quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh.
2.2.2. Văn hoá văn nghệ
- Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc.
- Hồ Chí Minh cho rằng: "Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới". Để làm tròn nhiệm vụ, "chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng... đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết".
- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.
- Phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại
2.2.3. Văn hoá đời sống
Quan điểm xây dựng đời sống mới là quan điểm rất độc đáo của Hồ Chí Minh về văn hoá. Khái niệm Đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Các nội dung đó có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu.
- Đạo đức mới: thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng. Người viết: " thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính".
- Lối sống mới: Là xây dựng lối sống có lý tưởng, có đạo đức, đó là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hoá của nhân loại.
- Nếp sống mới: là xây dựng nếp sống mới văn minh; xây dựng những thói quen và phong tục, tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc, "phải cấm hẳn say sưa, cờ bạc, hút xách, bợm bãi, trộm cắp. Phải tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhau, làm cho làng mình thành một làng phong thuần tục mỹ".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top