vệ sinh thú y

Câu 1 Nhiệt độ

-Khái niệm: Nhiệt độ không khí là một đại lượng vật lý biểu thị mức độ nóng hay lạnh của mt k/khí.

-Đơn vị đo:oC(thông dụng),oF, oK

-Dụng cụ đo: Nhiệt kế

-Giá trị nhiệt độ môi trường không khí khá biến động:

+Hai cực T/đất có n/đ thấp(-40oC)

+Nơi nóng nhất: sa mạc Libi (58oC)

+Sa mạc Sahara: nhiệt độ ban ngày là 57oC, ban đêm là -7oC

* Đại khí hậu: yếu tố khí hậu trong phạm vi lớn

Giá trị nhiệt độ của đại khí hậu phụ thuộc vào:

-Bức xạ mặt trời (BXMT phụ thuộc vào vị trí địa lý: càng gần xích đạo BXMT càng lớn)

- Địa hình, thảm thực vật (ả/h đến khả năng hấp thu, giữ nhiệt)

- Độ cao

- Các hđ t/n: núi lửa, động đất…

- Các hoạt động của con người:

+ Trong sinh hoạt: sd các loại n/liệu làm chất đốt, đun nấu

+ Trong sx: g/thông,c/nghiệp…

* Tiểu khí hậu: yếu tố khí hậu trong phạm vi nhỏ

Giá trị nhiệt độ của tiểu khí hậu phụ thuộc vào:

- Nền đại khí hậu: trong nhà và chuồng nuôi có sự thông thoáng tự nhiên thông qua hệ thống cửa.

- Kiểu chuồng, hướng chuồng, k/thước chuồng và v/l làm chuồng

+ Hướng chuồng: mùa đông ấm, mùa hè mát

+ Vật liệu làm mái: ở Việt Nam, người dân thường lợp mái Fibroximang có khả năng hấp thụ nhiệt nhanh và toả nhiệt nhanh

- Các nhân tố tạo nhiệt trong chuồng nuôi: bao gồm

+ Sự có mặt của động vật nuôi: chúng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt làm nhiệt độ chuồng nuôi tăng. Lượng nhiệt sản sinh ra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng, mật độ, loại động vật nuôi.

VD: Bò sữa: P = 400kg    

sản lượng sữa 13l/ngày

Gà hướng trứng: P = 1,8kg                       + Sự tồn lưu của các chất thải trong chuồng nuôi (phụ thuộc vào quy trình chăn nuôi, vệ sinh)

VD: Chăn nuôi gà có các phương thức:-Nuôi trên sàn,Nuôi lồng

Nuôi trên nền có chất độn chuồng (trấu, mùn cưa, rơm rạ)

-Các phương thức chăn nuôi này có sự khác nhau về lượng chất thải tích tụ, độ thông thoáng.

-Nếu điều kiện vệ sinh kém, chuồng bẩn, nhiều phân và chất thải, khi đó các vi sinh vật phân giải làm sản sinh ra nhiệt, đồng thời sinh ra một số khí độc gây ảnh hưởng tới vật nuôi và con người.

*Như vậy, nhiệt độ của tiều khí hậu thường cao hơn nhiệt độ của đại khí hậu. Ngoài ra sự phân bố nhiệt độ ở đại khí hậu cũng khác với tiểu khí hậu: ở đại khí hậu càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm nhưng ở tiểu khí hậu thì ngược lại.

Câu 2. Quá trình sản nhiệt (M)

-Khái niệm: Là quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ trong cơ thể đề giải phóng ra năng lượng. Năng lượng này giúp ổn định thân nhiệt và duy trì sự sống.

-Quá trình này xảy ra ở tất cả các tế bào, các cơ quan trong cơ thể. Mức độ sản nhiệt phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Yếu tố chủ quan (các yếu tố nội tại của cơ thể động vật): cường độ làm việc của các cơ quan, lứa tuổi, tính biệt, loại hình thần kinh…

+ Các cá thể khác nhau  à  khả năng sản nhiệt khác nhau

+ Các cơ quan khác nhau à khả năng sản nhiệt khác nhau,                  trong đó cơ bắp có khả năng sản nhiệt nhiều nhất

- Yếu tố khách quan (các yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sản nhiệt của cơ thể):

+ Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn: Thức ăn giàu protein quá trình sản nhiệt tăng 30-40%, thức ăn giàu gluxit và lipit quá trình sản nhiệt chỉ tăng 4-5%. Căn cứ vào đó có thể điều chỉnh khẩu phần ăn để tác động vào quá trình sản nhiệt.

Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng và nồng độ năng lượng  à  gia súc sản nhiệt tốt

Nếu không cung cấp đủ  à  gia súc phải sử dụng hợp chất hữu cơ trong cơ thể để tạo năng lượng, sản nhiệt  à  hiện tượng sụt cân

+ Môi trường: nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ mặt trời…Nhiệt độ không khí tỷ lệ nghịch với quá trình sản nhiệt. Khi nhiệt độ không khí giảm, quá trình sản nhiệt tăng để chống rét, bảo vệ cơ thể.

-Giữa nhiệt độ không khí, sự thu nhận thức ăn và quá trình sản nhiệt có mối tương quan với nhau. Khi nhiệt độ tăng hay giảm  à tính thèm ăn thay đổi  à  sự thu nhận thức ăn thay đổi  à quá trình sản nhiệt thay đổi

VD: Gà ở 29oC thu nhận thức ăn bằng 85% ở 20oC với cùng một loại thức ăn

Như vậy, mối tương quan trên cho thấy cần phải có khẩu phần ăn hợp lý theo mùa cho gia súc, cụ thể: mùa nóng khả năng thu nhận thức ăn giảm do đó phải cung cấp nhiều protein, mùa lạnh khả năng thu nhận thức ăn tăng nên phải giảm hàm lượng protein.

Câu 3 Quá trình thải nhiệt

Khái niệm: Là quá trình thải lượng nhiệt năng dư thừa ra bên ngoài giúp thân nhiệt ổn định.

Các cơ quan tham gia vào quá trình thải nhiệt:

Da (75-80%)Hô hấp (9-10%)

Tiêu hoá (7-8%),tiết niệu

Quá trình thải nhiệt được thực hiện theo một số phương thức:

a. Phương thức thải nhiệt qua da

Có 3 phương thức:Truyền dẫn đối lưu (tiếp xúc)Bức xạ,Bốc hơi

* Ph/thức truyền dẫn đối lưu (C)

- Nguyên lý: Khi vật có nhiệt độ cao tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp, nhiệt sẽ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp, quá trình này sẽ dừng khi chênh lệch về nhiệt độ ∆t = 0. ∆t càng lớn sự t/nhiệt càng nhanh.

Cơ thể có thể toả nhiệt ra không khí, tiêu hao nhiệt khi hít không khí hay ăn uống.

-Phương thức này được thực hiện khi có đủ các yếu tố cần thiết:

+ Sự chênh lệch nhiệt độ

+ Yếu tố dẫn truyền: hơi nước, gió, sự lưu thông không khí

* Phương thức bức xạ (R)

- Nguyên lý: Đây là phương thức thải nhiệt của những vật có nhiệt độ >0oC. Những vật này có khả năng phát ra những tia bức xạ (hồng ngoại) mang theo nhiệt năng. Những vật có nhiệt độ thấp hơn ở x/quanh sẽ hấp thu nhiệt.

Cơ thể cũng tương tự như vậy, có khả năng phát ra bức xạ mang theo n/lg làm giảm thân nhiệt.

* Phương thức bốc hơi (E)

- Bất kỳ động vật nào cũng thực hiện được 2 phương thức trên, nhưng phương thức bốc hơi chỉ có ở những động vật có tuyến mồi hôi phát triển (ngựa cừu tuyến mồ hôi phát triển; trâu, bò, chó tuyến mồi hôi ít phát triển; gia cầm không có tuyến mồ hôi)

- Nguyên lý: Khi 1g nước bốc hơi sẽ mang đi một lượng nhiệt nhất định bằng 580kcal. Nước bốc hơi mang theo một lượng nhiệt nhất định nhờ đó cơ thể thải được nhiệt ra môi trường.

- Phương thức này được thực hiện khi:

+ Cơ thể con vật có nhu cầu thải nhiệt (khi quá trình sản nhiệt lớn, nhiệt độ không khí cao)

+ Có sự chênh lệch độ ẩm giữa bề mặt da và môi trường không khí

b. Phương thức thải nhiệt theo đường hô hấp

- Phương thức này được tiến hành mạnh ở những loài có tuyến mồ hôi ít phát triển hoặc không có tuyến mồi hôi.

- Nguyên lý: Là quá trình bốc hơi nước qua niêm mạc đường hô hấp trên, nhiệt được thải ra bên ngoài cùng với khí thải ra và hơi ẩm ở trên bề mặt đường hô hấp.

- Ph/thức này phụ thuộc vào:

+ Tần số hô hấp(hay số lượng khí thải ra):Nếu tần số hô hấp càng cao thì qt thải nhiệt mạnh

+ Diện tích bề mặt đường hô hấp (gà há mỏ, chó thè lưỡi)

c. Phương thức thải nhiệt qua đường tiêu hoá

- Nguyên lý: Động vật muốn tiêu hoá phải nâng nhiệt độ thức ăn = nhiệt độ của dịch vị. Việc nâng nhiệt độ thức ăn nước uống sẽ tiêu thụ một lượng nhiệt năng.

- Phương thức này phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, sự chênh lệch giữa nhiệt độ đường tiêu hoá và nhiệt độ thức ăn.

Câu 4 p/trình cân bằng nhiệt

Quá trình sản nhiệt và quá trình thải nhiệt luôn được tiến hành đồng thời trong cơ thể vật nuôi, giúp điều tiết nhiệt cho cơ thể. Hai quá trình này cân bằng nhau khi con vật khoẻ mạnh.

Phương trình:

S = M – (C + R + E + W)

Trong đó:   

M: lượng nhiệt sản sinh ra

C: nhiệt thải ra theo phương thức truyền dẫn đối lưu

R: nhiệt thải ra theo p/thức bức xạ

E: nhiệt thải ra theo phương thức bốc hơi

W: nhiệt thải ra theo đg hh, t/hoá

Khi S = 0: con vật khoẻ mạnh

Khi S > 0: quá trình sản nhiệt tăng, nhiệt năng thừa tích lại trong cơ thể, con vật bị cảm nóng (sốt)

Khi S < 0: quá trình sản nhiệt giảm, thải nhiệt tăng, con vật mất nhiệt, bị cảm lạnh

Phương trình cân bằng nhiệt phụ thuộc vào quá trình sản nhiệt và quá trinh thải nhiệt  à cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: khẩu phần ăn, nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió…Cần điều chỉnh các yếu tố này về chỉ tiêu vệ sinh (giá trị cho phép), tạo điều kiện cho cơ thể duy trì trạng thái cân bằng nhiệt. Đối với nhiệt độ tiểu khí hậu cần phải điều chỉnh về khu nhiệt điều hoà.

* Khu nhiệt điều hoà

- Khái niệm: là khoảng giá trị nhiệt độ của môi trường không khí mà ở đó quá trình sản nhiệt là thấp nhất đồng thời quá trình thải nhiệt cũng thấp nhất nhưng cơ thể vẫn giữ được trạng thái cân bằng về nhiệt.

Ở khoảng nhiệt độ này cơ thể con vật cảm thấy thoải mái nhất, con vật tiêu tốn ít thức ăn nhất, hiệu quả chăn nuôi cao.

à Trong chăn nuôi cần duy trì nhiệt độ chuồng nuôi nằm trong phạm vi khu nhiệt điều hoà.

VD: Khu nhiệt điều hoà của gà

Câu5 Ả/hưởng của nh/độ cao:

- Nhiệt độ cao à giảm quá trình sản nhiệt, tăng quá trình thải nhiệt theo các phương thức: truyền dẫn đối lưu, bức xạ, bốc hơi, thải nhiệt theo cơ quan hô hấp.

- Phản ứng sinh lý:

+ Giảm thu nhận thức ăn, giảm vận động

+ Động vật nằm duỗi dài (tăng S bề mặt), tìm đến nơi mát

+ Uống nhiều nước

+ Tăng cường hô hấp

- Phản ứng bệnh lý:

Khi chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường giảm à phương thức truyền dẫn đối lưu và bức xạ giảm à con vật phải tăng thải nhiệt bằng phương thức bốc hơi ở da, thải nhiệt theo đường hô hấp. 

Nếu độ ẩm không khí cao à sự bốc hơi nước bị trở ngại (do áp lực của hơi nước trong không khí gần bằng áp lực của hơi nước ngoài da) à con vật không thải được nhiệt à nhiệt tích lại trong cơ thể à gây sốt (cảm nóng). Khi sốt quá trình sản nhiệt tăng, sinh các sản phẩm trung gian độc à đi vào máu, mô bào. Nếu nặng à chết do khó thở, nhiễm độc

Nếu độ ẩm thấp à cơ thể tăng cường quá trình thải nhiệt theo phương thức bốc hơi ở da, đường hô hấp à con vật mất nước, rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng chất điện giải, da, niêm mạc đường hô hấp khô à dễ xây xát, tạo điều kiện cho VSV xâm nhập gây bệnh.

à Biện pháp:

- Xây dựng chuồng trại đúng quy cách, thông thoáng

- Bố trí mật độ gia súc trong chuồng nuôi phù hợp

- Cung cấp đủ nước cho vật nuôi

- Không để gia súc làm việc giữa trưa nắng

Câu6  Ả/hưởng của nh/độ thấp

Khi nhiệt độ thấp

- Phản ứng sinh lý: Giảm thải nhiệt và tăng quá trình sản nhiệt: tăng thu nhận thức ăn, tăng tiêu hoá hấp thu, tăng vận động (run, co cơ dựng lông), nằm sát nhau, hô hấp chậm và sâu làm giảm thải nhiệt …

- Phản ứng bệnh lý: khi nhiệt độ môi trường quá thấp và kéo dài, chệnh lệch giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường lớn à phương thức truyền nhiệt đối lưu (C) và bức xạ (R) tăng cường.

+ Nếu độ ẩm không khí cao, sức dẫn nhiệt của không khí ẩm > sức dẫn nhiệt của không khí khô à con vật mất nhiều nhiệt theo phương thức C và R à bị cảm lạnh. Cơ quan xa tim (mũi, tai) bị giảm nhiệt, tiêu hoá bị ảnh hưởng: con vật dễ đi ỉa.

+ Nếu độ ẩm thấp: khi đó cơ thể bị mất nhiều nhiệt theo phương thức truyền dẫn đối lưu và bức xạ. Không khí khô à khô da, niêm mạc à dễ bị tổn thương.

à Biện pháp:

- Làm ấm chuồng nuôi bằng hệ thống sưởi, đèn hồng ngoại, che kín chuồng nuôi tránh gió lùa

- Cung cấp đủ thức ăn cho vật nuôi để tăng quá trình sản nhiệt

- Không để gia súc làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt

Câu 7 Độ ẩm m/trường ko khí

- Khái niệm: Là đại lượng vật lý biểu thị sự có mặt của hơi nước trong không khí.

- Đơn vị: %, g/m3, mmHg, mb (1mb = 3/4mmHg)

- Dụng cụ đo: Ẩm kế ,Ẩm ký: Đo độ ẩm và ghi lại bằng đồ thị biểu thị trên hinh vẽ

- Ẩm độ thay đổi là do nguyên nhân sinh ẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo ẩm và khuếch tán hơi nước trong k/khí

- Nguyên nhân sinh ẩm:

+ Trong tự nhiên:

-Sự bốc hơi nước của sông ngòi (nguồn nước bề mặt)

-Các hiện tượng tự nhiên khác: mưa, thác nước, nắng

-Các quá trình sinh học của đ/vật

-Do hoạt động của con người: bao gồm cả hoạt động trong sinh hoạt và trong sản xuất sản xuất

+ Trong chuồng nuôi:

-Ẩ/độ của đại khí hậu (10 - 15%)

-Các nguyên nhân trong chuồng nuôi (85 - 90%), gồm:

75% lg hơi nc do v/nuôi sản sinh     

10 - 15% hơi nước từ máng ăn, máng uống, nền chuồng (chủ yếu phụ thuộc vào quy trình chăn nuôi, quy trình vệ sinh, chú ý cách cung cấp nước uống)

VD:

Bò P = 400kg thải ra 8,4 - 13,4kg hơi nước/ngày đêm

Lợn nái nuôi con thải ra 2,2kg hơi nước/ngày đêm

Gà hướng trứng P1,8kg thải ra 120g hơi nước/ngày đêm

- Đo độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng nuôi:

+ Đo ở 5 vị trí

+ Đo ở ngang tầm hô hấp với vật nuôi

Câu 8.Một số pp biểu thị độ ẩm

a. Độ ẩm cực đại (E)

- Khái niệm: Là lượng hơi nước lớn nhất (tính theo g) có trong 1m3 không khí ở điều kiện nhất định. Khi đó không khí ở trạng thái bão hoà hơi nước.

- Đơn vị: g/m3

- Giá trị độ ẩm cực đại luôn biến thiên theo giá trị nhiệt độ

+ Khi nhiệt độ tăng à khả năng chứa đựng hơi nước của không khí tăng (E tăng)

+ Khi nhiệt độ giảm à E giảm à thừa ra một lượng hơi nước à nước đọng lại ở những nơi có nhiệt độ thấp (góc tường, nền chuồng) (nồm)

b. Độ ẩm tuyệt đối (e)

- Khái niệm: Là lượng hơi nước (tính theo g) thực tế có trong 1m3 không khí ở nhiệt độ nhất định.

- Đơn vị: g/m3

- Giá trị của độ ẩm tuyệt đối cũng tỷ lệ thuận với nhiệt độ (nhiệt độ không khí tăng à nước bốc hơi tăng, khả năng chứa đựng hơi nước của không khí tăng à e tăng),nhưng độ ẩm t/đối p/thuộc nhiều hơn vào nguồn sinh ẩm.

Trong chuồng nuôi:

Nguồn sinh ẩm:

+ một phần do hơi nước từ không khí bên ngoài

+ một phần do hơi nước của nước dùng trong chuồng,phân,nước tiểu

à Khi khống chế được nguồn sinh ẩm thì khi nhiệt độ tăng, e cũng tăng nhưng tăng ít.

- Trong tiểu khí hậu chuồng nuôi: càng lên cao e càng lớn và không khí càng ẩm thì càng nhẹ

c. Độ ẩm tương đối (r%)

- C/t tính: r (%) = e/E x 100

với 0 ≤ r ≤ 100

- Ý nghĩa:

+ r tỷ lệ nghịch với nhiệt độ à cơ sở để giảm nhiệt độ chuồng nuôi (hè dùng dàn mát để tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ)

+ Căn cứ vào giá trị của r, ta biết được không khí khô hay ẩm

r càng nhỏ (e << E) à không khí càng khô

r cg lớn (e gần E)àk/khí càng ẩm

Ở Việt Nam, quy định về r

- Chỉ tiêu vệ sinh: khác nhau tuỳ từng nước, đối với VN r (%)

d. C/lệch độ ẩm bão hoà (d)

- Được xác định bằng hiệu số của độ ẩm cực đại (E) và đ/ẩm tuyệt đối (e)

d = E – e     (g/m3)

- Ý nghĩa: cho biết lg hơi nước mà 1m3 không khí ở thời điểm đó còn có thể chứa đựng được.

e. Điểm sương (P)

- Là khái niệm chỉ giá trị nhiệt độ không khí mà ở đó độ ẩm tuyệt đối đạt giá trị cực đại e = E. Khi đó k/khí đạt tới trạng thái bão hoà.

-Điểm hoá sương phụ thuộc: lượng hơi nước và một số hạt nhân tạo hạt (bụi).

- Xác định điểm sương: phải biết giá trị e sau đó tra bảng E, tìm giá trị nhiệt độ mà ở đó e = E

- Điểm sương hay xảy ra ở giai đoạn có sự chệnh lệch nhiệt độ (ngày - đêm) và kết hợp với luồng ẩm (gió Đông Nam)

Khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột, E giảm nhanh à lượng hơi nước thừa sẽ đọng lại trên tường, nền chuồng à trong chăn nuôi phải có những tác động để giữ nhiệt độ không khí chuồng nuôi cao hơn điểm sương (sưởi).

Câu 9 Ảnh hưởng của ẩm độ đến cơ thể động vật

Ẩm độ cùng với nhiệt độ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến cơ thể động vật

a. Độ ẩm cao, nhiệt độ cao: (nóng ẩm - lúc sắp mưa)

Nhiệt độ cao à giảm quá trình sản nhiệt, tăng quá trình thải nhiệt theo các phương thức: truyền dẫn đối lưu, bức xạ, bốc hơi, thải nhiệt theo cơ quan hô hấp.

- Nhưng khi chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường giảm à phương thức truyền dẫn đối lưu và bức xạ giảm à con vật phải tăng thải nhiệt bằng phương thức khác.

- Khi độ ẩm không khí cao à sự bốc hơi nước bị trở ngại (do áp ực của hơi nước trong không khí gần bằng áp lực của hơi nước ngoài da) à con vật phải tăng thải nhiệt theo cơ quan hô hấp, tiêu hoá.

- Phản ứng sinh lý:

+ Giảm thu nhận t/ăn, giảm v/đ

+ Động vật nằm duỗi dài (tăng S bề mặt), tìm đến nơi mát

+ Uống nhiều nước

+ Tăng cường hô hấp

- Phản ứng bệnh lý:

Con vật không thải được nhiệt à nhiệt tích lại trong cơ thể à gây sốt (cảm nóng). Khi sốt quá trình sản nhiệt tăng, sinh các sản phẩm trung gian độc à đi vào máu, mô bào. Nếu nặng à chết do khó thở, nhiễm độc

b. Độ ẩm cao, nhiệt độ thấp

Khi nhiệt độ thấp

- Phản ứng sinh lý: Giảm thải nhiệt và tăng quá trình sản nhiệt: tăng thu nhận thức ăn, tăng tiêu hoá hấp thu, tăng vận động (run), nằm sát nhau …

- Phản ứng bệnh lý: khi nhiệt độ môi trường quá thấp và kéo dài, chệnh lệch giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường lớn à phương thức truyền nhiệt đối lưu (C) và bức xạ (R) tăng cường. Độ ẩm không khí cao, sức dẫn nhiệt của không khí ẩm > sức dẫn nhiệt của không khí khô à con vật mất nhiều nhiệt theo phương thức C và R à bị cảm lạnh. Cơ quan xa tim (mũi, tai) bị giảm nhiệt, tiêu hoá bị ảnh hưởng: con vật dễ đi ỉa.

c. Độ ẩm thấp,nhiệt độ cao (Miền Trung - gió Lào)

Khi độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, cơ thể tăng cường quá trình thải nhiệt theo phương thức bốc hơi ở da, đường hô hấp à con vật mất nước, rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng chất điện giải, da, niêm mạc đường hô hấp khô à dễ xây xát, tạo điều kiện cho VSV xâm nhập gây bệnh.

d. Độ ẩm thấp, nhiệt độ thấp (lạnh, hanh khô)

Khi đó cơ thể bị mất nhiều nhiệt theo phương thức truyền dẫn đối lưu và bức xạ. Không khí khô à khô da, niêm mạc à dễ bị tổn thương

Câu 10Biện pháp kiểm soát độ ẩm trong chuồng nuôi

Bất kì nhiệt độ cao hoặc thấp, nếu chuồng nuôi ẩm ướt đều không tốt:

+ Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao à làm tăng sự toả nhiệt à con vật bị lạnh + Nhiệt độ cao, ẩm độ cao à làm cản trở quá trình toả nhiệt à nhiệt tích lại

à Phải có những biện pháp khống chế độ ẩm:

- Giảm các nguyên nhân sinh ẩm

- Thực hiệnh tốt các quy trình vệ sinh chăn nuôi (chuồng sạch, khô ráo), thay chất độn chuồng

- Sử dụng một số vật liệu có khả năng hút ẩm như vôi bột, chất độn chuồng (không độn chuồng cho gia cầm vì bụi).3kg vôi bột hút được 1kg hơi nước

- Cải tạo kiểu chuồng nuôi, hướng chuồng (mùa nóng phải thoáng mát, mùa lạnh phải ấm áp)

Câu 11 B/xạ mặt trời

1. Khái niệm

- Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng do mặt trời phát ra, đây là dạng năng lượng đầu tiên của mọi dạng năng lượng khác.

- Bức xạ mặt trời tạo ra chế độ nhiệt ẩm nhất định, từ đó ảnh hưởng đến gió, áp suất, gây ra các hiện tượng mây mưa, sấm chớp…

2. Thành phần bức xạ mặt trời

Bức xạ mặt trời đc chia làm 5 tia c/bản với các bước sóng# nhau:

- Tia sáng có bước sóng cực ngắn: λ < 10nm

+ Tia sáng này không truyền tới mặt đất do đã bị hấp thụ ở các tầng không khí phía trên à chỉ nghiên cứu để ứng dụng.

+ Liều thấp, không liên tục à kích thích sinh trưởng

+ Liều cao à tác dụng chữa bệnh do: ion hóa các chất trong tế bào, thực hiện quá trình sát khuẩn đối với nước, không khí, hạt giống…

- Tia tử ngoại: λ = 10 - 400nm

Gồm 3 loại:

C: 10 - 280nm : được tầng ozone hấp thu, không xuống được mặt đất.

B: 280 - 320nm

A: 320 - 400nm      

- Ánh sáng nhìn thấy (ánh sáng trắng): λ = 400 - 760nm

Có 7 tia tạo thành ánh sáng nhìn thấy: đỏ, da cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím.

- Tia hồng ngoại: λ = 760 - 2800nm (năng lượng chủ yếu là dạng nhiệt năng)

- Sóng dài vô tuyến: λ > 2800nm

Ứng dụng chủ yếu trong truyền thông tin, vô tuyến

à Bức xạ mặt trời gây ảnh hưởng rất phức tạp đến sinh vật, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào:

+ Tỷ lệ từng loại tia

+ Thời gian chiếu

+ Thể trạng của con vật

Câu 12 Tác dụng sinh học của tia tử ngoại

Tia tử ngoại sau khi chiếu vào cơ thể thường được hấp thu ở lớp sừng của da, sự hấp thụ này hầu như hoàn toàn. Sau đó gây ra hiệu ứng về mặt hóa học và hiệu ứng về quang điện ly (tùy thuộc liều lg, bước sóng, thời gian chiếu).

a. Về mặt hóa học

- Có khả năng chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D

+ Vai trò của vitamin D: điều hòa quá trình hấp thu và chuyển hóa khoáng đặc biệt là Ca, P à giúp phát triển bộ xương, tham gia các phản ứng sinh học trong cơ thể. P cần cho màng tế bào.

+ Ứng dụng : Chiếu trong chuồng với liều khác nhau

-Chữa bệnh còi xương(gia súc non),mềm xương(gia súc t/thành)

-Giúp tăng sinh tg ở gia súc non

- Tia tử ngoại tham gia tổng hợp 1 số men, đặc biệt là các men tổng hợp protein, axit nucleic…à giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển tốt.

Ứng dụng: chiếu tia tử ngoại cho động vật mới ốm dậy à nâng cao sức đề kháng

- Tia tử ngoại khi chiếu với liều lượng và thời gian phù hợp sẽ tác động vào các mạch máu ngoại vi, vào hệ thống tuần hoàn à làm nâng cao các phản ứng đặc hiệu của cơ thể à tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

- Nếu chiếu với liều cao trong thời gian dài sẽ gây hiện tượng stress

+ Lúc đầu cơ thể tự bảo vệ bằng cách tạo ra sắc tố đen (Melanin) tạo lớp ngăn ảnh hưởng của tia tử ngoại. Tia tử ngoại sẽ oxy hóa gốc SH ở tầng vỏ của da, làm tăng hoạt tính của men Tyrozinaza, tăng cường quá trình hình thành sắc tố đen, làm da đen.

+ Khi t/g chiếu dài,liều cao hơn:

-Làm thay đổi, phá hủy cấu trúc da: gây viêm da làm lớp sừng của da dày lên, da bị xạm lại, da bị lão hóa, giảm hoặc mất khả năng phục hồi, xuất hiện các nếp nhăn, giảm dần tính đàn hồi.

-Tia tử ngoại có thể gây ung thư da do tia A và B khi tác động vào da sẽ kích thích tạo ra đồng phân Pyrinidine trong ADN của tế bào da, làm cấu trúc ADN của tế bào da bị thay đổi, chức năng của ADN bị mất đi, tế bào phát triển không b/thường, dẫn tới ung thư.

-Tia tử ngoại tác động mạnh đến những tế bào tân sinh (tb máu, tế bào sdục) gây thiếu máu, vô sinh.

-Tia tử ngoại có λ ≤ 280nm có khả năng ngưng kết, phá hủy thể keo của nguyên sinh chất à phá hủy tế bào. Lợi dụng tính chấ này để chế tạo đèn tử ngoại tiến hành vô trùng trong phòng thí nghiệm, không khí, nước uống…

b. Hiệu ứng quang điện ly

- Tia tử ngoại khi chiếu vào có khả năng tạo dòng điện sinh học (do có các electron tự do của các nguyên tử cấu tạo nên tế bào). Khi chiếu tia tử ngoại điện tích âm bật ra ngoài à tạo ra sự chênh lệch điện tích à xuất hiện dòng điện sinh học. Cường độ dòng điện sinh học tùy thuộc vào sự tác động của tia tử ngoại.

- Ứng dụng: chiếu tia tử ngoại tạo dòng điện sinh học có cường độ nhỏ có tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất.

Câu 13 Tác dụng sinh học của tia hồng ngoại

- Là tia có bước sóng dài, mang năng lượng ở dạng nhiệt năng

- Nếu chiếu với mật độ thích hợp, tia hồng ngoại có khả năng được hấp thụ gần như hoàn toàn ở lớp sừng của da, gây ra những tác động về nhiệt, đồng thời làm mạch máu ngoại vi giãn, tuần hoàn được tăng cường à cải thiện các quá trình sinh học, quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể phát triển tốt, nhanh lành vết thương.

- Nếu chiếu tia hồng ngoại với cường độ lớn trong thời gian dài:

+ Khi nhiệt độ da tăng đến 445 % à gây hiện tượng bỏng bức xạ (có cảm giác nóng, rát, đỏ), đồng thời ảnh hưởng đến cấu trúc da và mạch máu ngoại vi. Mạch máu ngoại vi giãn à làm tăng tính thấm thành mạch, gây hiện tượng phù nề.

+ Nếu chiếu trực tiếp vào đầu à nhiệt độ hộp sọ và não tăng 40 - 410C trong khi đó thân nhiệt vẫn bình thường à dẫn đến tổn thương thần kinh trung ương, gây rối loạn các trung khu: trung khu điều tiết nhiệt, trung khu hô hấp, trung khu vận mạch.

*Biểu hiện:

-Con vật loạng choạng, run rẩy, bại liệt từng phần, hô hấp tăng, rối loạn hoạt động tim mạch

-Máu dồn lên não và màng não gây hiện tượng xung huyết màng đại não. Đại não xuất huyết điểm và thủy thũng. Máu dồn lên não nhiều có thể gây vỡ mạch máu não, và tử vong.

Câu 14 Tác động của bức xạ mặt trời với cơ thể động vật

Tác động này tùy thuộc vào số lượn các tia, thời gian chiếu và cơ địa từng con vật

- Tác động đến da: nếu thời gian lâu dài, gây viêm da, ung thư

- Tác động đến mắt: bức xạ mặt trời làm biến đổi nhất thời cấu trúc protein nhận cảm, nhìn lâu vào ánh sáng mặt trời à không cảm nhận được ánh sáng. Thông qua thần kinh thị giác kích thích các tuyến nội tiết

- Tác động đến hệ thần kinh trung ương: ảnh hưởng đến co giãn mạch, toát mồ hôi, t/đổi khoáng…

- Tác động đến máu: bức xạ phù hợp làm tăng hồng cầu, bạch cầu, γ- globulin.

- Tác động đến hô hấp, tuần hoàn: bức xạ mặt trời thích hợp làm tăng hô hấp, tuần hoàn

- Tác động đến trao đổi chất: tăng cường các quá trình trao đổi chất, tăng khả năng sản sinh tinh trùng.

- Tác động s/khuẩn, diệt m/bệnh

Câu 15 Ứng dụng BXMT

- Với ánh sáng tự nhiên: phải xác định l/lượng á/s đi vào chuồng: căn cứ vào hệ số chiếu sáng 

Q =∑ S các cửa sổ/∑ S nền chuồng

Với gia súc giống: lượng ánh sáng phải nhiều: q = 1/8 - 1/10

Với gia súc vỗ béo: phải giảm ánh sáng: q = 1/12 - 1/15

- Tùy loài, tuổi gia súc, gia cầm mà có thời gian và cường độ chiếu sáng khác nhau

Mùa nóng: vào tuần tuổi thứ 2: gà con thương phẩm chuyển sang ánh sáng tự nhiên, gà giống tiếp tục chiếu ánh sáng với cường độ 3 - 4 w/m3. Gà đẻ cường độ ánh sáng thích hợp là 3,5 - 4 w/m3.

- Bức xạ mặt trời được ứng dụng để tạo ra các loại đèn chữa bệnh (đèn hồng ngoại, đèn tử ngoại): giúp tăng cường trao đổi chất, chữa còi xương, mềm xương, xử lý u ngoại vi, tạo sẹo…

- Bức xạ mặt trời được ứng dụng để diệt khuẩn, mầm bệnh.

Câu 16. Khí O2

a. Nguồn gốc: O2 trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp. Cây xanh có khả năng sản xuất O2 dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

b. Tính chất:

- O2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí

d = 32/29 = 1,1

- O2 ít tan trong nước: 100ml nước ở 200C, 1atm hòa tan 3,1ml khí O2.

- Độ tan: S = 0,0043g/100g nước.

c. Tác động sinh học:

- O2 là dưỡng khí đối với cơ thể

- Thiếu O2 gây rối loạn quá trình oxy hóa - khử ở mô bào, quá trình trao đổi chất diễn ra không hoàn toàn, hình thành các sản phẩm độc trung gian, làm cơ thể mệt mỏi, ngạt và chết.

d. Ý nghĩa vệ sinh:

- Việc xác định nồng độ O2 trong không khí không có ý nghĩa thực tế về mặt vệ sinh vì lượng O2 trong chuồng gần như lượng O2 trong không khí.

- Khi hàm lượng một số khí khác tăng như hàm lượng O2 trong không khí giảm, khi đó cần có các biện pháp làm thông thoáng chuồng nuôi để cung cấp O2 vào tiểu khí hậu chuồng nuôi.

 - Khi vận chuyển gia súc từ vùng đồng bằng lên miền núi cao và ngược lại cần chú ý vì lên cao hàm lượng O2 trong không khí giảm, gia súc thường mệt mỏi; vì vậy cần có thời gian để gia súc thích nghi với sự thay đổi này.

Câu 17. Khí CO2

a. Nguồn gốc

- Trong tự nhiên:

+ CO2 là sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch: than đá, khí gas, xăng dầu…

+ CO2 là sản phẩm của quá trình lên men, thối rữa…

+ CO2 là sản phẩm của quá trình h/hấp của t/vật,đ/vật và con người.

- Trong chuồng nuôi:

­+ CO2 do v/n thải ra qua hơi thở

+ CO2 sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu dùng để sưởi ấm

+ CO2 là sản phẩm của quá trình lên men phân giải t/ăn, nc tiểu…

- Trong cơ sở giết mổ:

-trong cơ sở chế biến sp đv:

b. Tính chất

- CO2 là khí nặng hơn không khí, có tỷ trọng d = 1,529; không màu, không mùi

- Trong không khí, trung bình CO2 chiếm 0,32% (thường dao động từ 0,3 - 0,4%)

- Trong chuồng nuôi, CO2 thường ở lớp không khí phía dưới (gần nền chuồng) và ở góc chuồng

- CO2­ trong tiểu khí hậu chuồng nuôi thường cao hơn trong đại khí hậu, hàm lượng biến động tùy thuộc vào độ thông thoáng của chuồng. Nếu chuồng sạch, thoáng thì lượng CO2 trong chuồng chỉ gấp 2 - 3 lần lượng CO2 trong đại khí hậu. Nếu chuồng bẩn, kém thoáng thì lượng CO2 đạt 0,5 - 1%.

- CO2 là chất khí có khả năng hấp thu mạnh bức xạ mặt trời, là chất có vai trò lớn trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính.

- CO2 là 1 chỉ tiêu đánh giá mức độ thông thoáng của chuồng nuôi

- Tiêu chuẩn v/s: 0,25 - 0,3%.

c. Tác động sinh học

- Bình thường CO2 là chất khí không độc, có tác dụng kích thích trung khu hô hấp. Người ta đã ứng dụng điều này trong chữa ngạt thở bằng cách bổ sung 5% CO2 vào khí O2 giúp cơ quan hô hấp nhanh hồi phục.

- Khi CO2 tăng, tỷ lệ O2/ CO2 thay đổi, gây hiện tượng thiếu O2 giả, cơ thể tăng quá trình hô hấp, trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất diễn ra không hoàn toàn, sinh ra các sản phẩm trung gian gây ngộ độc. Ngoài ra CO2 còn vào máu và mô bào, ảnh hưởng đến hệ đệm, gây ngộ độc toan.

- Nồng độ CO2 ≤ 1%: con vật thở sâu và rối loạn vận mạch, con vật mệt mỏi, giảm sức đề kháng và sức sản xuất.

- Nồng độ CO2 = 4 – 5%: kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ho, nóng ngực, tim đập nhanh và rõ, áp lực máu tăng.

- Khi nồng độ CO2 giảm thấp < 0,02% cũng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp vì cơ thể hô hấp cần CO2 và O2 với tỷ lệ nhất định (95% O2, 5% CO2). Khi CO2 giảm thấp, ảnh hưởng đến sự thu nhận khí của cơ thể (ít xảy ra trong tự nhiên).

d. Biện pháp kiểm soát khí CO2

- Có các biện pháp bảo vệ mt

- Giảm nguyên nhân sinh ra CO2 trong chuồng nuôi

- Xây dựng chuồng trại thông thoáng, đạt tiêu chuẩn

- Thực hiện đúng quy trình chăn nuôi và vệ sinh

Câu18 Khí CO

a. Nguồn gốc

- Trong tự nhiên:

+ CO được tạo ra do quá trình đốt chảy nhiên liệu trong điều kiện thiếu O2

+ CO có nhiều trong hầm mỏ

+ Trong đất có 1 số quá trình hình thành khí CO

­- Trong chuồng nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm động vật: CO sinh ra do việc đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn, đặc biệt là việc sử dụng than đá làm khí đốt.

b. Tính chất

- CO là chất khí không màu, không mùi, không kích thích thần kinh và niêm mạc nên rất khó nhận biết

- CO tồn tại lâu trong môi trường : 4 tháng - 1 năm tùy mức độ thông thoáng à gây ảnh hưởng lâu dài đến những động vật sống trong môi trường có CO.

c. Tác động sinh học

CO vào phổi rồi vào máu. CO và Haemoglobin (Hb) có ái lực rất lớn, lớn hơn nhiều lần so với ái lực của O2 và Hb (ở người: gấp 300 lần, thỏ: gấp 150 lần).

CO + Hb = HbCO

à Do đó có thể bị thiếu O2, nhất là ở não.

- Tiêu chuẩn vệ sinh: trong chăn nuôi CO < 0,02 mg/l.

d. Biện pháp kiểm soát

- Đảm bảo chuồng thông thoáng

- Hạn chế sử dụng than hoặc đốt cháy nhiên liệu để sưởi

Câu 19 Khí NH3 (Amoniac)

a. Nguồn gốc

- NH3 là sản phẩm của sự phân giải các hợp chất hữu cơ chứa nitơ

- Trong tự nhiên, NH3 từ 0,001 – 2,5 mg/m3

- Trong chuồng nuôi: NH3 là sản phẩm của sự phân giải phân, nước tỉeu, chất thải, thức ăn thừa…

+ Trong nước tiểu có ure à phân giải thành NH3

+ Trong phân có nhiều chất hữu cơ chứa nitơ chưa được phân giải hết, đặc biệt là trong phân gia súc bị bệnh đường tiêu hóa, gia súc ăn nhiều protein.

- Trong cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm động vật: NH3 là sản phẩm của sự phân giải các chất chứa trong dạ dày, ruột, các sản phẩm phụ của quá trình giết mổ, chế biến.

b. Tính chất

- Không màu, mùi khai, kích thích đầu mút dây thần kinh

- Tỷ trọng d = 0,769, nhẹ hơn không khí, dễ hòa tan

- Dễ hấp thụ trên bề mặt ẩm

c. Tác động sinh học

- NH3 kích thích niêm mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp. Biểu hiện:

+ con vật ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt ( khi nồng độ thấp, thời gian kích thích ngắn)

+ khi nồng độ cao gây viêm niêm mạc mắt, viêm dính bờ mi, viêm đường hô hấp trên

- Khi nồng độ cao, thời gian tác động dài: NH3 hòa tan trong niêm dịch, hấp thu vào máu, làm hệ đệm của máu thay đổi, tăng kiềm dự trữ của máu, làm con vật trúng độc kiềm.

NH3 còn kết hợp với Hb à làm chức năng vận chuyển O2 của Hb mất, con vật thiếu O2 ở mô bào.

- Sau đó, NH3 lên não kích thích thần kinh trung ương gây rối loạn hô hấp, con vật hôn mê

- Chú ý: nếu hàm lượng NH3 thấp, cơ thể có khả năng tự giải độc, đào thải NH3 qua nước tiểu

NH3 + CO2 à (NH2)2CO

- Tiêu chuẩn vệ sinh:

d. Biện pháp kiểm soát

- Giảm thiểu các nguyên nhân sinh NH3­, đảm bảo quy trình chăn nuôi, vệ sinh loại bỏ các chất thải trong chuồng nuôi, vệ sinh chuồng trại.

- Hàm lượng NH3­ trong không khí tỷ lệ thuận với độ ẩm à phải giảm độ ẩm kết hợp làm thông thoáng chuồng.

- Dùng 1 số chất có khả năng hấp phụ, trung hòa như than, vôi…

Câu 20. Khí H2S (Hydro sulfua)

a. Nguồn gốc

H2S là sản phẩm của quá trình phân giải hợp chất hữu cơ có chứa S (phân, chất thải, thức ăn thừa, sản phẩm phụ của quá trình giết mổ, chế biến)

b. Tính chất

- H2S là chất khí không màu, mùi trứng thối

- Có tính chất tương đối giống NH3: dễ hấp phụ trên bề mặt ẩm, dễ hòa tan trong nước, trong hơi ẩm. Nhưng sau khi hấp phụ, H2S được cố định bền ở môi trường và các vật liệu à gây mùi hôi thối kéo dài, lưu cữu trong chuồng nuôi ( khác với NH3: NH3 khi hấp phụ vào những vật ẩm, không khí ẩm, nếu làm thông thoáng thì NH3 có khả năng tách ra).

- H2S có tính axit, có khả năng kích thích đầu mút dây thần kinh

c. Tác động sinh học

- Khi vào cơ thể gây kích thích và viêm cục bộ

Khi vào đg hh,trong niêm dịch:

H2S + NaOH à Na2S + H2O

H2S + KOH à K2S + H2O

Na2S và K2S kích thích đầu mút dây thần kinh, gây viêm cục bộ

- Khi Na2S vào máu, Na2S lại được thủy phân thành H2S

Na2S + H2O à NaOH + H2S tân sinh

H2S tân sinh có tác động mạnh, ảnh hưởn sâu sắc hơn so với H2S ở môi trường.

+ H2S tân sinh kết hợp với Fe2+ trong nhân Hem của Hb, làm cơ thể thiếu O2.

+ H2S tân sinh theo máu đến thần kinh trung ương, tác động đến trung khu hô hấp, tuần hoàn, vận mạch à làm rối loạn hô hấp, tuần hoàn, vận mạch, gây chết.

- Tiêu chuẩn vệ sinh trong chuồng nuôi: < 0,01 ml/l (10 ppm) hoặc 0,015 mg/l

d. Biện pháp kiểm soát

- Có những biện pháp như với khí NH3:

+ Thực hiện tốt quy trình vệ sinh, quy trình chăn nuôi

+ Xây dựng chuồng đảm bảo thông thoáng

- Biện pháp hóa học:

+ Dùng chất ngụy trang, có mùi mạnh hơn, ưa thích hơn phun phủ lên trên ( sử dụng nhiều trong y tế, công sở)

+ Dùng những chất trung hòa, là những chất có tính oxy hóa như O3, dung dịch H2O2, KMnO4, K2Cr2O7, Clo và các chế phẩm của Clo ( NaOCl, Ca(OCl)2, nước Javen...), thường sử dụng NaOCl 2%, Ca(OCl)2 2% phun sương trong môi trường không khí:

NaOCl + H2O à HOCl + HCl

HOCl à [O] + HCl

H2S + [O] à S + H2O

+ Dùng chất hấp phụ, hấp thụ: than hoạt tính, vôi... vừa giảm được độ ẩm trong chuồng nuôi

- Biện pháp sinh học:

+ Dùng các chế phẩm được chiết ra từ cây cỏ tự nhiên: De-odorase dùng phun sương hoặc bổ sung vào thức ăn với hàm lượng 120 g/tấn thức ăn. Cơ chế tác động: giúp tiêu hóa và hấp thu triệt để hơn, kích thích sinh trưởng à sản phẩm khi thải ra ngoài triệt để hơn, giúp cải thiện k/hậu ch/nuôi.

+ Dùng các chế phẩm được tạo thành từ vi khuẩn:

Chế phẩm EM (Effective Micro-organisms): chế phẩm này được tạo thành từ khoảng 80 loại vi khuẩn trong tự nhiên với các nhóm khác nhau, tác dụng giống De-odorase: tăng tiêu hóa, kích thích sinh trưởng.

Chế phẩm Bamix (do Việt Nam sản xuất, tương tự EM)

Những chế phẩm này có thể phun vào chuồng, chất độn chuồng hoặc trộn vào thức ăn. Với gà, do sợ độ ẩm nên thường trộn vào chất độn chuồng hoặc trộn vào thức ăn.

Câu 21.Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO – Dissolved Oxygen)

* Khái niệm

DO là hàm lượng oxy hòa tan trong nước tính bằng số mg oxy có trong 1 lít nước

Đơn vị: mg/l

* Phương pháp xác định DO

- Phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm

- Dùng thiết bị phân tích nhanh

* Nguồn gốc oxy trong nước và các yếu tố ảnh hưởng tới DO

- Từ Oxy trong không khí đi vào nước. Điều này tùy thuộc vào:

+ Diện tích tiếp xúc của nước với không khí

+ Nhiệt độ của nước

+ Áp suất không khí

+ Độ kh/tán của Oxy vào nước

VD: Tại p = 760 mmHg

à Khi nhiệt độ tăng thì DO giảm

Oxy trong thực tế chỉ dao động trong khoảng 70 – 80%.

Trong nước có sự phân tầng về nhiệt độ, điều này phụ thuộc vào mùa.dẫn tới có sự phân tầng về DO, do đó khi sử dụng nước trong chăn nuôi cần chú ý điều này.

- Do ảnh hưởng của các thực vật thủy sinh

+ Ban ngày, các thực vật thủy sinh thực hiệnn quá trình quang hợp, nhả O2 vào nước à DO tăng.

+ Ban đêm, chúng hô hấp lấy O2 nhả CO2 à DO giảm

à gần sáng DO đạt g/trị nhỏ nhất.

- Do các thành phần hóa học và vi sinh vật trong nguồn nước:

+ Các chất thải, chất hữu cơ trg nc khi chuyển hóa thường tiêu hao O2

VD: để chuyển hóa 

+ Trong nước nếu có nhiều vi sinh vật hiếu khí thì DO cao. Nếu có nhiều vsv yếm khí thì DO thấp

* Ý nghĩa

- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước có quan hệ với khả năng tự làm sạch của nước. Khi DO < 4mg/l thì nguồn nước mất khả nằng tự làm sạch.

- Đây là 1 chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

* Tiêu chuẩn vệ sinh

Nước sử dụng trong sinh hoạt             DO > 6mg/l

Nước sử dụng trong chăn nuôi            DO = 8 - 12mg/l

(Do nước dùng trong chăn nuôi thường là nước bề mặt nên DO cao)

Câu 22 Độ oxy hóa của nước (COD – Chemical Oxygen Demand)

* Khái niệm

- Độ oxy hóa của nước là lượng oxy cần thiết do hợp chất có tính oxy hóa mạnh giải phóng ra (tính theo mg) để oxy hóa hợp chất hữu cơ có trong 1 lít nước

- Các hóa chất có tính oxy hóa mạnh, thường được sử dụng để xác định COD: KMnO4, K2Cr2O7…

* Các phương pháp xác định COD

- Phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm

- Sử dụng thiết bị phân tích nhanh

* Ý nghĩa

- COD cho biết hàm lượng chất hữu cơ có mặt trong nước. Chí số COD cho thấy mức độ ô nhiễm nước về mặt chất hữu cơ.

- Tùy thuộc vào pH của nước mà các chất KMnO4, K2Cr2O7 cho oxy ở dạng khác nhau:

+ Khi nước có pH < 7: nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ có nguồn gốc t/vật, ta có COD (H+).

2KMnO4 + 3H2SO4 à 5[O] + 2MnSO4 + K2SO4 + 3H2O

[O] tiến hành oxy hóa các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật

+ Khi nước có pH > 7: nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ có nguồn gốc đv. Ta có COD (OH-)

4KMnO4 + 4KOH à 3O2 + 4MnO2 + 4K2O + 2H2O

O2 tiến hành oxy hóa hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động vật

Bình thường COD (H+) > COD (OH-), nhưng ở khu vực sinh hoạt, chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sản phẩm động vật, việc thu gom chất thải không tốt sẽ dẫn tới ô nhiễm hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động vật, khi đó COD (H+) < COD (OH-).

* Tiêu chuẩn vệ sinh

- Nước sinh hoạt: COD < 3mg/l (trong đó COD (H+)< 3mg/l, COD (OH-) < 3mg/l)

- Nước sử dụng trong chăn nuôi:

Nước chưa xử lý:2 - 4mg/l

Nước đã xử lý: 0,5 - 2mg/l

Câu 23. Nhu cầu oxy sinh hóa của nước (BOD – Biochemical Oxygen Demand)

* Khái niệm

- Chỉ số BOD là lượng oxy cần thiết để các vi sinh vật có mặt trong nước phân giải chất hữu cơ có mặt trong 1 lít nước ở điều kiện t0 = 200C trong 1 thời gian nhất định.

- Đơn vị: mg/l

- Hiện nay thời gian xác định BOD được căn cứ vào quá trình phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật (thường sử dụng BOD trong 5 ngày, ký hiệu là BOD5 hoặc trong 20 ngày, ký hiệu là BOD20).

* Phương pháp xác định BOD

- Phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm

- Sử dụng thiết bị đo BOD

Câu 24 Kim loại nặng

- Kim loại nặng là những kim loại có d ≥ 5g/cm3. VD As, Hg, Pb, Zn, Cd…

- Kim loại nặng trong nước trong thực tế chủ yếu là những gốc muối

- Để xác định hàm lượng kim loại nặng trong nước người ta thường sử dụng máy sắc ký khối phổ

* Nguồn gốc kim loại nặng trong nước

- Chủ yếu có trong chất thải công nghiệp: công nghiệp hóa dược, công nghiệp luyện kim, khai khoáng…

- Đường ống nước, máng uống… thành phần có chứa kim loại nặng.

* Độ độc

Độ độc phụ thuộc vào

- Dạng tồn tại:

VD: trong nước Hg được vi sinh vật phân giải tạo thành Hg(CH3)2. Đây là chất cực độc, độc hơn Hg.

- Kim loại hóa trị thấp gây ảnh hưởng ít hơn kim loại hóa trị cao

VD: Hg+ ít độc hơn Hg2+

- Độ hòa tan: chất nào hòa tan tốt thì độ độc cao, gây ảnh hưởng càng rõ rệt

- Liều lượng: liều cao thì độ độc cao

VD: Lượng Cu lớn hơn 3 lần giá trị cho phép, khi đó mới trở thành chất độc.

- Đường xâm nhập: vào cơ thể bằng đường tiêu hóa, độ độc giảm do tác động của men tiêu hóa.

* Cơ chế tác động

Kim loại nặng thường tác động theo 5 con đường:

-Tấn công vào vùng hoạt động của enzyme (SH, SCH3,…) làm mất chức năng của enzyme.

- Thế chỗ kim loại có cùng điện tích và kích thước trong các metaloenzyme (là các enzyme có chứa kim loại)

[E]Zn2+ + Cd2+ à [E]Cd2+ + Zn2+

Zn tham gia cấu tạo trên 70 loại enzyme trong cơ thể trong đó có ADN-polymeraza và ARN-polymeraza tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein. Khi Zn bị thay thế bởi Cd, gây rối loạn trao đổi chất, rối loạn sinh tổng hợp protein...

- Ức chế sự hoạt động của enzyme trong cơ thể, gây rối loạn quá trình trao đổi chất, sinh tổng hợp trong cơ thể.

VD: Cr, Ni: gây ung thư phổi

Cd gây ung thư đường hô hấp

- Thế chỗ 1 số nguyên tố trong thành phần cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể khi chúng có tính chất giống nhau

VD: Ca có trong thành phần của xương, răng. Pb sẽ được hấp thu, thế chỗ Ca, As thế chỗ P, gây hấp thu nhầm.

- Do đặc điểm riêng của từng chất khác nhau mà mỗi nguyên tố còn gây ra những ảnh hưởng khác nhau

VD: Hg khi vào nước, dưới tác động của vi sinh vật được phân giải thành dạng Hg(CH3)2, ít hòa tan trong nước, hòa tan trong mô mỡ; theo chuỗi thức ăn nồng độ của nó tăng dần (tích trong mô mỡ). Khi gặp điều kiện thuận lợi (cơ thể ốm,…), có sự tiêu hao năng lượng, Hg(CH3)2 được giải phóng ra gây độc. Nếu nồng độ lớn mức độ gây độc rõ rệt hơn: tác động theo cáco cơ chế trên gây rối loạn trao đổi chất, rối loạn điện giải, đặc biệt ảnh hưởng đến tế bào não. Hg(CH3)2 còn xâm nhập qua nhau thai gây chết thai, ngăn cản quá trình phân chia nhiễm sắc thể, cản trở phân chia tế bào, gây ung thư, quái thai

* Tiêu chuẩn vệ sinh (mg/l nước)

Hg < 0,001,As < 0,05,Pb < 0,05         Zn < 5

Cd < 0,01,Cu < 1

Câu 25 Thuốc bảo vệ thực vật

- Thuốc bảo vệ thực vật là các loại thuốc dùng trừ sâu, diệt cỏ, diệt côn trùng được sử dụng trong canh tác, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.

- Do việc sử dụng thuốc không đúng quy trình, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng các loại thuốc cấm... làm thuốc dần mất hiệu lực và đi vào môi trường đất, nước, không khí gây ra những ả/h # nhau tùy từng loại thuốc.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật:

* Lân hữu cơ (hợp chất photpho hữu cơ)

- Đại diện: Dipterex, Malathion, Parathion,...

- Đặc điểm: tác động mạnh đến côn trùng, sâu bệnh

Ưu điểm: dễ bị phá hủy bởi môi trường tự nhiên dưới tác động của mưa, nắng,… Thời gian phân hủy tùy thuộc vào từng loại thuốc.

- Cơ chế tác dụng: Khi vào cơ thể gây ra các ảnh hưởng theo 2 cơ chế:

+ Ức chế men Cholinesteraza làm ngưng trệ quá trình phân hủy Acetylcholin, do đó Acetylcholin bị tích tụ lại trong các synapse thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình truyền xung động thần kinh; hoạt động thần kinh mạnh hơn gây co giật, co giật quá mức dẫn đến tê liệt

+ Hòa tan vào màng tế bào, từ đó cản trở quá trình vận chuyển các ion ra vào màng tế bào, đặc biệt là màng tế bào thần kinh; từ đó gây rối loạn dẫn truyền.

* Clo hữu cơ

- Đại diện: DDT, 666 (C6H6Cl6), Hexaclobenzol, Lindan,…

- Đặc điểm

+ Khó phân hủy, tích lũy lại ở môi trường

+ Các thuốc thuộc nhóm này có thể hấp thu qua đường tiêu hóa, qua da và qua đường hô hấp

+ Hiện tượng ngộ độc cấp không xuất hiện nhưng thường gặp ngộ độc mạn tính

- Cơ chế tác động: tác động lên nhóm –SH của enzyme, ức chế hoạt động của enzyme, gây rối loạn trao đổi chất, rối loạn sinh tổng hợp protein, gây ung thư, quái thai.

* Nhóm Cacbamat

- Nguồn gốc: từ axit Cacbamic (NH2-COOH)

- Đại diện: Cacbaril, Servin, Pyrolan,...

- Cơ chế tác động: ức chế enzyme Cholinesteraza giống như photpho hữu cơ.

Câu 25 Đặc tính sinh vật học của nước

Nước là hệ sinh thái đa dạng, bao gồm động vật thủy sinh, thực vật thủy sinh và vi sinh vật bao gồm cả vi sinh vật gây bệnh.

a. Động thực vật thủy sinh

- Động vật: cá, lươn, baba, tôm, cua, ốc…

- Thực vật thủy sinh: là nguồn thức ăn cho động vật sống dưới nước, đồng thời cung cấp Oxy cho nước.

b. Hệ vi sinh vật trong nước

- Hệ vi sinh vật trong nước khá phong phú. Một phần vi sinh vật trong nước có nguồn gốc từ đất, không khí, những vi sinh vật này thường ít hoặc không có hại. Tuy nhiên, nếu nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, nước thải, chất thải trong sinh hoạt và trong sản xuất đặc biệt là chất thải của bệnh viện, lò mổ, cơ sở chế biến thực phẩm,… thì nước thường có nhiều vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh.

- Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nguồn nước mà các vi sinh vật sau khi đi vào nguồn nước sẽ tồn tại trong thời gian ngắn hay dài.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong nước

- Hàm lượng hợp chất hữu cơ trong nước: số lượng và chủng loại vi sinh vật trong nước tỷ lệ với hàm lượng hợp chất hữu cơ. Nước càng bẩn càng có nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật trong nước càng phát triển nhanh.

- Tính chất hóa học của nước: pH, thành phần hóa chất có trong nước, vi sinh vật thường phát triển tốt trong điều kiện pH = 6,5 – 8,5. Khi pH < 3, vi sinh vật chuyển sang trạng thái nghỉ.

Nước có hàm lượng muối Clo cao thì số lượng vi sinh vật giảm.

- Điều kiện khí hậu, thời tiết:

Mỗi loại vi sinh vật có khoảng nhiệt độ thích hợp để phát triển

Bức xạ mặt trời trong đó có tia tử ngoại có tác dụng diệt khuẩn, làm giảm vi sinh vật trong nước.

- Nguồn nước ngầm: số lượng và chủng loại vi sinh vật ít

Nguồn nước bề mặt: số lượng vi sinh vật lớn với chủng loại phong phú.

* Sự phân bố vi sinh vật trong các nguồn nước

- Nguồn nước ngầm

+ Số lượng và chủng loại vi sinh vật ít, chủ yếu là vi khuẩn từ đất vào, vi khuẩn yếm khí

+ Nước giếng khoan lấy càng sâu thì càng ít vi sinh vật, nếu lấy quá nông sẽ có nhiều vi sinh vật, đặc biệt có cả vi sinh vật gây bệnh. Nguyên nhân là do nước đã thấm qua đất là màng lọc rất tốt, hầu hết vi khuẩn bị giữ lại trong đất.

- Nguồn nước bề mặt: số lượng vi sinh vật lớn với chủng loại phong phú. Ở các tầng nước khác nhau thì số lượng vi sinh vật cũng khác nhau.

+ Tầng nước mặt (tiếp giáp với không khí): tầng này tập hợp rất nhiều vi khuẩn chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn có khả năng quang hợp, vi khuẩn tự dưỡng, vi khuẩn dị dưỡng, đặc biệt là có vi khuẩn có khả năng sinh sắc. Vi sinh vật ở tầng nước này thường bị ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (gió) và cả hoạt động của con người.nước sông luôn thay đổi theo dòng chảy à hệ vi sinh vật và số lượng vi sinh vật cũng luôn thay đổi. Ở vùng gần thành phố, nước sông có số lượng vi khuẩn lớn, xa thành phố số lượng vi khuẩn giảm (do khi chảy qua thành phố, sông là nơi đổ ra của hệ thống cống rãnh, các chất thải, nước thải đổ vào sông nên số lượng vi khuẩn trong nước sông tăng). Khi sông chảy xa khu đông dân cư, nó có khả năng tự làm sạch, số lượng vi khuẩn giảm đi, hơn nữa vi khuẩn trong nước còn bị diệt bởi bức xạ mặt trời, thực khuẩn thể, động vật nguyên sinh,…

+ Tầng nước ở trên lớp bùn dưới đáy: tầng này chủ yếu có vi khuẩn yếm khí, những vi khuẩn này sử dụng 1 số chất khử SO4­2-, H2S, CH4, Fe2+, Mn2+,… VD: Gallionella, Ferrobacilus,…làm thức ăn, đồng thời chuyển hóa những chất này thành chất oxy hóa ít độc hoặc không độc, nhờ đó cải thiện chất lượng nguồn nước, do vậy cần phải có những biện pháp bảo vệ vi sinh vật ở tầng này.

-Nước mưa: thành phần và số lượng vi sinh vật trong nước mưa phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh môi trường không khí. Nước mưa ở vùng không khí bị nhiễm bẩn như ở các thành phố có nhiều vi khuẩn hơn nước mưa ở sông, hồ, biển, núi rừng.

Câu 26 Tiêu chuẩn vệ sinh của nước cấp sinh hoạt

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nước về mặt sinh vật học bao gồm:

a. Tổng số vi sinh vật hiếu khí: cho biết sơ bộ về chất lượng nguồn nước

CTVS ≤ 100 CFU/ml

(CFU: Colonies Forming Units – Đơn vị hình thành khuẩn lạc)

- Cách xác định: môi trường thạch thường hoặc PCA

Phương pháp: rót thạch hoặc cấy láng. Phương pháp cấy láng: 0,1ml mẫu nước đã được pha loãng theo cơ số 10 cấy láng trên mặt thạch. Ủ ở 370C trong 24h, lấy ra đếm khuẩn lạc.

b. Vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh

* Tiêu chuẩn vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh

- Luôn tồn tại trong chất thải

- Có khả năng tồn tại lâu hơn các vi khuẩn gây bệnh khác trong môi trường

- Vi khuẩn này dễ bị phát hiện trong môi trường

- Không có mặt trong môi trường không bị ô nhiễm

* Đại diện cho nhóm vi khuẩn hiếu khí: Coliforms và E.coli

- E.coli là vi khuẩn thường trú trong ruột và hàng ngày được thải ra ngoài theo phân với số lượng lớn. Vì vậy E.coli được chọn làm vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh. Sự có mặt của E.coli trong nước cho biết nước bị nhiễm phân, có thể có vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Nếu không có E.coli trong nước thì nước không bị nhiễm phân và không có vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

- Đặc điểm sinh học của Coliforms: Coliforms là những trực khuẩn bắt màu Gram âm, sống hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, có nguồn gốc trong tự nhiên (đất, rễ cây,…) và từ phân của động vật, không có nha bào, có khả năng lên men đường Lacto và có khả năng sinh hơi ở 37 - 380C. Những vi khuẩn có nguồn gốc từ phân là những vi khuẩn chịu nhiệt, có khả năng phát triển tốt trong điều kiện 43 - 450C.

- Đặc điểm sinh học của vi khuẩn E.coli:

+ Là vi khuẩn đường ruột, bắt màu Gram âm

+ Không có nha bào

+ Phản ứng IMViC (++--): có khả năng sinh Indol, có phản ứng dương tính với Metyl đỏ, không mọc trong môi trường có Citrat, không phân hủy ure.

+ Là những vi khuẩn chịu nhiệt, sống tốt ở 43 – 450C

+ Bình thường E.coli sống cộng sinh trong đường ruột của động vật, không gây bệnh. Khi số lượng tăng đột ngột sẽ trở thành vi khuẩn gây bệnh

-E.coli có khả năng bám dính, gây tổn thương niêm mạc ruột, gây viêm ruột ỉa chảy

-Có khả năng sản sinh độc tố gây nhiễm độc máu

- khả năng di động từ nơi này đến nơi khác: từ ruột lên màng treo ruột vào máu

- Phương pháp nuôi cấy:

+ Sử dụng phương pháp nhiều ống có bảng chỉ số MPN (Most probable numbers)

+ Sử dụng môi trường canh thang Lacto phenol đỏ (CLP) và môi trường Endo

+ Độ pha loãng nước:

Nước đã xử lý 100,10-1,10-2

Nước chưa x/lý sạch10-1,10-2, 10-3 bẩn10-3

+ N/độ nuôi cấy: Coliforms 370C E.coli 43 - 450C

- Sau khi có kết quả, tra bảng MPN, xác định:

+ Coli litre (chuẩn độ E.coli): là thể tích nước nhỏ nhất (ml) cần thiết cho 1 khuẩn lạc E.coli. Thể tích càng nhỏ thì chuẩn độ E.coli càng thấp, nước càng bẩn.

TCVN Coli litre 50 ml/khuẩn lạc E.coli

+ Coli index (chỉ số E.coli): là tổng số E.coli có trong 1l nước

TCVN Coli index 20 MPN/l hay 20 CFU/l

-Chỉ số Coliforms 100 CFU/l

* Đại diện cho nhóm vi khuẩn yếm khí: Clostridium perfringens

- Môi trường nuôi cấy: Wilson Blair

- CTVS 0/10ml

c. Trứng ký sinh trùng

Trứng giun đũa lợn: sử dụng phương pháp phù nổi Fuileborn

CTVS 0/ml

Câu 27CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP SINH HOẠT

1. Mục đích và nguyên tắc xử lý nước

- Nước trước khi đưa vào sử dụng phải được làm sạch, tiệt trùng bằng các biện pháp vật lý, hóa học nhằm mục đích làm cho nước đạt yêu cầu vệ sinh về mặt lý hóa và sinh vật học.

- Quá trình xử lý nước gồm 2 giai đoạn: làm sạch nước và tiệt trùng nước

+ Giai đoạn làm sạch nước: nhằm cải thiện chất lượng nước về mặt lý hóa (có 6 khâu: sa lắng, đông tụ, lọc nước, khử sắt, khử mùi, khử độ cứng)

+ Giai đoạn tiệt trùng nước: nhằm làm sạch nước về mặt sinh học, chủ yếu là diệt vi khuẩn, ký sinh trùng, ấu trùng ký sinh trùng và trứng của chúng ở trong nước

- Nguyên tắc xử lý nước:

+ Sử dụng phương pháp rẻ tiền có hiệu quả, xử lý nước nhanh, đơn giản

+ Phương pháp xử lý nước phải dựa vào tính chất ban đầu của nước và phải căn cứ vào tiêu chuẩn cần đạt được

+ Phương pháp xử lý nước phải loại trừ hoặc làm giảm thiểu các chất gây ô nhiễm đưa về giá trị vệ sinh

2. Các biện pháp xử lý nước

a. Phương pháp sa lắng

- Nguyên lý: dựa vào khả năng tự làm sạch của nước. Những hạt có kích thước lớn và khối lượng lớn trong nước theo thời gian sẽ tự sa lắng xuống dưới, như vậy sẽ loại được các chất lơ lửng trong nước, nhờ đó chất lượng nước được cải thiện.

- Quá trình sa lắng được thực hiện trong bể chứa. Căn cứ nhu cầu sử dụng nước mà xây bể lắng có kích thước phù hợp. Bể càng lớn thì khối lượng nước càng lớn, thời gian sa lắng càng kéo dài. Thời gian sa lắng trung bình khoảng 5 – 8h.

- Quá trình sa lắng chỉ có hiệu quả đối với những hạt có kích thước > 10-4 mm. Trong thời gian sa lắng cũng có sự oxy hóa 1 số chất khử vì có sự hòa tan oxy.

b. Phương pháp đông tụ

- Nguyên lý; tạo ra trong nước hệ keo mang điện tích bề mặt trái dấu với hệ keo có mặt trong nước, chúng sẽ tương tác với nhau bằng lực hút tĩnh điện hình thành hạt keo có kích thước lớn hơn. Hạt keo này sẽ sa lắng xuống dưới đồng thời kéo theo 1 số vi sinh vật trong nước.

- Phương pháp này có hiệu quả đối với các hạt lơ lửng có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm.

- Xử lý nước bằng các loại phèn: phèn nhôm, phèn sắt.

* Phèn nhôm (muối nhôm)

- Gồm phèn đơn  Al2(SO4)3.18H2O

Phèn kép Al2(SO4)3.K2SO4.­24H2O

- Cơ chế:

Al2(SO4)3 à Al3+ + SO42- 

Al3+ + H2O à Al(OH)3 ↓     

+ Đối với nước cứng:

Al2(SO4)3 + Ca(HCO3)2 à Al(OH)3 ↓   + CaSO4 ↓  + CO2 ­

Al2(SO4)3 + Mg(HCO3)2  à Al(OH)3 ↓  + MgSO4 + CO2 ­

+ Đối với nước mềm: phải bổ sung vôi (nếu không quá trình đông tụ sẽ diễn ra chậm)

Al2(SO4)3 + Ca(OH)2 à Al(OH)3 ↓  + CaSO4 ↓

Al(OH)3 có kích thước lớn, nhầy và xốp do đó có khả năng bám dính để tạo thành từng mảng lớn và chìm xuống dưới, trong quá trình đó còn kéo theo các hạt lơ lửng trong nước.

- Điều kiện thích hợp cho quá trình đông tụ xảy ra:

t0 = 20 - 400C, tốt nhất ở 35 - 400C

pH = 5,5 - 7,5; nếu pH < 4,5: không xảy ra quá trình thủy phân; nếu pH > 7,5: phèn kém tan.

* Phèn sắt ( các loại muối sắt II hoặc sắt III)

- Phèn Fe2+: FeSO4

Cơ chế:

FeSO4 + Ca(HCO3)2 à Fe(OH)2 + CaSO4 + CO2 ­

Fe(OH)2 + O2 + H2O à Fe(OH)3 ↓

-Phèn Fe3+: FeCl3, Fe2(SO4)3

Cơ chế:

Fe2(SO4)3 + Ca(HCO3)2 à Fe(OH)3 ↓  + CaSO4 + CO2 ­

* Chú ý:

- Khi đánh phèn nên pha phèn thành dung dịch sau đó định lượng phèn cần thiết để làm trong nước

- Cho phèn vào nước khuấy đều trong 1 - 2 phút sau đó để yên cho quá trình sa lắng xảy ra

- Để tính lượng phèn cần thiết sử dụng, người ta dùng test Alumin (tính lượng phèn cần thiết làm trong 1lít nước)

+ Pha dung dịch phèn tiêu chuẩn: 1ml nước chứa 10mg phèn

+ Bố trí 3 chai như sau:

+ Lắc mạnh, mở nút chai để trong 1h ở điều kiện bình thường, oxy sẽ đi vào nước.

+ Sau 1h, quá trình đông tụ được thực hiện và quá trình sa lắng xảy ra. Lọc qua bông thấm nước hoặc giấy lọc. Quan sát:

Nếu 3 chai đục đều à lượng phèn thiếu

Nếu 3 chai đều trong à lượng phèn thừa

Nếu có 1 hoặc 2 chai trong à chọn 1 trong 2 chai trong là chai có lượng phèn ít.

* So sánh phèn nhôm và phèn sắt:

- Độ bền của Fe(OH)3 cao hơn của Al(OH)3

- Fe(OH)3 nặng hơn Al(OH)3 nên quá trình sa lắng của phèn sắt nhanh hơn của phèn nhôm

- Liều lượng sử dụng của phèn sắt bằng 1/3 - 1/2 liều phèn nhôm

- Phèn sắt ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và pH nên dễ thực hiện hơn

c. Phương pháp lọc nước

- Nguyên lý: Dùng các vật liệu để tạo ra các lỗ lọc có kích thước khác nhau. Chúng sẽ giữ lại những hạt có kích thước tương ứng hoặc lớn hơn kích thước lỗ lọc ở trên bề mặt vật liệu.

Dựa vào kích thước lỗ lọc chia ra 2 loại: lọc thô và lọc tinh.

* Lọc thô:

Lọc nước qua các vật liệu với lỗ lọc có kích thước Φ > 0,01mm

- Chia 2 loại:

+ Lọc nhanh:lỗ lọc có Φ 0,08 mm

+ Lọc chậm:lỗ lọc có Φ<0,08mm

- Vật liệu lọc: đá sỏi, cát vàng, than củi,…

- Yêu cầu của vật liệu lọc:

+ Có kích thước đồng đều

+ Bền về mặt cơ học và bền về mặt hóa học

+ Giữa các vật liệu lọc phải có sự phân cách bằng màng phân cách

- Độ dày vật liệu lọc:

+ Nếu nhỏ hơn 60cm: nước đi qua vật liệu lọc theo đúng nguyên lý lọc

+ Nếu lớn hơn 60cm: ngoài nguyên lý lọc, do nước được lưu lại lâu nên còn có các quá trình khác xảy ra trên bề mặt và trong lòng vật liệu lọc như hấp thu, lắng đọng, các phản ứng hóa học, các quá trình sinh học,…

VD: trong nước có ion Fe2+, Fe3+, Mn2+,… sau 1 thời gian sẽ tạo ra các hợp chất: Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3, MnO,… Các chất này hấp thụ oxy vào nước làm DO của nước tăng lên, thúc đẩy quá trình oxy hóa trong vật liệu lọc và làm tăng hoạt động của vi sinh vật.

- Chú ý: sau 1 thời gian sử dụng phải thay vật liệu lọc hoặc rửa vật liệu lọc.

* Lọc tinh:

Lọc nước qua vật liệu với lỗ lọc có kích thước Φ < 0,01mm

- Vật liệu lọc:

+ Bông cuốn nhiều lớp tạo lỗ lọc có Φ = 10 µm (0,01mm)

+ Bông cuốn nhiều lớp chặt tạo lỗ lọc có Φ = 5 - 10 µm

+ Sứ xốp có lỗ lọc có Φ < 0,1 µm = 100 nm

- Lọc tinh có:

+ Vi lọc: tạo ra các lỗ lọc có Φ = 10 - 0,1 µm

+ Lọc nano: lỗ lọc có Φ < 0,1 µm: giữ lại được vi khuẩn, các hạt ở mức phân tử, các gốc muối, các kim loại nặng.

d. Phương pháp khử sắt

- Đặc điểm của sắt trong nước:

+ Nước bề mặt: sắt kết hợp với các hợp chất hữu cơ hoặc các chất lơ lửng làm nước đục. Do vậy, phải khử sắt bằng cách sa lắng và đánh phèn.

+ Nước ngầm: sắt tồn tại ở dạng muối sắt vô cơ

Nguyên lý khử sắt: chuyển dạng hòa tan thành dạng kết tủa ( chuyển Fe2+ thành Fe3+), sau đó loại bỏ bằng phương pháp sa lắng hoặc lọc.

* Phương pháp oxy hóa nhờ oxy:

- Nguyên lý:

Fe(HCO3)2 + H2O à Fe(OH)2 + CO2 ­   + H2O

2 Fe(OH)2 + ½ O2 + H2O à 2 Fe(OH)3 ↓

Fe(OH)3 ↓   loại ra khỏi nước bằng phương pháp sa lắng hoặc lọc.

- Phương pháp cụ thể:

+ Nhờ giàn mưa hoặc quạt gió

+ Nhờ lớp vật liệu lọc: trên bề mặt vật liệu lọc có các chất có khả năng hấp thụ oxy từ không khí. Fe(OH)3, Fe2O3, MnO, Mn2O7, MnO2,... làm tăng tốc độc oxy hóa Fe2+.

* Phương pháp khử sắt bằng hóa chất:

- Khử sắt bằng chất oxy hóa mạnh: Cl2, KMnO4, O3,...

Fe2+ + Cl2 + H2O à Fe(OH)3 ­↓ + Cl- + H+

Fe2+ + KMnO4 + H2O à  Fe(OH)3  ↓ + MnO2 + K+ + H+

- Khử sắt bằng vôi:

+ Khi có O2:

Fe(HCO3)2 + O2 + H2O + Ca(OH)2 à Fe(OH)3 ↓  + Ca(HCO3)2

+ Khi không có O2:

Fe(HCO3)2 + Ca(OH)2 à FeCO3 ↓  + CaCO3 ↓  + H2O

Khi dùng vôi phải chú ý vì có thể làm thay đổi pH của nước. Thường sử dụng vôi sượng để Ca(OH)2 giải phóng ra từ từ sẽ ít ảnh hưởng đến pH của nước.

* Khử sắt bằng phương pháp trao đổi ion:

- Sử dụng tấm cationit  H+-R, Na+-R(R = -Al2(SiO8.xH2O), H+ và Na+ gắn lỏng lẻo với gốc R)

- Ép nước đi qua với p = 6 atm. Khi đó:

Na-R + Fe(HCO3)2 à FeR2 + NaHCO3

H-R + Fe(HCO3)2 à FeR2 + H2CO3

Sau 1 thời gian, các tấm này mất tác dụng, không còn khả năng trao đổi ion, cần hồi phục tính năng bằng cách ngâm các tấm này vào dung dịch NaCl 5 - 10% hoặc dung dịch H2SO4 0,5 – 2%.

Câu28 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP SINH HOẠT

1. Khử mùi của nước

- Nước có mùi do quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ có trong nước, do có các sản phẩm trao đổi chất của vi sinh vật, động thực vật thủy sinh, các chất có khả năng bay hơi, các chất ở dạng khử dễ sinh mùi.

- Biện pháp khử mùi của nước:

+ Đối với những chất dễ bay hơi: thực hiện việc làm thoáng như phun mưa, làm giàn mưa.

+ Sử dụng các chất hấp phụ mùi: than hoạt tính, Al2O3,...

+ Sử dụng các chất oxy hóa mạnh: Clo, ozone,..

2. Khử độ cứng của nước:

* Nguyên lý: loại ion Ca2+ và Mg2+ ra khỏi nước

* Phương pháp

- Dùng nhiệt: chỉ sử dụng với lượng nước ít

Ca(HCO3)2=CaCO3↓+CO2­+ H2O

Mg(HCO3)2=MgCO3+CO2­+H2O

MgCO3+H2O=Mg(OH)2 ↓+CO2­

- Phương pháp hóa học:

+ Dùng Ca(OH)2 kết hợp Na2CO3:

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 à  CaCO3 ↓ + H2O

Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2 à  CaCO3 ↓  + Mg(OH)2 ↓ + H2O

Ca(OH)2 + MgSO4 à Mg(OH)2  ↓  + CaSO4

Ca(OH)2 + MgCl2 à Mg(OH)2 ↓   + CaCl2

Để khử hoàn toàn dùng xoda Na2CO3

CaSO4 + Na2CO3 à CaCO3 ↓  + Na2SO4

CaCl­2 + Na2CO3 à CaCO3 ↓ + NaCl

+ Dùng NaOH

Ưu điểm: dễ pha chế, phản ứng xảy ra nhanh, ít phụ thuộc vào nhiệt độ

2NaOH + Ca(HCO3)2 à CaCO3 ↓  + Na2CO3 + 2H2O

NaOH + Mg(HCO3)2 à Mg(OH)2 ↓  + Na2CO3 + H2O

NaOH + MgSO4 à Mg(OH)2 ↓ + Na2SO4

+ Dùng muối photphat Na3PO4

Na3PO4  + Ca(HCO3)2 à Ca3(PO4)2 ↓  + NaHCO3

Na3PO4  + Mg(HCO3)2 à Mg3(PO4)2 ↓  + NaHCO3

Na3PO4 + CaCl2 à Ca3(PO4)2  ↓    + NaCl

Na3PO4 + MgSO4 à Mg3(PO4)2 ↓   + Na2SO4

- Phương pháp trao đổi ion:

Sử dụng các tấm cationit R-H+, R-Na+

R-Na+ + Ca2+ à  R    Ca + Na+                                       R Phương pháp này đắt tiền, chỉ sử dụng cho các nguồn nước dùng trong y học

3. Tiệt trùng nước

- Mục đích: làm giảm vi sinh vật trong nước, đưa về chỉ tiêu cho phép

- Tiệt trùng nước chỉ được tiến hành khi đã tiến hành làm sạch nước

a. Phương pháp vật lý

- Dùng tia tử ngoại: bước sóng λ = 254 – 266 nm

Tia tử ngoại sẽ làm đông vón protein tế bào vi khuẩn, làm mất hoạt lực của enzyme, tiêu diệt vi khuẩn.

- Dùng nhiệt: hấp ướt ở 1210C trong 15 – 20 phút. Phương pháp này diệt được cả nha bào.

b. Phương pháp hóa học

Có thể sử dụng nhiều loại hoá chất khác nhau để tiệt trùng nước như: Ag, KMnO4 1%, Iot bão hoà, Ozone, thông dụng nhất là dùng Clo và các chế phẩm của Clo.

* Clo:

- Đặc điểm: Clo có khả năng diệt hầu hết các vi khuẩn không có nha bào, đặc biệt là các vi khuẩn đường ruột.

- Cơ chế tiệt trùng:

+ Khi vào nước:   Cl2 + H2O  à HOCl + HCl

HOCl có tính sát khuẩn cao, tuỳ thuộc vào pH mà cho ra các sản phẩm khác nhau:

pH > 7:HOCl  à H+  +  OCl-

pH < 7:HOClàCl2 + [O] + H2O

HOCl  à  [O] + HCl

Nếu có NH3:

HOCl+NH3àH2O+ NH2Cl

HOCl+NH2ClàH2O+NHCl2

+ Khả năng diệt khuẩn của các sản phẩm trên là khác nhau:

Khả năng diệt khuẩn của

HOCl > OCl- 80 - 100 lần

NH2Cl > NHCl2      2 - 3 lần

- Sau khi diệt khuẩn yêu cầu phải có Clo dư. Clo dư 0,3 - 0,5mg/lit

- Khi đến nơi tiêu thụ, yêu cầu Clo dư 0,05mg/lit

- Test Clo: để tính lượng Clo cần sử dụng để làm trong 1lit nước

+ Pha dung dịch Clo tiêu chuẩn: 1ml nước chứa 0,1mg Clo

+ Để 30 phút sau đó quan sát màu, chọn chai xanh đậm (vì có Clo dư à sẽ đẩy Iot ra khỏi KI: Cl2  + KI  à  KCl  + I2

I2 sẽ phản ứng với tinh bột cho màu xanh)

* Chế phẩm Clo:

- Canxihypoclorid  Ca(OCl)2

Cơ chế: Ca(OCl)2  + H2O  à  Ca(OH)2  +  HOCl

HOCl có tác dụng diệt khuẩn

- Clorua vôi  Ca2Cl3O2

- Natrihypoclorid  NaOCl

- Cloramin

Câu 29 Khái quát,VỆ SINH  MÔI TRƯỜNG  ĐẤT

Đất là đối tượng chịu sự tác động của quá trình vật lý, hoá học và sinh học. Đất là thành phần quan trọng của các chu trình hoá học của môi trường. Đất nói chung có kết cấu xốp, bao gồm các chất hữu cơ, các chất vô cơ, chỗ trống, nước và không khí.

Năm 1879 Dacutraep đã đưa ra khái niệm về đất như sau: “ đất là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động độc lập của 5 yếu tố hình thành đất gồm : đá mẹ, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. Dưới tác động của khí hậu, sinh vật và địa hình các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái đất dần bị vụn nát rồi sinh ra đất. Đá là nền móng của đất. Nhờ có vòng tuần hoàn sinh học đá vụn mới biến thành đất. Sau này quá trình hình thành đất còn có thêm nhiều yếu tố khác đặc biệt là vai trò của con người.

Đất là lớp vỏ rắn của trái đất, có độ dày 50-100km. Hiện con người đang sử dụng và khai thác lớp đất có độ dày khoảng 16km. Đất là tư liệu sản xuất, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người và sinh vật. Đất cung cấp các chất dinh dưỡng cho sinh vật, đồng thời đất cũng là nơi chứa các mầm bệnh độc hại cho sinh vật.

Động, thực vật muốn sống và phát triển nhất thiết phải sống trên một nền đất nhất định. Trong quá trình sống chúng sẽ làm cho thành phần và tính chất của đất biến đổi.

Ngược lại thông qua tính chất của mình đất có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động thực vật.

+ Gián tiếp:

- Ảnh hưởng đến khí hậu, tiếu khí hậu chuồng nuôi

- Ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng cây thức ăn

- Ảnh hưởng đến chất lượng nước

Đất thế nào thì chất lượng không khí, nước và cây thức ăn như vậy từ đó ảnh hưởng chất lượng và sản lượng các động vật sinh sống trên vùng đất gây ra bệnh địa phương.

+ Trực tiếp: Qua một số cơ quan trong cơ thể

- Tiêu hoá: Thức ăn lẫn đất do khâu canh tác, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến, sử dụng không đúng cách.

- Hô hấp: hít phải bụi nhiễm vi sinh vật hoặc các chất hoá học.

- Tuần hoàn: theo vết thương vết loét. Qua côn trùng, ruồi, muỗi, ve… đưa mầm bệnh vào cơ thể.

Phân biệt một số khái niệm:

+ Sinh vật thổ nhưỡng: động vật, thực vật, vi sinh vật sống trong đất

+ Sinh vật truyền  nhiễm thổ nhưỡng: nhiệt thán, ung khí thán, thuỷ thũng ác tính…

+ Bệnh thổ nhưỡng: các bệnh do nguyên nhân từ đất: do các chất hoá học có trong đất gây nên, do vi sinh vật cư trú trong đất như đóng dấu lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng lợn, trâu bò, thương hàn gà.., các vi sinh vật truyền nhiễm thổ nhưỡng.

Trong chăn nuôi sử dụng đất với 2 mục đích chính: xây dựng chuồng trại và trồng cây thức ăn. Tuỳ theo tính chất của đất mà chọn và sử dụng đất cho phù hợp.

Câu 30 Thành phần cơ giới và tính chất vật lý của đất

1 Thành phần cơ giới

+ Trong quá trình hình thành đất bị phong hoá dần, tạo nên các hạt rời rạc, có kích thước không đều nhau gọi là các phần tử cơ học của đất (hạt đất hay phần tử rắn).

+ Các hạt có kích thước gần giống nhau được xếp vào cùng một cấp hạt. Có 2 cấp hạt cơ bản là

          Cát vật lý Ǿ  >0,01mm

          Sét vật lý Ǿ <0,01mm

+ Các hạt đất liên kết với nhau dưới tác dụng của các hạt keo vô cơ và hữu cơ hoặc các ion có khả năng kết dính (Ca, Mg, Fe…) tạo cho đất có kết cấu.

+ Tuỳ thuộc vào tỷ lệ % các hạt cấp đất mà phân chia thành các loại đất: Cát nhẹ,Cát pha,Đất thịt trung bình,Đất sét trung bình

Giữa các phần tử rắn là các khe hở (lỗ hổng) chứa không khí hoặc nước tuỳ thuộc vào tình trạng đất.

Kích thước của 1 lỗ hổng và tổng các lỗ hổng (độ khe hở = độ xốp) phụ thuộc vào kích thước của hạt đất. Kích thước hạt đất càng lớn thì kích thước 1 lỗ hổng lớn.

Thành phần cơ giới của đất là nhân tố quyết định chế độ nước, nhiệt, chế độ khí thể trong đất (tính chất vật lý của đất) và tính chất hoá học, vi sinh vật học của đất.

2.2. Thành phần hoá học của đất

Đất có chứa không khí, nước và chất rắn. Thành phần chủ yếu của chất rắn là các chất vô cơ và hữu cơ.

Các chất vô cơ của đất được tạo thành từ đá mẹ bởi quá trình phong hoá, trong khi đó các chất hữu cơ được hình thành từ các sinh khối thực vật bị mục nát qua các thời kỳ cũng như sự tác động của các loại vi sinh vật, nấm, giun đất và các loài động vật.

Loại đất dùng để sản xuất bao gồm 5% là chất hữu cơ còn 95% là chất vô cơ. Hàm lượng chủ yếu của các chất vô cơ trong đất là khoáng silicat chiếm 74,3% bao gồm silic và oxy.

Hàm lượng các nguyên tố hoá học trong đất như sau:

Oxy46,6%Silic27,7%Nhôm8,1% Sắt5%Can xi3,6%Natri2,8%

Kali2,6%Magie2,1%

Tám nguyên tố này đã chiếm 98,5% khối lượng vỏ trái đất. Tất cả các nguyên tố hoá học còn lại chiếm khoảng 1,5%

Trong đất trồng trọt quan tâm nhiều đến chất hữu cơ.

Nguồn gốc: xác động, thực vật, vi sinh vật. Chất thải của động vật. Phân bón hữu cơ, rác thải…

Tính chất vi sinh vật của đất

+ Có thể tìm thấy phần lớn các nhóm vi sinh vật. Chúng thuộc các đại diện khác nhau như: virus, vi khuẩn, nấm mốc, tảo…

+ Các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh

Coliform và E.coli

Clostridium perfringens

4. Sự ô nhiễm đất

Đất là nơi tiếp nhận lại một số lượng lớn cá sản phẩm phế thải của sinh hoạt, các sản phẩm phế thải của con người, của động vật, của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải.

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có thể phân loại như sau:

Ô nhiễm môi trường đất do chất thải sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp

Ô nhiễm môi trường đất do chất thải nông nghiệp

Ô nhiễm môi trường đất do giao thông vận tải

Ô nhiễm môi trường đất do các khu công nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp ta quan tâm đến ô nhiễm đất do phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm do chất thải chăn nuôi.

4.1 Ô nhiễm đất do phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật

Trong nông nhiệp do sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích tố thực vật.

Sử dụn phân bón hoá học quá liều làm cho đất bị chua. Đất chua ảnh hưởng tới trạng thái sinh lý cây trồng và hiệu quả sử dụng phân hoá học.

Thuốc bảo vệ thực vật: ở nước ta thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khá bừa bãi và ngày càng tăng. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người và vật nuôi đã được trình bày kỹ trong chương vệ sinh môi trường nước.

4.2 Ô nhiễm đất do hoạt động chăn nuôi, giết mổ

Trong chăn nuôi chất thải chăn nuôi nếu không được quản lý và xử lý thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm đất. Các mầm bệnh trong chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm quả quá trình giết mổ chế biến sẽ phát tán vào môi trường. Gây ô nhiễm đất, nước và không khí.

Câu31 VỆ SINHCHUỒNG TRẠI

Vai trò

Tạo điều kiện sống thích hợp nhất đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý của vật nuôi.

Dễ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, dễ cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa.

Dễ quản lý được vật nuôi và khống chế được dịch bệnh.

Chuồng nuôi càng có ý nghĩa trong chăn nuôi thâm canh, công nghiệp với các vật nuôi sống chủ yếu trong chuồng như chim cút, gà công nghiệp, bò sữa…

2. Những nguyên tắc chủ yếu trong xây dựng chuồng trại

2.1 Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và chức năng sản xuất của từng loại vật nuôi

+ Lợn đực giống nuôi để khai thác tinh. Để có số lượng tinh lớn và chất lượng cao, cần tạo điều kiện cho con vật vận động, tăng tính linh hoạt, tăng tính hăng. Chuồng nuôi cần rộng, thoáng, có sân vận động, lượng ánh sáng cao, diện tích cửa sổ lớn, chắc chắn. 1 con/ 1 ô chuồng, 5-7m2/con, tường cao 1.3-1.5m

+ Lợn vỗ béo: cần yên tĩnh, ít vận động để tập trung năng lượng sản xuất thịt mỡ. Chuồng cần thoáng 0.7m2/con, 5-15 con/ô.

2.2 Đảm bảo vệ sinh phòng bệnh phòng dịch

Dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại về kinh tế có khi xóa sổ cả trải và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chăn nuôi của cả khu vực.

Nguồn bệnh: từ ngoài đi vào trang trại hoặc từ các lứa tuổi lây sang nhau. Để phòng chống sự lây lan của mầm bệnh cần tạo ra hai loại hàng rào

- Hàng rào không gian: ngăn cản mầu bệnh theo không gian từ nơi này đến nơi khác nhờ các nhân tố trung gian truyền bệnh như không khí, đất, nước, người, xe cộ, động vật…Cần đảm bảo một số yêu cầu:

Cơ sở giống cấp 1

+ Vành đai an toàn bệnh: bán kính 3-5km, thực hiện tiêm phòng nghiêm ngặt.

+ Vành đai trắng, bán kính 0.5-1km không nuôi động vật.

+ Có hàng rào bảo vệ trại với các rãnh, hố và máy phun sát khuẩn ở cổng ra vào trại.

+ Có phòng thay quần áo, ủng và sát khuẩn cho người trước, sau khi ra vào trại.

+ Bố trí các khu vực trong trại dựa theo luồng gió chính, những nơi có nguy cơ chứa mầm bệnh sắp xếp cuối luồng gió.

+ Khoảng cách: nhà hành chính cách khu chăn nuôi 1km, các khu cách nhau 300m, các dãy cách nhau 2 lần chiều cao chuồng

+ Trước các dãy, các ô phải có hố sát khuẩn.

+ Có khu cách ly giành cho gia súc ốm, gia súc mới nhập, gia súc điều trị, nhà chứa phân ở cuối hướng gió cách chuồng nuôi >50m

+ Thực hiện nguyên tắc cùng nhập, cùng xuất, thời gian chống chuồng.

- Hàng rào thời gian: ngăn mầm bệnh theo thời gian lây từ lứa nuôi trước sang lứa nuôi sau. Thực hiện đầy đủ vệ sinh và khử trùng trước và sau mỗi đợt nuôi.

Để vệ sinh và khử trùng có kết quả, nền chuồng, tường, hệ thống cống rãnh cần có độ trơn, nhẵn và độ dốc nhất định, có kích thước phù hợp.

Khử trùng:

Dùng bức xạ mặt trời: chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi

Nhiệt: dung đốt phân rác, dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng dễ cháy. Nước sôi dung để khử trùng d/cụ thú y.

Hóa chất: Bằng các loại thuốc tiêu diệt ký sinh trùng, trứng, ấu trùng ký sinh trùng. Tiêu diệt các vi khuẩn và vi rút gây bệnh.

Các loài thuốc tẩy rửa thường dung;

Focmol 2%, Vikons 0.5%, Merial 0.5% phun không khí, trần, tường, rèm cửa, chất độn chuồng hoặc ngâm dụng cụ chăn nuôi.

Crezin, cresol 2-3%, longlife 1% + 10ml dầu diesel vào hố sát khuẩn và rãnh thoát nước.

Focmol 3%, cloramin 0.5-1% phun vào xác hoặc các bao đựng xác

- Thời gian trống chuồng > 15 ngày để mầm bệnh bị suy yếu hoặc bị chết do không có ký chủ.

2.3 Có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi

+ Chất thải vật nuôi  là nguồn gây ô nhiễm tiểu khí hậu về lý hóa và vi sinh vật.

+ Là nguồn phân hữu cơ quý giá đối với đất. Đồng thời quản lý và xử lý chất thải gia súc hợp lý có thể là nguồn để tạo ra năng lượng: điện, nhiệt.

+ Giảm chi phí cho việc nhập phân hóa học

2.4 Bố trí hợp lý để tăng năng suất lao động và hiệu suất chăn nuôi

+ Chi phí xây dựng chuồng là rất lớn¸ phải khấu hao nhiều năm mới thu lại được vốn.

+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển, khi xây chuồng cần tính đến việc đưa các thiết bị vào, tránh lạc hậu, phá bỏ gây lãng phí, tốn kém.

2.5 Đảm bảo đơn giản và bền vững

+ Tránh cầu kỳ gây tốn kém, khó vận hành.

+ Tránh nhanh xuống cấp dễ gây tai nạn cho người và vật nuôi

Câu 32 Những điều cần chú ý khi xây dựng chuồng

3.1 Địa điểm

+ Chọn  những khu đất kém giá trị về mặt xử dụng ruộng đất trong nông nghiệp.

+ Diện tích phải phù hợp với phương hướng sản xuất và quy mô phát triển của trại

+ Đất khô, thoáng khí, thoát nước, mực nước ngầm sâu 2.5-3m.

+ Xa các nguồn ô nhiễm và các nơi công cộng: trường học, khu dân cư, bãi rác

+ Có nguồn nước sạch, có điện và tiện đường giao thông

3.2 Kiểu chuồng và hướng chuồng

+ Hướng đông nam hoặc nam

+ Kiểu chuồng: (xem và down một số kiểu chuồng hiện đại)

Kiểu chuồng hai dãy hay một dãy tùy theo số lượng và đối tượng vật nuôi.

3.3 Khoảng cách

Nhà hành chính cách khu chăn nuôi 1km, các khu cách nhau 300m, các dãy cách nhau 2 lần chiều cao chuồng

3.4 Sân vận động, sân chơi

Có thể bố trí xen kẽ giữa các dãy, giữa các khu.

Diện tích sân vận động phải phù hợp. Đặc biệt lưu ý với các vật nuôi bắt buộc phải có sân vận động như lợn đực giống

4. Vật liệu xây dựng chuồng

Tùy thuộc vào từng bộ phận, đặc điểm sinh học của vật nuôi và đặc điểm chăn nuôi ,à lựa chọn vật liệu hợp lý

Yêu cầu chung về tiêu chuẩn vật liệu phải có

- Sức dẫn nhiệt thấp       - Không hút ẩm

- Thoáng khí,Vững chắc

5. Cấu trúc chuồng trại

-Hàng rào, tường

-Cổng ra vào với hố sát trùng

-Khu hành chính và khu chăn nuôi riêng biệt

-Có khu vực thay quần áo và tắm cho công nhân trước và sau khi vào trại

-Có khu nuôi cách ly

-Khu xử lý chất thải

-Khu xử lý động vật ốm chết

-Khu nhà kho

-Khu vệ sinh

6. Ánh sáng chuồng nuôi

6.1.  Vai trò

-Cung cấp ánh sáng cho người chăn nuôi làm việc chính xác, nâng cao năng xuất, đảm bảo tính an toàn

-Tác động đến vật nuôi

-Cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi: sát khuẩn, thông thoáng chuồng nuôi

6.2. Nguồn ánh sáng

Tự nhiên: ánh sáng vào chuồng chủ yếu qua cửa sổ. Tùy thuộc vào hướng chuồng, độ cao, kích thước, vật liệu, số lượng cửa sổ, độ sâu, kích thước chuồng, độ lớn của các vật liệu che chắn ánh sáng vào chuồng.

Chỉ tiêu đánh giá:

-Hệ số chiếu sáng q= Tổng điện tích cửa số/  tổng diện tích nền chuồng

-Với mỗi loài gia súc khác nhau đòi hỏi hệ số chiếu sáng khác nhau

Bò đực giống 0,1 Bò sữa: 0,08Lợn con: 0,15-0,17Lợn vỗ béo: 0,06-0,08Lợn đực giống: 0,2-0,22

-Góc nhập xạ α: góc chiếu sáng lý thuyết ước tính lượng ánh sáng đi vào chuồng, giá trị này thay đổi phụ thuộc vào độ sâu của chuồng và độ cao của cạnh trên cửa sổ. Đây là góc được tạo bởi  1 cạnh nối điểm giữa nền chuồng với gờ trên cửa sổ và cạnh góc vuông

α>270C

-Góc thấu quang (β): Góc chiếu sáng thực tế. Đây là góc tạo bởi điểm giữa nền chuồng với gờ trên và gờ dưới của cửa sổ

-Lưu ý cần có lượng ánh sáng trực tiếp vào chuồng 3 giờ/ngày. Tận dụng ánh sáng từ 9 giờ đến 14 giờ.

-Khi lượng ánh sáng tự nhiên không đảm bảo, cần bổ sung ánh sáng nhân tạo

7. Thông thoáng chuồng nuôi

-Là quá trình không khí đã bị nhiễm bẩn trong chuồng nuôi được thay bằng không khí sạch từ bên ngoài vào.

-Yêu cầu của hệ thống thông thoáng

-Loại bỏ được hơi ẩm, khí, mùi, bụi và vi sinh vật gây bệnh.

-Cung cấp không khí sạch, phân phối đồng đều, không tạo gió lùa.

-Kiểm soát được chế độ nhiệt ẩm theo mùa

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: