Về Schopenhauer và họcthuyết triết học của ông

Về Schopenhauer và học thuyết triết học của ông

Schopenhauer đã phá vỡ mạch tư duy xưa nay về sự hài hòa của một thế giới

chỉnh thể. Và, ông đã thực sự là người thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa lạc quan

sang chủ nghĩa bi quan. Công lao mãi mãi của ông đối với giới triết học là ở chỗ:

chính ông đã hướng triết học vào chiều sâu thăm thẳm nằm phía dưới tầng ý thức

của con người, và với châu Âu, ông là người đã mở đường cho triết học và tâm lý học

vô thức ra đời và phát triển.

Sinh thời, Schopenhauer (1788- 1860) là một người lập dị. Ông không bao giờ

cho phép thợ hớt tóc cạo râu cho ông, vì sợ người ta có thể cắt cổ mình. Trong phòng

ngủ, ông luôn có một khẩu súng nạp đạn sẵn, vì sợ người đời có thể bất ngờ ám hại ông.

Một nhà thợ may tốt bụng nhưng lắm điều gây phiền hà cho ông đã bị ông xô ngã xuống

nền nhà. Hậu quả là ông phải chịu mọi phí tổn nuôi dường người đàn bà tật nguyền này

suốt đời. Sau nhiều lần cãi nhau quyết liệt, mẹ ông đã từ ông, vì không thể chấp nhận

một đứa con "lúc nào cũng ca thán về trần gian ngu xuẩn và sự khốn cùng của kiếp

người".

Trong lịch sử triết học thế giới, ít có triết gia nào lại phê phán đồng nghiệp như

Schopenhauer. Ông phỉ báng Hêgen, em học thuyết của Hêgen là "một thứ triết học vô

nghĩa tuyệt đối", là "trò tào lao của kẻ sống trong nhà thương điên". ông kết tội Phichtơ

là "một tên ngụy biện" và là "kẻ lường gạt". Có điều, để khỏi bị ra tòa vì tội xúc phạm

anh dự người khác, Schopenhauer cũng đã thận trọng thuê luật sư cố vấn cho mình, để

ông phê phán mà không hề phạm luật.

Schopenhauer là người căm ghép và kinh miệt phụ nữ. Với ông, đó không phải là

phái đẹp, mà chỉ là một giống người thấp bé, vai gầy, chân ngắn, phi thẩm mỹ. Chỉ có

thứ đàn ông tăm tối bởi dục vọng mới ngợi ca đó là phái đẹp. Đẹp vì đâu? Đó chỉ là

những sinh linh ngu dốt về âm nhạc, thi ca, nghệ thuật, chỉ thích bắt chước, thích làm

đỏm, thích hoang phí và dối trá, là sinh vật nửa vời, nằm giữa đứa con nít và người đàn

ông.

Schopenhauer không có vợ, ông sống độc thân. Người bạn đời duy nhất của ông

là một chú chó xù...

Sự thù hận của Schopenhauer đối với đồng nghiệp, với phụ nữ và thế giới con

người nói chung xuất phát từ bi kịch cuộc đời ông, từ sự thất bại chua cay trong khát

vọng vinh quang, từ sự đồ vỡ của tình mẫu tử, và hơn hết là từ một cách nhìn đầy bi

quan, ảm đạm đối với cuộc sống. Với ông:

1. Thế giới là bể khổ

Cuộc sống là sự lường gạt triền miên. Ý muốn của con người thì vô hạn, còn sự

thỏa mãn lại hữu hạn. Con người không bao giờ có hạnh phúc và bình yên. Một ước

vọng được thỏa mãn chính là cái nôi nảy sinh ra một ước vọng mới. Cái hiện thực duy

nhất trong đời sống chính là sự đau khổ. Hạnh phúc và niềm hoan lạc chỉ là âm bản

thiếu vắng sự khổ đau trong chốc lát. Cuộc đời thực sự là một "địa ngục mà trong đó con

người vừa là những linh hồn bị đầy đọa, vừa là những ác quỷ".

Để minh chứng cho quan niệm của mình rằng sự sồng chính là sự khổ đau và cuộc

đời là địa ngục, Schopenhauer đã đưa ra vô vàn thí dụ trong các nhà thương, các phòng

mổ, trại giam, tòa án, trại nô lệ, bãi chiến trường và khẳng định chính Đantơ đã lấy thế

giới này làm nguyên mẫu để viết nên "Địa ngục của ông". Và, cũng chính Đantơ đã thất

bại khi viết niềm vui và cõi thiên đường, vì cái thế giới mà ta đương sống đầy không hề

có những điều như thế. Nó chỉ có đau khổ, không gì khác ngoài đau khổ. Vì thế, cuộc

sống không có gì đáng sống. Sự sống chính là sự chết được phanh lại, cũng như sự đi

chính là sự ngã được níu kẻo, kìm giữ. Schopenhauer quan mềm rằng con người đương

sống cũng chính là con người đương điên rồ hy vọng "khiêu vũ trong đôi tay thần chết".

Nguồn gốc của đau khổ có rất nhiều. Nhưng theo ông, nếu không kể đến sự khốn cùng

của phần đông nhân loại, thì con người khổ đau đ hai nguyên nhân chính: Một là, con

người là một sinh vật có ham muốn vô hạn, không gì có thể làm đầy nơi thẳm sâu không

đáy của trái tim con người, hai là, sự buồn chán luôn luôn là bạn đồng hành của hiện

hữu. Sự buồn chán và những ước vọng không được thỏa mãn đã cố kết nên nỗi đau khổ

triền miên của kiếp người. Suy cho cùng, số phận con người gắn chặt với cô đơn. Và

mỗi người đều cô đơn với chính mình.

Hơn thế nữa, mỗi một cá thể khổ đau vì buồn chán, vì những ham muốn không

bao giờ được thỏa mãn kia đâu có dừng lại ở chính mình. Nó không những làm khổ nó

bằng dục vọng mà còn biến cuộc sống của kẻ khác thành địa ngục. Biểu trưng cho hành

vi con người đối với nhau là sự đối xừ bất công, tàn nhẫn, hà khấc hoặc thậm chí dã

man. "Kẻ dữ thi ăn thịt lẫn nhau, kẻ lành thì lường gạt lẫn nhau. Và người ta gọi đấy là

lộ trình của thế giới". Không chỉ con người là sinh linh chịu đau khổ, Schopenhauer còn

đi xa hơn trong nhận định của mình. Ông cho rằng mọi vật đều chịu chung số phận ấy.

Toàn bộ thiên nhiên là một cuộc vật lộn không khoan nhượng vì sự tồn sinh. Thiên

nhiên là một trường náo loạn của các sinh vật bị hành hạ và khiếp hãi. Chúng chi tồn tại

bằng cách con vật này nghiến ngấu con vật kia. Và mỗi vật đều là nấm mồ sống của

trăm ngàn con khác. Một thế giới như vậy, một thiên nhiên như vậy nơi con người là

hiện thân của khổ đau, nơi con vật này là mồ chôn của con vật khác, nơi kẻ dữ ăn thịt

nhau và kẻ lành lường gạt nhau ... theo ông, thế giới ấy "không nên tồn tại", hoặc nói

khác đi, sự tồn tại phải nhường chỗ cho sự không tồn tại.

Quan điểm của Schopenhauer coi cuộc sống là sự khổ đau, nguyên cớ của khổ

đau là sự ham muốn vô độ nơi con người cho ta thấy ông rất gần với giáo lý nhà Phật.

Có lẽ thời kỳ sống ở Vai ma và nghiên cứu văn hóa Ấn Độ cổ đại đã để lại nhiềudấu ấn

trong ông và, cũng thật lý thú khi ta nghe ông bàn về sự giải thoát. Schopenhauer đã đưa

ra khái niệm về ý chí nguyên thủy (Urwille), coi đó là cội nguồn của tất cả, là sự khởi

phát của mọi khổ đau. Muốn giải thoát mình, con người cần phải phủ định ý chí và nhận

thức được rằng trong thảm sâu của mọi hiện thực đều có ý chí nguyên thủy ngư trị, mọi

đau khổ trên thế giới đều chỉ là những hiện tượng của một ý chí nguyên thủy luôn luôn

xung đột và đối lập với chính nó. Hiểu được như thế, trong tâm tưởng con người sẽ có

sự thư thái, không bận lòng vì những hiện tượng khổ đau, sẽ thanh thản từ chối những gì

mà trái tim ham muốn, sẵn sàng chịu khổ đau để cuối cùng đến được với sự yên tĩnh

hoàn toàn trong tăm khảm, không còn ham muốn. Và, Schopenhauer khẳng định: thay

cho những khát vọng không bao giờ được thỏa mãn, những thôi thúc và đòi hỏi không

ngừng, ta sẽ có sự yên bình, sẽ đến được với "sóng yên biển lặng của tâm tại. Phủ định ý

chí và dục vọng bằng cách nhìn nhận mọi sự việc, mọi hành vi trên đời chỉ là những hiện

tượng bên ngoài của một cội nguồn sâu thẳm không thể lý giải và nhận thức, đó là cách

giải thoát về phương diện lý thuyết, còn về thực hành, Schopenhauer cho rằng con người

cần "đồng cam chịu khổ" (Mitleiden) với người khác để giúp cho người khác đỡ khổ.

Lập luận của ông là như sau: nếu mọi sinh linh đều bị bao trùm bởi một ý chí nguyên

thủy thống nhất thì các sinh linh đó đều gắn bó với nhau từ cội nguồn. Nghĩa là, về thực

chất, tất cả chỉ là một. Không có những giới hạn lường gạt các cá thể. Coi cái khổ của

người khác như cái khổ của chính mình, từ đó sẽ hình thành sự thương cảm, đồng cam

chịu khó, và con người, không còn là một cá thể, sẽ gánh chung nỗi khổ của toàn nhân

loại, của mọi sinh linh. Sự thương cảm sẽ là cội nguồn của những hành vi đạo đức vượt

qua tính vị kỷ, sẽ thể hiện trong lòng thương người vả sự công bằng. Tóm lại: sự thương

cảm, đồng cam cộng khổ là cội nguồn của cái thiện, còn sự ích kỷ là cội nguồn của cái

ác. Đó chính là nguyên tắc cơ bản trong đạo đức học Schopenhauer.

2. "Thế giới là ý chí và tưởng tượng".

Tác phẩm chủ yếu này của Schopenhauer, người đã tự xưng là "hoàng đế của triết

học" và tấn phong các học trò của mình là "các thánh tông đồ", được viết ra khi ông mới

30 tuổi. Cuốn sách ra đời năm 1819, phần lớn bị bán làm giấy vụn. Tác giả và tác phẩm

 rơi  vào quên lãng, mặc dù ông' đã khẳng định tác phẩm này... "là một hệ thống triết

học mới.... là một chuỗi tư tưởng gắn bó với nhau ở mức cao có nhất mà xưa nay chưa

có đầu óc nào nghi ra". Mãi hai mươi năm sau, khi làn sóng bi quan bao trùm khắp nước

Đức sau thất bại của cuộc cách mạng năm 1848, người ta mới đổ xô nhau tìm đọc tác

phẩm của ông, coi ông như một thần tượng của triết học và cuốn sách bi vứt đi kia bỗng

trở nên sáng giá.

Có thể nói, toàn bộ tư tưởng triết học của Schopenhauer được gói gọn trong mệnh

đề "Thế giới là ý chí và tưởng tượng". Tất cả những gì ông viết ra sau này chỉ là sự bình

giải, bổ sung hoặc chi tiết hóa mệnh đề đó. Tùy theo giác độ nghiên cứu và quan sát,

công trình nói trên của ông có thể được nhìn nhận là siêu hình học (quyển I, quyển II), là

đạo đức học (quyển III), hoặc mỹ học (quyển IV).

Mở đầu tác phẩm, Schopenhauer viết: "Thế giới là sự tưởng tượng của tôi". Với

mệnh đề nảy, ông muốn khẳng định rằng toàn bộ hiện thực tồn tại trước hết là hiện thực

thuần túy, do con người tưởng tượng ra. Những gì mà con người trực tiếp lĩnh hội được

chưa phải là cái cách mà vật thể tự nó là như thế hoặc đúng như thế Con người không

biết gì hết về cái cây tự nó mà chỉ biết sự tưởng tượng của chính mình về cái cây, cũng

như "không biết gì về mặt trời, về trái đất, mà chỉ là con mắt nhìn thấy mặt trời, bàn tay

cảm nhận được trái đất", nói cách khác, vạn vặt chỉ là những hiện tượng. Ở điểm này,

Schopenhauer rất gần với Cantơ. Bản thân ông đã khẳng định triết học Cantơ là cửa ngõ

để đi vào triết học của ông, ai muốn hiểu ông, người đó cần hiểu Platôn, Cantơ, và triết

học Ấn Độ.

Schopenhauer cũng theo sát ý tưởng của Cantơ khi ông gạt bỏ khỏi đối tượng

không gian, thời gian, tính nhân quả mà quy chúng vào tinh thần con người, khi ông

nhận đinh rằng mọi vật tự nó không mang tính không gian, thời gian hay tính nhân quả

mà là do con người khởi thủy đã mang trong mình thời gian, không gian và tính nhân

quả rồi gán chúng vào thế giới. Luận đề này về tính hiện tượng của thế giới đặc biệt có ý

nghĩa đối với những yếu tố bi quan chủ nghĩa trong học thuyết triết học của

Schopenhauer. Có thể nói rằng luận đề thứ nhất của ông chưa phải là khám phá mới mê

trong triết học, nó cũng tương tự như Cantơ hay Platôn. Một khi Schopenhauer khẳng

định: thế giới là sự tưởng tượng của tôi, thì trước ông, Cantơ đã viết: mọi vật được mang

lại cho ta chỉ là những hiện tượng, Platôn cũng đã nói: thế giới hiện ra đối với mọi cảm

giác không hài là tồn tại đích thực, hoặc kinh Vệ đà cũng đã chỉ rõ: thế giới nhìn thấy

được là cái bên ngoài không có bản chất, là lớp màn che phủ, hay nói ngắn gọn là maya.

Tuy nhiên, nếu cách nhìn nhận hiện thực của Schopenhauer chỉ dừng lại ở luận đề

"thế giới là sự tưởng tượng của tôi" thì ông cũng chỉ mới bước tới chủ nghĩa duy tâm

thuần túy, còn thế giới thì chẳng là gì khác ngoài cái "bên ngoài", ngoài sự tưởng tượng

muôn thuở. Khi nghiên cứu sâu hơn về sự tưởng tượng ấy Schopenhauer muốn tìm xem

đằng sau những hiện tượng là cái gì? Điều này Cantơ đã nói tới khi ông đưa ra một khái

niệm rất khó xác định, đó là "vật tự nó". Schopenhauer đã đi xa hơn Cantơ khi ông tìm

ra bản chất của cái gọi là "vật tự nó" ở Cantơ. Bản chất ấychính là ý chí. Và luận đề thứ

hai của Schopenhauer chính là: Thế giới là ý chí.

Nếu chỉ nghiên cứu từ bên ngoài thì không sao đến được với bàn chất của vạn vật,

cũng giống người đi quanh một ngôi nhà mà - không sao tìm được lối vào.

Schopenhauer cho rằng con đường duy nhất để đi đến bản chất nằm trong chính chúng

ta, trong từng cá thể, bởi váy ông đã nghiên cứu cơ thể con người dưới góc độ triết học.

Theo ông, cơ thể con người là một biểu trưng của hai dạng thức: một là, nó là sự tưởng

tượng đã được khách thể hóa, "có thể nhìn thấy được", là khách thể trong mối quan hệ

nhân quả của mọi hiện tượng, hai là, cơ thể con người còn là một cái gì đó tiềm ầm sâu

xa mà chỉ chính nó mới cảm nhận được. Sự tiềm ẩm sâu xa ấy chính là ý chí . Nghĩa là,

cơ thể con người không những lả một hiện tượng, một khách thể, mà là sự biểu đạt của ý

chí. Mọi vận động của cơ thể đều xuất phát từ những xung động của ý chí, đều là những

hình thái biểu đạt ra bên ngoài của ý chí. Cả những cơ quan chức năng lẫn hình dáng cơ

thể đều là những phương thức biểu đạt. Từ đó Schopenhauer đã đi đến luận điểm cho

rằng cơ thể con người chính là ý chí đã được khách thể hóa thành đối tượng có thể nằm

thấy được. Nó vừa là một vặt thể, nhưng xét theo góc độ "Vật tự nó" thì đó là ý chí.

Schopenhauer cho rằng chính ông là người đã khám phá ra bản chất của cái mà Cantơ

gọi là "Vật tự nó", rằng ý chí chính là bản chất sau xa nhất của con người. Theo ông, cơ

thể người chính là ý chỉ được khách thể hóa theo không gian và thời gian. Đó là chân lý

triết học đích thực nhất. Bản chất của con người (hiểu theo nghĩa là ý chí) không nằm

trong ý thức, trong tư duy hay lương tri. Đó là sự làm ác muôn thuở của các triết gia mọi

thời đại. ông quan niệm rằng ý thức chỉ là bình điện bên ngoài của bản chất, y như lớp

vỏ ngoài của trái đất chúng ta. Cả những tư tưởng, ý nghĩ cũng chỉ là bề mặt bên trên

của một nguồn nước ngầm sâu thẳm. Quá trình hình thành những phán xét của chúng ta

không phải là sự liên kết những ý nghĩ mạch lạc theo quy luật lôgic mà nó diễn ra từ nơi

sâu thẳm, gần như là vô thức, giống như sự tiêu hóa. Con người thường kinh ngạc vì

chính mình bất chợt có những ý nghĩ, những quyết định nảy sinh không thể lý giải được

vì đâu. Trong chốn thâm sâu đầy bí hiểm luôn có ý chí ngự trị, nó điều khiển kẻ nô bộc

của mình là con người. Nhưng ý chí chí là kẻ cai trị mù lòa. Nó vác trên vai mình một kẻ

bị tê liệt nhưng nhìn được vạn vật. Con người dường như được kẻo về phía trước, nhưng

thực ra thì nó được đấy từ phía sau, từ một nơi bí huyền sâu thẳm. Sức mạnh ấy chính là

ý chí sống vô thức, nó không hề biến đổi, tồn tại trong mọi mạch tư duy và hành vi con

người. Cả trí nhớ cũng chỉ là cô hầu gái của ý chí. Những gì con người gọi là tính cách

hay nhân cách cũng đều do ý chí quyết định. Mọi chúc năng hữu thức đều thấm mệt và

cần đến giấc ngủ, duy chỉ có ý chí là vĩnh viễn tỉnh táo, giống như sự hô hấp, như hoạt

động của trái tim, không ngừng và không bao giờ mệt mỏi, vì tất cả đều diễn ra một cách

vô thức.

Schopenhauer cũng đã vận dụng quan điểm coi "cơ thể người vừa là hiện tượng

vừa là ý chí được khách thể hóa" như một chiếc chìa khóa để lý giải bản chất của mọi

hiện thực. Theo ông, mọi sự vật đều lả một sự biểu đạt, một sự hiện thực hóa của ý chí

ngự trị trong nó. Sức mạnh của ý chí ngư trị khắp nơi. Sức mạnh ấy khiến cho cỏ cây

đâm chồi nẩy lộc và úa tàn, khiến cho cho nam châm quay về hướng bắc cực, khiến viên

đá rơi xuống trái đất, kẻo trái đất về hướng mặt trời... Nghĩa là cả thế giới đều là sự

khách thể hóa của ý chí, thế giới là ý chí.

Với quan niệm ý chí là bản chất, là động lực điều hành vạn vật, Schopenhauer đã

có những kiến giải đáng chú ý về con người, nhất là về quan hệ lứa đôi. ở nơi con người,

sự biểu đạt mạnh mẽ nhất của ý chí sống là động lực duy trì nòi giống. Động lực này

mạnh tới mức khiến con người phớt mặc cả cái chết của cá nhân. Một khi sự bảo tồn cá

thể được thực hiện thì sinh vật người vươn tới sự duy trì nòi giống nhằm bảo tồn chủng

loại. Nếu nhận thức của con người ngư trị trong bộ não thì bộ phận sinh lý của nó là nơi

ngự trị của động lực tính dục, là tiêu điểm của ý chí và đối cực của não bộ. Hai cá thể

khác giới có sức hút mạnh mẽ đối với nhau, đó là nhờ sức mạnh bất khả kháng của ý chí

sống thể hiện trong chủng loại. Tình yêu chỉ là trò lường gạt của tự nhiên vì mục đích

duy nhất là bảo tồn nòi giống. Hai cá thể tìm đến nhau hoặc gọi là "yêu nhau", về thực

chất em là việc thực hiện sự lựa chọn để bảo tồn một "kiểu" chủng loại. Cá thể "yêu' cái

mà mình không có. Nó chọn cho mình một đối tượng phù hợp nhất với sự bảo tồn của

một kiểu chủng loại nhất định, ví như cá thể nam tính nhất sẽ tìm chọn một cá thể nữ

tính nhất hoặc ngược lại. Trong sự lựa chọn này, cá thể hành động nhưng không biết vì

sao lại hành động, bởi nó thực thi một sứ mạng của cái cao cả hơn, đó là chủng loại. Do

đó, sự đam mê cái khác giới bị mê hoặc bởi ý chí chủng loại hơn là bởi cá nhân . Một

khi mục đích bảo tồn nòi giống được bảo tồn từ phía cá thể thì trò chơi lường gạt của tự

nhiên là tình yêu cũng mất đi mọi ý nghĩa. Sắc đẹp của đàn bà, một thứ nghệ thuật quan

trọng nhất, một phương tiện dẫn đến mục đích truyền giống và bảo tồn nòi giống sẽ sớm tàn phai sau khi đã thực hiện được chức năng. Trong tình yêu tình dục, mỗi cá thể thực

chất chỉ là công cụ của chủng loại. Tình yêu chết dần trong hôn nhân vì thiên nhiên

không cần chơi trò lường gạt nữa. Chỉ có ý chí sống thể hiện trong chủng loại là mãi mãi

không đổi theo không gian và thời gian. Đó là một hình thái không thay đổi, chỉ có vật

chất ở mỗi cá thể đổi thay theo thời gian và không gian mà thôi, giống như cái bình

muôn đời cũ chỉ thay bằng rượu mới.

Schopenhauer cũng đã áp dụng quan điểm này vào lịch sử. Theo ông, đằng sau tất

cả mọi hiện tượng là ý chí bất di bất dịch của thế giới. Dù có sự khác biệt giữa các dân

tộc, thời đại, trang phục, tập quán, ngôn ngữ... thì ở mọi nơi, một thời đại cũng vẫn chỉ

là nhân loại ấy. Chỉ có sự khác biệt về vật chất, còn hình thái vẫn thế, vẫn là nhân loại

muôn thuở. Do đó, theo ông, kẻng có cái gọi là sự tiến bộ của lịch sử. Biểu tượng của

mọi diễn biến đều là một vòng tròn. Mọi thời đại các nhà thông thái cũng chỉ nói những

điều giống nhau, mọi kẻ gàn cũng chỉ nói những điều như nhau, và đàn ông đàn bà mọi

thời đại cũng vẫn chỉ là những công cụ thực hiện ý chí sống trong chủng loại.

Đánh giá các quan điểm siêu hình của Schopenhauer, các triết gia đương đại cho

rằng ở Schopenhauer có những nhận định giống các nhà duy tâm như Se linh hay

Phichtơ. Ông cũng tìm cách khám phá bí mật của thế giới trong bản thân cái môi, giống

như Phichtơ nói bản chất của cái tôi là ý chí và sẽ nhìn thấy ở giới tự nhiên và tinh thần

một sức mạnh vô thức, có khả năng kiến tạo và thúc đẩy. Nhưng cái khác ở

Schopenhauer là ở chỗ: trong khi đối với các nhà duy tâm thì cái cuối cùng và tuyệt đối

là tinh thần, ý niệm, lý trí phát triển trong một quá trình vận động hướng đích, thì đối với

Schopenhauer lại là một ý chí mù lòa, một cội nguồn thế giới phi lý tính và ngược lại

với lý trí. Đối với ông, thế giới không phải là lôgic hay phi lôgic, mà là phản lôgic, lý trí

là công cụ của ý chí phi lý tính. Chính ở điểm này Schopenhauer đã phá vỡ mạch tư duy

xưa nay về sự hài hòa của một thế giới chỉnh thể. Và, ông đã thực sự là người thực hiện

bước quá độ từ chủ nghĩa lạc quan sang chủ nghĩa bi quan. Công lao mãi mãi của ông

đối với giới triết học là ở chỗ: chính ông đã hướng triết học vào chiều sâu thăm thẳm

nằm phía dưới tầng ý thức của con người, và với châu Âu, ông là người đã mở đường

cho triết học và tâm lý học vô thức ra đời và phát triển.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: