Chương IV: Đồng

Chưa kịp đến nhà cậu tôi cũng đã sầm sập tối, cái gió thu ngàn lại cất lên và vạt áo sơ mi của Len cứ phấp phới. Tôi thấy anh run lên, da sau gáy cũng sởn cả. Thi thoảng anh khẽ suýt xoa:

-Rét cóng quá Khuê ơi! Rét chết...

Tôi chẳng đáp lấy một lời, chỉ tủm tỉm cười rồi thúc vào eo anh. Len cũng cười, không hỏi han thêm mà vít mạnh tay ga, cố đuổi kịp người lớn đi trước. 

Tầm này mà trời đã tan dần cái màu hồng tím, heo hút và thoang thoảng gió. Đường phố hiếm hoi những ánh đèn, ánh điện hắt ra từ những quán xá bán nước, bán hàng ven đường. Cỏ cây thì um tùm. Đâu đâu cũng là bóng tối và nó khiến tôi phát sợ. Tôi không phải loại nhát gan nhưng tôi thích những thứ sáng sủa hơn là cứ đăm đắm vào bóng tối. Tiếng dế kêu ran. Tiếng trẻ con nô nhau ở hai bên đường, tiếng người ta cười nói nữa. 

Giờ tôi mới biết, phố Đà Nẵng không có ngày đêm. Lúc nào cũng nhộn nhịp và ồn ào. Rồi tôi chợt cười. Có lẽ anh để ý mà hơi ngoái lại hỏi:

-Cô mình lại có gì vui à?

-Chả có... Mà anh hay đi muộn rứa ni không? Tối ni, "cáy" (sợ) ghê, nhỉ?

-"Cáy"? Ô hay thật, gái Nghệ mà sành nói tiếng Bắc quá cơ. Nhưng mà khen đấy! Nói chứ đi tối thì anh cũng không hăng như cái Linh, chỉ dăm ba hôm đi ôm rạ cho thầy mẹ thôi.

-"Gái đảm"!

Tôi cười rồi bảo. Giây phút đó, rõ ràng tôi và Len đã chẳng còn hiềm khích gì với nhau mà thật ra vốn chỉ có tôi có thành kiến với anh. Tôi kéo lại vạt áo bay bay cho anh và véo nhẹ vào mạng mỡ, mềm giọng ra mà nói:

-Thôi, anh đi nhanh kẻo mọi người đợi! Bị la cho thì ngại lắm! 

-Vâng thưa cô mình!

Khi cả đoàn nhà chúng tôi đến nhà cậu tôi thì mọi người đã dọn cỗ xong cả, chỉ đợi nốt khách đến cúng xong là xơi cơm. Lâu lắm rồi tôi không xuống dưới ni. Nhà cậu tôi và cả nhà hai bác lớn là anh chị của u đều nằm trong một khuôn đất, sát sàn sạt nhau. Nhà đất, xây tàm tạm để ở nên mọi người chẳng tu sửa nhiều. Tôi sẽ chẳng nói là từ lúc tôi biết Hải Phòng là gì, chắc cũng mười lăm năm thì chỗ này chẳng có chút thay đổi gì. Vẫn là ba căn nhà nối hình chữ T trước cái ao con và một hàng cau. 

Chúng tôi đến. Từ trong nhà bác cả, một người phụ nữ đỏm dáng lật đật chạy ra cùng cây đèn dầu. Người ấy đon đả chào hỏi u tôi và bố mẹ cái Mai.  Tuy ăn vận không sang trọng nhưng dưới ánh sáng lung lay, chập chờn của cây đèn dầu và ánh đèn xe sáng trưng hắt lên, tôi thấy khuôn mặt đầy đặn, trắng hồng và nụ cười khả ái của người ấy. Người phụ nữ này là con ai nhỉ? Tôi nghĩ mãi không ra. 

Rồi người nọ cũng quay sang tôi, cười nói:

-Đây là cô Khuê nhỉ? Eo ơi, trông cái tướng kìa, đẹp quá! Phổng phao quá chị nhỉ?

U tôi đứng cạnh khoác tay người nọ rồi hất hàm về phía Len, bảo:

-Mợ lại cứ trêu cháu nó thế? Nhưng cũng sắp lấy chồng rồi chứ đùa.

"Mợ ấy hả? Tức là vợ của cậu tôi ư? Chao, bất ngờ chưa? Sống ngần này năm mà giờ cậu lấy vợ tôi cũng không biết, lại còn chẳng được xin một chân bê tráp." Tôi thẫn thờ nhìn u tôi nói chuyện với người phụ nữ mà tôi còn nghi hoặc ban nãy. 

Tôi liền ngước sang Len. Tôi thấy anh nhăn mày, cả khuôn mặt làm ra cái biểu cảm xấu xí và khó coi đến dị hợm. Vẻ đó khiến tôi phì cười nhưng vốn cười không phải việc chính nên tôi gượng lại ngay. Tôi hích vào cánh tay anh và gật gù hỏi:

-Anh biết mợ không?

-Vừa biết cách đây khoảng hai phút... Chà, có vẻ cậu lấy vợ chui à?

Vừa dứt câu, anh bị bố cái Mai cốc ngay một cái vào đầu. Rõ đau điếng đến phát hoảng. Bác trai nghiêm mặt răn Len:

-Thằng này, mày ngộ hả? Sao dám nói người nhớn như vậy? U cái Khuê nói thế bởi người ta sắp gả vào nhà cậu chúng mày chứ chui lủi nào ở đây. Mà này, vào cúng đi chứ!

Đám trẻ chúng tôi nhanh chân chạy vào gian chính trước. Đấy là gian nhà rộng nhất, cũng là gian duy nhất được lát nền xi măng sạch sẽ và trông sáng sủa hơn những căn khác. Quỳ dưới ban thờ ông bà, ngước mắt nhìn lên linh vị và những trái bánh, hương hoa đang ngào ngạt, tôi thấy mình đang bị cuốn về những ngày bé thơ. Lâu lắm rồi, tôi chưa được xuống đây. Dần cũng quên vợi cảm giác được ngửi mùi cau cay thoang thoảng phả ra từ bên kia bờ ao...

Cau thơm hơn cả bòng bưởi. Thế nó mới lạ đời đấy!

Lạy xong. Chúng tôi không lán lại thêm mà tíu tít dắt nhau sang nhà cậu giáp kế bên xơi cơm luôn. Khẽ giở tấm liếp bước vào, chúng tôi ngơ ngác nhìn toàn các ông các bà rồi toàn người lớn đang uống rượu, nói chuyện. Thấy chúng tôi ngó vào, bác Tấn - anh cả của u tôi mới vẫy tay, hắng giọng bảo:

-So kia! Mày vào bê chai rượu xuống sân kho mà ăn với chúng nó. Chỗ này là chỗ của các cụ rồi. Hết suất rồi!

Len nghe vậy thì ái ngại bước vào, nhận lấy nậm rượu và mấy cái chén con từ bác. Chúng tôi lại trở ra và ba đứa thắc mắc nhìn nhau như cùng hỏi một điều "Sân kho ở đâu hả chúng mày?". Ngay phút đó, "mợ Tùng" từ trong gian nhà ban nãy bước ra, trên tay bê một đĩa thịt luộc. Mợ cười và chỉ tay về phía cổng, nói:

-Ra đến cổng rồi rẽ sang lối vào nhà cô Chính, con ông Ba bán nước chè ấy! Sân kho nó lấp sau nhà họ. Ra đấy ngồi hóng hớt, có rượu thịt thì cô cậu cứ nhắm, ăn xong vào kêu mợ ra rửa là được rồi.

Câu nói như khó khăn lắm mới bật được ra khỏi họng cái Mai nãy giờ.

-Thế bao giờ cậu mợ lấy nhau đấy ạ? 

Người phụ nữ giật mình, đỏ mặt có chút e lệ rồi lại cười tít cả mắt trả lời với chúng tôi:

-Cuối năm nay. Có gì sang bê cỗ đấy nhé!

***

Sân kho vốn chỉ là một mảnh đất rộng, trước là ruộng đồng vừa gặt xong. Dưới ánh sáng lờ mờ, trong trẻo của trăng và ánh đèn hoa kì lập lòe của thằng Tỵ vừa đem ra, bảy, tám mặt thanh niên quây quần, ăn uống và kể nhau nghe những chuyện không đâu. Tôi thấy nhiều điều mình còn chưa vỡ khi đặt trên lên đất Hải Phòng quá và cũng chẳng ít chuyện không không ngờ về họ hàng nhà tôi. Cái thú vị và buồn cười nhất là ai cũng quen cái Mai và anh Len lại còn hỏi đến cái Linh. 

Chưa ăn được mấy miếng, thằng Tỵ bỗng à lên một cái rồi chạy vào nhà nó vác ra một cây ghi-ta cũ. Cậu chàng có vẻ khoe khoang, hất mặt lên mà bảo với đám chúng tôi rằng:

-Cây đàn này thầy em mới mua hôm kia đấy! Chất gỗ và nước sơn ngoài này đều là hàng hiệu. Dây đàn là loại tốt nhất trên Hà Nội đấy. Nhưng mà khổ nỗi, cả cái xóm nhỏ này chẳng ai biết gẩy cả. 

-Ai bảo là không có?

Len rót rượu tràn khỏi cái chén sứ nhỏ, đưa lên tu hết một hơi rồi quay ra nói. Mặt anh không chút biến sắc, chưa say mà tôi cứ nghĩ anh đang mê sảng. Len chìa tay, bảo thằng Tỵ đưa cho xin cây đàn đánh chơi. Cả đám bỗng vội vỗ tay rầm rầm. Phải có tí văn nghệ thì ăn mới trôi.

-Hát bài gì đây, cô mình nhỉ?

Anh quay sang ngang, nhìn tôi. Đôi mắt đen lấp lánh mở to đối diện với tôi. Tôi ngập ngừng mấy giây rồi hỏi lại:

-Đã chắc là đàn được chưa?

-Ơ kìa, anh đùa em bao giờ chưa? Bài nào cũng đáng ngon hết. Hay là "Du kích sông Thao" nhé? 

Tôi không kịp trả lời thì mọi người đã nhao nhao lên.

-Được đấy!

-Đàn đi, Len! Cả nhà cùng hát nhé!

Làn gió thu lúc tối muộn gợn nhẹ theo câu hát líu lo của đám thanh niên chúng tôi. Những ngọn rơm nằm im lìm trên cánh đồng đương reo lên vì thích thú. Mùi lúa thơm ngọt lẫn cả vào mùi bưởi chín và mùi cau thơm khiến thu về đậm hơn trong lòng tôi. Trong tâm trí tôi ánh lên hình ảnh của những đứa trẻ quê mùa, bẩn thỉu nghịch ngợm, đi mót trên những cánh đồng vào lúc chập choạng tối. Hình ảnh ấy hồn nhiên và đáng cười làm sao! Và có lẽ tôi cũng đã từng một đứa trẻ chân tay lấm bùn, dong duổi khắp cánh đồng nhặt những bông lúa và những củ khoai còn sót lại ở khe ruộng thời nào. 

Đám trẻ ngẩn ngơ ngồi hát. Thằng Tỵ khoác vai thằng Mếm, lắc lư theo giai điệu của bài hát. Tôi cùng cái Mai và chị Sửu say sưa hò theo khúc "Du kích sông Thao", thi thoảng nhìn nhau cười tít mắt. Còn Len, anh chỉ việc đánh đàn và lẩm bẩm hát cùng chúng tôi. Dáng vẻ cũng phong trần lắm, lãng tử ghê gớm... Nhưng có gì vãn còn chưa hợp ý tôi lắm!

Chị Sửu khẽ hích vai tôi, thì thầm:

-Thế bộ mày cặp kè với thằng Len hả?

Tôi nghe vậy liền đỏ tía cả hai tai, đôi má cũng ửng hồng. Tôi ngại, lập tức vỗ vào lưng chị một cái rồi mắng:

-Cặp với chả kè! Em mới ngần này tuổi đầu, nứt mắt ranh thôi. U em cũng làm gì cho yêu. Với cả nhớ... Ảnh gu ai thì gu, phỏng phải gu em.

-Thôi, chị đừng tin nó mồm điêu! Cậu Tùng cưới vợ xong lại đến lượt chị em mình bê cỗ cho Khuê - Len.

Nhỏ Mai lanh chanh chen vào, nó cười khà khà như thích lắm. Nó lại làm tôi rối hơn, khó xử biết nhường nào. Tôi ngó sang Len, anh vẫn chăm chú đánh đàn và hát hò cùng cánh con trai.

Tôi lại nghĩ Len không phải là không có gì tốt. Anh cái gì cũng ưa mắt người ta nhưng có điều tôi không thích. Hơn nữa, tôi mới lên phố Hải Phòng này chưa bao lâu, còn chưa học hết cấp 3 thì yêu đương quái gì? Thời này cũng đâu phải thời của ông bà nữa mà tảo hôn. Đấy là chưa kể thầy u tôi là người có học, khắt khe từ trước... Chẳng lòng nào đồng ý việc này!

Tôi đơ người ra cùng những suy nghĩ chồng chéo. Bỗng một cơn gió thổi từ đồng vào, cay xè cả mắt khiến tôi run lên...

-Ôi dào, chuẩn bị dọn đi chứ các cô cậu ơi!

Tiếng ai như tiếng u tôi vọng từ nhà thằng Tỵ ra. Chị Sửu hô lên một tiếng nghe rất ran:

-Dạ! Thím chờ chúng con một tẹo.












Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top