thiên lương trong sáng
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân-một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một cây bút tài hoa của nền văn học Việt nam hiện đại. Trong các tác phẩm của ông, các nhân vật được miêu tả và nhìn nhận như một người nghệ sĩ. Tác phẩm "Chữ người tử tù" được in trong tập "Vang bóng một thời" cũng được xây dựng từ cách nhìn nhận như vậy, trong đó Huấn Cao là linh hồn, là trung tâm của truyện, mang một vẻ thiên lương cao đẹp, tâm hồn trong sáng thiêng liêng đằng sau vẻ ngoài kiêu bạc
Nguyên mẫu nhân vật ngoài thực được xây dựng từ hình tượng Cao Bá Quát- một anh hùng tài hoa lỗi lạc. Ông có bản lĩnh kiên cường, căm ghét xã hội thối nát đương thời. Ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Mỹ Lương để chống lại triều đình nhà Nguyễn, nhưng thất bại bị triều đình nhà Nguyễn sát hại.
Huấn Cao là một người có tài, xwm trọng chữ nghĩa thánh thiện. Mặc dù ông viết chữ rất đẹp nhưng không bao giờ bán chữ của mình một cách linh tinh. Nguyễn Tuân đã dành cho ông từ "khoảnh" để chỉ sự quý chữ mình của ông. Cả đời của ông "mới viết được hai hộ Tứ Bình và một bức Trung Đường cho ba người bạn thân". Đây không phải là sự tự kiêu về tài năng của mình mà đây là sự quý trọng hay nói là sự trân trọng của mình đối với ai, người đó có xứng thì ông mới cho chữ được. Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ "ta không vì vàng bạc và quyền lực mà ép mình viết câu đối bao giờ" chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng Huấn Cao xứng đáng là một nhân cách lớn, một nghệ sĩ chân chính vì biết đặt cái đẹp lên trên quyền lực và tiền bạc chính thế mà không làm mất đi giá trị của thú chơi chữ, biết gắn cái đẹp với cái thiện.
Huấn Cao còn biết trân trọng những tấm lòng trong thiên hạ. Khi cho chữ viên quản ngục không phải vì rượu thịt viên quản ngục biệt đãi ông mà vì ông hiểu được cái sở nguyện cao quý của viên quản- một người biết yêu cái đẹp và ông đã hối hận chân thành " thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Chi tiết ấy đã bộc lộ một nhân cách lớn: đằng sau vẻ bề ngoài gan góc là một tâm hồn trong sáng biết trân trọng những người có nhân cách tốt, biết quý trọng cái đẹp. Sự hiệt đãi vì vật chất, sự chăm sóc chu đáo không làm tan chảy trái tim sắt đá kia mà chính tấm lòng của viên quản ngục đã thuyết phục được ông.
Huấn Cao biết sử dụng cái tài đúng lúc đúng chỗ. Ở đây cái tài phụng sự cái tâm, cái tâm điều khiển cái tài, cái tài và cái tâm hòa quyện với nhau qua cảnh cho chữ. Trước hết, cảnh cho chữ được diễn ra thật khác so với cảnh cho chữ thông thường. Đó là một đêm tối yên tỉnh "lúc trại giam tỉnh Sơn còn vẳng tiếng mỏ trên vọng canh" một đêm u tối như bao đêm khác. Người tử tù chờ ngày ra pháp trường để chịu hình phạt lớn nhất về tội danh của mình. Đáng lẽ ông phải dành thời gian duy nhất ấy cho mình nhưng ông lại dành thời gian duy nhất ấy cho người khác để lưu trữ cái đẹp. Nghệ thuật và thiên lương luôn tồn tại và sống mãi.
Cảnh cho chữ là một cuộc hội ngộ, một cuộc gặp lạ giũa ba tâm hồn cao đẹp, thiên lương cao quý. Xét về địa vị Huấn Cao là một người tử tù, giặc của triều đình còn viên quản ngục và thầy thơ lại là người đại diện cho luật pháp phong kiến, vì cái đẹp, nghệ thuật và tâm hồn trong sáng họ trở thành tri kỉ "ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau". Ranh giới giữa ác và thiện đã biến mất thay vào đó là sự lên ngôi của nghệ thuật. Chính nơi đây, ánh sáng của lương tri, ánh sáng của niềm khao khát đã đẩy lùi bóng tối âm u của nhà ngục. Tức là cái đẹp được khai sinh trong bóng tối, từ sào huyệt nhơ nhuốc, mà vươn lên mạnh mẽ.
Tâm hồn cao đẹp của Huấn Cao còn thể hiện qua lời khuyên dành cho quản ngục như một lời di huấn " ở đây lẫn lộn, ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi, đây không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người.... ta bảo thật đấy, ngài nên tìm về quê mà ở rồi hẳn nghĩ đến chuyện chơi chữ". Lời khuyên chân thành và thiêng liêng của Huấn Cao đánh thức và cảm hóa được viên quản ngục. Đồng thời bộc lộ được quan điểm thẩm mĩ của Huấn Cao hay chính của tác giả cái đẹp có thể được khai sinh từ vùng đất chết, sự nhơ nhuốc nhưng không thể sống chung với tội ác, cái xấu. Nếu sống chung với cái ác con người sẽ bị vấy bẩn nhơ nhuốc. Con người phải trở nên lương thiện khi sống chung với cái đẹp.
Viên quản ngục vái người tử tù một vái và ngẹn ngào " kẻ mê muội này xin bái lĩnh" đây là một ái cuối đầu trước thiên lương cao đẹp, một cái cúi đầu thức tỉnh của một con người, nửa cuộc đời đi trong bóng tối mới tìm thấy được ánh sáng của đời mình. Vì vậy Huấn Cao cho chữ quản ngục giống như một cuộc chuyển giao nhân cách, cái đẹp, nhân cách vời vợi của Huấn Cao mãi mãi sinh sôi nảy nở và bất tử.
Dựng lên hình tượng Huấn Cao với vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ giữa ngục tù ẩm thấp, chật chội. Nguyễn Tuân đã bộc lộ sự kính trọng đối với những người hi sinh vì nghĩa lớn, thể hiện sự tôn trọng với nhũng người biết yêu cái đẹp. Có thể nói "Chữ người tử tù" với bút pháp nghệ thuật sắc sảo khi dựng người dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương vang gọng trong lòng người đọc nhiều thời
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top