Mảnh vụn
Rít nốt cơ cuối, Dương soạn đồ vào túi, đứng dậy:
- Chuẩn bị đi thôi mày!
Khang bấy giờ đang nằm dưới nền rừng, buông lời tiếc rẻ:
- Đợi nghỉ chốc nữa đã, dù gì chả về đến quân doanh
- Cái loại mày, nghỉ riết rồi còn cứ từ từ, chẳng trách không làm gì nên hồn!
Khang nghe vậy, cau mày rồi lại thản nhiên, cậu chẳng buồn nói lại nữa, chỉ còn tự thoại trong lòng:
- Cha nó! Làm được gì mà lên mặt, phải mình thì … - Mấy lời ấy, nghe lắm rồi cũng chán.
Thế rồi cậu nhoài người với lấy cây kích dắt vào đai hông và nhổm dậy. Quàng túi quân bị lên lưng, Khang bồng gươm ra vẻ sắp sửa lên đường rồi. Lần này anh ta khoác luôn giáp thân để phòng bị, chứ như thằng Phan Dương, chết đến nơi rồi mà chưa kịp thắt đai giáp thì chuối lắm. Hai người tiếp tục nhằm hướng bắc mà đi.
Mặt trời đang xua những tia nắng đỏ xuống mũ Khang, được một quãng, anh ngước mặt lên mà thở: “Chậc!” Thế là trời sắp tối, phải kiếm chỗ trú chân liền khi đêm đến, thú giữ, vắt rừng và muỗi luôn sẵn sàng khiêng họ đi bất cứ lúc nào.
- Đi tiếp nào! Rừng đang thưa nầy, chắc sắp đến bìa rồi đó!
- Anh đang nhìn …
- Nhìn cái mả gì nữa! - Dương nhăn mặt tỏ vẻ hối thúc.
Mặc kệ sự xót ruột của gã, người đồng đội còn đắm chìm với mấy
vệt lửa đỏ rực trên nền trời thâm. Trong đôi mắt phản chiếu ánh hoàng hôn của mình, Khang mơ màng về một điều xưa cũ, một câu chuyện mà cậu cũng chẳng biết nên quên hay nên nhớ. Cái suy nghĩ mông lung ấy kéo Khang ra khỏi thế giới hiện tại. Trong tâm trí, một thiếu nữ đương tuổi bước ra, khẽ lắc vạt áo sức nước thơm phạt qua mũi cậu. “Độp!!!” …
- Tao lạy mày! Có đi không để choa biết đường – Dương vừa cáu
kỉnh vừa thu lại cái tay mới “mát xa” lên mặt bạn mình để lôi hắn về nhân giới. Khang còn ngơ ngơ, lấy tay xoa lên mặt, vô thức tuồn lời: “Chơi bố mày mạnh thế! Nào, đi thì đi”. Bất giác tên xạ thủ hô lên:
- Khoan đã! Tao mất cái vòng rồi, đợi tao tìm lại đã
- Thế mà cũng đòi bảo anh đi! – Khang đắc trí
Dương bới tay xuống đống lá mục mà tìm, mãi vẫn không thấy. Cái vòng tay đấy như kỉ vật của gã. Thực vậy, đó là món quà mà cha mẹ gã trao cho trong ngày Tết, xưa lắm rồi. Đợi lâu quá, người kia cũng cúi xuống lục lọi:
- Ai mượn làm cái vòng nhỏ tí ti làm gì không biết
- Tại cái mặt con đấy con trai. À đây!
Thì ra nó bị văng sang bên trái hai tên họ Phan, mắc vào phiến đá nhỏ mà ẩn đi. Trỏ vòng vào tay phải, Dương ra hiệu bộ hành. Nhìn chiếc vòng, gã lại thấy hơi nao nao, từ mấy năm rồi Tết nào hắn cũng buồn, không đi chơi, chỉ cầm dao ra phát cây cho quang phần mộ tử mẫu. Rồi lại nghiến răng, Dương nghĩ thầm:
- Tao mà biết thằng nào … !!!
Đến lượt tên xạ thủ rơi vào vòng xoáy nội tâm, ánh mắt anh cũng phản chiếu ánh lửa. Nhưng trời tắt nắng một lúc rồi, ấy là ngọn lửa trong đầu anh.
Đi mãi rồi trời cũng tối ngòm, hai người lấy con cúi đánh lửa đốt đuốc, cố lần ra một chỗ “ngon” để làm nơi trú chân cho qua đêm này. Một lát sau, hai người cũng tìm được vị trí ưng ý: một góc rừng cạnh con sông, chỗ đất ấy thoáng, lại có cây gai đổ, đem chặt đi giăng xung quanh trại để tranh thú dữ là hợp. “Xoẹt!” Đống lửa đã manh mún cháy, Khang và Dương nằm phơi thây ngoài miệng trại:
- Kiếm gì ăn đi ông nội!
- Thôi mày tự lo tự ăn, anh lấy cá khô trong túi là được – Dương đăm chiêu. Với một người “kiệm sức” mà to béo như gã thì nằm nguyên ngày rồi ăn cơm trắng cũng được.
Thấy vậy, Khang cũng chẳng đi nữa, anh lấy cá khô với bánh nướng ra ăn. Tên kia cũng ngồi dậy lấy phần ăn của mình, vừa ăn, gã vừa nghĩ lại:
- Ê mày! Túi đồ của đám tặc lúc chiều mày để đâu
Khang lắc đầu về phía cuối trại:
- Trong đấy!
Xạ thủ vội vàng chạy đến mót đồ ăn, vừa hay mở túi ra thì thấy một mảnh giấy ghi chữ nho. Chữ xấu lắm, mà hắn lại vốn không thạo, thành ra chỉ bặp bẹ được vài từ mà thôi. Dương đưa tờ giấy cho người lính đọc, tay cắp lấy cục thịt khô ăn răm rắp. Tên lính trẻ tay cầm tờ giấy nhàu lần từng câu, chợt anh chau mày. Dương hỏi: Có chuyện gì à? Đám vừa gặp không phải là thảo khấu địa phương nhể? Cũng đúng thôi, nếu là cướp đường thì đi một chốc có khi phải thấy nhà dân rồi. Khang nghĩ thầm:
- Chẳng biết có bị gì không đây!!! Bọn lính được mộ đi bây giờ nát ươn quá, biến chất hết.
Hóa ra đám vừa rồi là cánh kỵ binh bên Trịnh, vìvứt hết đinh tự và nhung phục, thành thửKhang và Dương không nhận ra được. Khang cố lục lại trí nhớ của mình về các đơn vị được đem vào đánh Đàng Trong, anh bỗng sực nhớ:
- Trong đạo kỵ binh có một người là …
- Trong đạo kỵ binh có con trai nhà chúa! Đợt duyệt binh, tao thấy hắn được nhắc tên, y mặc cái gì đó thấp thoáng như tỏa tử – xạ thủ cất tiếng thay cho suy nghĩ của người bạn.
Quả thực toán 500 kỵ binh được điều động đi diệt viện có Trịnh Uy là con thứ của chúa. Nếu như tên giáp sĩ lúc nãy là hắn thì hai kẻ đây cũng có rùng mình. Khang và dương nhìn nhau tự trấn an: Nếu thật thì cũng không ai biết. Họ hiểu rằng thành khẩn chỉ có nước chết trước đám người duy ý chí ấy. Nghĩ lại quân binh của chúa chỉ huy, Khang kéo một bên khóe miệng:
- Kể như mình cũng nắm binh khiển tướng …
Trong mắt Khang, chỉ có lính Tam phủ mới thực sự là dân nhà binh, vừa có công trung hưng nhà Lê, vừa giúp chúa Trịnh đánh Đông dẹp Bắc. Bởi vậy khi nhìn đám lính những mạn khác, anh đều tỏ vẻ khinh miệt trong tâm.
Dương và Khang bàn bạc về việc giữ kín chuyện này trong đêm, rồi cả hai quay vào trại nghỉ ngơi. Giữa ánh lửa lập lòe, những con mắt sáng ngoài rặng gai đang thấp thoáng trong màn đêm tịch mịch. Đêm nay sẽ là một đêm dài. Khang trằn trọc không ngủ được, đầu anh cứ quanh quẩn những gì rối như tơ. Ngày này đúng tròn một năm trước, người lính được điều động làm quân túc vệ. Khi ấy cảm xúc xen lẫn buồn vui, trở thành Thân quân cho triều đình, lương bổng có phần ăn thua, lại còn mong về ngày thăng chức được. Nhưng cha mẹ anh ở nhà, lâu lắm rồi mới gặp được một bữa lại vội lên kinh, hiện tại không còn rõ ốm hay khỏe. Khang cũng từ một người từng “chân yếu tay mềm”, là thư sinh nho nhã ở quê mà thành một người lính Tam phủ lạnh căm. Mới một năm trôi đã bào mòn con người ta đến vậy, một năm ròng kể từ lời ly biệt của một người con gái …
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top