VĐSĐ - Bài viết số 5
Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu, là nhà tùy bút số một của văn học Việt Nam hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, con người với tình cảm gắn với quê hương, đất nước. “Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút thể hiện rõ nét phong cách đó. “Người lái đò sông Đà” rút từ tập tùy bút “ Sông Đà” của Nguyễn Tuân, là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của ông. Trong tác phẩm, ngoài tính chất hung bạo, Sông Đà đã được Nguyễn Tuân khoác lên nó một vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng bằng bút pháp miêu tả và nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của mình.
Trong phần đầu của đoạn trích, sự hung bạo, nét dữ dội của con sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa với những khung cảnh hiểm trở nhưng không kém phần hùng vĩ. Vận dụng vốn văn hóa uyên thâm của mình, Nguyễn Tuân đã làm Sông Đà hiện lên như là kẻ thù số một, sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, với một tâm địa độc ác và không kém phần nham hiểm.
Và đối lập với sông Đà hung bạo đó, tác giả đã phát hiện thêm một nét tính cách nữa của sông Đà: thơ mộng, trữ tình, thanh bình và yên ả. Tính cách trữ tình của sông Đà cũng phù hợp với phong cách nghệ thuật của Ng Tuần. Với Ng Tuân, sông Đà là sản phẩm tuyệt mĩ của tạo hoá, ông chiếm lĩnh nó trên phương diện văn hoá và mĩ thuật. Ng Tuân quan sát sông Đà trữ tình ở nhiều góc độ khác nhau. Lúc thì nhà văn nhìn con sông từ trên tàu bay, từ trên cao. Có lúc Ng Tuân nhìn sông Đà qua đám mây của mùa xuân, có khi người nghệ sĩ nhìn sông Đà qua đám mây của mùa thu. Cũng có khi tác giả cảm nhận sông Đà bằng nỗi nhớ của cố nhân, gặp thì vui mừng, xa thì nhớ nhung. Cũng có khi Ng Tuân tiếp cận sông Đà bằng đôi mắt của lịch sử, của hồi ức, của quá khứ.
Mỗi góc độ ấy, Ng Tuân đã so sánh sông Đà với nhiều đối tượng khác nhau rất tài tình và biến hoá. Nhà văn đã so sánh sông Đà với trên dưới mười đối tượng, tạo cho người đọc cảm giác ngạc nhiên, thán phục và nhận ra rằng không có nhà văn nào so sánh hay hơn, đúng hơn Ng Tuân. Từ trên cao sông Đà ngoằn ngoèo như một cái dây thừng. Nhìn sông Đà từ xa, Ng Tuân so sánh như một tiên nữ giáng trần : "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo...." Đẹp biết bao khi ngắm sông Đà, mùa xuân xanh một màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. Nhờ so sánh, Ng Tuân đã phát hiện ra bao vẻ đẹp trữ tình của sông Đà. Nếu không gắn bó và yêu thiết tha phong cảnh quên hương, đất nứơc thì hẳn Ng Tuân không có những so sánh, phát hiện ra vẻ đẹp của sông Đà.
Nguyễn Tuân phát hiện vẻ đẹp trữ tình của sông Đà thể hiện ở màu sắc hài hoà. Rừng Tây Bắc bạt ngàn một màu xanh, sòng Đà giang mênh mông một màu xanh. Trên cái điệp trùng của màu xanh ấy nổi lên màu trắng của mây trời, màu trắng của sương, của khói Tây Bắc, của hoa ban, của cá như bạc rơi thoi trên sông Đà. Màu sắc của sông Đà thay đổi theo mùa, theo cách nhìn và theo tâm trạng của tác giả. Mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ phù sa. Màu vàng của cái nắng tháng 3 giòn tan, màu vàng của con hươu thơ ngây, ngộ nghĩnh...những màu sắc ấy là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, đồng thời là sản phẩm của một tâm trạng Ng Tuân, một tâm hồn tinh tế và tài hoa.
Miêu tả sông Đà trữ tình, Ng Tuân có những trang văn tuyệt bút. Đó là một thứ văn xuôi đầy chất thơ, giàu nhạc học và chạm khắc tạo hình. Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà bằng ngôn ngữ phong phú : "Thuyền tôi trôi trên sông Đà". Câu văn 6 tiếng toàn thanh bằng, có vần, nhịp điệu, giàu hình ảnh, gợi cảm giác. Sông Đà đoạn này êm đềm nhẹ nhàng, bồng bềnh, lững lờ. Câu văn của Nguyễn Tuân không chỉ giàu hình ảnh, màu sắc mà còn có đường nét, chạm khắc : "Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò". Đây không còn là văn xuôi nữa mà nó trở thành bức hoạ tuyệt đẹp, cái đẹp thể hiện ở ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân.
Bằng việc sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, êm ái, với kết cấu câu ngắn, vị ngữ diến tả trạng thái bình lặng, Nguyễn Tuân đã để lại trong lòng người đọc âm hưởng mênh mang, thơ mộng về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà. Qua tác phẩm "Người lái đò sông Đà" , ta thấy được tài hoa , vốn văn hoá uyên thâm và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân . Đồng thời ta còn thấy được cảm hứng ngợi ca , tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, về đất nước và con người Việt Nam của tác giả.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top