VB-KQC
A. Đặt vấn đề
Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam _là nhà thơ có vị trí quan trọngtrong nền văn học hiện đại_nhà thơ có phong cách nghệ thuật riêng độc đáo_nhà thơ của tình thương mến.
Tác phẩm Việt Bắc là một trong những tác phẩm tiêu biểu ohản ánh hồn thơ Tố Hữu .Tác phẩm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt_ghi lại một trang sử hào hùng và oanh liệt trong lịch sử .
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vòng hoa đỏ, nên thiêng sử vàng”
Tác phẩm mang tầm vóc như một bản trường ca lịch sử với 150 câu thơ lục bát ngợi camối tình sắc son, thuỷ chung giữa nhân dân và kháng chiến. Qua đoạn tríchphần mở đầu và phần một của bài thơ Việt Bắc ta sẽ cảm nhận được những nét nghệ thuật đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu.
B. Giải quyết vấn đề
Bước 1. Khái quát chung
Đoạn trích gồm 44 câulục bát ghi lại cảnh chia tay và lời trao gởi tâm tìmh của ngươig đi kẻ ở_người cán bộ về xuôi và nhân dân Việt Bắc ở lại. Lời chia tay bộc lộ và khẳng đinh nghĩa tình sắc son, thuỷ chung .
Câu chuyện tâm tình ấyđược thể hiện bằng một nét phong cách nghệ thuật độc đáo,tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trịkết hợp với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn .Toàn bộ tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào, đậm đà thể hiện tính dân tộc từ nghệ thuật.
Bước 2. Tìm hiểu để chứng minh (phong cách nghệ thuật qua đoạn trích)
Luận điểm 1. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật
1.Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trị
- Giải thích: Thơ viết về cách mạng , phục vụ cách mạng ,chính trị nhưng vẫn dạt dào cảm xúc.
Thơ trữ tình chính trị là thoe viết để phục vụ cách mạng ,viết về đời sống chính trị mà vẫn dạt dào cảm xúc,bay bỗng lãng mạn.
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng .Con đường đời và con đường thơ ông song hành, thơ cũng là nhiệm vụ chính trị .
Thơ của Tố Hữu thường khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt độgn cách mạng của bản thân. Nói cách khác, thơ được bắt nguồn từ sự kiện chính trị và nhiệm vụ cách mạng .
Nhưng thơ được viết phục vụ cách mạng mà không hề khô khan, bởi lẽ thơ ông bộc lộ cảm xúc dạt dào và khát vọng mãnh liệt trước những lẽ sống lớn, niềm vui lớn, tình cảm của cá nhân và dân tộc gắn liền với lí tưởng cách mạng .
- Minh hoạ khái quát:
Cuộc chia tay tháng 10/1954 giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng về xuôi thực sự là một sự kiện lịch sử trong đại sau sự kiện chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, hiệp định Giơnevơ được kí kết. Chứng kiến cuộc chia tay giữa người đi và kẻ ở Tố Hữu vô cùng xúc động và viết nên Việt Bắc . Điều đó khẳng định bài thơ được khơi nguồn cảm xúc từ một sự kiện chính trị _bài thơ viết về đời sống chính trị của đất nước.Bài thơ còn để phục vụ cách mạng :khẳng định niềm tin sắc son vàonghĩa tình nhân dân kháng chiến ,và bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
Nhưng bài thơ không hề khô khan mà vô cùng xúc động,dễ làm rung đông lòng người,bởi cuộc chia tay chính trị ấy lại được hoá thân trong cuộc đối đáp giao duyên giữa tình duyên đôi lứa:
“Ta với mình, nình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...”
Như thế Việt Bắc là một bài thơ chính trị mà cảm xúc trữ tình lãng mạn bay bỗng_bài thơ tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trị _một nét phong cách độc đáo của Tố Hữu .
2. Thơ Tố Hữu đậm đà khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Nội dung mang ý nghĩa lịch sử to lớn, trọng đại của đất nước,
- Nhân vật mang cẻ đẹp kết tinh của cộng đồng
- Giọng điệu bi tráng trầm hùng trong nhịp điệu mạnh mẽ, âm vang,
Chính khuynh hướng sử thi làm náy sinh cảm hứng cách mạng ,vượt lên trên khó khăn để gieo vào lòng bgười khát vọng tươi sáng đến tương lai.
Chứng minh:
tác phẩm Việt Bắc phản ánh, tái hiện một sự kiện lịch sử trọng đại: dựng lại thật sống dộng cuộc chia tay lịch sử của dân tộc. Tác phẩm còn làbài tổng kết của một chặng đường cách mạng trong suốt 15 năm lịch sử: Chỉ qua trích đoạn”Việt Bắc” tacũng sẽ nhận ra một Việt Bắc kháng chiến với khí thế hào hùng :
“Quân đi điệp điệp, trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan,
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.”
Đồng thời đoạn trích cũng giúp ta nhớ lại những chiến công lừng lãy:
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”
Đoạn trích khẳng định vai trò quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc _là nơi tập trung các cơ quan đầu não của chính phủ, là nơi quyết định đường lối chiến dịch, chiến dịch của cách mạng :
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, chính phủ luận bàn việc công
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu.
Qua đó ta còn nhận ra hình ảnh Việt Bắc trong hình ảnh của vị lãnh tụ vĩ đại_Bác Hồ. Qua đoạn trích tác phẩm Việt Bắc đã đề cập đến những sự kiện trọng đại của dân tộc. Dựng lại một bức tranh sống động về một thời kì lịch sử. Tác phẩm đậm đà khuynh hướng sử thibởi nhân vật trong trung tâm trong tác phẩmchính là nhân dân _những người anh hunhgf thời đại, những người đại diện cho phẩm chất dân tộc mang tầm vóc của lịch sử và thời đại.
Cuộc chia tay ấydiễn ra trong khung cảnh kì vĩ, hùng tráng của núi rừng Việt Bắc : “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, được diễn đạt bằmg giọng thơ sôi nỗi, hào hùng trong cảm xúc mãnh liệt và trong niềm tin tự hào sâu sắc. Như thế Việt Bắc là tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi.
Tác phẩm không chỉ mang khuynh hướng sử thi mà còn đậm đà cảm hứng lãng mạn,bởi lẽ bài thơ viết về cuộc chia li mà không hề buồn bã, bi luỵ, bao trùm toàn bộ bài thơ là cảm xúc dạt dào, thắm thiết, gắn bó keo sơn của người đi kẻ ở chứa đựng trong những lời thổ lộ tình cảm con người là ước mơ, khát vọng trong tương lai. Khơi dậy trong lòng người đọc những rung đông cảm xúc mãnh liệt trước một lẽ sống lớn _lẽ sống nhân nghĩa, một đạo lí truyền thống của dân tộc.
3. Thơ Tố Hữu mang giọng điêu tâm tình ngọt ngào:
Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình (chất Huế), bởi Tố Hữu là người con của xứ Huế, giọng điệu tâm tình bắt nguồn từ chất Huế trong Tố Hữu, từ cách xưng hô chan chứa tình thương mến bắt nguồn từ quan niệm về thơ của Tố Hữu : “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình”_thơ là sự đồng điệu của tâm hồn.
Bài thơ Việt Bắc được viết bằng giọng thơ tâm tình ấy. Lời của người đi kẻ ở được trình bày theo lối đối đáp giao duyên tình tứ, cách xưng hô “mình-ta” âu yếm, ngọt ngào, lời thề nguyền sắc son, lời bộc lộ của tình cảm gắn bó keo sơn đựoc chuyển tải bằng lời thủ thỉ đối đáp rất dễ tạo sự rung động trong lòng người.
4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nghệ thuật đến nội dung
a. Hình thức
Bài thơ khai thác một hi hình thức thơ quen thuộc của dân tộc bằng thơ lục bát và đã vận dụng hình thức ấy vô cùng tài tình và nhuần nhuyễn. Có thể khẳng định “Việt Bắc” của Tố Hữu đã tiếp thu tinh hoa của dân tộc trong lục bát tứ ca dao, truyện Kiều_Nguyễn Du. Và sự tiếp thu ấy đã đem lại sự thành công lớn cho bài thơ Việt Bắc .
Nhưng vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo, linh hoạt. Ông dùng thể thơ thường được thể hiện tình yêu lứa đôi, tâm tình, tâm sự của một chủ thể trữ tình như trong ca dao, truyện Kiều để diễn tả và chuyển tải tình cảm của nhân dân với cách mạng; lẽ sống lớn của dân tộc_ lẽ sống nghĩa tình.
Xuyên suốt bài thơ được trình bày theo lối kết cấu đối đáp, lối kết cấu thường thấy ở ca dao dân ca _ lối kết được dùng để chuyển tải những lời tỏ tình, tỏ bày tình cảm lứa đôi. Nhưng tiếp thu tinh hoa của dân tộc mà vẫn sáng tạobởi lẽ lối kết cấu đối đáp giao duyên được dùng để chuyển tải nghĩa tình cách mạng và nhân dân _một mối tình chính trị. Sáng tạo mà vẫn vận dụng nhuần nhuyễn bởi lẽ Tố Hữu đã hình dung, đã hoá thân lời của người ở lại sâu lắng, ý tứ, kín đáo như lời của một người con gái (Việt Bắc) với một chàng trai ra đi (cán bộ) vang lên mạnh mẽ, tha thiết, khẳng khái như lời của một trang nam nhi. Kết cấu đối đáp thể hiến sự tiếp thu tinh hoa của dân tộc nhuần nhuyễn và sáng tạo.
Cách xưng hô: “ta”, “mình” là cách xưng hô quen thuộc của dân gian chuyển tải tình cảm nồng nàn, thân thiết. Tố Hữu vận dụng cách xưng hô của truyền thống để chuyển tải nghĩa tình gắn bó sâu sắc giữa người đi và kẻ ở. Đó là sự tiếp thu tinh hoa của dân tộc.
Tuy nhiên ông đã vận dụng cách xưng hô ấy thật sáng tạo và linh hoạt: “mình”, “ta” lúc chỉ đối tượng, lúc chỉ chủ thể và lúc thì diễn đạt cả hai dối tượng:
- “Mình đi mình có nhớ mình”
- “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”
Cách vận dụng linh hoạt ấy góp phần khẳng định nghĩa tình sắc soncủa người đi kẻ ở, tuy hai mà lại một. Đồng thời cách diễn đạt này vô cùng ý nghĩa khi giúp Tố Hữu thể hiện sự phân thân thống nhất của chủ thể trữ tình. Như thế bầi thơ Việt Bắc không chỉ là cuộc đối đáp giao duyên của người đi kẻ ở, thể hiện nghĩa tình cách mạng nhân dân mà còn là cuộc đối thoại nội tâm của chính tâm hồn Tố Hữu, thể hiện nghĩa tình của Tố Hữu đối với cách mạng và nhân dân .
Chính nhờ cách xưng hô đầy biến hoá, tài tình và linh hoạt ấy mà “mình”, “ta” vốn quen thuộc bỗng trở nên có sức hấp dẫn riêng trong bài thơ Việt Bắc.
Ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh
Ngôn ngữ trong bầi thơ Việt Bắc khá giản dị và mộc mạc như cách nói quen thuộc, chất phác của dân gian với hàng loạt thành ngữ, tục ngữ...
“Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”
“Nguồn bao nhiêu nước, ngghĩa tình bấy nhiêu...”
Hình ảnh thơ khá quen thuộc với thơ ca truyền thống, những hình ảnh giản dị và giàu sức sống: “Rừng thu trăng rọi hoà bình”
Nhịp điệu, nhạc điệu: nhờ cách phối thanh quen thuộc của thể thơ lục bát mà những câu thơ Việt Bắc vang lên réo rắt, ngân nga như lời ru:
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
Tuy nhiên cả ngôn từ hình ảnh, nhịp điệu vận dụng rất sáng tạo khiến cho những điều quen thuộc trở nên hấp dẫn và mới mẻ :
“Mình đi mình có nhớ mình”
“Mình về mình có nhớ ta”
Thơ Việt Bắc không chỉ sâu sắc mà còn khoẻ khoắn, hào hùng, mang âm hưởng của sử thi là điều rất ít thấy trong thơ ca.
Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộcvề mặt hình thức nhưng vẫn tạo nên sức hấp dẫn riêng nhờ sự sáng tạo linh hoạt và tài tình.
B. Nội dung
Một tác phẩm có nội dung đậm đà tính dân tộc khi :
Tái hiện được hình ảnh hiện thực của dân tộc trong một giai đoạn, một thời kì lịch sử nào đó
Thể hiện sống động hình ảnh quê hương, đất nước với những vẻ đẻpiêng mang bản sắc dân tộc
Phản ánh được vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc trong lối sống đạo đức.
Hiểu như thế thì tác phẩm Việt Bắc đậm đà tính dân tộc về nội dung.
Tác phẩm Việt Bắc tái hiện một chặng đường lịch sử 15 năm của dân tộc từ những ngày khơi nguồn của cách mạng cho đến ngày hoà bình lập lại, và cán bộ cách mạng về xuôi nhận nhiệm vụ mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội, bước sang một chặng đường mới của lịch sử dân tộc.
Qua tác phẩm ta nhận ra được vẻ đẹp cuat tài nguyên đất nước, mà cụ thể là tài nguyên thiên nhiên và con người Việt Bắc hào quyện mang nét đặc trưng riêng, vừa tươi đẹp trữ tình vừa hào hùng, kì vĩ.
Tác phẩm còn là bài ca ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn dân tộc:
+ Đạo lí sống nghĩa tình, son sắc, thuỷ chung: “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”
+ Khẳng định và ngợi ca lối sống nhân hậu, “nhường cơm sẻ áo”, “chia đắng sẻ bùi”.
+ Ngợi ca những con người nghèo về vật chất mà giàu về phẩm chất tâm hồn: “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”
+ Ngợi ca tình yêu Tổ Quốc, khát vọng vượt qua thử thách, gian khó vì lí tưởng cách mạng: “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”.
+ Ngợi ca tình yêu gắn bó hoà hợp với thiên nhiên: “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”
Từ những khía cạnh trên ta có thể nhận ra , bài thơ Việt Bắc đậm đà từ hình thức đến nội dung.
Nhận xét:
Với bốn nét nghệ thuật cơ bản trên Tố Hữu đã tạo cho mình một phong cách nghệ thuật riêng độc đáo, đồng thời khẳng định vị trí quan trọngcủa mình trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam .
Những nét phong cách nghệ thuật độc đáo ấy được thể hiện đậm đà trong tất cả những sáng tác nghệ thuật của ôngmà tiêu biểu là bài thơ Việt Bắc . Ta có thể khám phá rõvấn đề này qua phần mở đầu và phần một của bài thơ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top