VB- cac nuoc
Câu 8. Nêu đặc điểm kinh tế chủ yếu của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở châu Á( NIEs)
Đặc điểm:
Đây là nền k tế có sự pt năng động :
Đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian dài. Vd:
Từ năm 1988 đến năm 199
6
, nền kinh tế Malaysia đã trải qua một giai đoạn
đa dạng hóa
rộng rãi và đã duy trì được một tỷ lệ tăng trưởng 9% mỗi năm.
Giai đoạn từ năm 1997 đến 2002 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới do đó tốc độ tăng trưởng giảm xuống .Tuy nhiên đến
Đến năm 2003, mức tăng trưởng kinh tế của Malaysia là 4,9% và đạt mức đỉnh cao 7,0% trong năm 2004
,đến năm 2010 là 7,1% v..v.Ngoài ra
Có khả năng thích nghi cao với sự biến động của môi trường thế giới và khu vực
2. Thực hiện thành công mô hình chiến lược hướng ngoại
*Từ thu hút đầu tư nước ngoài trở thành nước đầu tư ra nước ngoài
Các nước nies trước khi thay đổi mô hình phát triển đều có bước khởi đầu thấp , thiếu thốn về vốn cũng như công nghệ do đó học thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tận dụng lwoij thế của mình .nhờ có những chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả , sau một thời gian dài các nước nies đều đạt đc những thành công to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế với những ngành kinh tế là mũi nhọn. bắt đầu đtư ra nước ngoài, gia nhập vào hàng ngũ các quốc gia đtư ra nước ngoài.Giai đoạn 1965-1990 Singapore tăng cường thu hút đầu tư FDI từ các nước có công nghệ nguồn như Hoa Kì Nhật Bản và các nước tây âu. sau khi thay đổi chiến lược phát triển, Singapore đầu tư ở nước ngoài như đầu tư nước ngoài từ khu vực doanh nghiệp của Singapore đầu tư ở châu Á chủ yếu ở Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Hồng Kông. Ngoài các nước châu Á, vốn đầu tư trực tiếp của Singapore đã lan tỏa ra các nước khác ở Nam Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu, cả Nam và Trung Mỹ và vùng Caribbean. Đầu tư chính là vào các công ty cổ phần, chủ yếu về dịch vụ tài chính & bảo hiểm. Các
*Tiếp thu và sử dụng có hiệu quả thành tựu KH-CN của thế giới. trở thành nước chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, ngành cn chế tạo phát triển nhanh
. Ví dụ:Singapore có cơ sở hạ tầng và một só ngành công nghiệp pt cao hàng đầu châu á và thế giới như cảng biển, công nghiêp đóng và sửa chưa tàu.lọc dầu
*xk đạt tốc độ tăng trưởng cao và có vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới
.Theo báo cáo xuất khẩu của hàn quốc T12/2011 đạt 43,5 tỷ USD (chiếm 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới), nhập khẩu đạt 56,6 tỷ USD (chiếm 2,6% kim ngạch nhập khẩu của thế giới), đứng vị trí thứ 7 thế giới về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới với 2,7%.
* Cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện nhanh chóng.Tại Hàn quốc Từ năm 1961 – 1970, Hàn Quốc chú trọng xuất khẩu các sản phẩm công nhiệp nhẹ có hàm l
ượng lao động cao
như sản xuất tơ tằm, vải sợi, cao su và máy thu thanh. Đến giai đoạn 1971 -1980, Hàn Quốc chuyển hướng sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng như thép, hóa chất và sản xuất ô tô.Giai đoạn 1990 đến nay Các mặt hàng Hàn Quốc chú trọng xuất khẩu có hàm lượng chất xám, công nghệ cao, thâm dụng vốn như: chất bán dẫn chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng khác là máy móc, thiết bị khai thác khoáng sản và xây dựng, phụ tùng ô tô, ti vi, xe hơi, điện thoại di động, tàu biển.Tương tự Malaysia trước 1990 chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động như cao su,đồ gỗ,dầu thô,dệt may,giày dép…từ 1990 đến nay Malaysia chú trọng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo như hoá chất, , điện tử, sản phẩm dầu mỏ…
*Phối hợp thành công trong huy động và sử dụng nguồn lực trong và ngoài nước
Các quốc gia NIEs là điển hình cho các nước đang pt học tập trong việc phối hợp thành công trong biệc huy động các nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực nước ngoài để pt kte. Các nước nies đã rất thành công trong việc thu hút các TNCs qua đó tiếp nhận vốn cũng như công nghệ nguồn vốn của các TNCs này phục vụ cho quá trình pt kinh tế.Nhằm thu hút và sử dụng thành công nguồn vốn đầu tư nước ngoài các nước NIEs chú trọng đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng ,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển.
Đặc điểm quá trình CNH nền kinh tế (NIEs):
2 mô hình chiến lược: Mô hình chiến lược hướng nội
Mô hình chiến lược hướng ngoại
Mô hình chiến lược hướng nội:
Các nước NIEs tập trung nguồn lực trong nước để đầu tư ptr để sx hàng NK trong nước trước hết là công nghiệp sx hàng tiêu dùng, tiếp đến là công nghiệp sx các yếu tố đầu vào và công nghiệp chế tạo để tránh sự lệ thuộc và nước ngoài
Tuy nhiên, với cs này, việc thu hút vốn đtư và XK hầu như không được tính đến.
Sau khi áp dụng mô hình này, các nước NIEs lâm vào tình trạng khủng hoảng, là do:
- Nhiều ngành bị bó hẹp trong nội địa, làm mất đi lợi thế về quy mô
- Nguyên liệu, tài nguyên ở quốc gia có hạn nên không thể đáp ứng được hết cho sx
- Tình trạng buôn lậu lan tràn do nhà nước áp đặt thuế quá cao
Dấu hiệu của việc khủng hoảng là tăng trưởng nền kinh tế rất thấp (bị âm), sự đổi mới công nghệ diễn ra chậm chạp, sx trong nước trì trệ do thiếu nguyên liệu, máy móc thiết bị, thị trường đầu ra.
Đầu những năm 1960, các nước chuyển sang mô hình chiến lược hướng ngoại
Mô hình chiến lược hướng ngoại:
Chính phủ đưa ra cs huy động các nguồn lực cả trong và ngoài nước để ưu tiên sx hàng XK và tạo đk cho hoạt động này ptr với mđích tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho qtr CNH nền kinh tế.
Thông thường, gđoạn đầu các qgia thúc đẩy hàng có lợi thế về tự nhiên và lao động, sau đó từng bước chuyển sang các sp công nghiệp chế biến, chế tạo.
Cs thông thoáng, mở cửa, chỉ bảo hộ một số ngành nhất định đối với hàng Nk, những ngành CN quan trọng, hoặc non trẻ có khả năng thành công trong tương lai.
Sau 1 thời gian thực hiện tương đối thành công chiến lược hướng ngoại, hầu hết các nước NIEs đã chuyển sang giai đoạn chú trọng đtư ra nng nhằm tăng khả năng xâm nhập thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của quốc gia trên thị trường thế giới.
2.
Đặc điểm ptr kinh tế:
1) Hầu hết NIEs đều đạt nền kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài
2) Tốc độ tăng trưởng cao gắn với sự ptr của ngành CN chế tạo.
3) Thực hiện khéo léo cs tuyển dụng lđ và đào tạo lđ, ko đánh thuế chuẩn lợi nhuận ra ngoài, các tổ chức xúc tiến TM và xúc tiến ĐT hoạt động có hiệu quả. Sự đào tạo lđ sát với nhu cầu thực tế, liên kết với các nước ptr
4) Tỉ trọng giá hàng CN chế tạo trong tổng giá trị hàng XK của quốc gia này đạt mức cao, trung bình >= 70%
5) Sự thàng công của việc ptr thị trường nguồn vốn và thị trường Chứng khoán đã cso những đóng góp cho việc thực hiện hiệu quả vốn ĐTTTNN đồng thời đóng góp tích cực vào việc huy động nguồn vốn trong nước phục vụ cho qtr CNH nền kinh tế
Câu 9: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế đối ngoại của Singapore và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại của việt nam?
Chính sách thương mại quốc tế của Singapore
Ngay từ những năm đầu thực hiện quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế Singapore đã lựa chọn mô hình chiến lược tự do hóa trong việc điều chỉnh và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại trong đó đặc biệt nhấn mạnh chính sách thúc đẩy xuất khẩu.
2.2.1Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Thành tựu
: Phát triển mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước, các công trình công cộng, nhà ở cho công nhân, đặc biệt là xây dựng các khu công nghiệp, nhà xưởng.
+ Về hệ thống giao thông
: có nhiều phương tiện giao thông công cộng như xe bus, hệ thống tàu điện ngầm hiện đại với 63 ga, sân bay Changi của Singapore nằm ở phía Tây thành phố, cách trung tâm 20 km.
+ Hệ thống cảng biển:
Cảng biển của Singapore được coi là cảng biển nhộn nhịp nhất khu vực ĐNA, là nơi trung chuyển lớn nhất trong khu vực với 400 tàu hiện đại của các hang trên thế giới và liên kết với 700 cảng biển trên thế giới
+ Bưu chính viễn thông
: Singapore là một trong số các quốc gia có mức kết nối nhiều nhất thế giới.
Hơn 71% dân số Singapore sử dụng dịch vụ điện thoại di động và số người sử dụng dịch vụ Internet quay số chiếm khoảng 48% dân số. Đường dây điện thoại cố định của Singapore vượt quá con số 1.9 triệu với tỷ lệ truy cập vào khoảng 48.5%.
+ Khu công nghiệp lớn nằm ở đảo Jurong.
+ Hệ thống trường học, bênh viện: có nhiều trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế, bệnh viện thì được trang bị trang thiết bị hiện đại,…
+ Khai thác được lợi thế về vị trí địa lý
: Singapore nằm ở nam bán đảo Malacca – điểm trọng yếu chiến lược trên con đường giao lưu buôn bán bằng đường biển giữa Đông và Tây. Ngoài ra Singapore còn có hơn 50 hòn đảo nhỏ xung quanh => có lợi thế vô cùng lớn để thực hiện trao đổi giao thương quốc tế => cơ sở để thúc đẩy tự do hóa thương mại. Với lợi thế như vậy, Singapore đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nhiều cảng biển hiện đại để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển quốc tế, phát triển du lịch và thương mại tự do.
2.2.2 Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập công ty dựa trên doanh thu XK, miễn thuế hoặc hoàn thuế NK đầu vào sản xuất hàng XK.
Chính sách này được áp dụng nhằm mục đích tăng năng suất lao động của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
-
Biện pháp cụ thể:
+ Để khuyến khích các nhà kinh doanh quốc tế thành lập các cơ sở khu vực của họ ở Singapore, các nhà doanh nghiệp sẽ được giảm 10% thuế thu nhập nước ngoài từ giao dịch hàng hóa, bao gồm: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, hàng hóa khoáng chất, vật liệu xây dựng và các linh kiện máy móc.
+ Để khuyến khích hoạt động kinh doanh năng lượng ở Singapore, các nhà kinh doanh dầu được giảm 10% thuế thu nhập từ các buôn bán dầu hoặc hoa hồng từ môi giới mua bán.
+ Tại Singapore hiện áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax) ở mức7%. Để khuyến khích xuất khẩu tại chỗ, Singapore đã thực hiện chính sách hoàn thuế cho du khách để kich thích chi tiêu của họ. Theo chương trình hoàn thuế cho du khách (Tourist Refund Scheme), nếu mua hàng hóa tại Singapore từ những cửa hiệu bán lẻ tham gia chương trình, du khách có thể được hoàn lại thuế GST khi vận chuyển hàng hóa ra khỏi Singapore qua sân bay quốc tế Changi (Changi International Airport) hoặc Sân Bay Seletar (Seletar Airport) trong vòng 2 tháng kể từ ngày mua hàng.
Thành tựu trong năm 2011:
Năm 2011, tổng giá trị thương mại của Singapore tăng 20,7%, đạt 902 tỷ đôla Singapore (704 tỷ USD). Trung bình mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu của Singapore cao gấp 3 lần GDP. Singapore xuất khẩu trị giá 40.714 triệu SGD vào tháng Giêng năm 2012. Tăng trưởng GDP thực tế tăng 4,9% so với cùng kỳ. (8/3/2012)
2.2.3Áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng và hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa:
Vai trò của chính sách
: Trong thương mại quốc tế của bất kỳ quốc gia nào, vốn là yếu tố quan trọng quyết đinh quy mô sản xuất và mức độ sản xuất của một doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ tín dụng có vai trò lớn đối với các DN, không chỉ với các DN nhỏ mà còn đối với các DN lớn có quan hệ đối tác với nước ngoài. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, phân phối luôn có nhiều rủi ro. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa giúp cho các nhà sản xuất yên tâm hơn về hàng hóa mình sản xuất ra, từ đó họ có thể mở rộng sản xuất, tăng cường các hoạt động TMQT,…
Biện pháp thực hiện : Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp Singapore 50% phí bảo hiểm rủi ro lỗi thanh toán (không hoặc chậm thanh toán) từ phía khách hàng nước ngoài đối với các khoản tín dụng được cấp cho doanh nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 100.000 SGD/doanh nghiệp đủ điều kiện. Sau khủng hoảng kinh tế, chính phủ Singapore đã bổ sung thêm một hình thức hỗ trợ phí bảo hiểm, thực chất là tăng thêm mức độ hỗ trợ so với trước đây, có tên là “top-up arrangement” - tạm dịch là “gia tăng giá trị bảo hiểm”. Theo hình thức bổ sung này Chính phủ Singapore sẽ dàn xếp với một số hãng bảo hiểm để tăng gấp đôi giá trị bảo hiểm rủi ro thanh toán cho các doanh nghiệp đủ điều kiện nhận hỗ trợ và đã mua bảo hiểm tín dụng. Giá trị bảo hiểm gia tăng không vượt quá mức 2 triệu SGD/ doanh nghiệp Chương trình hỗ trợ xuất khẩu thông qua phí bảo hiểm tín dụng sẽ hỗ trợ cho khoảng 1000 doanh nghiệp Singapore trong các giao dịch với tổng trị giá khoảng 4 tỷ SGD(5.2 tỷ USD). 2.2.4Thành lập cục xúc tiến thương mại Singapore: Cục xúc tiến thương mại Singapore (TDB) được thành lập vào năm 1983. TDB chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy Singapore tiến nhanh trên đấu trường thương mại quốc tế, bảo vệ quyền lợi kinh tế của đảo quốc, đồng thời giới thiệu sản phẩm của Singapore trên khắp thế giới. Trong những năm qua, TDB đã nói lên tiếng nói của mình tại các tổ chức thương mại quốc tế nhằm bảo vệ và nâng cao quyền lợi thương mại của Singapore. TDB cũng chú trọng mở rộng hoạt động ngoài nước. Hiện nay TDB có hơn 30 văn phòng thương mại trên khắp thế giới, với chức năng quảng bá cho nền thương mại Singapore và quan trọng hơn cả là hỗ trợ các công ty Singapore trong giao thương quốc tế. Sự hỗ trợ này được thể hiện một cách nhuần nhuyễn và đa dạng thông qua các đoàn công tác, các hội chợ thương mại để tìm cơ hội hợp tác và đầu tư. Tính đến nay, đã có hơn 140 công ty trên thế giới đặt cơ quan đầu não của họ tại Singapore. Nhiều công ty khác đang toan tính làm việc này. Chính quyết định đặt trụ sở của họ tại Singapore đã góp phần biến đảo quốc này thành một trung tâm thương mại quốc tế. Về mặt hàng hải, Singapore là hải cảng bận rộn nhất thế giới, đồng thờiø là một trung tâm dịch vụ hậu cần và vận chuyển quốc tế. 2.2.5Thực hiện tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm thuế quan Singapore tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức thương mại đa phương hay khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) . Các nỗ lực song phương cũng được thực hiện với các tổ chức và chính phủ nước ngoài nhằm mục đích trao đổi thông tin, tự do hoá thương mại, tiến đến hợp tác đầu tư. Chính sách cắt giảm thuế quan được Singapore thực hiện đúng với lộ trình đã quy định của các tổ chức mà Singapore tham gia. Hiện nay, Singapore được coi là thị trường tự do nhất khu vực Đông Nam Á. Singapore còn là thị trường xuất nhập khẩu hoàn toàn tự do, 96% hàng hóa xuất nhập khẩu không có thuế (thuế suất = 0). Nhờ việc thực hiện thành công chính sách tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm thuế quan, hoạt động thương mại quốc tế của Singapore ngày càng được mở rộng tới các quốc gia và các vùng lãnh thổ. 2.2.6 Lựa chọn đối tác thương mại: Thời kì trước 1990 : chú trọng phát triển quan hệ thương mại với Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chính sách này khá thành công . - Quan hệ với các nước phát triển đã mang lại cho Singapore nhiều lợi thế: nhận được viện trợ cũng như các khoản đầu tư rất là lớn từ các nước này ( đặc biệt là Hoa Kỳ). Singapore đã được các nước phát triển cho hưởng quy chế tối huệ quốc về thương mại trong suốt một thời gian dài. - Những nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu là những thị trường lớn của Singapore ( chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1989) đã giúp nền kinh tế Singapore tăng trưởng với tốc độ cao. Tuy nhiên , việc chú trọng phát triển quan hệ thương mại với các nước phát triển làm Singapore phụ thuộc rất lớn vào các nước này về vốn, công nghệ, thị trường. ( vốn đầu tư nước ngoài chiếm 85% tổng vốn đầu tư, chủ yếu là từ các nước trên). Thời kì sau năm 1990: Tình hình thế giới có nhiều biến động: Liên Xô tan rã, kết thúc chiến tranh lạnh, trên thế giới xuất hiện nhiều xu thế hòa bình, hợp tác, cùng phát triển à thế giới có nhiều thị trường tiềm năng mới. Việc thay đổi trong đối tác thương mại của Singapore là đúng đắn: không chỉ với các nước phát triển trước đây ( Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu) mà còn với các nước đang phát triển. à nhằm tìm kiếm các thị trường mới, tránh phụ thuộc vào thị trường các nước phát triển. 9.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. * Chính sách thúc đẩy xuất khẩu Mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu là mô hình thành công tại nhiều nước NIEs và đặc biệt là Singapo. Để có được những thành tựu vượt bậc về tăng trưởng, xuất khẩu ở các nước NIEs cần phải kể đến sự kết hợp rất tốt giữa chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, các công ty và các nhà kinh doanh. Hoạt động đó thông qua các tổ chức trung gian như Cục phát triển thương mại, singapo, xúc tiến các liên minh chiến lược với các bạn hang quốc tế - Singapo. Đó là sự phối hợp thống nhất và toàn diện trong và ngoài nước. Khuyến khích không chỉ bó hẹp trong phạm vi các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, tín dụng mà bao gồm cả sự điều hành và can thiệp của Chính phủ. Chính phủ còn cần phải chi cho sự thâm nhập thị trường, đào tạo cán bộ, tuyên truyền cổ động, tổ chức các cuộc triển lãm tạo chỗ đứng cho hàng hoá nước mình trên thị trường * Chính sách tự do hoá thương mại. Mô hình chính sách thương mại quốc tế dạng này chỉ có thể áp dụng thành công ở những nước có nền kinh tế phát triển đến trình độ khá cao, ít chịu biến động bất thường của môi trường bên ngoài. Đồng thời, đây cũng phải là những quốc gia có hệ thống thị thị trường phát triển. Ngược lại, đối với các nước kém phát triển, việc áp dụng mạnh mẽ chính sách tự do hoá thương mại ( giảm tối đa vai trò quản lý, kiểm soát của Nhà nước ) thường dẫn đến tình trạng tài nguyên bị cạn kiệt, thiếu nguồn lực cho sản xuất trong nước ( do khai thác thái quá để xuất khẩu hoặc nợ nước ngoài gia tăng ( do phải chi tiêu những khoản ngoại tệ quá lớn cho nhập khẩu, vượt quá khả năng của nền kinh tế ) . Xây dựng cở sở hạ tầng Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém, lạc hậu chưa đủ điều kiện để thúc đẩy các hoạt động trao đổi buôn bán và sản xuất. Trước tiên chính phủ nên tập trung đầu tư vào các ngành cơ sở hạ tầng cơ bản nhằm tạo tiền đề cho sản xuất thông qua các nguồn vốn ODA hoặc có thể khuyến khích các tổ chức cá nhân góp vốn đầu tư vào các công trình hạ tầng có quy mô vốn lớn và thời gian thu hồi vốn lâu dài Hoàn thiện cục xúc tiến thương mại Cục xúc tiến thương mại Việt Nam đã được hình thành từ năm 2000. Sau hơn 10 năm hoạt động tổ chức này đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu thì các mặt hàng của Việt Nam đã được nhiều bạn bè thế giới biết đến. Tuy nhiên hiệu quả của tổ chức chưa được khai thác một cách triệt để do còn thiếu các hoạt động xúc tiến như chưa có nhiều các buổi hội chợ, giới thiệu sản phẩm, các hoạt động xúc tiến chưa được mở rộng ra trên thị trường thế giới. Chúng ta có thể học tập Singapore thành lập mạng lưới các tổ chức xúc tiến trong và ngoài nước, có sự liên kết chặt chẽ và hỗ trợ tích cực cho nhau ăn khớp tạo thành hệ thống. Thực hiện tự do hóa thương mại mại thông qua cắt giảm thuế quan Việt Nam đã tham gia vào tổ chức WTO, ASEAN, APEC vì vậy chúng ta nên dần dần gỡ bỏ các rào cản về thuế quan và hạn ngạch. Thay vào đó từng bước hình thành hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhằm đảm bảo sự tự do hóa và phát triển của thương mại, đồng thời vẫn đảm bảo nền sản xuất trong nước. Mặc dù Singapore đã thành công với các chính sách nhưng chúng ta không nên máy móc áp dụng do điều kiện hoàn cảnh của quốc gia hiện tại chưa cho phép thực hiện chính sách đó như : miễn giảm thuế thu nhập công ty dựa trên doanh thu xuất khẩu, miễn thuế hoặc hoàn thuế NK đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ về tín dụng và bảo hiểm xuất khẩu. Nguyên nhân là do việc ghi chép xuất nhập, các khâu hạch toán còn mập mờ, có sự gian lận trong các doanh nghiệp làm thiếu mức độ chính xác khi tính mức miễn giảm và hoàn thuế. Bên cạnh đó hoạt động hỗ trợ bảo hiểm xuất khẩu ở nước ta diễn ra chưa phổ biến, do còn thiếu thông tin, hiểu biết về loại hình bảo hiểm này. Chính sách đầu tư quốc tế của SINGAPORE Giai đoạn 1965 -1990 : Khuyến khích đầu tư FDI để pt kinh tế đặc biệt là XK Các biện pháp: o Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng đào tạo nguồn nhân lực nhằm tăng cường sự hấp dãn của môi trường đầu tư o Cho phép nhà đẩu tư nước ngoài tự so chuyển lợi nhuận ra nước ngoài o Cho nhà đầu tư thuê lao động nước ngoài o K đánh thuế NK vào các đầu vào sx o Miễn thuế bản quyển thuế thu nhập đv cá cty đầu tư vào lv nghiên cứu Thời kỳ 1985-1986, là thời kỳ suy thoái đầu tiên của Singapore kể từ sau chiến tranh, đã làm thay đổi các quan hệ lao động và thúc đẩy việc hình thành các kế hoạch liên kết các công ty Singapore với các TNC ( Trans National Corporations – Công ty xuyên quốc gia) . Singapore chỉ có thể giải quyết được tình trạng tiền lương gia tăng nếu các công ty bản địa phát triển được năng lực (các nguồn lực kỹ thuật và con người) và chính phủ khuyến khích bằng cách tài trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) để nâng cấp các TNC, thiết lập các cơ sở có kỹ năng cao và các viện nghiên cứu chung). Dối tác: các nc có CN nguồn : Hoa Kỳ NB Tây Âu Giai đoạn 1991 đến nay: Kết hợp kk thu hút đầu tư ra nc ngoài và đầu tư ra nc ngoài Các biện pháp: v Tiếp tục thực hiện các biện pháp kk thu hút FĐI v Thực hiện các biện pháp kk đầu tư ra nước ngoài như : o Hỗ trợ vốn thông qua tín dụng ưu đãi: chính phủ sẽ cung cấp một phần tài chính đầu tư ra nước ngoài, mặt khác giúp các công ty này phát hành cổ phiếu trên thị trường để huy động thêm vốn. với các xí nghiệp vừa và nhỏ được tài trợ thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư nước ngoài. o Miễn giảm thuế thu nhập công ty cho các cty đầu tư ra nước ngoài: chính phủ quy định tất cả các xí nghiệp đầu tư ra nước ngoài mà có được lợi nhuận đều có thể xin miễn thuế, kể cả các xí nghiệp đầu tư vào các nước chưa có Hiệp định bảo hộ với Singapore vẫn được quyền miễn thuế. o Thành lập câu lạc bộ đầu tư ra nước ngoài hỗ trợ thông tin tìm kiếm đối tác tư vấn đầu tư chia sẻ kinh nghiệm: hiện nay Singapore đã có 48 câu lạc bộ đầu tư hải ngoại cung cấp thông tin về các nước và khu vực có đầu tư của Singapore, tìm kiếm đối tác mới, tư vấn đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm, mở lớp đào tạo, huấn luyện phục vụ cho việc đầu tư ra nước ngoài. Tháng 1/1993, Singapore còn lập Ủy ban xúc tiến đầu tư ra nước ngoài. Nhiệm vụ của ủy ban này là đánh giá khả năng đầu tư của các xí nghiệp và đệ trình lên chính phủ những kiến nghị có tính khả thi. o Chính sách về thị trường: Ban đầu chú trọng vào TQ và các nc ASEAN khác sau đó mở rộng sang các nc khác Đánh giá: *Thành công: - Đi đầu trong việc liên doanh với nước ngoài, có nhiều hoạt động trong phát triển cơ sở hạ tầng( ví dụ thành lập các khu công nghiệp ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam) - Hình thành các diễn đàn kinh doanh tại cấp chính phủ (hoặc khu vực, thành phố trực thuộc Trung ương), góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của công ty Singapore theo hướng ổn định, thuận lợi và có hiệu quả hơn. - Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển tốt hơn (ví dụ, Hội đồng Phát triển Kinh tế (EDB) thành lập một doanh nghiệp phát triển đơn vị kinh doanh quốc tế chiến lược (SBU); GLCs và ban theo luật định có thể hình thành quan hệ đối tác và các tập đoàn, bán chuyên môn, xác định các cơ hội kinh doanh, vv); - Hợp tác với các công ty đa quốc gia phương Tây (MNCs) => phát triển mối quan hệ đối tác quốc tế với các quốc gia khác - Đầu tư ở các nước phát triển giúp chuyển giao công nghệ, tiếp thu công nghệ mới ở các nước tiên tiến *Hạn chế - Thiếu thông tin về triển vọng đầu tư - Vấp phải sự không ổn định của tình hình kinh tế chính trị, hệ thống tài chính của nước bản địa sự nóng vội rút vốn đột ngột khỏi dự án đầu tư dẫn đến tổn thất cho cả hai bên. - Việc đầu tư vốn chưa hợp lý với điều kiện kinh tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư dẫn đến đầu tư vốn không hiệu quả, điều này không bắt nguồn trực tiếp từ chính dòng vốn mà phát sinh từ các khiếm khuyết và những thông tin sai lệch cơ bản và tình trạng không đủ điều kiện cần thiết Bài học kinh nghiệm cho VN Trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì về lượng và nâng cao hiệu quả thu hút vốn nước ngoài, nhất là dòng FDI , cần tập trung vào các giải pháp sau: Thứ nhất , hoàn chỉnh và ban hành quy định quản lý các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, gồm cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (theo Luật Đầu tư) để áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (như về quản lý đầu tư xây dựng, một đầu mối liên thông cải cách thủ tục hành chính…). Tình hình triển khai các dự án đầu tư có vốn nước ngoài cũng cần có nhiều chuyển động tích cực. Các cơ quan quản lý nhà nước cả cấp trung ương lẫn địa phương, song song với cải cách thủ tục hành chính, phải chủ động bám sát dự án để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc, đôn đốc nhà đầu tư. Thứ hai , tiếp tục điều chỉnh và ổn định các quy hoạch thu hút vốn nước ngoài theo hướng phát triển bền vững, tránh chạy theo lợi ích trước mắt, địa phương và cá nhân, đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khuyến khích áp dụng hình thức đầu tư mới có sử dụng vốn nước ngoài như BOT/BTO/BT, PPP… trong đầu tư xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, nhằm xúc tiến một số dự án lớn, trọng điểm quốc gia và địa phương. Thứ ba, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, cập nhật, bổ sung nội dung thông tin mới về môi trường, chính sách đầu tư và danh mục dự án kêu gọi vốn nước ngoài trên các trang thông tin điện tử và in mới sách, đĩa CDROM phát hành rộng rãi; Tổ chức xúc tiến đầu tư tại các nước đang và sẽ có triển vọng trở thành nhà đầu tư lớn vào Việt Nam; Đẩy mạnh áp dụng các phần mềm chuyên dụng hiện đại trong quản lý dự án có vốn nước ngoài; tăng cường cung cấp thông tin, quảng bá môi trường đầu tư, hỏi đáp và đối thoại với các nhà đầu tư… Thứ tư , đổi mới căn bản phương thức quản lý và sử dụng vốn vay, tích cực phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng. Đặc biệt, cần xúc tiến sự phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan trong việc điều chỉnh, ban hành bổ sung các quy định cụ thể về định mức các khoản chi phí, cũng như về thủ tục thanh quyết toán đối với các dự án đầu tư tránh kéo dài thủ tục thanh toán, làm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án. - Nhà nước cần tiếp tục rà soát và sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, khung giá đất, cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng,khắc phục sự chậm trễ của các dự án đang triển khai, quan tâm chỉ đạo các dự án đã được đưa vào danh sách ngắn, ký thoả ước… Đồng thời, có cơ chế và cấp kinh phí phù hợp cho công tác chuẩn bị dự án để nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị dự án để thu hút, vận động các dự án đầu tư; Kiện toàn, sắp xếp lại các Ban quản lý dự án để đảm bảo đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu và tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn; Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra trong hoạt động đầu tư và xây dựng, nhất là công tác giám sát cộng đồng và gắn công tác giám sát, đánh giá đầu tư với công tác thanh quyết toán vốn đầu tư, điều chỉnh dự án… Thứ năm , tích cực đào tạo nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp, nhà maý để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế Câu 10:Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế đối ngoại của hàn quốc và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại của việt nam. Chính sách Thương mại quốc tế: Giai đoạn 1961 -1980 : Thúc đẩy Xk và từng bước thực hiện tự do hóa thương mại 1. Đối với xuất khẩu *Đưa ra định hướng phat triển các mặt hàng chủ lực phù hợp: Từ năm 1961 – 1970, Hàn Quốc chú trọng xuất khẩu các sản phẩm công nhiệp nhẹ có hàm l ượng lao động cao như sản xuất tơ tằm, vải sợi, cao su và máy thu thanh. Đến giai đoạn 1971 -1980, Hàn Quốc chuyển hướng sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng như thép, hóa chất và sản xuất ô tô. *Thực hiện tự do hóa thị trường ngoại hối và phá giá nội tệ gần như 100% năm 1964 *Cp đưa ra quy định về việc điều chỉnh hđ của các công ty trong nước * Thành lập tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) để hỗ trợ hoạt động marketing cho các doanh nghiệp trong nước, kết nối các doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường, từ đó giúp các doanh nghiệp phát huy tối đa mọi lợi thế của mình cũng như tránh được rủi ro trên thị trường. * Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cũng được Hàn Quốc chú trọng thực hiện * Chính sách miễn giảm thuế thu nhập và thuế nhập khẩu đầu vào sản xuất *Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tại cs sx và dạy nghề. 2. Đối vs nhập khẩu Các bp quy định về danh mục hàng hóa nhập khẩu, tăng số mặt hàng tự do nhập khẩu; giảm dần việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu bằng số lượng; cắt giảm thuế quan nhập khẩu. Khai thác thị trg các nước pat triển Giai đoạn 1980 đến nay: Thực hiện chính sách tự do hóa thương mại và đa dạng hóa thị trường. 1. Đối vs XK Chính sách mặt hàng: Các mặt hàng Hàn Quốc chú trọng xuất khẩu có hàm l ượng chất xám, công nghệ cao, thâm dụng vốn như: chất bán dẫn chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng khác là máy móc, thiết bị khai thác khoáng sản và xây dựng, phụ tùng ô tô, ti vi, xe hơi, điện thoại di động, tàu biển. Tăng cường hoạt động các tổ chức xúc tiến thương mại, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến Tự do hóa thị trg vốn hỗ trợ TM và ĐT QT Tăng cường hđ của các tổ chức tín dụng 2. Đối với NK Tiếp tục thực hiện tự do hóa Nk, quản lý NK chủ yếu = rào cản kỹ thuật và hạn chế Xk tự nguyện. Năm 2011, Hàn Quốc giảm thuế nhập khẩu cho 67 mặt hàng với mức giảm mạnh nhất là 40%, áp dụng ít nhất từ 6 tháng tới 1 năm. Các mặt hàng được lựa chọn chủ yếu là hàng hóa thiết yếu nh ư đường, xà ph òng, bột mì, dầu hỏa, cao su… Bài học kinh nghiệm cho VN Từ thực tế phát triển thương mại của Hàn Quốc, Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu: Thứ nhất, Việt Nam nên thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ phát triển quan hệ TMQT theo đúng hướng và đúng chiến lược đã đề ra đồng thời khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường các hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tìm hiểu về thị trường và các đối tác nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thứ hai, phối hợp cùng việc tăng cường các hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại và đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, Việt Nam nên tăng cường hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là vào các ngành then chốt, trọng điểm nhằm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước phát triển hàng hóa dịch vụ cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời mở rộng thị trường. Tuy nhiên cần quản lí chặt chẽ các nguồn vốn, các khoản tín dụng, tránh trường hợp cho vay tràn lan và gây thất thoát vốn, cản trở sự phát triển kinh tế. Thứ ba, Việt Nam cần phải tiến hành thực hiện chính sách tự do hóa thương mại theo một lộ trình phù hợp với đặc điểm và tình hình KT-XH của đất nước và quốc tế. Cuối cùng, Việt Nam cần xác định các mặt hàng chủ lực phù hợp trong từng thời kì. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng sơ chế, ít chế biến, sử dụng nhiều lao động, do đó tuy kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị thực tế nhận được lại không nhiều. Vì vậy Việt Nam cần tiến tới xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chất xám, công nghệ cao, sử dụng nhiểu vốn. Chính sách đầu tư quốc tế của HQ GĐ 1960 1975 : Mô hình khuyến khích đầu tư nước ngoài · Những năm 1960 : tập trung thu hút viện trợ của nước ngoài và vay nợ để phuc hồi nền kinh tế:. Tuy nhiên Hàn quốc mới chỉ khuyến khích đầu tư nước ngoài các ngành, lĩnh vực nhất định như: công nghiệp đóng tàu, hoá dầu, ô tô,… và hạn chế đầu tư nước ngoài vào vào các nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là dịch vụ như: viễn thông, ngân hàng tài chính, truyền hình,… Ngoài ra chính phủ cũng chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đựơc góp vốn dưới 50% trong các công ty liên doanh · Cuối những năm 1960 – 1975: khuyến khích thu hút đâu tư FDI · Biện pháp: · Ban hành và hoàn thiện hệ thống luật đầu tư nước ngoài: Năm 1960, chính phủ Hàn Quốc ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài và đến tháng 7 năm 1962 luật đặc biệt khuyến khích vốn đầu tư dài hạn bắt đầu có hiệu lực · Cải cách thủ tục hành chính: việc cấp giấy phép đầu tư thì do chính phủ phê duyệt theo nguyên tắc chỉ đạo. · Thực hiện tự do hóa tài chính tạo đk cho các nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn · Cho phép và hỗ trợ vốn cho khu vực tư nhân tham gia thu hút đt nước ngoài GD 1976 đến nay : kết hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài Biện pháp: · Tiếp tục các biện pháp khuyến khích thu hút FDI: Ngày 15-2-1995 Hàn quốc đã cho phép người nước ngoài được phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh thương mại và chỉ cần báo cáo các hoạt động đầu tư của họ cho các nhà chức trách thay vì phải nhận đựơc sự phê chuẩn của chính phủ như trước kia. · Ban hành luật khuyến khích ĐT nước ngoài năm 1998 · Mở rộng lĩnh vực cho phép đầu tư nc ngoài · Hỗ trợ vốn cho các nhà đầu tư trong nước đt ra nc ngoài: năm 1993, Hàn quốc sẽ từng bước giảm thuế doanh thu đối với doanh nghiệp, đồng thời đặt ra các biện pháp giải quyết tình trạng bất công giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực hạ tầng, miễn thuế cho các hoạt động nghiên cứu phát triển; giảm thuế thu nhập tối đa cho các thành viên điều hành và nhân viên tới 18% · Tăng cường các hđ xúc tuến đầu tư cùng các hđ xúc tiến tmai, mở rộng mạng lưới hoạt động của các tổ chức xúc tiến · Thành lập ủy ban hợp tác kinh tế song phương hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài · Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự do hóa ĐT ra nước ngoài Bài học choVN Đầu tư trực tiếp nước Vịêt Nam cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế.Đây là những điều còn tồn tại từ rất lâu trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam nói chung: - Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh; đồng thời áp dụng các quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kỳ. - Đa dạng hoá các hình thức FDI để khai thác thêm các kênh đầu tư mới; nghiên cứu và thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư như Công ty hợp danh, Công ty quản lý vốn; v..v Ngoài ra, cần mở rộng hình thức và lĩnh vực đầu tư: Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI là loại hình Công ty TNHH. Với hình thức này, các doanh nghiệp có vốn FDI muốn tăng vốn để đầu tư mở rộng sản xuất sẽ gặp khó khăn vì không thể phát hành cổ phiếu. Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp FDI và hoạt động của thị trường vốn tạo nên một cửa mở cho việc thu hút các nguồn vốn ở những quy mô khác nhau, cho phép các nhà đầu tư có vốn ít có thể tham gia đầu tư vào Việt Nam. Thủ tục hành chính rắc rối phiền hà được xem như một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Do đó, cần xây dựng cơ chế quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung ương và ở địa phương để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. - Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến FDI theo hướng đơn giản hoá việc cấp phép và mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư. Lập tổ công tác liên ngành do Bộ KH & ĐT chủ trì để rà soát có hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động FDI trên cơ sở đó có kiến nghị bãi bỏ những quy định không cần thiết. - Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo các nguyên tắc của thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. - Hiện tại cơ sờ hạ tầng của Việt Nam còn khá lạc hậu đặc biệt là hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, sân bay, mạng thông tin liên lạc viễn thông còn bộc lộ nhiều bất cập trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nhiều loại dịch vụ quan trọng chưa phát triển như dịch vụ giao dịch chứng khoán, chuyển đổi ngoại hối, vui chơi giải trí…quy mô còn hạn chế. Do đó, để thu hút các nhà đầu tư nguồn vốn lớn vào Việt Nam thì việc cải thiện và năng cấp cơ sở hạ tầng cần được coi trọng và thực hiện đồng bộ. +Cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như đường giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, hệ thống liên lạc viễn thông, hệ thống điện, hệ thống thoát nước… + Cần chỉ đạo tập trung để đẩy nhanh tiến độ và giải pháp thi công các công trình trọng điểm. + Mở rộng hệ thống giao thông ở các cửa ngõ đặc biệt là ở những thành phố lớn, phân luồng giao thông đô thị, đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi và phát triển mạng lưới vận tải HKCC. + Xây dựng hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin hiệu quả.Mở các cổng giao dịch điện tử băng tải rộng và dung tích lớn, kết nối mạng không dây, nâng cao chuyển mạch LAN, đảm bảo an ninh mạng… +Xây dựng hệ thống các Trung tâm xúc tiến đầu tư của Bộ KH & ĐT tại các khu vực: Đề xuất với Chính phủ xây dựng một hệ thống các văn phòng của Bộ KH & ĐT đảm trách vai trò như một trung tâm xúc tiến đầu tư tại các vùng kinh tế trong cả nước. +Tập trung các nguồn lực tăng cường năng lực đào tạo của hệ thống cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh đào tạo ở tất cả các cấp: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đào tạo nghề ngắn hạn. can chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thực hành tiên tiến, đồng thời đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tải kiến thức tới người học. Đào tạo nghề phải ngoài (FDI) đã được nhìn nhận như một trụ cột tăng trưởng kinh tế của việt nam. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà việt nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao trong những năm qua và được biết đến như một quốc gia phát triển năng động, đổi mới ,thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Qua việc nghiên cứu các chính sách thu hút FDI của hàn quốc chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việt nam như sau: - Thứ nhất là sự duy trì mạnh mẽ và định hướng dứt khoát các mục tiêu, nhờ đó Chính phủ có thể hoạch định các chính sách, các nhà kinh doanh có thể trù tính các kế hoạch đầu tư dài hạn - Thứ hai là mức độ hợp tác cao giữa Chính phủ và giới kinh doanh, coi giới kinh doanh là người cộng tác quan trọng và tham khảo các ý kiến của họ hầu như về tất cả các chính sách quan trọng - Thứ ba là là việc lựa chọn những cán bộ lãnh đạo có tri thức và tận tâm với công việc. - Thứ tư là Chính phủ Việt Nam cần cân nhắc và xem xét giữa chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các doanh nghiệp lớn nhằm phát huy những thế mạnh đồng thời hạn chế mặt trái của nó, đưa các doanh nghiệp này trở thành trụ cột cho nền kinh tế với sự phát triển của đa ngành nghề trong sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại và dịch vụ. - Thứ năm là : tích cực, mạnh dạn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, duy trì mức đầu tư cao, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; xác lập sự tin cậy trong quan hệ vay nợ, thông qua nhiều nguồn, nhiều chủ thể để tranh thủ vốn nước ngoài; tăng cường kinh doanh và quản lý tiền vốn nhập ngoại; và tạo môi trường tốt đẹp về chính trị, pháp chế và kinh tế cho việc đầu tư, cũng như việc kiện toàn hệ thống luật đầu tư với những quy định ưu đãi để thu hút người nước ngoài đầu tư nhiều hơn, thời hạn dài hơn. - Cuối cùng ,con người luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của một đất nước. vì vậy ta cần quan tâm đúng mức hơn đến nền giáo dục nước nhà, tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế, cải tổ giáo dục trong nước, bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp đãi ngộ nhân tài, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra một cách nghiêm trọng đặc biệt trong điều kiện đất nước tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế. Câu 11: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế đối ngoại của Malaysia và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam? Mô hình: Thúc đẩy XK và từng bước thực hiện tự do hóa thương mại Chính sách TMQT của Malaysia: 1.1, Giai đoạn 1970 à 1989: Mô hình chính sách : Thực hiện mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động : dệt may, da giầy, gỗ, dầu cọ, cao su à xuất khẩu chiến lược. Bên cạnh đó Malaysia thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các ngành công nghiệp non trẻ, sau này bây giờ là 1 trong những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn:máy giặt, điều hoà,tivi…(công nghiệp chế tạo) Biện pháp thực hiện : 1. Cho phép áp dụng chế độ khấu hao nhanh đối với các công ty xuất khẩu chiếm từ 20% giá trị sản lượng trở lên. Giá trị sử dụng = 10 năm Giá trị = 10.000USD à giá trị khấu hao 1 năm = 1000 USD. Khấu hao nhanh 5 năm thì 1 năm = 2000 USD. Vì trong giai đoạn đầu sẽ giảm bớt gánh nặng thuế, còn phần lợi nhuận để doanh nghiệp đầu tư tái sản xuất. 2. Áp dụng chính sách miễn phí giảm thuế : thuế đầu vào sản xuất và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty sản xuất và kinh doanh xuất khẩu(cơ hội để doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm à nâng cao khả năng cạnh tranh vì thuế đánh bao nhiêu thì cộng vào giá thành sản phẩm. 3. Tăng cường việc thành lập các khu chế xuất để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài bổ sung nguồn tài chính đổi mới công nghệ đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá được sản xuất tại Malaysia. 4. Chính phủ Malaysia tiến hành đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống kho hàng miễn phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần có chế độ bảo quản đặc biệt:rau quả, thuỷ sản… Hệ thống kho sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụi sản phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm. 5. Áp dụng chính sách bảo lãnh vay và cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. 6. Chính phủ xây dựng và đưa ra thực hiện các biện pháp khuyến khích, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn, công nghệ và liên kết thương hiệu để phát triển khả năng sản xuất hàng xuất khẩu đồng thời từng bước tạo lập uy tín và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sản xuất từ Malaysia ra thị trường thế giới. 7. Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các ngành công nghiệp non trẻ chủ yếu thông qua công cụ thuế quan và hạn chế về mặt số lượng. Bên cạnh đó đối với những sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp chế tạo hay hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu được áp dụng miễn giảm thuế nhập khẩu. Xuất khẩu chủ yếu vào các nước phát triển:Mỹ, Nhật Bản, Tây âu. 1.2, Giai đoạn 1990 đến nay * Mô hình chính sách: Từng bước thực hiện tự do hoá thương mại kết hợp với thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo. * Các biện pháp thực hiện 1. -Từng bước thực hiện quá trình tự do hóa thương mại và đa dạng hóa thị trường. - Thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình quy định của khu vực mậu dịch tự do Asean hoàn thành năm 2003, danh mục các mặt hàng được cắt giảm xuống còn 0 à 5%, đồng thời giảm dần các mặt hàng áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu về số lượng. Điều kiện áp dụng of Malaysia là do thời kỳ này Mal đã có những thành công nhất trong hoạt động đầu tư vào các mặt hàng công nghiệp chế tạo. 2. Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại:nhằm hỗ trợ cho các công ty xuất khẩu mở rộng và đa dạng hoá thị trường mà trong đó tổ chức tiêu biểu thực hiện thành công: cơ quan xúc tiến thương mại of Mal với khẩu hiệu ‘sản xuất cho thế giới’. 3. Thực hiện hoạt động tư vấn và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác Marketing và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật về thiết kế sản phẩm, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương. 4. Thực hiện việc tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm quốc tế trong và ngoài nước. 5. Hỗ trợ cho các công ty trong việc thanh toán các hợp đồng ngoại thương thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác giữa ngân hàng trung ương of Mal với ngân hàng trung ương nước ngoài. 6. Khuyến khích các công ty mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước trong khối Asean. Những bài học rút ra cho Việt Nam: Thành công của Mal là do : - Điều kiện bên ngoài thuận lợi - C/s KT ĐN +c/s KT vĩ mô. Cụ thể c/s thương mại & đtư Với những chính sách TMQT của Mal đã để lại những bài học cho việc hoạch định chính sách TMQT của VN vô cùng quý báu. 1. Công nghiệp hóa : Việt Nam cũng thực hiện chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.Đây là 1 chính sách vô cùng đúng đắn, bởi nền kinh tế VN xuất phát từ một nền cơ sở vật chất thấp kém, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu.. do vậy mà ta cần tiến hành công nghiệp hoá phù hợp xu thế phát triển chung của toàn thế giới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Việc công nghiệp hoá trước hết để sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, tiếp đến là phục vụ cho xuất khẩu, có như vậy nền sản xuất của VN mới có thể tân tiến hiện đại, hội nhập vào kinh tế thế giới 2. Chính sách bảo vệ hỗ trợ ngành, doanh nghiệp >> nâng cao khản năng cạnh tranh Trong tình hình phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài vào ồ ạt, hàng hoá nước ngoài tràn ngập trên thị trường, trong khi đó nền sản xuất trong nước còn non kém, VN cũng cần có những chính sách bảo vệ, hỗ trợ cho sự phát triển của những ngành này, giúp những ngành này nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước về tìm hiểu thông tin thị trường, khảo sát thị trường và tạo lập kênh phân phối, giới thiệu, quảng bá sản phẩm…Tổ chức các hội trợ, triển lãm…. 3. Thành lập khu chế xuất : VN cũng cần thành lập các khu chế suất để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn tài chính, đổi mới công nghệ. 4. Hệ thống kho hàng miễn phí VN cần xây dựng hệ thống kho hàng miến phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với những hàng hoá xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần được bảo quản như rau quả, thuỷ sản. Cần xây dựng hệ thống bán hàng tại chỗ phía Nam với hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật để tạm trữ sản phẩm, chờ chế biến, tránh tình trạng thối rữa sản phẩm, đây là nguyên nhân gây giảm giá sản phẩm. Hệ thống kho sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụ sản phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm. 5 Ngân hàng Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn + kí kết hiệp định với ngân hàng quốc gia khác Ngân hàng VN cũng cần có những biện pháp hỗ trợ hoạt động TMQT như bảo lãnh vay, cho vay với lãi suất ưu đãi, hay là ký kết các hiệp định với các ngân hàng quốc gia khác để tạo điều kiện cho việc thanh toán giữa các doanh nghiệp các nước. 6. Mở rộng thị trường + đào tạo nguồn nhân lực : Khuyến khích tạo điều kiện cho các công ty mở rộng thị trường ra các nước đang phát triển đặc biệt là các nước trong khối Asean, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng tăng lên. Chính sách ĐTQT của Mal Giai đoạn 1: Dựa vào hoạt động của các công ty xuyên quốc gia nước ngoài để phát triển hoạt động của các công ty Mal. Đây chính là hoạt độngt hu hút FDI để từng bước xây dựng các công ty và tập đoàn kinh tế lớn của Mal Giai đoạn 2: Các công ty của Mal phát triển hoạt động trong khu vực thông qua các công ty xuyên quốc gia nước ngoài. Đây là gđ khợp thu hút FDI và từng bước đtư ra nước ngoài trước hết là các nước trong khu vực. Giai đoạn 3 : Các công ty của Mal phtriển độc lập trên thị trường TG b) Nội dung : Giai đoạn 1970 – 1980 : Mô hình chính sách : Khuyến khích thu hút FDI tạo nền tảng cho sự phát triển các ngành công nghiệp của Mal đồng thời hỗ trợ quá trình xây dựng các công ty và tập đoàn kinh tế lớn Biện pháp thực hiện : 1. Thực hiện c/s miễn giảm thuế thu nhập và thuế NK máy móc thiết bị cho các công ty có vốn đầu tư NN. Trong đó thuế thu nhập giảm đến mức 5% trong các công ty mà vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên. 2. CPhủ Mal đưa ra cam kết hok trưng thu và quốc hữu hóa tài sản của nhà ĐTNN 3. CPhủthực hiện cung cấp vốn tín dụng ưu đãi , hỗ trợ cho hoạt động của các Công ty có vốn ĐTNN đối với trường hợp các công ty có vốn ĐTNN sản xuất chủ yếu sử dụng nguyên liệu nội địa và phục vụ cho việc xuất khẩu 4. CP tích cực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty có vốn ĐTNN dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp nhiều nguồn vốn khác. Giai đoạn 1981– nay: Mô hình chính sách : Kết hợp giữa khuyến khích thu hút FDI và từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong nước ĐT ra NN Biện pháp thực hiện : Tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích thu hút FDI của giai đoạn trước đồng thời đưa ra các biện pháp mới : 1 Tăng cường vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến TM với việc thực hiện kết hợp giữa XTTM và XT ĐT các hoạt động cung cấp thông tin và tư vấn đàu tư trong việc lựa chọng quy mô dự án, lĩnh vực, ngành và thị trường đt 2 XD và ptr thị trường CK để hỗ trợ tích cực cho việc ptr quan hệ hợp tác ĐTNN đ biệt là thực hiện cs tư nhân hóa. Các doanh nghiệp hoạt động ở vùng sâu vùng xa đc miễn thuế đầu tư, miễn giảm thuế thu nhập trong nhiều năm vs dn có vốn đt nc ngoài, miễn thuế xnk vs các dn trên, ko cấm ,hạn chế xnk các loại máy móc..., Các nhà đầu tư nước ngoàI đầu tư vào những khu vực mới phát triển, sử dụng nhiều công nhân, sản xuất những loại hàng được ưu tiên hay sử dụng trên 50% nguyên vật liệu địa phương để sản xuất hàng xuất khẩu được cấp tín dụng ưu đãi. 3 CP tích cực kí kết cácH Định hợp tác kinh tế song phương và đa phương đảm bảo đầu tư với CP NN để tạo đk thuận lợi cho các công ty của Mal đầu tư ra NN : tránh đánh thuế 2 lần, minh bách hóa thông tin… Thiếu bài học cho VN tự chém từ chính sách, và từ các nước khác Câu 12: Những thách thức và cơ hội của VN hiện nay về CSKTDN 5 cơ hội là 1/ Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên, không bị phân biệt đối xử, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. 2/ Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. 3/ Vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. 4/ Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. 5/ Việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển. 4 thách thức là: 1/ Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. 2/ Sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá (giữa các nước và trong một nước) là không đồng đều, do đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. 3/ Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. 4/ Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền… Câu 13: Bài học kinh nghiệm cho việt nam -Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TMQT và ĐTQT theo tiêu chuẩn chung của quốc tế -Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. các trung tâm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên trao đổi thông tin. Các tổ chức này cần tích cực thu nhập thông tin về thị trường , thị hiếu khách hàng..cho các doanh nghiệp trong nước cũng như tạo ra những kênh thông tin về sản phẩm trên thị trường các quốc gia khác nhau, hỗ trợ thương mại -Việt nam cần sớm xây dựng ,hoàn thiện các rào cản thương mại, đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với phù hợp với quy định quốc tế nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước khi nền kinh tế việt nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới -Việt nam xác định rõ các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với từng thời kỳ pt của đất nước. tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm thế nào để càng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. trong đó đặc biệt chú ý đến việc khằng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường bên ngoài để giữ uy tín và nâng cao thương hiệu cho các dn -Vn cần pt các ngành công nghiệp phụ trợ từ đó tăng cường cung cấp các nguyên vật liệu cho các dn trong nước
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top