VB-Cac chinh sach

Câu 1: Phân tích khái niệm và đối tượng điều chỉnh của chính sách kinh tế đối ngoại

Khái niệm: CSKTDN là hệ thống các quan điểm, mục tiêu nguyên tắc, công cụ và biện pháp do nhà nước xác định và thực hiện nhằm quản lý và điều chỉnh các hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.

Ba nguyên tắc cơ bản để xây dựng csktdn:

Có đi có lại: ( đôi bên cùng có lợi  ) Nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế phải dành cho nhau những ưu đãi và nhượng bộ tương xứng nhau. Sự nhượng bộ này tạo nên sự cân bằng ưu đãi giữa các quốc gia, là nền tảng cho mối quan hệ bền vững.

Quan hệ bình thường ko phân biệt đối xử: Đòi hỏi sp or nhà kinh doanh nước ngoài phải đc hưởng đãi ngộ và đối xử ko kém ưu đãi so với sp nội địa hay các nhà cung cấp nội địa.

Đảm bảo tính minh bạch và có thể dự đoán: Công khai thông tin, đảm bảo cho  môi trường chính sách kinh tế nói chung hay tmqt và dtqt nói riêng đc ổn định và có thể dự đoán đc

Đối tượng điều chỉnh:

-Quan hệ di chuyển quốc tế về hàng hóa và dịch vụ( thương mại quốc tế)

-Quan hệ di chuyển quốc tế về vốn: bao gồm có tín dụng quốc tế, kiều hối, thanh toán quốc tế, viện trợ, phục vụ chi tiêu nước ngoài, dòng vốn đầu tư

-Quan hệ hợp tác quốc tế về khoa học,công nghệ: bao gồm : quan hệ mua bán chuyển giao bản quyền công nghệ , nghiên cứu và sản xuất thử, hợp tác quốc tế và đào tạo nâng cấp nguồn nhân lực, hợp đồng mua bán và trao đổi thông tin

Câu 2: Phân tích khái niệm và các công cụ chủ yếu của chính sách TMQT

Khái niệm: chính sách TMQT là hệ thống các quan điểm ,mục tiêu ,nguyên tắc, công cụ và biện pháp do nhà nước sử dụng để điều khiển các hoạt động TMQT của các quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được những mục tiêu KT XH của quôc gia đó

Công cụ:.

1. Công cụ thuế quan

Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất hay nhập khẩu của mỗi quốc gia.Thuế quan bao gồm: Thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu

1.1 Thuế quan xuất khẩu

 Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.

Thuế xuất khẩu hiện nay ít được các quốc gia áp dụng vì hiện nay cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang diễn ra quyết liệt, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh  tranh mở rộng nên Nhà nước chỉ đánh thuế đối với một số mặt hàng có kim ngạch lớn, mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia...

Tác động của thuế quan xuất khẩu:

Tác động tích cực:

- Thuế xuất khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

- Thuế xuất khẩu làm hạn chế xuất khẩu

quá mức những mặt hàng khai thác từ tài nguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, những mặt hàng ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.

Tác động tiêu cực:

- Thuế xuất khẩu tạo nên bất lợi cho khả năng xuất khẩu của quốc gia do nó làm cho giá cả của hàng hoá bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước làm giảm sản lượng hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là đối với nước nhỏ.

- Thuế xuất khẩu làm giảm sản lượng xuất khẩu, điều này dẫn đến các nhà sản xuất thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến tình trạng thật nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.

- Một mức thuế xuất khẩu cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các đối thủ cạnh tranh dựa trên cơ sở cạnh tranh về giá cả.

Liên hệ:Ở VN, thuế XK AD vs rất ít mặt hàng. Việc đánh thuế XK nhằm mục tiêu nân cao mức độ chế biến nguyên liệu thô của các nhà XK. Điều này đc thể hiện bằng cách đánh thuế XK cao vào các SP ko chế biến, và thấp hơn or ko đánh thuế vào các SP đã chế biến.

Thuế quan ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngân sách quốc gia (chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách). VN đang thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế như cắt giảm thuế theo lộ trình thực hiện CEPT trong ASEAN, các hiệp định song phương và cam kết khi gia nhập WTO. Đến nay, Việt Nam đã thực hiện 5 đợt cắt giảm thuế lớn để thực hiện cam kết vs WTO cho các năm 2007 - 2011. Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô-tô, xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử.

1.2 Thuế quan nhập khẩu

Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu

Tác động của thuế quan nhập khẩu:

Tác động tích cực:

- Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm do hàng nhập khẩu bị giảm bớt, tạo thêm công ăn việc làm cho nâng cao đời sống xã hội

- Thuế nhập khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

- Thuế nhập khẩu tạo điều kiện cho những ngành công nghiệp còn non trẻ, có khả năng cạnh tranh còn yếu trên thị trường quốc tế  phát triển

- Thuế quan nhập khẩu có thể điều chỉnh hàng hóa từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước

- Thuế nhập khẩu có tác động tác chính sách phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: từ người tiều dùng sản phẩm nội địa sang nhà sản xuất trong nước và Chính phủ, Chính Phủ có thể sử dụng nguồn thu này để làm phúc lợi  xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo có cuộc sống tốt hơn.

Tác động tiêu cực

- Thuế nhập khẩu làm cho giá trị hàng hoá trong nước cao vượt hơn mức giá nhập khẩu và chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế này. Điều đó đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu và làm hạn chế mức nhập khẩu thiệt hại lợi ích người tiêu dùng.

- Thuế quan nhập khẩu khuyến khích một số doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả trong nước gây tổn thất cho nhà sản xuất và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

- Về lâu dài thuế quan nhập khẩu sẽ tạo ra những vấn đề buôn lậu, trốn thuế tạo ra nền sản xuất nội địa kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến xấu đến đời sống xã hội.

Liên hệ:Chính sách thuế nhập khẩu đã có tác động tích cực trong việc quản lý hoạt động nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả động nhập khẩu, góp phần phát triển, bảo vệ nền sản xuất trong nước, hướng dẫn tiêu dùng và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, mặc dù đã được sửa đổi nhiều lần, nhưng vẫn chưa đồng bộ, nội dung chưa bao quát hết các đối tượng và nguồn thu. Thuế nhập khẩu ở nước ta vừa đánh theo tính chất hàng hóa, vừa đánh theo mục đích sử dụng dễ tạo ra những sơ hở, bất hợp lý để cho các đối tượng làm ăn bất chính triệt để lợi dụng. So với các nước khác, biểu thuế suất của Việt Nam vẫn còn phức tạp, bao gồm hàng chục nghìn dòng thuế, nhiều nhóm hàng, mặt hàng có nhiều mức thuế suất khác nhau: giữa các mức thuế lại có sự chênh lệch rất lớn vừa không phù hợp với xu thế hội nhập, vừa tạo kẽ hở để đối tượng nộp thuế lợi dụng trốn thuế.

VN vẫn chưa có những quy định chính thức về thực hiện thuế chống bán phá giá, thuế hạn ngạch, thuế phản kháng, thuế chống trợ cấp...

Bên cạnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu còn có một số loại thuế quan đặc thù:

- Hạn ngạch thuế quan: là một biện pháp quản lý xuất nhập khẩu với 2 mức thuế xuất nhập khẩu; hàng hoá trong hạn ngạch mức thuế quan thấp, hàng hoá ngoài hạn ngạch chịu mức thuế quan cao hơn.

- Thuế đối kháng: là loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản xuất  xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.

- Thuế chống bán phá giá: : Là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn, đối phó với hàng hoá nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.

Ngoài ra còn một số loại thuế khác như: Thuế tối huệ quốc, thuế phi tối huệ quốc, thuế thời vụ...

2. Các công cụ phi thuế quan

2.1 Hạn ngạch

Hạn ngạch là bp ko đc cho phép khi gia nhập WTO nên bp này ko đc áp dụng hiện nay. VN giờ chỉ còn áp dụng hạn ngạch thuế quan vs một số mặt hàng: trứng gia cầm, muối , đường, lá thuốc lá

Hạn ngạch là việc hạn chế số lượng đối với một loại hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu thông qua hình thức cấp giấy phép.

Phân loại: gồm hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.

Hạn ngạch xuất khẩu quy định một lượng hàng hoá lớn nhất được phép xuất khẩu trong một thời hạn nhất định

Hạn ngạch nhập khẩu quy định lượng hàng hoá lớn nhất được nhập khẩu vào một thị trường nào đó trong 1 năm.

Hạn ngạch xuất khẩu thường ít được sử dụng, hạn ngạch nhập khẩu phổ biến hơn và thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhập khẩu gây thiệt hại trong nước.

Tác động chung của hạn ngạch

- Chính phủ có thể kiểm soát chặt chẽ lượng hàng xuất nhập khẩu

- Chính phủ không có được nguồn thu như thuế nếu chính phủ không tổ chức bán đấu giá hạn ngạch

- Hạn ngạch có thể dẫn đến độc quyền trong kinhdoanh dẫn đến các tiêu cực trong tìm kiếm cơ hội để có được hạn ngạch

- Gây tốn kém trong quản lý hành chính, bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Tác động của hạn ngạch xuất khẩu:

Đối với nước xuất khẩu:

- Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm lượng hàng xuất khẩu, làm giảm quy mô sản xuất dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu nhập người lao động giảm, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.

- Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm thu ngân sách của nhà nước

- Hạn ngạch xuất khẩu nhằm đảm bảo lượng cung hàng hoá cho thị trường trong nước

- Tác động tới người tiêu dùng: Hạn ngạch xuất khẩu làm hạn chế sản lượng xuất khẩu, cung hàng hoá tại thị trường trong nước sẽ tăng lên làm giá cả hàng hoá thị trường trong nước giảm, tăng cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng.

Đối với nước nhập khẩu:

- Hạn ngạch xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu làm hạn chế hàng hoá từ nước ngoài thâm nhập vào nước nhập khẩu, tạo điều kiện cho nhà sản xuất nước nhập khẩu mở rộng quy mô, tạo việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động

- Đối với người tiêu dùng: Nó sẽ làm giảm lượng hàng nhập khẩu vào quốc gia nhập khẩu sẽ làm hạn chế mức tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu.

Tác động của hạn ngạch nhập khẩu

Đối với nước nhập khẩu:

- Hạn ngạch nhập khẩu làm cho giá hàng nhập nội địa tăng lên và tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho người lao động

- Hạn ngạch nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp còn non trẻ, chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế phát triển

- Hạn ngạch nhập khẩu làm giảm lượng hàng nhập khẩu, dẫn tới lượng tiêu dùng trong nước giảm làm giảm lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích ròng của xã hội do cơ hôi lựa chọn ít hơn và mua với giá đắt hơn.

Đối với nước xuất khẩu

- Sản lượng sản xuất hàng hoá ở nước xuất khẩu cũng bị giảm do đó quy mô sản xuất trong nước giảm làm gia tăng thất nghiệp, giảm thu nhập của người lao động

- Lượng cung hàng hoá bị áp dụng hạn ngạch sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn, và giá hàng hoá có thể giảm xuống gia tăng lợi ích của người tiêu dùng.

2.2 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn kỹ thuật là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động, bao bì đóng gói cũng như các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái, quy định một tỷ lệ nguyên vật liệu nhất định trong nước để sản xuất một loại hàng hoá nào đó.

Những quy định này xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và phản ánh trình độ phát triển đạt được của văn minh nhân loại.

Về mặt kinh tế những quy định này có tác dụng có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hoá trên thị trường quốc tế

Tiêu chuẩn kỹ thuật có thể là cản trở xuất nhập khẩu vì mỗi quốc gia có thể có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, nhiều quốc gia đã áp dụng để hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là các nước phát triển.

* Liên hệ VN

VN đang tuân thủ theo các quy định của WTO đã đc ký kết trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong TM (Hiệp định TBT). Ở nước ta hiện nay, phần nhiều các bộ tiêu chuẩn TCVN được ban hành hầu như không còn phù hợp với xu thế phát triển nhanh về công nghệ, về yêu cầu bảo vệ môi trường. Chỉ riêng Bộ Công nghiệp, sơ bộ rà soát hệ thống tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật cho 4 ngành hóa chất, thép, thiết bị điện và dệt may cho thấy trong hàng trăm tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi ngành, đã có hàng chục tiêu chuẩn không còn tương thích, gần cả trăm tiêu chuẩn cần phải ban hành trong thời gian tới. Như trong ngành dệt có gần 200 tiêu chuẩn, thì có tới 72 tiêu chuẩn cần phải xem xét hoặc thay thế; 49 tiêu chuẩn cần được xây dựng mới, tập trung vào các phương pháp xác định tồn dư kim loại và hóa chất có tác động đến con người... 

Thực trạng hàng rào kỹ thuật của các bộ, ngành xây dựng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước hợp nguyên tắc của WTO của Việt Nam còn rất yếu, quá ít, chưa tinh vi. Thêm vào đó tính liên kết của các doanh nghiệp nhằm tạo ra trí tuệ tập thể để dựng nên những hàng rào kỹ thuật còn yếu. Tại thời điểm này, mặc dù Chính phủ đã đốc thúc nhưng việc xây dựng hàng rào kỹ thuật tại các bộ, ngành còn rất hạn chế, non yếu.

Tại VN, nhận thức của người tiêu dùng cũng như các nhà NK về các biện pháp này còn rất hạn chế. Vẫn xảy ra tình trạng hàng hoá NK ko đảm bảo các tiêu chuẩn xuất hiện trên thị trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiện, VN đang gặp khó khăn trong việc AD biện pháp này vì chi phí áp dụng là khá cao (XD hệ thống kiểm tra chất lượng hàng NK theo tiêu chuẩn QT….).

2.3 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Là hình thức quốc gia nhập khẩu đòi quốc gia xuất khẩu hạn chế xuất khẩu một cách tự nguyên nếu không sẽ bị trả đũa.

Thực chất đây là cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại tạo công ăn việc làm trong nước

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó.

2.4 Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với xuất khẩu trong nước hoặc cho vay ưu đãi với bạn hàng nước ngoài để mua sản phẩm của mình

Trợ cấp xuất khẩu làm tăng sản lượng xuất khẩu, giảm cung thị trường nội địa dẫn đến lợi ích người tiêu dùng bị giảm

Trợ cấp xuất khẩu dẫn đến chi phí ròng xã hội tăng lên do sản xuất thêm sản phẩm xuất khẩu kém hiệu quả.

Ngoài các biện pháp trên chính phủ còn sử dụng biện pháp cấm xuất khẩu- nhập khẩu; cấp giấy phép xuất nhập khẩu và một số biện pháp khác để thực hiện mục tiêu của mình.

2.5 Chính sách chống bán phá giá

Bán phá giá xảy ra khi các nc xk bán hàng của họ trên thị trg thế giới ở mức giá thấp  hơn mức giá ở thị trg nội dịa hoặc thấp hơn chi phí sx

* Cơ sở thực hiện :các nhà sản xuất nội địa nc NK phát đơn kiện hàng NK bán phá giá

Trong đó : -Bán phá giá :giá bán sản phẩm thấp hơn giá trị thông thường của sp đó.

-Giá thông thường là giá bán của sp tại thị trường nc xk hoặc giá xuất khẩu sang thị trường nc thứ 3.

-Tiêu chí +Số doanh nghiệp đủ lớn tham gia vào đơn kiện.
+Mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
+Tầm quan trọng đối với quốc gia về cung cấp việc làm(cho lđ trong ngành sx đó)

Liên hệ: Việt Nam có các bp hỗ trợ dn => chi phi sx thấp=> hàng hóa VN là nhóm hàng mà các nc trên thế giới luôn tìm cách bảo hộ hàng trong nc họ trc sự xâm nhập của hàng made in VN, các mặt hàng mũi nhọn của VN dễ vướng các vụ kiện bán phá giá.* Liên hệ Cs chống bán phá giá

Pháp lệnh về việc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004 kèm vs các Nghị định Thông tư hướng dẫn. Các quy định về chống bán phá giá ở Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc và quy định của WTO về vấn đề này.

Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương chịu trách nhiệm điều tra, trình kết quả điều tra và đề xuất cách thức xử lý cho cơ quan có thẩm quyền. Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá - Bộ Công Thương sẽ xem xét, nghiên cứu kết quả điều tra của Cục quản lý cạnh tranh, thảo luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương về cách thức xử lý. Bộ trưởng Bộ Công Thương đưa ra quyết định có hoặc không áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Câu 3: Phân tích khái niệm và các công cụ chủ yếu của chính sách ĐTQT

Khái niệm: chính sách đtqt là hệ thống các quan điểm ,mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp do nhà nước thực hiện nhằm điều chính các quan hệ hợp tác và đầu tư quốc tế trong một thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu kt-xh của quốc gia đó

Phân loại: theo phương thức quản lý vốn của nhà đầu tư: cs đầu tư trực tiếp nước ngoài, cs đầu tư gián tiếp nước ngoài. Theo chiều di chuyển của vốn đầu tư:cs thu hút đầu tư,cs đầu tư ra nước ngoài

Chức năng:

Thu hút và phân bổ nguồn lực có hiệu quả:

Đối với nguồn lực trong nước:

·         Tỷ suất lợi nhuận tăng do vốn đầu tư sản xuất nhiều hơn, chất lượng hơn
Nguồn nhân lực: giảm tỷ lệ thất nghiệp. kỳ vọng mức thu nhập cao hơn, cải thiện nâng cao tay nghề, tác phong làm việc hiệu quả, học hỏi năng lực quản lý từ nc ngoài

·         Sử dụng TNTN hiệu quả hơn

·         Tạo nguồn thu ngân sách CP

·         Tăng khả năng cạnh tranh và quy mô xk của hàng hóa trong nước

Đối với chủ đầu tư:

·         Kỳ vọng mức lợi nhuận cao hơn, mở rộng thị trg tiêu thụ sp, phá bỏ 1 sô hàng rào để thâm nhập thị trường nước tiếp nhận

·         Nếu đầu tư thành công sẽ tăng cường quan hệ hợp tác và vị thế chính trị của quốc gia

·         Hỗ trợ các bên trong việc phòng chống thiên tai bệnh dịch, các vấn đề toàn cầu.

Bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư và bên tiếp nhận vốn đầu tư

Với nhà đầu tư: Khi mới đầu tư, cần nắm rõ các quy định khung pháp lý cần thiết cũng như cần có định hướng giúp đỡ trong việc chọn lĩnh vực khu vực đầu tư

Với nước nhận đầu tư, đây là vai trò quan trọng bởi nếu ko có các chính sách quản lý thích hợp sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối mục tiêu pt theo ngành lãnh thổ, gây OONMT, thậm chí nó có thể gây ra những tác động trái ngược như giảm hiệu quả sd nguồn lực lãng phí tài nguyên , cạn kiệt tntn

Công cụ:

-Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài:

+Các công cụ tài chính:

Các công cụ thuế và các loại phi thuế:

*Thuế nội địa: là thuế đánh vào công dân, hoạt động, tài sản trong nước. Có rất nhiều sắc thuế nội địa đánh vào cá nhân (thuế thu nhập, thuế tiêu thụ), đánh vào công ty (thuế pháp nhân, thuế môn bài, ...), đánh vào các hoạt động (thuế giao dịch tài chính, thuế mua bán nhà đất, thuế thừa kế, ...), thuế đánh vào đồ vật (thuế tài sản, lệ phí phòng cháy chữa cháy, lệ phí đăng ký ô tô xe máy, lệ phí công chứng, ...). Lưu ý lệ phí thực chất là thuế; ở Việt Nam gọi chúng là "các loại phí mang tính chất thuế". Những ngành ưu tiên pt thì thuế sẽ thấp và ngược lại.

*Thuế quan XNK , thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

*Phí thuê quyền sử dụng đất , sử dụng các dịch vụ hạ tầng

Công cụ điều tiết vốn đầu tư:

*Quy định về hình thức vốn góp: thiếu ngoại tế thì yêu cầu đầu tư  = ngoại tệ

*Tỷ lệ góp vốn: quyền hạn và trách nhiệm các bên liên quan và phụ thuộc vào tỷ lệ này

*Chính sách tín dụng:Các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn khuyến khích đầu tư được nhà nước ưu tiên cho vay vốn để đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

*Chính sách tỷ giá hối đoái: tỷ giá tăng làm giảm sự bành trướng của các nhà đầu tư trong nc ra nước ngoài.

+Các công cụ phi tài chính:

*Quy địh về thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư: Đảm bảo tính khả thi và phat triển ổn định , tạo điều kiện thông thoáng tiện lợi cho nhà đầu tư

*Quy định về đối tượng tham gia và lĩnh vực đầu tư: nhằm kiểm soát lượng vốn, giúp phat triển đúng định hướng, phù hợp vs điều kiện quốc gia

*Quy định về thời gian tối đa của dự án đầu tư: với nc tiếp nhận nhằm khai thác sử dụng hợp lý nguồn lực, cân đối lợi ích chủ đầu tư và nc tiếp nhận, vs chủ đầu tư nhằm đảm bảo sẽ có tg kinh doanh ổn định

*Quy định về thủ tục và trách nhiệm của các bên tham gia giải phóng mặt bằng, thưc hiện đền bù

*Quy định về tuyển dụng lao động

*Quy định về trách nhiệm xủ lý môi trường

*Quy định về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp , thương hiệu,,,

-Chính sách đầu tư ra nước ngoài:

+Các công cụ và biện pháp quản lý:

 *Công cụ thuế và quy định về góp vốn đầu tư: thuế thu nhập doanh nghiệp , thu nhập cá nhân, quy định về góp vốn nhằm tránh thất thoát vốn , hỗ trợ cho các quốc gia của chủ đầu tư

 *Định hướng và quy định về khu vực và lĩnh vực đầu tư:

 Khu vực:GĐ đầu là đầu tư vào các ngành các nước cùng trình độ, giảm rủi ro, sau đó bù đắp môi trưởng kinh doanh đầu tư vào các nước có trình độ khác.

Lĩnh vực: Lĩnh vực có thế mạnh tráh rủi ro

+các công cụ và biện pháp hỗ trợ:

*Hỗ trợ về vốn: thông qua  quỹ hỗ trợ đầu tư, ngân sách nhà nước mua trái phiếu cp, các bp tín dụng

*Ưu đãi vể thuế: Ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp

*Bảo hiểm đầu tư: Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các loại rủi ro liên quan đến đầu tư, trong đó nhà nước có thể hỗ trợ phí bảo hiểm hay sử dụng quỹ hỗ trợ để bồi thường thiệt hại khi đầu tư ở nc ngoài.

*Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư như :ký kết các hiệp định hợp tác đầu tư( hiệp định tránh đánh thuế 2 lần,Hiệp định Khuyến khích và bảo đảm đầu tư .. , hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật

Câu 4: Phân tích khái niệm và các công cụ chủ yếu của chính sách tỷ giá hối đoái?

Khái niệm:  là hệ thống các quan điểm, mục tiêu nguyên tắc, công cụ và biện pháp của nhà nước nhằm quản lý tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, các hoạt động trao đổi mua bán ngoại hối trên thị trường trong một thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trong một thời gian nhất định

 Các chế độ tỷ giá hối đoá:

-         Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: Nhà nước đưa ra mức tỷ giá hối đoái cố định áp dụng cho các giao dịch trên thị trường trong một thời gian nhất định.

-         Chế độ tỷ giá thả nổi tự do: Mức tỷ giá hối đoái trong chế độ này do quan hệ cung cầu về tiền tệ quy định và nhà nước không can thiệp

-         Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: nhà nước can thiệp vào mức tỷ giá hối đoái do quan hệ cung cầu về tiền tệ trên thị trường xác định bằng các biện pháp dể duy trì tỷ giá hối đoái phù hợp với tỷ giá hối đoái mục tiêu.

Mục tiêu của cs tỷ giá hối đoái:

·         Góp phần đảm bảo sự ổn định của thị trg ngoại hối quốc gia

·         Tạo đk thuận lợi cho sự pt của các hoạt động kinh tế đối ngoại( xuất khẩu ,thu hút đầu tư  nc ngoài)

Các công cụ chủ yếu của CSTGHD:

*Quy định chế độ tỷ giá hối đoái:

Chế độ thả hổi hoàn toàn: NN ko can thiếp tỷ giá do cung cầu ngoại tệ nội tệ xác định

Chế độ tỷ giá cố định: tỷ giá do NN quy định dao động trong biên độ hẹp => ổn định trên tt ngoại hối tuy nhiên đòi hỏi ở Cp nguồn ngoai tệ lớn đề can thiệp kịp thời

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: NN can thiệp tích cực lên tỷ giá để nó dao động quanh 1 vùng nhất định

*Quy định phương pháp xác định tỷ giá

*Quy định mức tỷ giá hối đoái mục tiêu và biên độ dao động của tý giá HĐ

*Quy định về đối tượng tham gia thị trường ngoại hối: Những hạn chế về đối tượng tham gia trên thị trường .. nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ hạn chế đầu tư duy trì tỷ giá ổn định

*Quy định về quy mô các giao dịch chính thức trên thị trường ngoại hối:

*Sự tham gia của nhà nước thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trần lãi suất, mua bán ngoại tệ trên thị trg

*Thực hiện các biện phán nâng giá hoặc phá giá động nội tệ:

Phá giá: Trong ngắn hạn (giá cả và tiền lương là cố định)  phá giá nội tệ làm giá hàng hóa nộảui địa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm=> thúc đẩy xk , và ngược lại làm hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng kìm hãm nhập khẩu cải thiện cán cân thương mại.

Nâng giá: Bp nâng giá sử dụng do áp lực từ các nước đối tác tmai có cán cân thương mại thâm hụt, tránh việc tiếp  nhận những ngoại tế đb là USD mất giá, hạ nhiệt nền kinh tế đang pt quá nóng, tăng cường ảnh hưởng chính trị của quốc gia vs bên ngoài

*Quy định về yêu cầu kết hối:là việc chính phủ quy định vs cá nhân hay doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ phải bán 1 tỷ lệ nhất định trong 1 thời hạn nhất định cho 1 số tổ chức đc phép kinh doanh ngoại tệ. Áp dụng trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ và nhằm mục đích tăng cung ngoại tệ ,hạn chế đầu cơ giảm áp lực phá giá nội tệ.

*Điều chỉnh mức cung tiền và lãi suất tăng ls chiết khấu => tăng ls thị trg  => luồng ngoại tệ chảy vào trg nc tăng, nội tệ lên giá

Câu 5: Phân tích chức năng và vai trò của chính sách kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển của một quốc gia? Lien hệ:vai trò của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển các ngành công nghiệp và vai trò của chính sách thúc đẩy xuất khẩu đốivới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển?

Chức năng:

-Chức năng kích thích:

Thông qua các bp hỗ trợ tạo đk cho cả quốc gia pt giao dịch hợp tác vs nc ngoài thành công, và các chính sách về thuế mặt bằng chính sách thuế thu nhập dn ưu đãi, cs hỗ trợ khai thác tài nguyên, xd và cải tạo csvt cs hạ tầng …chính sách kinh tế đối ngoại tạo đk thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia chủ động và mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước, thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực từ bên ngoài như vốn, công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến nhằm phát triển kinh tế quốc dân

Vd: chính sách thu hút đầu tư quốc tế tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia…

Trung Quốc : dùng cs tỷ giá hối đoái để kích thích xuất khẩu, thu hút vốn

-chức năng bảo hộ: Các quy định về lĩnh vực và khu vực đầu tư cũng như được đầu tư, giảm thuế nhập khẩu, các duy định về hình thức góp vốn tỷ lệ góp vốn thời gian góp vốn tiền lương tối thiếu với chức năng này, chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có khả năng đứng vững và vươn lên trong các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh với các hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài, tạo thêm nhiều việc làm và đạt tới quy mô tối ưu cho các ngành kinh tế, đáp ứng cho yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia, đảm bảo cuộc sống ng lao động

Vd:trong chính sách TMQT có sử dụng công cụ 2hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩul, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu hoặc các ngành công nghiệp non trẻ trong nước

-chức năng phối hợp và điều chỉnh: Thông qua các công cụ như cs tỷ giá hối đoái , cs đầu tư nhằm tạo đk cho nền kinh tế trong nước thích ứng với sự biến đổi và vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thê giới, thiết lập cơ chế điều chỉnh thích hợp trong đk tỷ giá hối đoái thường xuyên thay đổi , tác động vào cán cân thanh toán quốc tế theo chiều hướng có lợi cho mỗi quốc gia

Vd:Chính sách tỷ giá hối đoái có thể kết hợp với chính sách tiền tệ nhằm quản lý lượng ngoại tệ trong nước đồng thời quản lý tỷ giá hối đoái ở mức mong muốn.

Vai trò:

- Tạo cơ hội cho các việc phân phối hợp lý các nguồn lực trong nước và thu hút nguồn lực ngoài nước vào việc phát triển các ngành và các lĩnh vực có hiệu quả cao của nền kinh tế quốc dân,khắc phục tình trạng thiếu các nguồn lực cho sự phát triển như nguồn vốn, nguồn công nghệ, sức lao động có trình độ cao và sự hạn hẹp của thị trường nội địa, đồng thời tạo đk cho các dn trong nước vươn ra thị trường thế giớ

-Tạo khả năng cho việc phát triển phân công lao động quốc tế giữa các dn trong nước với các dn nước ngoài, bảo đảm đầu vào và đầu ra cho nền kinh tế trong nước một cách ổn định và phù hợp với tốc độ phát triển cao của những thập kỷ gần đây, tạo thuận lợi cho việc hình thành các tập đoàn kinh doanh tầm cỡ quốc gia , hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

-Phục vụ cho việc xây dựng các ngành công nghiệp mới có trình độ công nghiêp cao , phát triển các hình thức kinh doanh đa dạng và phong phú , tạo lập các khu vực có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân , góp phần tăng nhanh GDP cũng như tăng nhanh tích lũy và tiêu dung

- Góp phần vào việc tăng cường sức mạnh và tiềm lực quốc phòng an ninh, phát triển quan hệ cả về kinh tế cũng như về chính trị , ngoại giao, văn hóa ,khoa học công nghệ giữa các quốc gia và các dân tộc trên cơ sở độc lập, bình đẳng , giữ vững chủ quyền và các bên cùng có lợi

 

*Liên hệ:

Ø  Vai trò của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển các ngành công nghiệp đối với các nước đang phát triển:

            Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển các ngành công nghiệp ở các nước đang phát triển được thể hiện thông qua 1 số vấn đề sau:

- Tạo ra nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển. Đặc biệt là trong các ngành cần sử dụng nhiều vốn như các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp

- Tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ các nước đầu tư và góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI đã đưa ra một phương thức quản lý mới cho nền kinh tế; đóng vai trò mở đường trong việc tạo ra một số ngành công nghiệp, sản phẩm, mở rộng thị trường. Thông qua đó, tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh.

- Góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực có kinh nghiệm và trình độ kĩ thuật cao thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi đầu tư, việc đào tạo công nhân làm việc phù hợp với yêu cầu trình độ trong việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp.

- Định hướng sự phát triển của các ngành công nghiệp, thông qua việc ưu tiên thu hút dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện để tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Đặc biệt trong đó là việc chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tạo nền tảng phát triển trong nước, đồng thời gia tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

- Tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới, tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp

- Cuối cùng, chính sách thu hút đầu tư đã tạo đà hình thành và phát triển mạnh mẽ,  bền vững các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và đặc khu kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành công nghiệp, đóng góp 1 phần ko nhỏ vào việc phát triển kinh tế quốc gia.

Ø  Vai trò của chính sách thúc đẩy xuất khẩu đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu có vai trò rất lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển:

Việc thúc đẩy xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển thuận lợi, góp phần vào việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ, từ đó phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng cuối cùng.

Không chỉ có vậy, việc thúc đẩu xuất khẩu đối với các nước đang phát triển (hầu như là những nước có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế còn lạc hâu, chưa phát triển đồng đầu, cơ cấu kinh tế có nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn) giúp tạo đà phát triển các ngành nông nghiệp trong nước, là ngành tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và giúp các nước này tận dụng lợi thế so sánh của mình để xuất khẩu các mặt hàng nông sản, sản phẩm chế biến từ nông sản ra nước ngoài.

Ví dụ khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội đầy đủ cho việc phát triển các ngành sản xuất nguyên liệu như bông, vải sợi… Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu gạo, chè, cà phê … sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành chế biến có liên quan.

            Không chỉ có vậy, chính sách thúc đẩy xuất khẩu còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển theo hướng có lợi. Theo đó, giúp tăng tỷ trọng các ngành hàng chế biến có giá trị gia tăng cao, giảm tỉ trọng hàng thô, sơ chế; tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động như hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ,… ; giảm tỷ trọng nhóm hàng nông – lâm – thủy sản. Qua đó, ta có thể thấy được, chính sách thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất tại các nước phát triển; đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH.

Tuy tỷ trọng của hàng nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta giảm, nhưng nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tăng sản xuất các sản phẩm có năng suất cao, giá trị kinh tế hơn và vẫn đang có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực này như gạo,cà phê, …

            Ngoài ra, các chính sách thúc đẩy xuất khẩu của các nước đang phát triển dựa vào lợi thế của nước đó xuất khẩu các ngành hàng chủ đạo cũng sẽ thúc đẩy sự chuyên môn hóa sản xuất để tạo hiệu quả cao hơn. Qua đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế theo hướng chuyên môn hóa sản xuất từng loại sản phẩm theo từng vùng.

Đối với cơ cấu thành phần kinh tế, việc thúc đẩy xuất khẩu và đề ra các chính sách thúc đẩy xuất khẩu của các nước đang phát triển tạo điệu kiện cho các thành phần kinh tế phát huy được tiềm năng của mình, đẩy mạnh vai trò của các thành phần kinh tế có đóng góp lớn trong sự phát triển của nền kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu như ngày càng mở rộng vai trò của thành phần kinh tế tư nhân; hay đẩy mạnh thành phần kinh tế hợp tác xã, tập trung ( như trang trại) để chuyên môn hóa sản xuất ở quy mô lớn, mức độ tập trung cao.

ð  Như vậy, chính sách thúc đẩy xuất khẩu của các nước đang phát triển luôn đóng vai trò rất lớn và quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước này.

Câu 6: Trình bày những biện pháp thường đc các quốc gia vận dụng để thúc đẩy xk và các biện pháp để khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài?

Biện pháp thúc đẩy xuất  khẩu:

Thứ nhất :Biện pháp về thuế quan

Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

Gồm 2 loại:

+Thuế trực thu: tức là người có nghĩa vụ nộp thuế thường là người gánh chịu thuế

Vd: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, …

+Thuế gián thu :tức là người gánh chịu thuế là khách hàng nhưng người nộp thuế là người bán hàng ,nhà nhập khẩu

Thuế là công cụ được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở tất cả các quốc gia trên thế giới vì nó vừa giúp Nhà nước điều tiết hoạt động kinh tế, xã hội  vừa là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Để thúc đẩy xuất khẩu , chính phủ các quốc gia thường miễn giảm thuế thu nhập ,thuế nguyên liệu đầu vào …cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ hai : Biện pháp trợ cấp

*Trợ cấp XK: trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trước tiên hoặc chủ yếu là để xuất khẩu, hay nói cách khác, hàng hoá được trợ cấp phải là hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài.

Mục đích của trợ cấp xuất khẩu: là một biện pháp nhằm thúc đẩy, đẩy mạnh xuất khẩu của một quốc gia.

Phân loại: theo hình thức có thể phân làm 2 loại: trợ cấp xuất khẩu trực tiếp và trợ cấp xuất khẩu gián tiếp.

·         Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp: cấp phát tài chính trực tiếp từ ngân sách nhà nước như bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu, thưởng theo kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu.

·         Trợ cấp xuất khẩu gián tiếp: chủ yếu dưới dạng ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Chính phủ có thể sử dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ còn có thể thực hiện một khoản vay ưu đãi dối với bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất, và để xuất khẩu ra bên ngoài. Đây chính là các khoản tín dụng viện trợ mà Chính phủ các nước công nghiệp phát triển áp dụng khi cho các nước đang phát triển vay Thường có kèm theo các điều kiện chính trị).

Tác động :

·         Lượng xuất khẩu tăng lên

·         Mức cung thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu, giá cả thị trường nội địa tăn gleen, người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt một khoản tiền nhất định. ( diện tích a+b)

·         Chi phí ròng của xã hội phải bỏ ra để bảo hộ việc khuyến khích xuất khẩu gây thiệt hại cho xã hội

·         Trợ cấp xuất khẩu có thể làm vô hiệu hoá thuế nhập khẩu mà nước khác đánh lên sản phẩm xuất khẩu của nước trợ cấp, làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước trợ cấp so với hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường thứ ba.

Thứ ba : biện pháp thao thác với tỷ giá hối đoái

1>   Tăng TGHĐ để thúc đẩy xuất khẩu

Khi TGHĐ danh nghĩa tăng dẫn đến xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm và xuất khẩu ròng tăng và ngược lại. Cụ thể:

Khi TGHĐ danh nghĩa tăng đồng tiền trong nước sẽ giảm tương đối so với đồng tiền nước ngoài, hàng hoá và dịch vụ trong nước trở nên rẻ hơn 1 cách tương đối hay 1 đồng tiền nước ngoài sẽ mua được nhiều giỏ hàng hoá trong nước hơn so với lúc trước. Điều này làm tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu, xuất khẩu ròng.

2>   Giảm TGHD

Bp nâng giá sử dụng do áp lực từ các nước đối tác tmai có cán cân thương mại thâm hụt, tránh việc tiếp  nhận những ngoại tế đb là USD mất giá, hạ nhiệt nền kinh tế đang pt quá nóng, tăng cường ảnh hưởng chính trị của quốc gia vs bên ngoài

Thứ tư: Biện pháp về xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại (tiếng Anh: trade promotion) là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Mục đích của hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của thương nhân hiệu quả hơn.

Mục đích của khuyến mại là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối.

Ngoài ra còn có các biện pháp sau:

-         Cung cấp vốn tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, như tăng thời gian cho vay, hỗ trợ lãi suất…

-         Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lính vực khuyến khích xuất khẩu như thu hút vốn, công nghệ đồng thời tận dụng được thương hiệu của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư.

-         Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thụân lợi cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu

-         Hỗ trợ,tạo điều kiện để dào tạo nguồn nhân lực cao, đáp ứng nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

-         Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng được những lợi thế tại nước tiếp nhận đầu tư,…

-         Thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại như thành lập cơ quan xúc tiến thương mại, các hiệp hội riêng cho từng ngành hàng, trung tâm xúc tiến thương mại tại nước ngoài …, thu thập và xử lý thông tin về thị trường xuất khẩu sau đó cung cấp thông tin này cho các doanh nghiệp xuất khẩu qua các trung tâm xúc tiến trên, …

-xúc tiến nk nhằm hỗ trợ cho quá trình sx và tiêu thụ các sản phẩm xk của quốc gia đó đến khách hàng nước ngoài 1 cách thành công, xây dựng các tổ chức và cơ sở hạ tầng để thực hiện các hoạt động xúc tiến

-thực hiện xây dựng chiên lược và các biện pháp điều phối , hoạt động xúc tiến của các cơ quan tổ chức

-trực tiếp thực hiện các biện pháp xúc tiến bao gồm thu thập và cung cấp thông tin cho các dn sx và kinh doanh xk, hỗ trợ khảo sát và nghiên cứu thị trường cho các dn trên thị trường quốc te

-hỗ trợ cho các dn tham gia các kỳ hội chợ triển lãm trong và ngoài nước

-hỗ trợ các dn trong việc giới thiệu , quàng bá sp dn ra nước ngoài

Biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Của các nước phát triển:

-chính sách đa dạng hó các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài: các hình thức FDI ở các nước phát triển khá đa dạng và mới mẻ nên phù hợp với nhiều nhà đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức mua bán và sáp nhập khá phổ biến ở các nước pt và đem lại nhiều lợi nhuận không chỉ cho các nhà đầu tư mà còn cho cả dn trong nước

-chính sách thu hút fdi thong qua các công ty xuyên quốc gia:ở các nước pt có rất nhiều cty tập đoàn đa quốc gia, những cty này có mặt hầu heetts các quốc gia trên thế giới và có sức chi phối khá lớn đối với nền kinh tế khác, thông qua sự lớn mạn của các cty xuyên quốc gia , các nước pt đã thu hút đc rất nhiều fdi vào các cty này, đây là một chính sách hay mà các nước đang pt cần học hỏi

Của các nước đang phát triển:môi trường đầu tư còn có nhiều bất cập và gây khó khan cho các nhà đầu tư:

-Cải thiện môi trường pháp lý cho đầu tư:

+đơn giản hóa thủ tục, quy trìh đtư: một trong những rào cản của các quốc gia gây khó khan cho nhà đầu tư nước ngoài đó là thủ tục đtư rườm ra , kinh nghiệm ở một số quốc gia pt có nguồn vốn fdi lớn như thái lan, trung quốc : thủ tục một của, phân cấp phân quyền rõ rang cơ quan nào quản lý đtư . nâng cao quyền hạn cho từng địa phương trong lĩnh vực đtư nước ngoài. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đtư, hay với Indonesia thì lien tục cải thiện các quy định trong lĩnh vực đtư nước ngoài

+công khai các kế hoạch pt kte:định hướng pt kte của một quốc gia cho biết khả năng pt của quốc gia đó, nền kinh tế pt thì đầutư mới sinh lãi, trong tiến trìh nghiên cứu thị trường để tiến hành đtư, việc chọn lựa địa điểm đtư đc đánh giá là rất quan trọng, các nhà đtư luôn chú ý đến những nơi có nền kte ổn định, có khả năng pt tốt trong tương lai

+hệ thống pháp luật đồng bộ,đảm bảo quyền lợi cho  nhà đầu tư: bai học kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy cần tiến hành tới xây dựng mặt bằng pháp lý thống nhất cho dn trong nước và dn nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế. hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, thuận lợi mà trọng tâm là dành cho đtư nước ngoài một số ưu đãi với mức độ khác nhau để thu hút dòng vốn quan trọng này

-chính sách ưu đãi thuế:

Mục đích hàng đầu của các nhà đtư nước ngoaì là lợi nhuận lớn nhất. thuế có lien quan trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đtư, đó là chỗ dựa quan trọng để nhà đầu tư quyết định đtư hay không. Vì vậy nhiều nước đã có những chính sách tài chính hấp dẫn cho các nhà đtư như giảm thuế, ưu đãi tiền tệ cho vay ngoại tệ nhằm thu hút nhiều nhất nguồn vốn fdi vào các nước này:

+cắt giảm thuế,ưu đãi thuế quan:

+ưu đãi về dịch vụ

+cho phép hoạt động trên thị trường tài chính

+chính sách ưu đãi tín dụng

-đa dạng hóa loại hình đtư , danh mục đtư

Thị trường quốc tế pt , nhu cầu con ng trở nên tăng cao. Hoạt động sx kinh doanh cũng cân phải lien tục đổi mới để phục vụ con ng. không một lĩnh vực nào có thể tồn tại và pt trong một thời gian dài mà không phải thay đổi theo nhu cầu xã hội. vì vậy sự đa dạng trong lĩnh vực đtư là rất cần thiết. hiện nay rất nhiều quốc gia thực hiện cs đa dạng loại hình đtư vào nước minh như đtư trực tiếp, đtư gián tiếp. mỗi loại hình đtư lại có những hình thức dn khác nhau như dn cổ phần có vốn đtư nước ngoài, dn có 100% vốn nước ngoài, dn nhà nước có vốn nước ngoài

-Mở rộng địa bàn thu hút đtư:ưu tiên phân bổ ở những thành phố, thị trấn  có trên 1 triệu dân trở lên, những ngành gây ô nhiễm sẽ cách thành phố 25km, ưu tiên thành lập các khu công nghiệp. không hạn chế và phân bổ địa bàn đtư

-Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Xây dựng cơ sở hạ tầng là một việc làm hết sức quan trọng khi muố thu hút vốn fdi bởi vì cơ sở hạ tầng phải luôn pt trước 1 bậc so với sự pt kinh tế

-Phát trien nguồn nhân lực:

Chính sách này đc áp dụng hầu hết ở các nước đang pt do đặc điểm của các nước này là có thị trường lao động dồi dào, giá rẻ, đặc biệt đây là chính sách chìa khó để tạo nên sự thành công thu hút  fdi ở các nước châu á-thái bình dương

Câu 7:Phân tích các xu hướng cơ bản chi phối chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia

Xu hướng tự do hóa thương mại:

Khái niệm:TDHTM là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt động TMQT của quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả.

Là việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dẫn tới tăng lượng hàng hóa dịch vụ thế giới vào thị trường nội địa

Mục tiêu:

-Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển: tăng khả năng XK ra nước ngoài, đồng thời mở rộng NK những hàng mà trong nước ko sx or sx với hiệu quả thấp để tập trung nguồn lực ptr sx hàng có khả năng khai thác tốt hơn của các qgia.

-Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển qh hợp tác ktqt trong nước và nước ngoài nói chung mà trước hết là qh hợp tác đầu tu

-Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là  động lực cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong đk hội nhập ktqt nói chung và trong xu thế tự do hoá TM nói riêng.

-Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, đặc biệt là nguồn nhân lực và thành tựu khoa học công nghệ

Cơ sở:

Xuất phát từ quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện tiến trình mở cửa kinh tế, tăng cường các mối quan hệ giao lưu và hợp tác, trước hết là trong lĩnh vực thương mại, dựa trên cơ sở ký kết các hiệp định song phương và đa phương. Do đó, Nhà nước giảm dần sự can thiệp và tăng cường áp dụng các bp quản lý theo chuẩn mực quốc tế và khu vực, nhằm tạo đk thuận lợi cho cá hđộng TMQT ptr.

Xu hướng phát triển mô hình thị trường mở cửa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới buộc các nước phải mở cửa nhằm tăng cường lợi ích thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hoá phát triển, khai thác lợi thế nguồn lực, đồng thời đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng trong nước thông qua việc nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập khẩu.

Sự phát triển về quy mô và phạm vi hoạt động của các công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới cũng là một cơ sở để thực hiện điều chỉnh CSTMQT của các quốc gia theo xu hướng tự do hoá, đặc biệt là đối với các nước đang và chậm phát triển.

Nội dung:

Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ và bp hạn chế đối với hoạt động TMQT: thuế, hạn ngạch, các thủ tục hành chính nhằm tạo đk thuận lợi để mở rộng và ptr quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá trong và ngoài nước.

Nhà nước đưa vào thực hiện các chính sách quản lý như tiêu chuẩn về kĩ thuật, cs chống bán phá giá, cs đảm bảo cạnh tranh và độc quyền, cs bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu theo cam kết trong các hiệp định hợp tác song phương, đa phương theo chuẩn mực của khu vực và thế giới

Biện pháp:

Nhà nước phải xd lộ trình tự do hoá TM 1 cách phù hợp với đk, khả năng và mục tiêu ptr của nền kinh tế quốc gia

Nhà nước cùng các cơ quan bộ ngành đưa vào áp dụng các biện pháp hinh thức phù hợp để tuyên truyền, phổ biến thông tin cơ bản về qtr hội nhập và lộ trình tự do hoá TM của qgia đến toàn dân chúng, đb là các doanh nghiệp

Chính phủ cần có bp hỗ trợ kịp thời và thích hợp nhằm tạo đk cho các DN tận dụng tốt hơn cơ hội đồng thời vượt qua những thách thức trong quá trình mở cửa và tự do hoá TM

Với tư cách là nhà quản lý, DN VN phải:

-         Hiểu rõ luật pháp các qgia khác, nắm bắt sớm các luật mới sửa đổi.

-         Phải nắm bắt rất rõ thông tin thị trường

-         Có hướng đầu tư thích hợp, những hàng có khả năng cạnh tranh và có lợi thế thì mở rộng quy mô, đổi mới Công nghệ, nâng cao hiệu quả sd nguồn vốn

Xu hướng bảo hộ mậu dịch

Khái niệm:là việc tăng các hàng rào thuế quan và phi thuế quna dẫn tới giảm hàng hóa , dịch vụ thế giới vào thị trường nội địa

Bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ một quốc gia tiến hành xây dựng và áp dụng các công cụ và biện pháp nhằm giảm bớt sức ép cạnh tranh giữa các hàng hoá được sản xuất trong nước và các hàng hoá nhập khẩu.

Mục đích:

Bảo hộ mậu dịch được thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích và chủ quyền độc lập cho các quốc gia, trước hết là về mặt kinh tế trong quá trình phát triển. Trong điều kiện hội nhập, một số ngành quan trọng và non trẻ cần có sự bảo vệ và tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đó là những ngành có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia, hoặc có tiềm năng phát triển, đem lại lợi ích cho quốc gia và khai thác tốt lợi thế so sánh của quốc gia.

Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo hộ mậu dịch còn làm tăng nguồn thu Ngân sách quốc gia, thực hiện quá trình phân phối lại giữa cá nhóm người trong xã hội, và góp phần thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nước thông qua bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.

Cơ sở:

Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất phát từ điều kiện sản xuất, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển của quốc gia. Chính phủ áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước.

Cơ sở khác của xu hướng này là nguyên nhân về mặt lịch sử trong quan hệ phát triển, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Một số chính phủ vẫn duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhất định đối với từng đối tác cụ thể.

Những lý do đưa ra để ủng hộ cho qtr thực hiện xu hướng BHMD ở các qgia

  Tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nước và tệ nạn xã hội.

   Nhằm ptr các ngành Công nghiệp non trẻ trong nước

      Nội dung:

      Chính phủ tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công cụ và biện pháp phù hợp với xu thế biến động của môi trường quốc tế cũng như mục tiêu phát triển kinh tế trong nước để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ cho các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng NK từ nước ngoài.

Biện pháp:

Chính phủ các qgia đưa vào áp dụng các bp hạn chế Nk vừa đảm bảo lợi ích cho nền sx trong nước, đồng thời đảm bảo lợi ích cho các qgia bạn hàng dựa trên nguyên tắc có đi có lại, cũng như chế độ quan hệ TM bình thường

Chính phủ các qgia cần xd mục tiêu và lựa chọn các ngành sx bảo hộ nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn lực của đất nước

Các DN cần chủ động hơn và cần có chiến lược chính sách KD dài hạn, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, cần nâng cao giá trị thương hiệu, các doanh nghiệp phải liên kết với nhau và tính cộng tác cao

*) Mối quan hệ giữa 2 xu hướng chủ đạo

                   Giữa xu hướng tự do hoá thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch có mối quan hệ chặt chẽ. Về mặt nguyên tắc, hai xu hướng này đối nghịch nhau vì chúng gây nên tác động ngược chiều nhau đối với hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chúng không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất, song song tồn tại và được sử dụng kết hợp với nhau. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và các điều kiện, đặc điểm cụ thể mà các quốc gia kết hợp hai xu hướng trên với những mức độ khác nhau ở từng lĩnh vực trong hoạt động thương mại quốc tế, trong đó xu hướng BHMD thường đc điều chỉnh giảm dần, đồng thời TDH TM ngày càng gia tăng, các công cụ biện pháp BHMD được chuyển từ bp truyền thống như thuế quan, hạn ngạch… sang các bp hiện đại như tiêu chuẩn kỹ thuật, cs chống bán phá giá, cs đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền… Hai xu hướng này là hai mặt nương tựa nhau và làm tiền đề cho nhau.

5 xu hướng trong vận động của nền kinh tế thế giới:

o            Xu hướng phát triển mạnh mẽ của  khoa học – công nghệ: Tác động đến việc hoạch định cs và qtr ptr của 1 qgia như  đưa tới sự tăng trưởng đột biến và sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của quốc gia, thay đổi cơ bản quan niệm về nguồn lực trong đó con người giữ vai trò quan trọng nhất, đưa XH loài người bước sang nền văn minh mới

o            Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới trên hai cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá đưa tới yêu cầu khách quan của việc hình thành các liên kết kinh tế và các tổ chức kinh tế có tính chất khu vực và tính chất toàn cầu. Các qgia cần phải chủ động mở cửa và tham gia vào quá trình hội nhập.

o            Xu hướng các qgia chuyển từ đối đầu sang đối thoại: nhằm giải quyết các mâu thuẫn thông qua đàm phán, thoả thuận, tạo môi trường thuận lợi cho qtr ptr.

o            Xu hương phát triển mạnh mẽ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: với việc xuất hienj các nền kinh tế năng động, ptr nhanh về trình độ KHCN, nguồn nhân lực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có nhiều cơ hội và thách thức lớn,

o            Xu hướng chuyển sang kinh tế thị trường mở cửa: trên quy mô toàn cầu với sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, do đó cần phải đổi mới, điều chỉnh cs, luật pháp cho phù hợp.

o            Xu hướng phát triển mạnh mẽ các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia làm thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất cũng như phương thức quản lý có ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: