VB BT4B
- Hai dòng thơ đầu: nhà thơ khái quát cảm xúc và nội dung nỗi nhớ người ra đi :
“Ta về mình có nhớ ta?”
Câu hỏi tu từ vang lên day dứt, băn khoăn góp phần bộc lộ nỗi nhớ da diết của người đi dành cho người ở lại . Nỗi nhớ ấy đậm đà, là nỗi nhớ “hoa cùng người” Việt Bắc. Chữ “cùng” giúp ta cảm nhận ấn tượng sâu sắc của nỗi nhớ người ra đi “hoa” và “người” Việt Bắc hiện lên đan xen hoà quyện, đó là vẻ đẹp đồng chiếu, đồng hiện để tôn vinh, soi chiếu vẻ đẹp của nhau. “Hoa” là biểu tượng đẹp nhất của thiên nhiên, “người” là biểu tượng đẹp nhất của cuộc đời_thiên nhiên và co người Việt Bắc hiện lên với những nét đặc trưng riêng.
Tám dòng thơ tiếp cụ thể hoá vẻ đẹp của hoa và người Việt Bắc qua bức tranh tứ bình_bức tranh bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trong đó tất cả những dòng lục ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, còn dòng bát là vẻ đẹp của con người:
+ Bức tranh mùa đông:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng náh dao gài thắt lưng.”
Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp của rừng già mùa đông được vẻ bởi hai nét: một nét phác hoạ nền của bức tranh_màu xanh, gợi cảm giác trầm lắng, tĩnh lặng và sự bạt ngàn hoang vu của rừng mùa đông. Trên nền ấy một nét vẻ đặc tả bông hoa chuối đỏ tươi_một loài hoa hoang dã, giản dị, mộc mạc nhưng đem đến cho bức trảnhừng Việt Bắc sự ấm áp gợi cảm nghĩ về một sức sống âm thầm mà khoẻ khoắn.
Hình ảnh gợi liên tưởng đến vẻ đẹp của con người Việt Bắc giản dị, mộc mạc mà thầm lặng một sức sống. Xuất hiện trong bức tranh mùa đông là hình ảnh con người đi rừng với dáng đứng trên đèo cao và “dao gài thắt lưng” trong ánh nắng lấp loá gợi một vẻ đẹp khoẻ khoắn mà duyên dáng, hình ảnh của một con người tự tin làm chủ núi rừng.
Người ra đi hẳn phải yêu thương, gắn bó với thiên nhiên và con người ở nơi đây bằng một tình cảm mãnh liệt mới có thể khắc ghi những hình ảnh giản di, sống động đến như thế: mùa đông không hề lạnh lẽo mà ấm áp, con người không hề lẻ loi mà khoẻ khoắn hoà hợp với núi rừng.
+ Bức tranh mùa xuân:
“ Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
Mùa xanh của rừng già mùa đông đã chuyển thành màu trắng của hoa mơ mùa xuân. Vẻ đẹp cuả hoa mơ_loài hoa đặc trưng đã trở thành biểu tượng của Việt Bắc gợi một vẻ đẹp mơ màng, dịu dàng, thanh khiết. Thiên nhiên Việt Bắc thật trữ tình, chữ “trắng rừng” đã diễn tả sự chuyển biến diệu kì của thiên Việt Bắc , gợi một bức tranh huyền hoặc, mơ màng, thi vị.
Dường như ở đây không chỉ là câu thơ tả thực mà còn gợi suy ngẫm đến con người Việt Bắc với tâm hồn thanh khiết, trong sáng. Trên nền của bức tranh thiên nhiên huyền hoặc, diệu kì ấy là hình ảnh con người lao động_đan nón. Vẻ đẹp ủa con người lao động được thể hiện qua cụm từ “chuốt từng sợi giang”. Đó là ngợi ca bàn tay tài hoa sáng tạo của người dân “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” Việt Bắc cần cù, bền bĩ, họ đã lặng lẽ làm đẹp cho cuộc đời, góp phần cống hiến cho cách mạng, cho kháng chiến. Hình ảnh thơ kết hợp với nhịp thơ chậm rãi không gợi suy ngẫm về công việc đơn điệu, buồn tẻ mà gợi suy nghĩ những người dân Việt Bắc lặng lẽ dành hết tâm huyết của mình cho công việc của mình. Câu thơ chính là tiếng reo vui khi cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc .
+ Bức tranh mùa hạ:
Nếu bức tranh mùa đông, mùa xuân xuất hiện trong hình ảnh thì bức tranh mùa hạ có cả âm thanh:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong âm thanh náo nức cảu tiếng ve, sắc màu rực rỡ của hoa phách. Động từ “đổ” được sử dụng thật tài hoa để diễn tả sự chuyển biến mau lẹ, kì diệu của thiên nhiên.
Trên nền của bức tranh thiên nhiên xuất hiện hình ảnh “cô gái hái măng” mặc dù xuất hiện “một mình” giữa núi rừng hoang vu, hùng vĩ nhưng không gợi cảm giác lẻ loi và đơn côi bởi con người lao động trong âm thanh của tiếng ve hoà trong sắc màu rực rỡ của hoa phách. Vì thế con người lao động hiện lên trong dáng vẻ khoẻ khoắn trẻ trung.
Câu thơ không chỉ chứa đựng vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Việt Bắc trong mùa hạ mà còn thể hiện một niềm tri ân sâu sắc, chân thành của người ra đi đối với công lao âm thầm, lặng lẽ mà vô cùng quý giá của những người dân Việt Bắc góp phần công sức cho cách mạng .
+ Bức tranh mùa thu:
Nếu như trong bức tranh mùa xuân, hạ, đông thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp cây cỏ, hoa lá thì bức tranh mùa thu kết đọng trong ánh trăng:
“Rừng thu trăng rọi hào bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
Ánh trăng thường gợi vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng, trữ tình, vẻ đẹp trong trẻo thanh khiết và đem thu với sự xuất hiện của ánh trăng gợi cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng.
Ánh trăng trong bức tranh là “trăng rọi” khoẻ khoắn, tươi tắn rạng rỡ gieo vàp lòng người niềm vui, sự hứng khởi.
Đêm mùa thu lãng mạn, trữ tình dưới ánh trăng tạo không gian thích hợp cho cuộc trò chuyện, giao duyên, cho việc bộc lộ cảm xúc, giao hoà giữa thiên nhiên và con người, dễ khiến con người giao cảm, gắn bó với con người.
Xuất hiện trên nền của bức tranh của thiên nhiên Việt Bắc mùa thu lãng mạn, thơ mộng là con người với khúc ca ân tình:“Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”. Nếu như trong bức tranh đông, xuân, hạ con người hiện lên trong vẻ đẹp tình yêu lao động thì trong bức tranh mùa thu con người hiện lên bằng vẻ đẹp tâm hồn. Đó là tình yêu cuộc sống, con người, tinh thần lạc quan và tấm lòng sắc son , thuỷ chung. Đây là biểu hiện của tính dân tộc.
Đại từ nhân xưng “ai” là đại từ phiếm chỉ, đây là cách vận dụng, cách diễn đạt của dân gian. Từ đó giúp chúng ta nhận ra tình cảm của người đi dành cho người ở lại là tình cảm bâng khuâng, xao xuyến cả tâm hồn.
Chỉ bằng hai dòng thơ ta nhận ra tình cảm, ân tìn sắc son, thuỷ chung của người đi đối với người ở lại. Không gian đêm thu còn gợi ra cảnh chia tay khi người ở lại cất lên tiếng hát giao duyên đậm đà ân tình thì người ra đi khắc ghi ân tình ấy trong lòng: “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Trong cảm nhận của người ra đi con người Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp nhưng đẹp nhất là trong tấm lòng thuỷ chung, sắc son chứa đựng trong cảm xúc sâu nặng của người đi với kẻ ở.
Nhận xét:
Bức tranh thiên nhiên
Thiên nhiên Việt Bắc với bốn mùa hiện lên với những vẻ đẹp mang những nét đặc trưng riêng: mùa đông với bông chuối, mùa xuân hoa mơ, mùa hạ hoa phách... Nhưng tất cả đều hiện lên tươi thắm, rạng rỡ, tràn trề sức sống bởi những bức tranh ấy được vẻ bằng những nỗi nhớ da diết, tình yêu sâu sắc của người đi dành cho kẻ ở_thiên nhiên và con người Việt Bắc. Qua đó ta nhận ra tâm hồn nhạy cảm của Tố Hữu; tài năng miêu tả, sự bắn bó âu nặng, mạt thiết của Tố Hữu giành cho Việt Bắc.
Thiên nhiên được phác hoạ theo chiều vận động của thời gian: đông, xuân, hạ, thu nhưng đặc biệt hơn cả nó được miêu tả trong những khoảnh khắc đẹp nhất: một sớm mùa xuân trong trẻo, một trưa mùa hạ rực rỡ, một đêm mùa thu mát lành, thơ mộng, trữ tình...
Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên như một sinh thể có linh hồn biến chuyển theo thời gian. Đây là sự quan sát kĩ lưỡng và tình yêu say mê của Tố Hữu giành cho Việt Bắc .
Bức tranh tứ bình của Tố Hữu rất gần gũi với truyền thống nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. Bởi lẽ bức tranh bốn mùa: đông, xuân, hạ, thu có sự gặo gỡ, có dáng dấp của bức tranh tứ bình trong thi hoạ cổ phương đông, nhưng hình ảnh thiên nhiên trong tứ bình cổ được phác hoạ bằng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, cao sang, trang nhã: mai, lan, cúc, trúc, tùng... thì hình ảnh thiên nhiê trong tứ bình Việt Bắc hiện lên rất mộc mạc, gần gũi và sống động nhưng không kém phần ý nghĩa, đặc biệt bức tranh tứ bình trong thơ cổ không có sự xuất hiện của con người như trong tứ bình Việt Bắc .
Hình ảnh con người
Chính sự xuất hiện của con người trong bức tranh tứ bình Việt Bắc đã khiến bức tranh hài hoà, nồng ấm, sinh động và tràn ngập sức sống. Chính con người đã thắp sáng thêm vẻ đẹp của thiên nhiên. Đây là sự sáng tạo tài hoa của Tố Hữu .
Con người xuất hiện trong bốn mùa với những công việc khác nhau nhưng đều bộc lộ vẻ đẹp của con người Việt Bắc: mộc mạc, giản dị mà ẩn chưa một sức sống cần cù,sáng tạo, tài hoa làm đẹp cho đời; miệt mài bền bĩ, lặng thầm cống hiến và hi sinh. Đặc biệt là tấm lòng son sắc thuỷ chung gắn bó với cách mạng , tinh thần lạc quan tin tưởng ở ngày mai. Chính hoa và người Việt Bắc xuất hiện trong vẻ đẹp hài hoà, đồng hiện để tôn vinh vẻ đẹp của nhau_ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc .
Vẻ đẹp của bức tranh tứ bình
Bức tranh tứ bình của Việt Bắc có sự khác biệt trong thời gian: khởi đầu bằng mùa đông và kết thúc bằng mùa thu. Đó là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu: mười dòng thơ không chỉ tái hiện, khắc ghi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bốn mùa mà còn là bức tranh sống động tái hiện sự gắn bó sâu sắc của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong một chặng đường lịch sử và oai hùng cách mạng _mười lăm năm.
Tháng 12/1941 giữa rừng già Việt Bắc mùa đông đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập nhen nhóm ngọn lửa trong đêm trường nô lệ. Việt Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng, thiên nhiên và con người Việt Bắc đã gắn bó với cách mạng trong suốt thời gian kháng chiến để đi đến mùa thu độc lập tháng 8/945_mùa thu hoà bình và chiến thắng. Nhưng đất nước lại bước vào một chặng đường lịch sử mới, với những thử thách mới_thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm nước ta. Mùa đông 1946, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp chín năm đã kết thúc bằng chiến thắng chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, hiệp định Giơnevơ được kí kết, hoà bình lập lại. Giữa mùa thu tháng 10/1954 cuộc chia tay lịch sử của người dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng về xuôi diễn ra trong niềm thương nhớ, luyến tiếc. Từ đó ta nhận ra khuynh hướng trữ tình chính trị , khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn .
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top