Thuyết minh về thể thơ lục bát

Thơ lục bát là 1 thể thơ cách luật cổ điển thuần túy Việt Nam. Thơ lục bát ra đời từ thời xa xưa, đặc biệt được coi như 1 thể thơ dân gian truyền miệng từ trước khi nền văn học viết ra đời. Trong nền văn học của dân tộc, có rất nhiều những bài thơ, tác phẩm thơ xuất sắc được viết bằng thể thơ lục bát, ví dụ như tác phẩm nổi tiếng "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du với trên 300 cặp câu thơ lục bát.

Lục bát là 1 thể thơ đặc biệt. Mỗi cặp câu thơ lục bát là 1 tổ hợp gồm 2 câu thơ: 1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng. Nhưng số câu trong 1 bài thơ không hạn định, có thể kéo dài đến bất kì. Có thể dài như trong tác phẩm thơ nổi tiếng "Truyện Kiều" với hơn 300 cặp câu thơ hay chỉ ngắn gọn trong vài câu như ca dao dân ca:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
1 lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Chủ yếu thơ lục bát là vần bằng. Thường thường, cứ mỗi cặp 2 câu ta mới đổi vần. Tiếng cuối của câu 6 vần với tiếng 6 của câu 8, tiếng cuối câu 8 lại vần với tiếng cuối câu 6 tiếp theo. Và cứ thế, ta lặp đi lặp lại với cách gieo vần đó cho đến hết bài thơ... Như vậy, ở thơ lục bát vần chân có cả ở 2 câu 6 và câu 8, lại có cả vần lưng ở trong câu 8. Ví dụ như câu ca dao:

"Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt đắng cay muôn phần"

Về cách phối thanh, thơ lục bát chỉ bắt buộc các tiếng thứ 4 là vần trắc; các tiếng thứ 2, 6, 8 là vần bằng. Nhưng trong câu 8, 2 tiếng thứ 6 và thứ 8 phải khác dấu. Nếu ở tiếng thứ 6 phía trước là âm có dấu huyền thì tiếng thứ 8 phía sau phải không có dấu và ngược lại:

"1 cây làm chằng nên non
3 cây chụm lại nên hòn núi cao"

Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ của thể thơ lục bát biến thể. Ở những bài thơ lục bát biến thể, quy định trên có thể thay đổi chút ít. Trước hết số chữ có thể tăng lên theo dụng ý của người viết nên các vần lưng sẽ bị dịch chuyển đôi chút cho phù hợp. Đó là về vần, còn về phối thanh, tiếng thứ 2 cũng có thể là thanh trắc. Cho nên hệ thống bằng trắc trong thơ lục bát biến thể cũng thay đổi luôn.

Nhìn chung, thơ lục bát có nhịp thơ khá tự do, có thể là nhịp 2-2-2/4-4 hay 3-3/2-2-2-2. Nhưng dù cách ngắt nhịp như thế nào, nhờ âm điệu mà luật bằng trắc mang lại, nên thơ lục bát có tính chất thật du dương và dễ dàng biểu đạt tình cảm con người.

Thơ lục bát phản ánh và đúc kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt. Với cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, thơ lục bát đã rất dồi dào khả năng diễn đạt. Chính vì vậy, khả năng biểu cảm của thơ lục bát rất cao. Đây là thể thơ được xem là để bộc bạch những tình cảm nồng thắm, thấm đượm tình yêu như bài ca dao:

"Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào."

Bắt nguồn từ ca dao dân ca, được phát triển theo chiều dài của thời gian và đạt đến sự hoàn thiện với tác giả thiên tài Nguyễn Du, thể thơ lục bát vẫn ngày càng được tiếp tục phát huy giá trị tinh thần vốn có. Rất nhiều những tác phẩm thơ lục bát xuất sắc ra đời ngày 1 nhiều đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong nền thơ ca Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top