Văn tế :x

a.Phần lung khởi :Hoàn cảnh hy sinh của nghĩa quân: 

- Câu 1:

Súng giặc đất rền - lòng dân trời tỏ/ nt đối lập

câu thơ đã khái quát được bối cảnh và tình thế căng thẳng của thời đại: Một cuộc đụng độ giữa giặc xâm lược tàn bạo và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta.

sự hiện diện của các thế lực vật chất xâm lược bạo tàn

Ý chí , nghị lực của lòng dân quyết tâm đánh giặc, cứu nước

-Câu 2:

Mười năm vỡ ruộng / không ai biết đến .

Một trận đánh Tây / nhiều người biết

ý nghĩa sống-chết; nhục-vinh được thể hiện rõ qua các vế câu biền ngẫu .Từ đó khẳng định quan niệm sống cao cả của nghĩa quân : Chết vinh còn hơn sống nhục.

Tóm lại, hai câu văn đã tạo nên một cái “nền” hoành tráng để tác giả đi sâu khắc hoạ vẻ đẹp của bức chân dung người nghĩa binh Cần Giuộc.

b.Phần thích thực : Cuộc đời - cảnh chiến đấu hy sinh của nghĩa quân ( câu 3 đến câu 15 ):

Nguồn gốc của nghĩa quân: (câu 3- câu 5)

- Là những người suốt một đời “làm ăn” lam lũ, “cui cút” với bao lo toan nghèo khó.

-Họ chỉ quen công việc nhà nông. Thế giới mà họ biết chỉ là không gian làng xã.

-Họ chưa hề biết đến việc binh đao, trận mạc.

Bằng nghệ thuật liệt kê (kể ra một loạt những việc người nông dân quen làm và những việc họ chưa hề biết đến), đoạn văn đã giới thiệu một cách cụ thể về nguồn gốc của nghĩa sĩ : Họ xuất thân từ nông dân cần cù,nghèo khổ,xa lạ với chiến tranh, trận mạc. 

- Nhà thơ xúc động, cảm thông, chia sẻ với cuộc đời nhỏ bé và thân phận “con sâu cái kiến” của người nông dân nghĩa sĩ.

-Có thể nói, bao nhiêu tình cảm yêu thương của nhà thơ giành cho người nông dân đánh giặc đều được dồn nén và đọng lại ở hai chữ “ cui cút” trong đoạn thơ .

.Người nghĩa sĩ đánh Tây (câu 6-câu 9)

-Về tình cảm:

Thực dân Pháp chiếm Nam Bộ, người nông dân đã thể hiện tâm trạng và thái độ của mình như thế nào?

+ Họ chờ trông vào thái độ và hành động đánh giặc, cứu dân của triều đình .

+ Họ căm ghét kẻ thù xâm lược. 

+ Khi TĐpk bất lực, nỗi trông mong đã trở thành lòng căm thù, oán giận kẻ thù cao độ (Muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ). 

Trước sự bất lực của triều đình phong kiến,với lòng căm thù giặc sâu sắc của mình, người nông dân đã có nhận thức như thế nào về vai trò, trách nhiệm của mình với đất nước? 

- Về nhận thức : 

+ Họ nhận thức đúng đắn về sự thống nhất về lãnh thổ đất là “mối xa thư đồ sộ”, không thể bị kẻ thù chia cắt.

+Xác định trách nhiệm của bản thân với đất nước (há để ai chém rắn đuổi hươu).

+ Họ sung vào đội quân chiến đấu đánh giặc bằng một tinh thần tự nguyện (ra sức đoạn kình; dốc ra tay bộ hổ) 

Những đặc sắc về nghệ thuật biểu đạt của đoạn văn :

-Nghệ thuật so sánh dân giã (…như trời hạn trông mưa; …như nhà nông ghét cỏ…) gần gũi, dễ hiểu,gắn với công việc ruộng đồng của người nông dân.

- Cách dùng một loạt các động từ mạnh

(ăn gan, cắn cổ)  thể hiện lòng căm thù giặc cao độ của người nông dân.

- Dùng các điển tích, điển cố để khẳng định ý thức độc lập dân tộc và tinh thần trách nhiệm của người nông dân với Tổ quốc. 

Tóm lại, đoạn văn thể hiện sự chuyển biến về tình cảm, nhận thức và ý thức của những người nông dân hiền lành thành người nghĩa sĩ đánh Tây hết sức chân thực và biện chứng.

Người nghĩa sĩ công đồn ( câu 10->15)

- Trang bị của nghĩa quân khi vào trận:

+…manh áo vải…

+…ngọn tầm vông...

+… rơm con cúi...

+…lưỡi dao phay…

Đó là những vật dụng nghèo nàn, thô sơ trong cuộc sống lao động hàng ngày đã trở thành vũ khí để nghĩa quân đánh giặc.

Liệt kê + chi tiết chân thực có sức gợi tả cao 

-Tinh thần chiến đấu của nghĩa sĩ: 

…đạp rào lướt tới…

…xô cửa xông vào …

…đâm ngang…chém ngựơc

 Đoạn văn đặc tả khí thế chiến đấu mạnh mẽ, quyết liệt và hy sinh quên mình của nghĩa sĩ trong trận công đồn. 

Từ đó, nhà thơ đã tạc lên một bức tượng đài nghệ thuật về vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất, kiên cường của người nông dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng Pháp. 

- Hàng loạt động từ mạnh…

- nhịp điệu dồn dập, nhanh mạnh, dứt khoát.

- Sự tương phản giữa vũ khí, trang bị và tinh thần chiến đấu của người nông dân khi ra trận với súng to, đạn nhỏ của kẻ thù càng làm tăng thêm vẻ đẹp tráng ca của người nghĩa quân áo vải .

- Với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện và ngợi ca bản chất cao quý tiềm ẩn sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ, vất vả của người nông dân chính là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của họ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: