van pham 9
WISH
Trong bài này chúng ta sẽ học về cách sử dụng động từ WISH với nghĩa là : ước, mong ước.
Công thức như sau:
Mệnh đề đi sau wish phải giảm thì
Nguyên tắc giảm thì là chỉ việc lấy động từ gần chủ từ nhất lui về 1 cột (nếu là bất qui tắc) và thêm ed nếu là động từ bình thường.Nhưng nhớ là đối với to be thì dùng were cho tất cả các ngôi dù số ít hay số nhiều.
He is...=> he were
Nói lý thuyết thì mơ hồ nhưng trong thực tế các bạn chỉ cần nắm vững 2 kỹ năng làm bài ứng với 2 dạng đề thường cho của WISH
Dạng 1:
Chia động từ trong mệnh đề đi sau wish:
Dạng này có 2 hình thức là : chia động từ trong ngoặc hoặc trắc nghiệm. Tuy vậy cách thức làm vẫn giống nhau.
Cách làm như sau:
Giảm thì
Tức là tưởng tượng khi chưa có wish thì ta chia động từ trong câu đó như thế nào, rồi chỉ việc giảm thì xuống là xong.
Ví dụ:
I wish I (can) go out.
Bình thường là dùng can, giảm xuống 1 cột thành could
=> I wish I could go out.
Dạng 2:
Viết lại câu dùng wish:
Dạng này tùy theo mức khó dễ được chia làm 3 cấp độ
Cấp độ 1:
Đây là loại dễ nhất, khi làm chỉ việc viết ngược lại câu đề và giảm thì là xong
Ví dụ:
I don’t have a dog. ( tôi không có 1 con chó )
I wish…..
Ước ngược lại:
I wish I had a dog.(tôi ước gì tôi có 1 con chó
I can’t swim.(tôi không biết bơi)
I wish…..
Viết ngược lại :
I wish I could swim. (tôi ước gì tôi biết bơi)
Cấp độ 2:
Cấp đô này khó hơn và thường bao gồm mệnh đề.
Cách làm:
Chọn 1 mệnh đề chủ yếu làm giống như trên cấp độ 1 còn mệnh đề còn lại biến thành to inf.
Ví dụ:
I can’t have my bike repaired because I don’t have enough money. ( tôi không thể sửa xe vì không đủ tiền)
I wish…..
I wish I had enough money to have my bike repaired. ( tôi ước có đủ tiền để sửa xe)
Cấp độ 2:
Đây là cấp độ khó nhất đòi hỏi phải hiểu nguyên lý sâu xa của cấu trúc này :
- Chỉ sự mong muốn của người nói, bạn cứ đọc lên và thấy người nói muốn gì (hoặc không muốn gì ) thì ta chọn chính động từ thể hiện ý muốn đó làm động từ chính :
Ví dụ:
It is nice to get good marks ( nó thì tuyệt khi được điểm cao ) vậy là ta thấy người nói muốn có điểm cao(get.....) nên ta chọn động từ này làm động từ chính, còn các yếu tố khác bỏ hết.
-> I wish I got good marks
It is boring to sit here (ngồi đây chán quá -> người nói không muốn ngồi đây (sit)
-> I wish I didn't sit here (tôi không muốn ngồi đây)
-Đối với câu mệnh lệnh thì bạn phải dùng chủ từ "you"
Ví dụ:
go out! (đi ra !) -> tôi muốn bạn đi ra
-> I wish you went out
I like to pass the exam ( tôi muốn thi đậu)
Câu này nếu bạn nào máy móc theo kiểu cấp độ 1 thì sẽ sai ngay
I wish I didn’t pass the exam (sai) vì ước muốn của ngưoi đó là thi đậu chứ đâu phải thi rớt !
=> I wish I passed the exam (đúng)
Tóm lại tùy theo dạng đề cho mà ta có cách làm thích hợp.
CÂU BỊ ĐỘNG
Đúng ra trong bài này chúng ta chỉ học các dạng bị động đơn giản thôi, tuy nhiên nhắm mục đích tạo điều kiện cho một số bạn muốn học nâng cao và - quan trọng nhất - là nhắm tạo ra cho các em một phương pháp học mới trong cách học về câu bị động. Cùng xem xét cách học này nhé :
Khi chúng ta học về passive voice, theo “bài bản” chúng ta sẽ được các thầy cô cho học một công thức khác nhau cho mỗi thì.
Ví dụ như thì hiện tại đơn thì chúng ta có công thức :
S + is /am /are + P.P
Qúa khứ đơn thì có :
S + was / were + P.P
Cứ thế chúng phải căng óc ra mà nhớ hàng loạt các công thức ( ít ra cũng 13 công thức). Như vậy chúng ta rất dễ quên và hậu quả là mỗi khi làm bài gặp passive voice là lại lúng túng.
Vậy có công thức nào chung cho tất cả các thì không nhỉ ? Câu trả lời làCÓ!
Qua quá trình nghiên cứu tôi thấy tất cả các công thức trên đều có một điểm chung, từ đó tôi tóm gọn lại cho ra một công thức duy nhất !Nếu nắm vững công thức các em có thể làm được tất cả các loại passive thông thừong , công thức lại đơn giản. Vậy công thức đó như thế nào mà “ghê gớm “ thế? Mời các em cùng tham khảo nhé. ( xem hình vẽ )
Công thức này gồm 3 bước như sau: để cho dễ làm các em nên làm ngược như sau:
Trước hết các em phải tiến hành chọn động từ passive, lưu ý không được chọn HAVE và GO nhé. Sau đó các em chỉ việc tiến hành 3 bước chính sau đây:
1) Đổi động từ chính thành P.P.
2) Thêm (BE) vào trước P.P, chia (BE) giống như động từ câu chủ động.
3) Giữa chủ từ và động từ có gì thì đem xuống hết.
Như vậy là xong, chỉ cần nhớ 3 bước này các em có thể làm được hết các dạng bị động thông thường, còn về phần tìm chủ từ thì các em đã biết, tôi không nói ra ở đây.
ví dụ minh họa :
Marry will have been doing it.
1) Đổi V => P.P : doing => done
2) Thêm (be) và chia giống V ở câu trên : (BE) =>BEING (vì động từ thêmING nên be cũng thêm ING)
3) Giữa Marry và doing có 3 chữ ta đem xuống hết (will have been).
Cuối cùng ta có:
It will have been being done by Marry.
Các em cứ theo các bước mà làm không cần biết nó là thì gì (ở đây là thì tương lai hoàn thành tiếp diễn). Dễ chưa !
THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
Công thức :
S + HAVE / HAS + P.P.
Chủ từ số nhiều / I / you thì dùng have, chủ từ số ít thì dùng has
Khi đổi sang câu hỏi thì have/has có thể đem ra ngoài mà không cần mượn trợ động từ
They have gone
=> Have they gone ?
Tương tự câu phủ định cũng không phải mượn trợ động từ:
They haven't gone
CÁCH DÙNG:
Diễn tả 3 trường hợp sau:
1/ Sự việc vừa mới xảy ra, trong câu thường có chữ just (vừa mới)
Ví dụ: I have just met him.
2/ Sự việc đã hoàn tất trong quá khứ không có thời gian xác định. Trong câu thường có các dấu hiệu sau: recently, of late, lately, already…
Ví dụ: I have met him recently.
3/ Sự việc xảy ra trong quá khứ còn kéo dài đến hiện tại. trong câu thường có dấu hiệu: so far, up to now, until now, since, for…
- Cần lưu ý cách dùng since, for như sau:
Since + thời điểm hoặc mệnh đề.(mệnh đề dùng quá khứ đơn)
Ví dụ: I have learnt English since 2005. (tôi đã học tiếng Anh từ năm 2005)
I have worked here since I left school.
For + khoảng thời gian.
Ví dụ: I have learnt English for two months. (tôi đã học tiếng Anh (được) 2 tháng)
Một số cụm từ khó đi với since, for :
For a long time
For ages
Since ...o'clock
Since then
CÂU HỎI ĐUÔI
Công thức :
S + V + O , [ ] + ĐẠI TỪ ?
Trong đó :
Đại từ : Lấy chủ từ câu đầu đổi thành đại từ
Đàn ông ---> he
Đàn bà ----> she
Vật (số ít ) --- -> it
There --- -> there
This --- -> it
That --- -> it
These --- -> they
Those --- -> they
Số nhiều ----> they
Các đại từ như : they,he she ... thì giữ nguyên
[ ] : nhìn ở câu đầu nếu có động từ đặc biệt thì chuyển thành [ ] nếu không có thì mựon trợ động từdo.does ,did
- Nếu câu đầu có NOT ,hoặc các yếu tố phủ định như : never ,rarely ,no ,hardly ...., thì [ ] không có NOT,nếu câu đầu không có NOT thì [ ] có NOT
NHỮNG DẠNG ĐẶC BIỆT :
I am --------> Aren't I ?
Let's ....--------> Shall we ?
No body ,Every one ...-----------------> [ ] they ?
-Câu mệnh lệnh ( không có chủ từ ) -------> Will you ?
VÍ DỤ :
Lan can go , can't she ? ( động từ đặt biệt đem can ra sau)
Tom likes it ,doesn't he ? (không có động từ đặt biệt nên mượn trợ động từ does )
the dogs won't run ,will they ? ( câu đầu có not nên câu sau không có not )
Go out with me ,will you ? ( câu mệnh lệnh )
Don't take it ,will you ? ( mệnh lệnh ,dù có not hay không cũng dùng will you )
I am a student , aren't I ?
TÍNH TỪ VÀ TRẠNG TỪ
CẤU TẠO:
Thông thường ta cứ lấy tính từ thêm LY vào thì nó thành trạng từ .
Slow ( tính từ ) => slowly ( trạng từ )
Tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì dễ quá phải không các bạn ? khổ nỗi là có một số chữ ngoại lệ ,tức là khi đổi sang trạng từ nó không thêm LY như bình thường ,mà có khi lại giữ nguyên hay nhiều chữ lại biến thành chữ khác lạ hoắc luôn .Vậy làm sao phân biệt được ? các bạn đừng lo wellfrog sẽ " lôi cổ "những chữ "kỳ cục " này ra cho các bạn nhận diện để mai mốt làm bài có gặp nó thì biết cách mà dùng nhé :
+ Các chữ giữ nguyên hình thức khi chuyển sang trạng từ :
Hard ( tính từ ) => Hard ( trạng từ ) => thêm LY cũng được nhưng nó sẽ có nghĩa khác ( gần như không )
Late ( tính từ ) => Late ( trạng từ )=> thêm LY cũng được nhưng nó sẽ có nghĩa khác ( gần đây )
Fast ( tính từ ) => Fast ( trạng từ )
..còn nữa nhưng lớp 9 thì các bạn chỉ cần nhớ bấy nhiêu là đủ
+ Những tính từ biến đổi ra chữ khác khi đổi sang trạng từ :
Good ( tính từ ) => well (trạng từ )
PHRASAL VERB
Unit này chúng ta sẽ cùng học về những động từ đi kèm giớ từ mà người ta gọi là phrasal verb .
Turn off : tắt ( đèn, nứơc, máy móc )
Turn on : mở ,bật ( đèn, nứơc, máy móc )
Turn up : xuất hiện
Go on : tiếp tục
Look after : trông nom ,chăm sóc
Look for : tìm kiếm
Take off : cởi ra ( quần áo ,giày dép ,nón ... ); cất cách ( máy bay )
Fill in : điền vào
Try on : thử ( quần áo ,giày dép ... )
Give up : từ bỏ
Keep up with : theo kịp
If you don't study hard ,you won't keep up with your classmates : nếu bạn không học tập chăm chỉ ,bạn sẽ không theo kịp các bạn trong lớp
Run out of : cạn kiệt ,hết
See off : tiển đưa
She saw me off at the airport : cô ấy tiển đưa tôi tại sân bay
Break down : hư ( xe )
Look up : tra ( tự điển )
Get off : bước xuống ( xe )
Go off : hư ,thiu ( đồ ăn ) ; reng ( chuông )
Come off : bung ra ( giày dép ,đồ đạc )
Cut off : cắt
Bring on : dẫn đến
Drop out : xã rác ; bỏ học
Drop in : ghé thăm
Get over : khỏi bệnh
Look over : xem xét
Look into : nghiên cứu
Shut off : tắt
Show off : nỗi bật
Take after : giống ( ai )
She takes after her mother : cô ấy giống mẹ
Take in : thăm
Tear up : xé rách
Throw up : ói ,nôn
Think of : tìm ra
Put back : để lại chổ củ
Call off : hoãn lại
Get through with : làm xong
công thức 1 :
S + SUGGEST + V+ING
Công thức 2 :
S1 + SUGGEST +( that ) S2 + (SHOULD) + BARE INF.
Khi người đề nghị cùng làm hành động đó thì dùng mẫu 1 ,khi không cùng làm thì dùng mẫu 2
ví dụ :
đề bài :
1) You and your brother are hungry .( go out /lunch )
I suggest ..............
=> I suggest going out for lunch ( cả hai cùng đi ăn )
2) Tom has a headache .( go /doctor)
I suggest.........
=> I suggest ( that ) he (should) go to see the doctor . ( chỉ mình anh ta đi bác sĩ tôi không đi )
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top