Sông Đà đề 4: Trữ tình, nhận xét phong cách nghệ thuật
MB, KQC
Bên cạnh tính cách hung bạo, sông Đà còn được nhà văn khám phá, khai thác ở vẻ đẹp trữ tình: "Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tớ. Hình như từ đời Li đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lăng tờ đến thế mà thôi.
Mở đầu đoạn trích là một câu văn êm ru với sự xuất hiện của toàn thanh bằng "thuyền tôi trôi trên sông Đà" đem đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, êm ái mở ra 1 không gian nghệ thuật, dẫn người đọc lạc vào cõi mơ êm đềm, yên ả, một cõi hoang sơ như chưa có dấu vết của con người, thế giới của miền cổ tích thuở xưa.
Không còn vẻ hung bạo như ở quãng thượng nguồn, cảnh vật thiên nhiên sông Đà ở đây thật vắng lặng, hoang sơ.
Có lẽ nét trữ tình, thi vị nhất của sông Đà chính là ở sắc thái "lặng tờ hoang dại của nó".
Tính từ lặp lại tới hai lần cùng câu văn mang ý nghĩa khẳng định: "Hình như từ đời Lý đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng chỉ lặng tờ đến thế mà thôi"
Hai chữ "lặng tờ" gợi lên không gian không một bóng người, khiến cho sự êm đềm, tĩnh lặng của dòng sông dày thêm, không chỉ vì cái yên ả trong không gian mà còn như vì cái thăm thẳm xa xăm của thời gian.
Ngồi trên khoang đỏ qua quãng ấy, Nguyễn Tuân có cảm giác như đang ngược về quá
khứ xa xưa, trở về thời Lý, thời Trần, thời Lê.
Tính chất ước lệ đã đưa đến cảm giác cuộc sống như ngừng lại nơi đây, để bờ bãi sông Đà cũng ngưng lại trong không gian nguyên sơ, thuần khiết, an lành.
Một không gian nằm ngoài sự trôi chảy vận động, trôi chảy của cuộc sống văn minh.
Nguyễn Tuân thể hiện niềm yêu thương với con sông quê hương, đồng thời gợi lên vẻ đẹp trữ tỉnh của Đà giang.
Xuôi theo dòng nước, nhà văn tiếp tục dẫn người đọc đến với bức tranh yên bình, thơ mộng:
" Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Có gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp có gianh đẫm sương đêm".
Sự yên ả, êm đềm đến mức mơ hồ của sông Đà khúc hạ nguồn tiếp tục được nhà văn tô đậm trong bức tranh thiên nhiên bao phủ trong màu xanh non mỡ màng: những lá ngô non đầu mùa, những búp cỏ gianh đẫm sương đêm và "tiếng cá dầm xanh quẫy nước"
Thiên nhiên mùa xuân thật sống động, căng tràn sức sống.
Tất cả đang ở độ sinh sôi, nảy nở, phát triển.
Xuất hiện giữa không gian yên bình là những chú hươu hiền lành đang "cúi đầu ngốn búp có gianh đẫm sương đêm" đầy chậm rãi, từ tốn.
Những câu văn giàu hình ảnh, thấm đẫm chất thơ với nhịp chậm, từng bước, từng bước dẫn dụ người đọc đắm mình trong thế giới bình yên thơ mộng.
Đứng trước không gian bờ sông, Nguyễn Tuân có những cảm nhận thật lạ: "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. "
Câu văn xuất hiện liên tiếp hai hình ảnh so sánh: bờ sông- hoang dại như "một bờ tiền sử", hồn nhiên như "một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa".
Cách so sánh của Nguyễn Tuân đã không hề làm rõ, hiện hữu lên hình ảnh của bờ sông, cũng không làm cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng mà chỉ càng đẩy dòng sông trôi xa thêm vào miền mộng ảo, phiêu diêu của cõi hồng hoang xa xôi.
Gợi lên vẻ đẹp nguyên sơ của cảnh vật, vừa gợi lên tính cách hồn nhiên của tuổi thơ. Nơi đây đẹp như một thiên đường, có sức hấp dẫn kỳ lạ với du khách.
Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng, vắng bóng người, cho nên Nguyễn Tuân "Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ Yên Bải - Lai Châu."
Thủ pháp lấy động tả tĩnh được nhà văn sử dụng để tô đậm không gian.
Đây không chỉ thể hiện ước mơ khao khát hiện đại hóa miền Tây Bắc mà còn là cách để âm thanh của cuộc sống hiện tại giúp tác giả nhận ra rằng mình vẫn đang ở thế giới thực, vẫn là con người của nền văn minh hiện đại.
Đang mơ mộng bên cảnh sông Đà, Nguyễn Tuân có mối giao cảm đặc biệt với con vật lành: "Hươu vênh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: "Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?".
Chi tiết này làm tăng thêm ảo giác như nhà văn đã bước vào một cõi trong trẻo, an lành thuần hậu nguyên thủy.
Dường như tác giả hiểu được điều muốn nói của chú hươu ngộ nghĩnh: Câu hỏi của nó như sợi dây kết nối tình cảm với nhà văn.
Nguyễn Tuân không chỉ cảm nhận thế giới bằng thị giác mà còn bằng cả tình yêu dành cho thiên nhiên, loài vật.
Nhà văn đang say sưa đắm mình vào không gian tĩnh lặng của hai bên bờ sông, bỗng giật mình bởi âm thanh của " Đàn cá dầm xanh quẩy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cả đập nước sông đuổi mắt đàn hươu vụt biển."
Nguyễn Tuân thật tài tình khi dùng cái động để tả cái tĩnh.
Trước mắt nhà văn là hình ảnh đàn cả dầm xanh quầy vọt lên mặt nước với cái bụng trắng "như bạc rơi thoi.", gợi ra sự giàu có, đa dạng, trù phú của thiên nhiên.
Âm thanh của tiếng cá đập nước đã làm cho những chủ hươu giật mình bỏ chạy.
Ngồi trên con thuyền xuôi nhẹ giữa dòng sông Đà, ngắm nhìn vẻ đẹp nơi đây, Nguyễn Tuân đã có những xúc cảm đồng điệu với thi sĩ Tản Đà: "Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình" của "một người tình nhân chưa quen biết".
Đó là tình yêu dành cho con sông quê hương: bao nhiêu cảnh đẹp là bấy nhiêu tình cảm mà tác giả gửi vào đó.
Với Nguyễn Tuân, sông Đà không chỉ là dòng sông thiên nhiên mà nó trở thành "một người tình nhân chưa quen biết".
Dù mới chỉ là lần đầu đặt chân đến nơi đây nhưng sông Đà đã trở nên thân quen, gần gũi, có mối giao cảm đặc biệt với nhà văn.
Bởi vậy, trong trang văn của người nghệ sĩ, sông Đà không phải là một dòng sông vô tri, vô giác mà nó hiện lên như một sinh thể mang trong mình nỗi niềm thương nhớ: "Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc.".
Không còn dữ dội như ở khúc thượng nguồn, đến quãng sông này, dòng nước trôi đi thật chậm.
Nếu trước cách mạng, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp toàn diện trong quá khứ gắn với lớp nhà Nho cuối mùa thì sau cách mạng, ông đã đi tìm và khám phá cái đẹp ở hiện tại của những con người lao động bình dị gắn với thiên nhiên.
Tác giả vận dụng vốn hiểu biết của nhiều ngành: lịch sử, địa lý, quân sự, văn hóa, điện ảnh để miêu tả toàn diện con sông Đà và vẻ đẹp của người lao động. Ông nhìn con sông không phải là dòng sông vô tri vô giác mà là con sông có linh hồn, diện mạo, cá tính như con người. Với việc phối hợp linh hoạt các nghệ thuật đặc sắc như so sánh, ẩn dụ và lối hành văn đầy biến hóa, NT đã xây dựng thành công hình tượng sông Đà trữ tình, nó như một công trình mĩ thuật kì vĩ, tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho con người.
Kết bài
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top