Đề 4 Đất Nước: tư tưởng mới mẻ về Đất Nước

Với NKĐ, nhân dân là người đã tạo nên giá trị văn minh cho dân tộc:

"Họ giữ truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên , tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập, be bờ cho người sau trồng cây hái trái"

Đại từ "họ" là đại từ số nhiều dược lặp đi lặp lại liên tiếp trong 5 dòng thơ chỉ nhân dân, những con người nhỏ bé, bình dị, đời thường, sống 1 cuộc đời giản dị, vô danh:

"Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất nước"

Trước hết. Nhân dân - những thế hệ đi trước đã giữ và truyền lại "hạt lúa" cho đời sau, nghĩa là họ đã truyền lại cho con cháu nền văn minh nông nghiệp lủa nước.

Trong hạt lúa nhỏ bé ấy có mồ hôi, nước mắt, công sức lao động của những người nông dân vất và dãi dầu mưa nắng, là cả sự hi sinh thầm lặng cho lao động.

Đất nước ta vốn đi lên từ một nước nông nghiệp, và nhân dân là người đã lai tạo ra cây lúa.

Họ cứ thế chăm sóc, vun trồng và phát triển cây lúa trở thành một trong những ngành chủ đạo trong việc phát triển Đất nước.

Và cứ như thế, họ giữ gìn. truyền lại cho thế hệ sau, làm cây lúa đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam, gợi lên hồn cốt của Đất nước.

Để rồi Đất nước ấy hiện lên là Đất nước của lao động sản xuất, của những con người cần cù, chịu khó, của những cánh đồng lúa bao la, rộng lớn:

"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh bay dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều"

Nhân dân đã giữ và truyền lại cho ta những nét đẹp văn hóa và lao động như vậy.

Hơn thế, họ còn là những người "chuyền lửa" cho mỗi nhà "từ hòn than qua con cúi".

Ngọn lửa ấy không chỉ tạo nên hơi ấm nồng đượm của mỗi căn nhà, của tình làng nghĩa xóm mà nó còn thổi bùng lên ngọn lửa của lòng yêu nước ở mỗi con người.

Tất cả đều làm nên một truyền thống quý báu của dân tộc ta - truyền thống hàng xóm tổi lửa tắt đèn có nhau đã có từ ngàn đời xưa.

Nhân dân còn truyền lại cho thế hệ mai sau - những đứa con thơ của họ "giọng điệu mình" khi đứa trẻ bất đầu tập nói những tiếng bi bô đầu đời.

Tiếng nói là tiếng nói tâm hồn, là di sản tinh thần vô giá tạo nên bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Đó là kết quả của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước khi một nghìn năm nhân dân ta sống dưới thời kì Bắc thuộc, Trung Quốc luôn tìm cách đồng hóa dân tộc ta nhưng nhân dân ta vẫn giữ được ngôn ngữ, tiếng nói của đất nước mình bởi ý thức, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Có thể nói "giọng điệu mình" là tiếng nói tinh thần, tâm hồn của ông cha ta từ ngàn đời truyền lại cho con cháu.

Nhân dân truyền giọng điệu cho con cháu cũng nghĩa là truyền lại di sản tinh thần quý giá của Đất nước và gửi gắm niềm tin vào thế hệ tương lai trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ vẫn hóa, tiếng Việt, bản sắc dân tộc.

Bởi "Tiếng ta còn, nước ta còn", ngôn ngữ đã tạo nên sự gắn kết của cả một dân tộc, Đất nước.

Cùng với sự trường tồn và phát triển của Đất nước, tiếng nói cũng là sự tồn tại vĩnh hằng.

Nhân dân ta còn biết trân trọng, giữ gìn quê hương của mình. Cho nên trong mỗi chuyến di dân đến vùng đất mới để mưu sinh, họ luôn mang theo "tên làng tên " của quê mình.

Câu thơ gợi ta nhớ lại những năm tháng gian khổ của cha ông ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Họ đã phải phát bờ, mở cõi. khai hoang để dựng xây. phát triển Đất Nước như ngày hôm nay.

Nhân dân mang theo tên xã, tên làng đến những vùng đất mới một phần để nguôi ngoai nỗi nhớ quê nhà, mặt khác để nhắc nhở thế hệ con cháu phải nhớ về cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Họ còn nhận về mình phần gian khổ "đắp đập đe bờ" cho đất đai đồng bằng vững chắc hơn để thế hệ con cháu mai sau được hưởng thụ thành quả lao động.

Như vậy, nhân dân có vai trò to lớn trong lưu giữ và truyền lại cho thế hệ con cháu những giá trị tinh thần lớn lao của thời đại, tổ tớn trong lưu giữ và truyền lại cho Thế hệ mai sau những giá trị tinh thần lớn lao của thời đại.

Khi Đất nước có chiến tranh. Nhân dân là những người xông pha nơi trận mạc để bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc:

" ngoại xâm thì chống ngoại xâm
nội thù thì vùng lên đánh bại"

Lịch sử dân tộc của đất nước Việt Nam là lịch sử đấu tranh đầy đau thương và anh dũng:

"Từ Triệu, Đinh, , Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"

Mỗi khi Đất nước có họa xâm lăng, Nhân dân ta vùng lên chiến đấu đánh giặc.

Những ví dụ tiêu biểu từ thời xa xưa xung phong ra trận đó là người anh hùng Thánh Gióng diệt giặc Ân, là bà Trưng, bà Triệu cưỡi voi dánh giặc. là Ngô Quyền dại phá quân Nam Hán, là người anh hùng
áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đập tan quân Thanh.

Những động từ mạnh: "chống, vùng lên, đánh bại" kết hợp với nghệ thuật điệp cấu trúc "...thì" khiến cho giọng diệu câu thơ trở nên mạnh mẽ, hàohùng, đanh thép như một lời tuyên thệ, thể hiện tinh thần tự nguyện của nhân dân, xung phong vào chiến trường, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.

Họ có thể hết mình vùng lên đánh bại quân phản quốc, diệt nội thù để Đất nước thống nhất hòa bình.

Từ "họ" được lặp lại nhiều lần đứng ở đầu câu thơ đã khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân trong lịch sử, qua đó ta có thể thấy nhân dân chính là những người anh hùng cứu quốc kiên cường, bất khuất.

Tất cả đã khép lại trong mạch cảm xúc trào dâng, tất cả đã mình chứng cho một chân lý mà NKĐ đã khám phá:

"Để Đất Nước này Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại"

Xuyên suốt đoạn thơ, đanh từ "Đất Nước" được viết hoa như 1 mỹ tự với biết bao tự hào, thành kính, thiêng liêng. Hai câu thơ đầu trong đoạn trích là một định nghĩa về Đất Nước giản dị mà sâu sắc.

Trong đoạn thơ này tác giả còn viết hoa danh từ "Nhân dân" để bày tỏ niềm yêu quý, trân trọng của ông khi nhắc tới những người con đất Việt.

Bởi Nhân dân là người đã chiến đấu, xây dựng, bảo vệ và phát triển Đất Nước ta bằng mồ hôi, xương máu của mình.

Không có Nhân dân sẽ không có phong tục tập quán, truyền thống, lối sống nghĩa tình, thủy chung, cao đẹp.

Chính những người dân ấy đã làm nên một Đất Nước thấm đẫm bản sắc dân tộc: Yêu nước, hiếu học, chung thủy, cần cù...

Hơn nữa Đất Nước của "ca dao thần thoại" nghĩa là Đất Nước gắn với những sự tích thần thoại, những bài ca dao dân ca, bởi chính Nhân dân dã phản ánh đời tư, tình cảm, tiếng nói tâm hồn qua những sáng tác lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Câu thơ "Đất Nước của ca dao thần thoại" đưa ta trở về với thế giới văn học dân gian.

Trong số nhiều thể loại của văn học dân gian. NKĐ đã tỉnh chọn 2 thể loại "ca dao" và "thần thoại".

Bởi lẽ ca dao và thần thoại là những tác phẩm do Nhân dân sáng tạo. lưu truyền và có khả năng phản chiếu tâm hồn, bản sắc dân tộc một cách đậm dà, sắc nét nhất.

Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân là một tư tưởng tiến bộ dã được đề cập trong thơ ca xưa như trong "Bình ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi có viết:

"Việc nhân nghĩa cốt yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Hoặc như Phan Bội Châu cũng từng khẳng định: "Nước dân, dân nước"

Hay Thanh Thảo cũng từng xúc động khi nói về Nhân dân:

" cứ thế nhân dân thường ít nói
Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời
cứ thế nhân dân cao vời vợi
Hơn cả những ngôi sao độc giữa trời"

Tuy nhiên phải đến chương V bản trường ca "Mặt đường khát vọng" của nhà thơ NKD thì tư tưởng Đất Nước của Nhân dân đã mang một diện mạo mới.

Cụm từ "Đất Nước của Nhân dân" nghĩa là để có được Đất Nước trường tồn, vĩnh cửa thì Nhân dân là những người đã đổ máu xương, công sức, của mình để làm nên hình hài Tổ quốc.

Vì thế, "Đất Nước" không phải của riêng ai mà là của chung, của "Nhân dân" và mãi mãi thuộc về "Nhân dân".

Điệp ngữ "Đất Nước của Nhân dân" được lập lại hai lần nhấn mạnh tư tưởng: "Nhân dân chủ thể làm nên Đất Nước".

Bằng thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau thể hiện linh hoạt những cung bậc cảm xúc của nhà thơ cùng với ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc, giàu sức gợi hình, gợi cảm, giọng thơ có sự kết hợp giữa chính trị và trữ tình sâu lắng dễ chạm vào trái tim con người, NKĐ đã thành công tạo ấn tượng sâu đậm về tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" vào lòng bạn đọc

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #học