Văn học là nhân học

Văn học là nhân học - M.Gorki

Mở bài:

Mối quan giữa văn họcnhân học không phải bỗng nhiên mà thành. Trong quá trình tạo dựng sự nối kết hai lĩnh vực cũng đã có không ít những bất đồng về quan điểm. Ngay trong khái niệm nhân học, theo nghĩa hẹp nhất, là khoa học về con người. Quan niệm ấy đã kéo theo một lịch sử lâu dài nhiều hoạt động và lĩnh vực liên quan. Ngay từ buổi sơ khai, văn học đã không thể tách rời khỏi nhân học. Nó hình thành nên bản chất cốt lõi của văn học ngày nay.

Thân bài:

* Văn học là gì?

Văn học là khoa học về cái đẹp (văn) trong cuộc sống, được biểu đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu hình tượng. Cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua bình diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, được sắp xếp theo một tổ chức nhất định để ngôn từ phát huy giá trị của nó. Đồng thời nó có tính chuẩn mực cao (hàm súc và cô đọng, đa nghĩa, biểu cảm).

Văn học biểu đạt nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ của con người trước cuộc sống. Những vấn đề nhân sinh cũng được đặt ra ở trong đó.

Nhân học là gì?

Nhân học là một lĩnh vực nhận thức khoa học, trong đó nghiên cứu các vấn đề nền tảng của tồn tại con người trong môi trường tự nhiên và nghệ thuật. Theo nghĩa chung nhất "Nhân học" là khoa học về con người.

"Văn học là nhân học"nghĩa là gì?

Thông qua các tác phẩm, văn học phản ánh toàn diện đời sống tinh thần, vật chất và các quy luật vận động của xã hội loài người. Theo câu nói của M.Gorki thì "nhân học" ở đây trọng tâm tập trung phản ánh tính xã hội của con người, tức lòng nhân ái của con người.

Như vậy, "Văn học là nhân học" có thể hiểu văn học đã phản ánh, đề cao tình yêu thương con người trong mỗi tác phẩm văn chương. Văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh và hướng đến phục vụ đời sống con người.

* Tại sao "Văn học" có thể là"nhân học"?

Lúc ban đầu, văn học chỉ là một hình thức nghệ thuật ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận và rung động của con người về hiệu thực cuộc sống. Trải qua thời gian, văn học trở thành phương tiện giúp con người phản ánh sâu sắc đời sống hiện thực, đời sống tinh thần và là công cụ dùng để đấu tranh cho lẽ phải, sự công bình. Thế nhưng, chức năng này không phải nhà văn nào cũng tôn trọng và vận dụng.

Câu nói của M.Gorki dường như đã được hun đúc lại từ chính cuộc đời cầm bút của ông - một nhà văn hiện thực vĩ đại. Từ những kinh nghiệm thực tiễn, M.Gorki tổng kết thành triết lí ngắn gọn mà chính xác đến kì lạ. Nhiệm vụ của văn học không có gì khác ngoài phản ánh chân thực đời sống con người. Góc độ phản ánh phải giàu tính nhân văn, hướng đến giải phóng con người ra khỏi mọi khổ đau hay ràng buộc nào đó.

Đó là phát hiện mới mà lại không mới, được tinh kết trong một câu nói ngắn gọn mà không ngắn gọn. Đối với những người chỉ coi văn chương là một thứ phù phiếm thì câu nói ấy gần như vô nghĩa lí. Triết lí ấy cũng không có gì đáng phải suy nghĩ. Nhưng ở đây, M.Gorki thực sự đã đặt ra một mệnh đề đòi hỏi chúng ta phải suy ngẫm.

Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc... trước hết văn học là một bộ môn nghệ thuật. Văn học tuân thủ các nguyên tắc của một bộ môn nghệ thuật ngôn ngữ với kết cấu phức tạp và chặt chẽ của nó. Nó mang đậm đặc trung của bộ môn nghệ thuật. Bởi thế, nó hướng đến chức năng giải trí, làm thỏa mãn nhu cầu cảm nghiệm của con người.

Nhưng đối với văn học đích thực, nó vượt lên trên điều đó khi tồn tại và phát triển. Đối tượng chủ đạo của văn học là con người và hiện thực cuộc sống. Hai đối tượng ấy được soi chiếu qua mọi góc độ trong sự tương quan phức tạp, đa chiều.

Nói văn học là nhân học là một nhận định hoàn toàn đúng đắn và giàu tính nhân văn. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người. Văn học nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.

Đọc những bài ca dao bình dị trong kho tàng văn học dân tộc ta hiểu rõ đời sống tâm tư, tình cảm của những người lao động nghèo khó mà nghĩa tình, khát khao cuộc sống yên bình, tươi đẹp. Những bài ca dao ngắn ngủi, mềm mại đâu chỉ là một hình thức nghệ thuật đơn thuần mà chứa trong nó là cả một thế giới được lưu giữ cẩn thận và bền lâu.

Qua hình ảnh chị Dậu trongTắt đèn của Ngô Tất Tố ta hiểu người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám luôn khao khát có một cuộc sống yên bình trong cuộc sống vốn đầy rẫy sự bất công. Đối với họ, nghèo khổ không thực sự đáng sợ. Cái đáng sợ hơn đó là tai họa có thể giáng xuống đầu họ bất cứ lúc nào mà họ thì hoàn toàn không có khả năng phòng bị hay phản kháng. Ta cũng hiểu ra ý nghĩa của cái nhan đề Tắt đèn, vừa tinh tế vừa đầy cảm thương của nhà văn đối với số phận con người.

Đọc truyện ngắn Cô bé bán diêm ta cũng thấy rõ niềm khát khao được sống hạnh phúc bên người thân yêu của cô bé bán diêm nghèo khổ. Cái lạnh của đêm noen không đáng sợ bằng sự lạnh lẽo trong lòng cô bé và tình đời, tình người trong cuộc đời này.

Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học. Nó thể hiện được sự khám phá và sáng tạo. Nó hình thành những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người. Với văn học, chất liệu đầu tiên để cấu thành tác phẩm là ngôn từ. Nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự sống còn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó chính là hình tượng nhân vật. Nhân vật văn học không ai khác chính là những con người trong cuộc sống. Trở thành đối tượng phản ánh của văn học, con người hiện ra sinh động, chân thực trong mỗi tác phẩm. Tất cả chứa đựng tínhnhân học của văn học.

Đọc tác phẩm ta nhận ra mình qua mỗi nhân vật ở từng ngóc ngách nội tâm, từng biểu hiện tình cảm, hiểu đúng hơn và nhiều hơn về cái thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn vốn bị cái bề ngoài bao phủ. Và chính cái"thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn" ấy thể hiện rõ nhất cái "nhân học" của văn chương.

Qua nhân vật Thúy Kiều cho ta thấy được sự vận động tinh thần của nàng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Lúc vui tười, hạnh phúc. Lúc lại khổ đau, tủi nhục đến vô hạn. Lúc bế tắc, tuyệt vọng cùng cực. Chính điều đó khiến ta biết cảm thông, chia sẻ và đồng cảm với thân phận và cuộc đời khổ nhục của nàng. Và từ đó càng căm ghét hơn cái xã hội bất nhân tàn bạo đã chà đạp lên nhân cách nhân phẩm con người; tước đoạt quyền sống, quyền làm người của những con người nhỏ bé trong xã hôi.

Chính văn học đã phát hiện và tôn vinh những phẩm chất quý báu ở con người vốn bị cuộc đời trần trụi che phủ. Sự thấu nhận từ thực tế đôi khi bị sai lệch nhưng trong tác phẩm, người đọc có thể bình tĩnh thấu suốt điều đó một cách rõ ràng.

Nhờ tác phẩm Chí Phèo mà ta biết rằng trong chính những kẻ xấu xí nhất trần gian, trái tim cũng biết rung động vì yêu. Qua nhân vật AQ ta mới biết rằng trong cuộc đời cũng có lắm kẻ có phép thắng lợi tinh thần một cách đáng thương. Văn học đã cho ta cái nhìn thấu suốt vào đời sống con người mà không một nghệ thuật nào làm được. Văn học tìm kiếm, phát hiện và ngợi ca những điểm sáng ở họ, vốn từ lâu đã bị cuộc đời che phủ.

Có thể trong cuộc đời Nguyễn Du đã không làm được điều đó, Nhưng với văn học, ông đã đi rất xa, vượt lên trên mọi sự thấp hèn, vươn đến hoài vọng, ước mơ. Ông mở ra cho người đọc một tầm nhìn bao quát và toàn diện về bức tranh xã hội đương thời và con đường đi tìm lẽ sống của nhân vật. Có những điều chỉ có văn học mới làm được.

Không còn nghi ngờ gì nữa, sản phẩm tạo ra trong quá trình tương tác đó chính là"nhân học" - tình yêu thương con người và cuộc sống. Kể cả kết quả sau cùng của nó cũng vì con người mà tồn tai.

Văn học còn là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả. Tác phẩm thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người.

"Văn học là nhân học" là một ẩn ý súc tích như bản chất của văn học. Văn học là khoa học về con người. Không phải là cái con người sinh học với đầy đủ chân, tay, mắt, mũi, tim, gan...mà đó là những con người với cuộc sống tinh thần phong phú và đa dạng của họ. Tư tưởng ấy không chỉ là lí thuyết suông mà nó biến thành hành động, trở thành động lực thúc đẩy hành động.

Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người. Đồng thời cũng là để học cách làm người. Phải chăng đó chính là điều Gorki muốn nói với chúng ta - những người đã phần nào đặt chân vào ngưỡng cửa văn học?

Kết bài:

Đến với văn chương là bước vào thế giới của tình người. Tác phẩm chính là điểm gặp gỡ đầu tiên giữa nhà văn và đọc giả thông qua thế giới nhân vật sinh đông, phong phú. Để văn học là nhân học thì cả nhà văn và người đọc đều phải "kết dính" trong tình yêu thương con người vô hạn và vĩnh hằng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top