văn nghi luận
Đề 1: Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì
không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò lí tưởng trong cuộc sống con người.
Bài làm
Trong cuộc sống, mỗi con người từ khi sinh ra đã là một hành trình tư tưởng. Cha mẹ khắc khoải một lí tưởng là con sinh ra được khoẻ mạnh, lớn khôn con là đứa trẻ ngoan ngoãn, giỏi gian, mai kia con trở thành môt người thành đạt. Rồi khi con đủ lớn, đủ ý thức để sống cho những lí tưởng riêng của mình. Con sẽ trở thành một học sinh xúât sắc, lớn hơn nửa con sẽ là một danh nhân lớn hay là một bác sĩ tài ba, con có cuộc sống riêng cùng một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống được nuôi dưỡng bằng những lí tưởng. Nói cách khác: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có Lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".( Lép Tôn -xtôi)
Mỗi chúng ta khi vô tình chạm đến hai chữ "lí tưởng" thì cảm thấy như gặp một cái gì xa
vời, không thực tại chút nào. Ta cứ nghĩ rằng lí tưởng là cái gì đó vĩ đại như lí tưởng cách mạng của Các Mác- Ăngghen, lí tưởng vô sàn của Lênin. Nhưng chúng ta lại không biết rằng lí tưởng lá thực tại, rất đời thường và gần gũi gắn bó bên cuốc sống mỗi chúng ta. Hoàn toàn có thể hiểu " lí tưởng là một ngọn đèn", nói dễ hiểu lí tưởng là niềm tin, lòng ao ước mong mõi của mỗi người đặt ra trong cuộc sống. Lí tưởng chính là cái mục tiêu phấn đấu. Lí tưởng trở thành một phần của cuộc sống, và ví thế cuộc sông sẽ vô vị biết bao nếu thiếu đi "lí tưởng".
Theo cách nói của Lép Tôn-xtôi thí lí tưởng là ngọn đèn chí đường, và vì là ngọn đèn chỉ
đường nên khi thiếu vắng nó con người ta sẽ dễ lầm lạc, đôi khi chậm trễ trên lô trình của cuộc sống: "Lí tường là ngọn đèn chị đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thí không có cuộc sống".
Hành trình đi đến lí tưởng, phấn đấu theo lí tưởng, cũng như một vận động viên điền kinh
đang ra sức chinh phục chặng dường đua của mình.anh chàng vận động viên chỉ biết rằng phía
trước, những bước cuối cùng của chăng đường đua là dãi băng gôn về đích. anh cố hết sức và lao về trước với một tinh thần sức mạnh thiêng liêng, như mỗi chúng ta đều hướng về lí tưởng của mình. Cuộc sống cũng là một chặng đua và nếu chặng đua ấy không có đích đến, không có hướng đi thì chúng ta sẽ đi đâu về đâu.
Nhưng Lép Tôn-xtôi bảo rằng: " lí tưởng là phương hướng kiên định", đó không có nghĩa
rằng lí tưởng là một khối vật khổng lồ, nặng chịt không bao giờ có thể chuyển dịch. Nếu hiểu
ngược kiểu ấy chả nhẻ lí tưởng của cuộc sống hiện đại lại là một ông già phong kiến cổ hữu, cùng những đạo luật khắc khe của chế độ xưa.Đó hoàn toàn không phải là lí tưởng. Đã là lí tưởng thiêng liêng của một cuộc sống tươi đẹp thì đòi hỏi ở cái khí chất cao đẹp.
Trong cuộc sống có vô vàng lí tưởng nhưng như thế nào mới là một lí tưởng chính đáng.Lí
tượng của một người kinh doanh là làm giàu, nhưng không phải là được làm giàu mọi cách. anh ta phải tuân theo khuôn khổ của pháp luật và trách nhiệm của lương tâm.Lí tưởng của một cậu học sinh là đỗ cao trong kì thi đại học. Thế rồi ngày anh đến phòng thi để thực hiện cái lí tượng đó của mình thì lương tâm, xã hội không bao giờ cho phép anh có quyền làm ngơ khi thấy một ngưòi chết đuối. một hành đông đi trái lại pháp luật, trái với đạo lí thì không còn là lí tưởng.
Mỗi bước đi của chúng ta bây giờ đều bước theo những bậc thang của lí tưởng, và luôn
luôn có lí tưởng sáng soi chỉ đường. Lúc ấy chung ta như những đứa trẻ vô tri được bàn tay người mẹ nâng niu dìu dắt từng bước đi. Và khi ấy nếu không có mẹ, không có lí tưởng con là đứa trẻ bơ vơ, lạc loài, rồi sẽ đi đâu về đâu.Anh muốn chinh phục nốc nhà thế giới, muốn đứng trên đỉnh Everrét dù chỉ là một giây, dùi phải trãi qua ngàn giờ hãi hùng, có lúc tưởng rằng hi sinh cả tính mạng, nhưng vẫn hết mình thực hiện cái lí tượng của bản thân. Nếu một con chị tồn tại như một bản năng, hoạt động như một cái máy, khởi đông thì chạy, hết nhiên liệu thì tắt. Ta tự hỏi thế có phải là cuốc sống? Để chứng minh rằng ta đang sống, đang tồn tại trước tiên ta phải có lí tưởng, và khi đã có lí tưởng ta sẽ có dũng khí làm những gí ta quyết.
Ngày 5.6.1911, chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành cùng bàn tay trắng xuống
tàu buôn ra nước ngoài mang trên mình hàng trang duy nhất là lí tưởng tìm đưỡng cứu nước. Giả dụ, nếu không có đủ sức mạnh của lí tưởng thì Bác đã không bao giớ có can đảm ra đi. Chính vì thế ta hãy sống, và thực sự sông khi đã có lí tưởng riêng của bàn thân. Xuân Diệu thì mài mê với lí tưởng:
" Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ngồi buồn le lói suốt trăm năm."
Cám ơn nhà thơ đã đem đến một quan niệm mới về lí tưởng của cuộc sống. Chắc
hẳn,chúng ta ai cũng biết Xuân Diệu là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời một cách tha thiết nhất. Chính vì thế nhà thơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí tưởng sống tràn đầy yêu thương. Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của riêng ông, được hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy " 1 phút huy hoàng" , đó là giây phút cháy bổng của một tâm hồn sống trong lí tưởng. Đông thời nhà thơ, nhà thơ cũng muốn gửi gắm lí tưởng sống ấy cho mọi người trong cuốc đời. Sống phải sống sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm để sống cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi theo tiếng gọi của "lí tưởng" như L.Tôn-xtôi đã khẳng định " không có lí tưởng thì không có phương hướng, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống"
Nhưng thử hỏi có mấy ai có đủ dũng cảm để sống hết mình, sống một cách trọn đấy cho lí
tưởng. Chắc hẳn, chúng ta - những người con của dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên và
cũng không bao giờ được quên người thiếu nữ đã chết cho "mùa hoa lê-ki-ma nở, ở quê ta vùng Đất Đỏ", và chết cho đời sau. Nữ anh hùng Võ Thi Sáu đã dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho tổ quốc yêu thương và cũng cho riêng lí tưởng sống của chị, khi mới trọn đầy cái tuổi 16.
Tôi không so sánh bạn, cũng như không dám so sánh mình với lí tưởng cháy bỗng yêu thương của tâm hồn thi sĩ Xuân Diệu, với lí tưởng cách mạng cao cả của nữ anh hùng, liệt sỉ Võ Thị Sáu. Qua đó, tôi chỉ có thể khẳng định rằng mỗi chúng ta đều có thể gắng hết sức vì lí tưởng sống của bán thân mình để thật sự có một phương hướng sống, phương hướng để tồn tại. Cũng như từ đầu vẫn nói, lí tưởng khônh hề xa vời,lí tưởng l2 đoạn đường, là lối đi gắn bó với chúng ta trong suốt cuộc đời.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn L.Tôn-xtôi đã đem đến cho chúng ta cái nhìn tổng quát
vế lí tưởng:"Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng là không có phương hướng kiên
định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống". Con đường hôm qua, hôm kia của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta đều đã lùi vào quá khgứ một cách mờ nhạt và tiếp tục nhạt nhoà. Nhưng con đường của hôm nay và của ngày mai còn tuỳ tôi, bạn, chúng ta đi như thế nào, chọn lựa "ngọn đèn lí tưởng " nào, đi theo phương hướng nào, để tiếp tục phát triển và đi lên cùng với sự thăng hoa của "ánh sáng lí tưởng".
Đề 2: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu : "Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi
bạn ?"
BÀI LÀM
Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là đối với tuổi trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và lý tưởng lại bộc lộ rõ nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích? Tiền đề tươi sáng?
Thế nào là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp?
"Sống đẹp" không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở... mà đó là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Ðịnh nghĩa về "Sống đẹp" sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể hiểu "Sống đẹp" là sống có ích, là sống có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sang. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng hoàn thành tốt công việc mình đang làm cũng là sống đẹp.
Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ "Sống đẹp" là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất qúy giá, nhưng tất cả đều được tình nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền độc lập dân tộc.
Họ "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của một con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Họ đã có niềm tin tuyệt đối vào độc lập tự do, có lý tưởng cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vô tư dâng hiến tuổi trẻ và cuộc đời cho đất nước. Niềm tin và lý tưởng ấy được bồi đắp và khích lệ mạnh mẽ bởi sự hy sinh lớn lao và nhân cách cao cả của bộ máy lãnh đạo mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy.
Ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình, chiến tranh đã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại đều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất nước. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng của bản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước và sẽ là những đoá hoa thơm có ích giữa cuộc đời như lời Bác đã khẳng định khi tham dự Đại hội Đoàn lần thứ III năm 1961 "Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai".
"Sống đẹp" là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình... Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo... tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Chúng ta thật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều những hình ảnh thanh niên tình nguyện đang lao động quên mình trên mọi miền đất nước. Đấy là những thanh niên có lý tưởng cao đẹp, có trái tim nồng nhiệt, xung kích vào những công việc mà tổ quốc và nhân dân gọi đến.
Tôi đã nhìn thấy trong ánh mắt và qua chuyện kể của các bạn tình nguyện, ngọn lửa truyền thống yêu nước nồng nàn và lòng nhân ái cao đẹp của thanh niên ta. Riêng hai chữ "tình nguyện" đã nói lên những đức tính quên mình vì nước, vì dân của các bạn và một phong cách mới "mình vì mọi người", không đòi "mọi người vì mình".
"Sống đẹp" phải chăng nó cũng giống như lý tưởng và ước mơ, bao giờ nó cũng đi đôi với nhau. Bởi chỉ sống đẹp, có ước mơ không thôi thì sẽ dễ sản sinh ra một lớp người chỉ thích hưởng thụ, dễ lầm lạc và dễ sa ngã. Còn sống chỉ có lý tưởng thì con người dễ bi quan, dễ chao đảo khi có cái gì đó không như họ muốn, họ nghĩ vậy thì chẳng khác nào sống có ích, có lý tưởng là cái gì đó thật cao qúi, tốt đẹp mà mình mơ ước và hướng tới, coi đó là mục đích phải thực hiện được, dẫu phải trải qua những khó khăn gian khổ. Có những lúc, chính cái "Sống đẹp" mà mình đang kiên trì hướng tới lại là cái tạo cho mình sức mạnh để vượt qua khó khăn.
"Sống đẹp" cũng là lý tưởng cao đẹp của một thời, lý tưởng càng đẹp càng cao thì sức mạnh càng nhân lên gấp bội. Thời kháng chiến gian khổ ác liệt, sống chết trong gang tấc thì cái lý tưởng giải phóng đất nước đánh đuổi kẻ thù luôn là động lực thúc đẩy để người chiến sỹ cách mạng vượt lên và chiến thắng. Trong hoà bình xây dựng đất nước, không phải là không có kẻ thù, không có những cản trở đê hèn luôn rình rập để lôi kéo con người tha hoá, biến chất. Chính cái lý tưởng sống nhân ái, mong muốn dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh lại là niềm cổ vũ, là sức mạnh để những con người tự khẳng định và trưởng thành.
Chúng ta có thể kể ra rất nhiều những nét tiêu biểu của lối sống đẹp - sống có ích. Nếu như trong chiến tranh, như đã nói ở trên, cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc; tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân đều được tình nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Họ "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của một con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như , thì ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình, khi chiến tranh đã lùi xa, mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại phần lớn đều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng sống, khát vọng sống và cống hiến cho Tổ quốc. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, chúng tơi luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng của bản thân.
Thực tế, trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương để chúng ta suy nghĩ và học tập nói theo. Với tôi, đó là tấm gương của em học sinh vượt nghèo khó để học và học rất giỏi Nguyễn Vũ Hoàng - Trường THPT Bố Trạch - Quảng Bình. Em có thể quá xa tôi về khoảng cách địa lý, tuy nhiên tôi luôn cảm thấy em rất gần và có nhiều điều để cho tôi học tập.
Sinh ra trong một gia đình nghèo trên mảnh đất nghèo, khô cằn bởi khí hậu và bom đạn, tưởng rằng như thế cũng đã là thử thách giành cho Hoàng, nhưng không, mẹ Hoàng lại còn bị bệnh hiểm nghèo, bố là thương binh, sức khoẻ yếu. Trong hoàn cảnh đó em đã biết vượt lên số phận để vừa lao động mưu sinh vừa học tập. Niềm khát khao được học tập của em đã làm cho bà ngoại của em đã có một hành động rất đáng nhớ, đó là hàng ngày đi cắt lúa mót, vừa là để ăn, vừa là để bán, bởi mùa nào thì thức đó, bà đều đặn để vào hũ tiết kiệm tiền cho Hoàng đi học: 1.000 đồng. Điều tôi học được từ Hoàng đó chính là ý chí phấn đấu không mệt mỏi của em. Không cam chịu, không đầu hàng số phận, không buông xuôi bản thân mình em đã cố gắng và đã là học sinh giỏi trong 12 năm liền và hơn thế em đã là người vinh dự đội vòng nguyệt quế của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" với một phần thưởng vô cùng lớn lao đó là được đi du học nước ngoài. Thành tích của em đã đem lại nghị lực để chiến thắngï bệnh tật cho người mẹ, niềm vui cho người bà rất mực thương yêu em và là tấm gương cho người em nhỏ trong gia đình và hơn thế, nó đã nâng cánh cho ước mơ cống hiến cho quê hương, đất nước của em dần trở thành hiện thực.
Và tôi tin, em lớn lên từ nghèo khó và trưởng thành bằng nghị lực, em sẽ tiếp tục gặt hái được
nhiều thành công, sẽ là người thanh niên sống có ích cho xã hội em sẽ luôn là tấm gương sáng về "Sống đẹp" cho rất nhiều người dù cho hoàn cảnh sống của họ có giống em hay không.
Vâng! Có lẽ vì thế mỗi con người chúng ta, ai cũng đều có riêng cho mình những mục đích sống, những lý tưởng, ước mơ và hoài bão. Nhưng để "Sống đẹp" thì ai cũng phải tự nhìn lại
chính mình để suy ngẫm về mục đích sống, những lý tưởng, những ước mơ và hoài bão đó. Và có lẽ còn khó khăn hơn để chúng ta hiểu cặn kẽ thế nào là "Sống đẹp - sống có ích" ?
Riêng bản thân tôi: "Sống đẹp" đó chính là mình phải biết sống vì cái chung của xã hội và
của mọi người, phải biết xa rời cái chủ nghĩa cá nhân, thực dụng. Để từ đó xây dựng cho chính
mình một lối sống "Sống đẹp" cho mọi người và cho xã hội. Một nhà thơ đã từng viết: "Sống là
cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Sống đẹp là nếp sống của một con người có phẩm chất đạo đức tốt, biết hy sinh và cống hiến, không đơn điệu, cá nhân, mà phải biết hoà mình với cộng đồng, với tập thể, biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn. Sống có ích là lối sông biết hy sinh, biết gạt bỏ những lợi ích riêng tư để tìm cái chung và chia sẻ những đau thương mất mát của người khác, biết đóng góp và cống hiến hết sức mình vì lợi ích, tương lai của Tổ quốc, của dân tộc.
Gần đây, qua hai cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc, chúng ta như
được sống lại không khí thời chống Mỹ. Tôi rất tâm đắc với lời nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn: "Sự tận tụy làm người của Đặng Thùy Trâm là nhân tố khiến cho những người lính Mỹ khác hắn về lý tưởng cũng phải kính trọng." Trước mắt tôi hiện lên hình ảnh một cô gái Hà Nội nhỏ bé, một nữ bác sĩ trẻ phụ trách một bệnh viện dã chiến trong rừng sâu Đức Phổ, Quảng Ngãi. Đêm đêm, sau những lúc mệt mỏi vì chăm sóc thương binh, chị lại ngồi cặm cụi ghi những dòng nhật ký, ghi lại những khát vọng sống, khát vọng yêu thương, khát vọng làm người. Chị và đồng đội của chị đã chiến đấu và hy sinh với mong muốn ngày mai đất nước ta tươi đẹp, hoà bình thống nhất hai miền, để những đứa em Miền Nam kết nghĩa của chị được ra thăm Miền Bắc, để mọi người dân được sống trong hạnh phúc, ấm no.
trong khi đó nhiều gia đình còn đang sống trong những căn nhà dột nát, bữa no, bữa đói, thiếu nước, thiếu điện.¼Tôi lại nghĩ đến một số không ít những thanh niên thế hệ chúng tôi ngày nay, sinh ra trong những gia đình giàu có đang lao vào những cuộc ăn chơi thác loạn, quay cuồng trong những hộp đêm với thuốc lắc hoặc đua xe gầm rú trên đường phố như những hung thần. Tôi lại nghĩ đến những cán bộ thoái hoá biến chất đang sống trong nhung lụa, trong những căn hộ cao cấp, thừa mứa những tiện nghi đắt tiền. Họ còn tìm đủ mọi mánh lới thủ đoạn để tham nhũng tiền bạc của nhà nước của nhân dân đem cung phụng cho bồ nhí, thư ký riêng
Tóm lại, "Sống đẹp" không là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; trái lại nó tồn tại ngay
trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nói rõ ra. thanh niên ngày nay sống đẹp, sống có ích trước hết phải là sống có lý tưởng, mục đích rõ ràng, trung thành với mục tiêu của chính mình. Mỗi người có thể có mục tiêu khác nhau, nhưng nhất thiết không phải là một lối sống vị kỷ mà luôn hướng tới cộng đồng, như nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời đã viết:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Mới đây, tôi được đọc một loạt bài phóng sự điều tra về những tệ nạn xã hội mà chủ yếu là ở giới trẻ: nghiện ngập, đua xe, cướp của, giết người... Tất cả đều đúng thực hiện bởi những cá
nhân chưa qua tuổi 20. Những con người ấy "sống không niềm tin" không lý tưởng, sống không
hứa hẹn, không nhìn vào ngày mai để khỏi phải giữ lời, ("Bay trên những xa lộ từ thần" - Đinh
Loan - Tập phóng sự điều tra "Lắc - vòng xoáy cuộc đời" - NXB Công an nhân dân - Tr.19). Lại
nhớ đến câu hỏi lớn của nhà thơ Cách mạng Tố Hữu: "Ơi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?" lại càng là một khái niệm trừu tượng mà mỗi người có một cách hiểu riêng. Những hành động như trên Liệu có phải là "sống đẹp"? Mỗi người phải làm thế nào để "sống cho đẹp"?
Trước hết cần phải hiểu từ "sống" không phải là một khái niệm tồn tại đơn thuần. "Tồn tại
nhưng phải để cho người khác biết có sự tồn tại của mình tức là phải thể hiện rằng "Tôi đang ở đây! Tôi có mặt trên cõi đời này, bằng hành động trong cuộc sống chứ không phải chỉ lặng lẽ như một cái bóng qua đêm rồi lại đến ngày". Và mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy "sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sổng thế nào mới là lối "sống đẹp", còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường, bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ "Vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà Nội Đặng Thuỳ Trâm xung phong vào chiến trường Quảng Trị gian khổ bản thân chịu những thiệt thòi nhưng chị vẫn dành một tình thương bao la cho những người quanh chị. Bất lực trước một ca mổ, chị đau đớn, lo lắng cho người em nuôi giờ này đang đè nặng tang tóc, đêm chị mất ngủ.
Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ lòng yêu thương trong trái tim chị! Để chính từ
những lo lắng, đớn đau ấy dân tộc Việt Nam có một người con anh dũng, kiên cường tận tụy làm người. Đó là chuyện của 30 năm trước, còn giờ đây có biết bao người ngày đêm nhen lên ngọn lửa tình yêu thương trên cõi đời này. Một nhà giáo già ngày ngày đạp xe khắp chốn bán những bức hình cụ Rùa Hồ Gươm mà thầy vô tình chụp được để lấy tiền góp vào quỹ "Vì người nghèo". Bao nhà hảo tâm, bao con người có mỗi năm lại lắng lòng mình nhớ đến những người còn trong đói khổ bần cùng.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo nên muôn nghìn gương mặt con người khác nhau: có người tốt, kẻ xấu, có những người từng gây ra tội ác. Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu có lầm lạc bước vào ngõ cụt vẫn có thể quay đầu lại. Chúng ta vẫn luôn dang tay chờ đón một con người mới ở những người từng mắc tội. Mỗi dịp lễ lớn, không chỉ những người ngoài khung sắt nhà lao mới náo nức chờ đợi mà những người ở trong cũng vui mừng vì mỗi dịp ấy họ lại có cơ hội được ân xá, được trở về với người thân, bè bạn. Chào đón họ bằng lòng bao dung tha thứ, tin vào một sự thay đổi ở họ đó cũng là "sống đẹp". Chính nhờ có lòng yêu thương mà không ít người tìm lại được chính mình. Có một nhà thơ với bút danh "Hoàn Lương" từng nửa đời làm tướng cướp trên những chuyến tàu Đà Nẵng - Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên là "Nguyễn Đức Tân" (Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội). Nửa đời làm việc thất đức nhưng trong trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:
"Đêm đêm nghe tiếng vọng vang
Tiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêm
Đã buồn lại thấy buồn thêm
Khát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời"
Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành một nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong anh như vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ hiền và của tất cả mọi người.
". Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chứng ta là những con người có lối "sống đẹp".¼Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi
Cuộc sống không có con đường cùng - chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải làm
sao để vượt qua được những ranh giới ấy" (Nguyễn Khải). Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách, và không ai là không vấp ngã một lần. Vậy nhưng sau cú ngã đau đớn ấy, bạn làm gì mới là điều đáng nói. Trong đầu tôi cứ thể hiện lên hình ảnh con lật đật nhỏ bé miệng luân nở nụ cười và lần nào vấp ngã cũng bật dậy, trên môi vẫn là nụ cười lạc quan. Đã bao giờ bạn được như con búp bê ấy, kiên cường và nghị lực?... Đọc Đặng Thuỳ Trâm, những dòng tâm sự của chị, từng câu từng chữ bao giờ cũng tràn ngập một lòng ham sống phi thường. "Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố ". Câu nói tâm đắc ấy của chị, giờ đây, mỗi chúng ta cũng phải lấy đó làm châm ngôn sống cho cuộc sống của mình.
Tôi được nghe thầy dậy Hoá kể câu chuyện về người học trò cũ của thầy. Anh là một học
sinh chăm ngoan, học giỏi, luôn nằm trong nhóm đầu. Vậy nhưng trong kỳ thi Đại học quan trọng anh lại trượt điều tưởng như không thể đã xảy ra. Đau buồn, thất vọng về chỉnh mình, cuộc sống của một thanh niên 18 tuổi lúc ấy chỉ toàn một màu đen khi bao hứa hẹn tương lai, kỳ vọng của gia đình, thầy cô đều sụp đổ. Không chịu giam mình trong màn đêm, anh tự mình thắp lên ngọn nến niềm tin và tiếp tục học tập hết mình. Anh đã đỗ vào năm sau với một số điểm cao. Dù so với bạn bè, anh là người đến sau nhưng anh lại là người đạt được chiến thắng lớn nhất: Chiến thắng chính mình, cuộc sống với những ranh giới của nó luôn bao quanh bạn. Nếu không có nghị lực làm sao bạn có thể đi hết được con đường của riêng mình ? Từ số 1 đến số 0 chỉ trong gang tấc nhưng khoảng cách từ số 0 đến số 1 trên trục đời là cả một quá trình mà nếu không có niềm tin, nghị lực, bạn sẽ mãi chỉ là con số 0 mà thôi. Hãy là một người bộ hành với đôi chân dẻo dai sẵn sàng đạp lèn mọi chông gai để bước đi: "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn những mũi gai" - Lời bài hát của ban nhạc tôi yêu thích cứ văng vẳng bên tai.
Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của bạn! Làm được như vậy tức là bạn đang "sống đẹp", sống và luôn giữ cho mình một niềm tin vào ngày mai, luôn có một nghị lực vươn lên hướng đến ánh mặt trời. Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:
"Khi ạnh sinh ra
Mọi người điều cười
Riêng anh thì khóc tu tu
Hãy sống sao để khi chết đi
Mọi người cùng khóc
Còn môi anh thì nở nụ cười"
Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện! .
Đề 3: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Bài làm 1
Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng '' Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ''. Đó cũng chính là 1 chân lí vĩnh hằng của cuộc sống.
Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng - là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính.Có thể nói, tình thương là 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêu
thương đó là sự thỏa mãn của con tim - cái được goi là niềm hạnh phúc. Hạnh phúc là gì ?
Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó 1 cách rõ ràng thì ko phải là 1 điều đơn giản. Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó không chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả 1 tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao. Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được 1 sự giúp đỡ hay 1 lời chia sẻ chân thành.Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.
'' Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương ''
( Trịnh công Sơn )
Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có 1 mối liên hệ không thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương. Con người ko thể sống hạnh phúc mà không có tình thương. Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong '' Những người khốn khổ'' ( V.Huy-gô ), triết lí tình thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên 1 triết lí:'' Trong đời chỉ có 1 điều, ấy là yêu thương nhau'' Không chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ 1 bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn, có phải bạn
đang vui...??. Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương 1 cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau được san sẻ sẽ với nữa, còn hạnh phúc dc san sẻ sẽ nhân đôi.Thomas Merton đã từng nhận xét:'' Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác - 1 tình yêu không vị kỉ, không đòi hỏi phải được đền đáp''.
Đúng vậy, được yêu thương là 1 hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là 1 hạnh phúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người. Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phải biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội.''Cái đẹp cứu vớt thế giới''(Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.
Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác. Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng:'' Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống - Bởi vì bạn chỉ có 1 lần sống duy nhất mà thôi!'' Thế còn bạn thì sao? Tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điều tương tự? mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất, tuyệt vời nhất, tròn vẹn nhất, bạn nhé... .
Đề 4: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Ý kiến của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
BÀI 1
Danh ngôn có câu:
"Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt".
Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: " Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".Vậy "đức hạnh" là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?
Trước hết cần phải hiểu " đức hạnh" là những đức tính tốt đẹp của con người. "Phẩm chất" có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với "hành động", là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.
Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ "Quỹ vì người nghèo".
Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.
Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.
BÀI LÀM 2
Những phẩm chất cao quí trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươn tới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉ hằng ngày của chúng ta. Và vì vậy,"mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".
Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quí nhất, trong sáng nhất trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thể hiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội.
Vậy chúng ta phải làm gì để có được những phẩm chất cao quí và trong sáng mà chúng ta gọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉ là những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúp một bà cụ qua đường, tìm mẹ cho một em nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp môt người quen ngoài đường, tất cả đã góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và góp phần biến xã hội chúng ta thành một nơi "tốt hơn cho bạn và cho tôi".
Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: "những gì mình làm đã là tốt nhất". Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành động để thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãy bắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng ta.
Bây giờ, chúng ta là thanh niên, là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Hãy xây dựng một hình ảnh, một tính cách bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu bằng những hành vi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn. "Cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người.". Và hãy nhớ rằng, "mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". .
Đề 5: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".
BÀI LÀM:
Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình ".
Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng 2 ycầu: tiếp thu kiên thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết :" học để biết". Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con sô rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã dần hình thành nên 1 hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.
Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không băng tay quen". Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sông của chúng ta, không ít ngừoi hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay bùn" suốt ngày "bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời" không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luyện bản thân.
Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên, chúng ta ko nên nghiêng phiến diện 1 phía: "học" quan trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân biết điều hòa kết hợp giữa 2 yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề quan trọng. Để hoàn thành được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động 2 chiều giữa "học" và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đính học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. 1 bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô.
Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan
trọng.
Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1 cái thang dài vô tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người! .
Đề 6: Anh chị có suy nghĩ gì về hiện tượng "nghiện" Internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
GỢI Ý LÀM BÀI
MỞ BÀI:
Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Internet.
THÂN BÀI:
Ý 1. THỰC TRẠNG VỀ CĂN BÊNH NGHIỆN INTERNET TRONG GIỚI TRẺ
Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 15-20 triệu người mắc "bệnh" này. Theo giáo sư Jerald Block của ĐH Khoa học và y tế Oregon, bốn triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian,sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.
Nghiện Internet - một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - là một căn bệnh tâm lý đang lan tràn trên toàn thế giới. Hiện nay, có khoảng 5-10% người Mỹ (tức khoảng 15-20 triệu người) có thể đã bị nghiện Internet, Kimberly Young, giám đốc Trung tâm Cai nghiện Internet của Mỹ, nói. Số người nghiện net có thể lên từ 18-30% ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois, cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18 giờ mỗi ngày trên mạng.
Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. "Có đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí", Robbins nói.
Ý 2: HẬU QUÁ CỦA NGHIỆN INTERNET
Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại. Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.
Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những "chatroom" hay chơi những trò chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện *** Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.
Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay.
Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình.
3. GIẢI PHÁP
Để xử lý vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới 140 trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị ở gần 100 bệnh viện và gần đây nhất là trại "Giải thoát khỏi Internet" - mới được mở hồi hè năm nay. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một danh sách để chẩn đoán chứng nghiện Internet và kết luận độ nghiêm trọng của nó, gọi là K- Scale (K là viết tắt của Korea). Rồi tháng 9 vừa rồi, Hàn Quốc cũng tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về chứng nghiện Internet.
"Trại giải thoát" ở Hàn Quốc nằm tại một vùng rừng ở phía Nam Seoul, là nơi để điều trị những ca nghiêm trọng nhất. Năm nay, trại đã tổ chức hai kỳ điều trị đầu tiên, mỗi kỳ kéo dài 12 ngày, mỗi lần có 16-18 học viên nam (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nói rằng đa số những user nghiện net là nam giới).
"Trại" này được chính phủ tài trợ hoàn toàn, tức là ai cũng được điều trị miễn phí. Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói rằng "trại" có thể "cai nghiện" được cho những người tham gia không, nhưng họ liên tục nhận được đơn đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà tổ chức nói rằng năm sau họ sẽ gấp đôi số khoá điều trị.
Còn, giải pháp cho bệnh nghiện internet ở Việt Nam, theo bạn thì sao?
KẾT BÀI:
Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn - công dân của thời đại @. .
Đề 7: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
BÀI LÀM:
Trong những năm gần đây, có thể nhận thấy tình hình trật tự ATGT ở nước ta có nhiều biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo Ban An Tòan Giao Thông Thành Phố Hồ Chí Minh, trong năm 2006, trên địa bàn TPHCM đã xảy ra 1.332 vụ tai nạn giao thông, tăng 4,63% so với năm 2005. Đáng báo động, tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Số người thiệt mạng vì tai nạn giao thong là 1.014 người, tăng 38 người so với năm trước (tăng 3,89%).Và theo đại tá Phạm Văn Thịnh, Trưởng Phòng CSGT Đường bộ Công an TPHCM, chỉ trong mấy tháng đầu năm 2007, TPHCM đã lọt vào top 17 tỉnh, thành có số người chết vì tai nạn giao thông (TNGT) cao nhất nước" - Tính chất TNGT ngày càng nghiêm trọng hơn.Vậy là thế hệ tuổi trẻ, là thế hệ mai sau của đất nước, chúng ta phải làm thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nổi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẵng. Điều ấy đã và đang đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ tuổi trẻ hơn bao giờ hết phải nêu cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm để chung sức kiềm chế, đẩy lùi những nguy cơ trên.
Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
Bà Isabelle Bardem, Trưởng phòng Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em của UNICEF nói "Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Không chỉ rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật".
Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy. Một số các yếu tố sau đây có thể giải thích được tình trạng tai nạn giao thông ở mức cao cả ở trẻ em và trong toàn dân:Sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ và số người chết do tai nạn giao thông.Sự hiểu biết còn hạn chế về quy định giao thông.Sự hiểu biết còn hạn chế về các hành vi lái xe an toàn.Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định.Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm sản xuất trong nước với chất lượng tốt.Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém.
Ở cấp quốc gia UNICEF cùng với Bộ Y tế, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc trong Sea Games 22 vừa qua. UNICEF cũng vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật. UNICEF cũng thúc đẩy sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông.
Các hoạt động sau đang được triển khai nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ:Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em.Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy.Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên. Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương.Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các
tai nan giao thông.Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông.Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm luật an toàn giao thông.
Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu...
Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính "con nhà giàu" cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe máy phi như bay hay đang biểu diễn những trò mạo hiểm ghê rợn, rùng mình hoặc những pha lạng lách trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho chính thế hệ trẻ của mình. Những bậc cha mẹ khi hay tin con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra
nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.
Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho
xã hội.
Để hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho tòan xã hội và đất nước. Vì vậy, với việc giảm thiểu tai nạn giao thông nói chung, nhà nước cần phải có một sộ biện pháp mạnh với những kẻ không ý thức, những kẻ cố tình gây nạn cho người khác,và đó chính là những kẻ phóng nhanh vượt ẩu làm mối đe dọa cho người tham gia giao thông.Còn đối với giao thông học đường nói riêng chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể.
Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một
và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.
Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem xét lại mình đã bao giờ vi phạm lỗi giao thông không, có bao giờ gây tai nạn giao thông không. Tất nhiên là có, không ai chưa bao giờ vi phạm lỗi giao thông dù đó chỉ là một lỗi nhỏ, nhưng qua mỗi lần như vậy chúng ta phải biết nhìn nhận và rút kinh nghiệm để lần sau không tái phạm và mỗi học sinh chúng ta phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an tòan giao thông mà nhà trường và xã hội đã chỉ dẫn.Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục.
Đề 8: Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
BÀI LÀM:
"Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu...". Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một Lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng. Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích "bà bụt sinh viên" đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em "nuôi" nhỏ mù lòa.Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi, được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện "cổ tích" giữa đời thường.
Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.
Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.
Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là "mẹ mìn".Những người "mẹ" này đã lợi dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị "mẹ" đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt "hiệu quả" cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.Một thực trạng đau lòng khác là nhiềuu vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường hợp em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi. Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. "Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM, bác Năm Bắt con gọi bằng "mẹ".Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, "mẹ" sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê" - Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương cho bọn xấu còn lại. Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta."Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày mai", hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được.
Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. .
Đề 9: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
BÀI LÀM:
Học sinh, sinh viên là tương lai của đất nước. Vì vậy, giáo dục luôn là vấn đề quan trọng gây quan tâm cho mọi người trong xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Tuy nhiên hiện nay đang xuất hiện nhiều tiêu cực gây nhiều ảnh hưởng xấu cho nền giáo dục nước ta, cho nên cuộc vận động "Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" rất đang rất được sự ủng hộ và hưởng ứng trên cả nước.
Hiện tượng "tiêu cực thi cử" và "bệnh thành tích trong giáo dục" trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình, làm cho giáo viên mất đi lương tâm nghề nghiệp. "Tiêu cực trong thi cử" là những hành vi gian lận khi thi cử như thí sinh mang vào phòng thi và sử dụng những tài liệu hoặc thiết bị không được cho phép, hay giám thị coi thi cố tình lờ đi cho thí sinh sử dụng tài liệu hay trao đổi với nhau... Còn "bệnh thành tích trong giáo dục" là gì? Đó là những danh hiệu thi đua của thầy và trò, giữa các lớp, các trường và các phòng ban với nhau gây nên hiện tượng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh đúng khả năng và trình độ. Đó là hành động vi phạm có ý thức. Vậy ý nghĩa của cuộc vận động này là phòng chống và ngăn chặn các hành vi gian lận, bao che trong dạy, học và thi cử.
Vấn đề đã và đang trở nên rất cấp thiết. Đây không còn chỉ là cuộc vận động của bộ, ngành mà là của toàn ngành giáo dục. Tiêu cực và bệnh thành tích đã có từ lâu. Nếu để tiêu cực tiếp tục kéo dài, học sinh không có động lực để học, không tiếp thu được kiến thức, sẽ không có tương lai. Các thầy cô cũng không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, nền
giáo dục khi ấy sẽ ngày càng trì trệ.
Hiện nay, cái mà học sinh cần khi tốt nghiệp phổ thông không phải là tấm bằng thuần tuý mà là năng lực để học nghề, hay học lên đại học, gây dựng một tương lai cho bản thân. Vì vậy, cuộc vận động này chính là lợi ích của học sinh. Nếu loại bỏ được căn bệnh "chạy theo thành tích" như hiện nay thì sẽ không còn tình trạng học sinh, sinh viên phải "chọi nhau" ở các kỳ thi trung đông đúc do việc học, cách học, thời gian học,... thầy cô sẽ không phải làm những việc không đúng với lương tâm, tấm lòng mình, đó là báo cáo sai sự thật để đạt thi đua. Khi đó, thầy cô sẽ được giải phóng khỏi những việc không hiệu quả, cả thầy lẫn trò không còn phải bận tâm với chuyện thi cử, tranh đua mà được tự do lựa chọn và việc đánh giá chất lượng học hành trở nên thông thường như mọi hoạt động khác diễn ra trong trường học. Hơn nữa nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đúng với thực lực của mình thì khi bước vào đời họ sẽ không gặp phải những bỡ ngỡ, khó khăn, loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình trong xã hội, mà những kiến thức họ tiếp thu được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang hữu ích, là nền tảng để họ thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc phát triển đất nước. Với lực lượng những người trẻ và hoài bão muốn cống hiến của họ như hiện nay thì việc nước ta có thể "sánh vai cùng
các cường quốc năm châu" sẽ không còn xa.
Cuộc vận động được triển khai đã gần ba năm và nhận được sự đồng tình lớn từ xã hội. Tuy nhiên, vần còn khá nhiều trường hợp không hưởng ứng, không tích cực tham gia cuộc vận động. Một số nhà quản lý giáo dục và giáo viên còn thoả hiệp hoặc làm ngơ, vô cảm trước các hiện tượng tiêu cực, hiện tượng chạy trường, chạy lớp, lấy tỉ lệ để nâng thành tích vẫn còn ở một số nhà trường, học sinh vẫn còn xu hướng ỷ lại, chán học, và rồi dẫn đến gian lận trong các kì kiểm tra và thi cử. Ngoài ra còn xảy ra trường hợp một số giáo viên dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực nhưng lại bị trù dập và chịu sức ép từ nhiều phía. Đó đều là những hành vi đáng lên án và chê trách. Tuy không thấy được cái hại trước mắt nhưng sẽ gây hại cho cho tương lai của học sinh, hay rộng hơn là cho xã hội, cần phải được ngăn chặn.
Để phòng chống "tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", mỗi cá nhân và tập thể cần phải hưởng ứng và hành động. Bắt đầu từ gia đình, nếu các bậc cha mẹ cứ chăm chăm vào lỗi lầm của con cái, la mắng, trách phạt chúng vì những lỗi lầm ấy, sẽ rất dễ khiến con cái họ khó lòng vượt lên mặc cảm là kẻ hậu đậu mà tự ti, không chịu khó cố gắng, không có ý chí vươn lên. Hoặc trái lại là một số phụ huynh mặc cho con cái buông thả, rồi sau đó chạy chọt khắp nơi cho con vào trường tốt, lớp tốt dù chúng không đủ trình độ, để rồi "đuối", không theo kịp và tiếp tục dẫn đến nhiều hậu quả về sau. Vậy nên các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh cách suy nghĩ, cách dạy dỗ con cái để không gián tiếp hại con của mình. Các nhà quản lí giáo dục và giáo viên nên triển khai cuộc vận động bằng cách đừng quá coi trọng thành tích, thay đổi suy nghĩ sai lệch của phụ huynh và học sinh về "trường chuyên, lớp chọn", xóa bỏ tình trạng "ngồi nhầm lớp", đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá nhằm đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh, chú trọng hơn trong việc dạy tốt, học tốt... Và yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất để cuộc vận động thành công là chính bản thân học sinh. Mỗi học sinh nên nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của việc học để tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, và có thể tự tin thành công bằng chính thực lực của mình. Bên cạnh đó học sinh cũng cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tránh thực hiện những hành vi sai trái, phản giáo dục.
"Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" là cuộc vận động có ý nghĩa to lớn và thiết thực đối với nền giáo dục nước ta hiện nay. Những năm gần đây, với sự cố gắng không ngừng của một số tập thể, cuộc vận động đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Vì vậy chúng ta có quyền tin rằng nền giáo dục Việt Nam trong tương lai sẽ xóa bỏ được những tiêu cực và vươn xa theo đà phát triển của đất nước. .
Đề 10: Nêu suy nghĩ và quan niệm của em về HIV/AIDS.
GỢI Ý LÀM BÀI
HIV /AIDS là 1 trong những tệ nạn nguy hiểm cho xã hội.
Nguyên nhân dấn vào con đường "nàng tiên nâu":Sự quá đà trong lối sống -> đem đến những hậu quả khó lường với bạn trẻ. Chỉ vì thiếu hiểu biết mà họ có tâm lý "thử cho biết " ,thử để "lấy cảm giác", và nhiều khi họ tìm đến ma túy để có được khoái cảm. Nhiều khi chỉ vì thiếu lập trường,đua đòi cho bằng bạn bằng bè mà họ bất chấp nhắm mắt dấn thân vào con đường chết. Đi vào con đường HIV nhiều khi không phải do tự bản thân mà còn do tác động bên ngoài của bạn bè, GĐ.
Trích:
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn dắt một người đến tình trạng nghiện thuốc, cũng như có nhiều yếu tố bảo vệ giúp cho một người khó bị Ma Túy tấn công. Một thiếu niên bình thường sẽ chịu tác động của 4 lĩnh vực: quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, môi trường học đường và môi trường cộng đồng, nhưng gia đình là cơ sở chính cho thiếu niên sinh sống, lớn lên và phát triển tâm lý xã hội, chính gia đình là nơi chứa đựng những yếu tố bảo vệ cũng như nguy cơ nhiều hơn cả.
Một số yếu tố nguy cơ hình thành sớm từ trong gia đình như:
1. Gia đình hỗn loạn, cãi cọ, gia đình kém kỷ cương, đặc biệt là gia đình có cha mẹ nghiện hay
bệnh tâm thần;
2. Cha mẹ bất lực trong giáo dục, nhất là với những trẻ có tính khí bất thường hoặc khó dậy
dỗ;
3. Các thành viên trong gia đình thiếu sự liên kết hoặc kém nuôi dưỡng.
4. Cha mẹ ly thân hay quá bận rộn, sự săn sóc và quan tâm đến con cái chưa đủ, ảnh hưởng trên
con cái chưa đúng mức
Một số yếu tố nguy cơ khác có nguồn gốc từ những hoạt động tương tác của trẻ với xã hội
như trường học, bạn bè, cộng đồng như:
1. Có thái độ rụt rè nhút nhát quá, hoặc có thái độ hung hăng quá trong lớp học;
2. Thất bại trong học tập;
3. Khó hòa mình trong tập thể;
4. Nhập bọn với bạn xấu hoặc thích chơi với bạn vô đạo đức;
5. Ngầm đồng tình với những hành vi xấu, như việc sử dụng thuốc trong trường lớp, trong nhóm
bạn bè, trong cộng đồng;
6. Kỷ luật trường ốc có sơ hở với những học sinh bất hảo;
7. Môi trường dễ kiếm thuốc.
Nếu không kể đến nguy cơ ban đầu trên, thì giai đoạn có nguy cơ lớn nhất đầu tiên là khi trẻ rời khỏi nơi an toàn của em (gia đình) để đến trường học. Khi học xong tiểu học và lên trung học sơ cấp, các em bước đầu đã có kinh nghiệm về những thách thức xã hội, chẳng hạn làm sao để thích hợp với tập thể, với những loại bạn bè khác nhau, thành phần kinh tế khác nhau. Chính trong giai đoạn này, cá tính và nhân cách từng bước hình thành, mà nếu gia đình phó thác cho các em tự phát "như một bông hoa tự nở", thì giai đoạn thiếu niên sớm này các em thường chạm trán với lần sử dụng thuốc lá, cần sa hay Ma Túy đầu tiên trong đời.
Khi em bước lên trung học cao cấp, bắt đầu chuẩn bị cho tương lai, chàng (hay nàng) tuổi trẻ phải đối mặt với những thách đố xã hội, tâm lý và giáo dục. Hoặc chàng ham chơi tìm cảm lạ, hoặc chàng/nàng đầu hàng những thách đố trên, chàng / nàng có thể sử dụng thuốc lá, rượu, hay những loại thuốc tác động tâm trí khác. Vai trò của gia đình vào thời điểm này có thể không mạnh như trước đây, nhưng vai trò của đoàn thể, xã hội vẫn còn giá trị của nó.
Khi thanh niên bước vào đại học, lập gia đình hay đến sở làm, chàng vẫn luôn luôn phải đối phó với những cạm bẫy và nguy cơ của môi trường dành cho người trưởng thành, những thú vui ăn chơi, lạm dụng tình dục, sử dụng Ma Túy, nhậu nhẹt hàng ngày sau giờ tan sở... nếu như gia đình, đoàn thể không còn ảnh hưởng được đến chàng.
Những nguy cơ sử dụng thuốc gây nghiện không chỉ giới hạn ở tuổi trẻ, thanh niên, trung niên, mà còn xảy ra đối với tuổi già. Bởi người già thường đau đớn mãn tính nhiều nơi trong cơ thể, các cụ thường hay sử dụng thuốc có nguy cơ gây nghiện cao như thuốc ngủ, an thần hay chống đau. Thêm nữa, tuổi già dễ bị nghiện cũng như tuổi trẻ. Các cụ hay buồn, giận hờn vì lệ thuộc con cái, tâm trạng thất vọng, cô đơn vì rất nhiều lý do nhân sinh kèm theo suy giảm mắt, tai, sức sống, các cụ dễ nghiện rượu và thuốc an thần. Khác với tuổi trẻ, tình trạng nghiện của các cụ hay bị bỏ sót, vì những tính nết bất thường, những hành vi quái lạ, những trục trặc cơ thể thường
bị đổ thừa cho tuổi tác hay bệnh tật.
Trong tình trạng của chúng ta hiện nay, những yếu tố nguy cơ rất nhiều cho mọi lứa tuổi, mà những yếu tố bảo vệ chưa phát huy được tác dụng tối đa vì chưa phối hợp chặt chẽ các biện pháp đa dạng trên nhiều lĩnh vực cá nhân-gia đình-đoàn thể / xã hội. Đối với những người đã từng sa ngã chúng ta cũng ko nên có hành động ruồng bỏ ,xa lánh .Tích cực giúp họ hòa nhập cộng đồng cũng là 1 cách góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nạn HIV/AIDS. .
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top