Hoá thân

Đề bài: Đóng vai người lính kể lại tình đồng chí trong bài thơ Đồng Chí

BÀI LÀM

Chín năm là một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng <Tố Hữu>

Tôi là một người lính từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Câu thơ của Tố Hữu đã ghi lại thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Mỗi khi đọc lên mọi cảm xúc lại dậy lại trong lòng khiến tôi bồi hồi khôn xiết. Phải chăng? Tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó là một trong những nguyên nhân góp vào chiến thắng tự hào dân tộc.

Chúng tôi đa số là những anh lính nông dân xuất thân từ những miền quê nghèo khó tôi hỏi bạn:
- Quê anh ở đâu
- Quê tôi ở vùng đồng bằng chiêm trũng ven biển khó làm ăn cày cấy lắm!
- Tôi cũng vậy. Quê tôi ở vùng đồi núi trung du nơi " Chó ăn đá gà ăn sỏi" cây cối xác xơ nghèo khó.

Có lẽ vì vậy mà chúng tôi dễ xích lại gần nhau chăng? Chính sự đồng cảm giai cấp khiến con người trở lên gần gũi dễ cảm thông chia sẻ.

Không chỉ vậy chúng tôi còn chung lí tưởng nhiệm vụ rời bỏ tay cày tay quốc. Chúng tôi cầm súng bảo vệ chính quyền non trẻ, nền độc lập tự do vừa mới giành được. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của bác Hồ kính yêu chúng tôi từ mọi phương trời xa lạ tập hợp trong hàng ngũ quân đội cách mạng...

Ngày ấy cuộc sống khó khăn gian khổ thiếu thốn lắm nhưng chính cái khó khăn gian khổ nắm cơm xẻ nửa chăn xui đắp cùng đã khiến chúng tôi gần gũi thân thiết tự lúc nào chẳng hay. Cái chăn đắp lại tâm sự mở ra thế là thành tri kỉ hiểu bạn hơn hiểu chỉnh mình tất cả gọi nhau là đồng chí, hai tiếng giản dị mà thiêng liêng biết mấy. Nó khẳng định chúng tôi cùng chung đoàn thể tổ chức, lí tưởng nhiệm vụ có sự bình đẳng gắn bó thân thiết có lẽ cách gọi ấy là kết tinh cao độ bậc nhất của mọi tình cảm từ tình giai cấp -> tình bằng hữu và cao hơn hết là tình người.
Ôi! Tiếng gọi thiêng liêng " Đồng chí"!

Là đồng chí của nhau chúng tôi chia sẻ những tâm tư, nỗi niềm nhớ quê hương xuất thân từ giai cấp nông dân, với chúng tôi ruộng nương, gian nhà là những thứ quí giá nhất, giếng nước gốc đa là những gì thân quen nhất vậy mà chúng tôi đều bỏ lại. Tất cả ra đi vì nghĩa lớn. Anh bạn tôi tâm sự: Căn nhà không trống tuếch trồng toàng giờ đây lại thiếu vắng trụ cột gia đình nên càng trống vắng hơn giờ hết. Nhưng anh vẫn dứt khoát ra đi. Còn nước là còn nhà tất cả đều có chung suy nghĩ như vậy chẳng phải là thái độ vô tình bởi nếu vô tình chúng tôi chẳng nhận được nỗi nhớ của quê hương: Mẹ già, vợ trẻ, con thơ.

Là đồng chí của nhau chúng tôi còn chia sẻ những khó khăn thiếu thốn về quân trang quân phục động viên nhau vượt qua bệnh tật đó là những cơn sốt rét rừng tàn phá sức khỏe ghê ghớm lại thiếu thốn thuốc men. Tôi thì áo rách vai, anh thì quần có vài mảnh vá. Tôi thì chân không giày, anh thì đầu không mũ, giữa những cái lạnh của núi rừng Việt Bắc thế mà tất cả vẫn sáng lên nụ cười lạc quan sưởi ấm cả không gian giá buốt.

Đặc biệt hơn nữa, là đồng chí của nhau chúng tôi còn chia sẻ tình cảm bền chặt, chân thành nhất thông qua cái nắm tay thay cho mọi lời nói không ồn ào nhưng cái nắm tay chất chứa bao điều muốn nói: Nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm. Sưởi ấm đôi bàn chân buốt giá, cao hơn là truyền cho nhau nghị lực để vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Và đó còn là lời chào lời hứa hẹn lập công trước lúc vào trận đánh chúng tôi thấu hiểu chẳng cần nói thành lời. Ôi tình cảm keo sơn ấy khiến tôi xúc động mãi.

Nhưng có lẽ kỉ niệm về những đêm sát cánh trong chiến hào phục kích chờ giặc tới in đậm khó phai trong tâm trí tôi nhất. Thời tiết khắc nghiệt vô cùng sương muối giá rét đầu ngón chân ngón tay giá buốt như có kim châm. Thế mà tôi và đồng đội vẫn cầm chắc tay súng chủ động chờ giặc tới, cái tư thế vành đồng vách sắt đã làm mờ đi mọi khó khăn ác liệt. Đêm ấy là một đêm có trăng. Trăng lơ lửng ở trên cao cứ xuống thấp dần thấp dần có lúc tưởng như treo đầu mũi súng.

Chúng tôi chiến đấu để bảo vệ vầng trăng hòa bình trả lại sự bình yên cho dân tộc đất nước. Bên cạnh đồng đội của mình chúng tôi còn một người bạn nữa chính là vầng trăng. Trăng soi rọi bước đường hành quân trăng bầu bạn chia sẻ ngọt bùi. Trước giờ nổ súng vẫn thanh thản nhìn vầng trăng, tôi thấy mình và đồng đội có tinh thần thép cao đẹp biết bao! Và có lẽ Súng, trăng là một cặp đồng chí gợi ra bao liên tưởng thú vị. Súng và trăng là gần và xa là chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ, chất thép chất thơ, chiến tranh và hòa bình, cứng rắn và dịu hiền bổ sung cho nhau khẳng định mục đích cuộc chiến đấu.

Cuộc chiến đã lùi xa hòa bình đã trở lại nhưng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã ghi một mốc son trong lịch sử vàng dân tộc. Mong rằng thế hệ trẻ hiện nay biết kế thừa truyền thống cha ông, học tập tốt xây dựng đất nước hùng cường dũng mạnh cảnh giác trước mọi âm mưu xâm lấn bờ cõi của kẻ thù.

Đề bài: Em hãy đóng vai người lính kể lại bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy

Sau khi đất nước Việt Nam giải phóng và thống nhất, tôi đã giải ngũ để trở về quê nhà. Sau ba năm sống ở quê, tôi được con trai và con dâu mời lên thành phố sống cùng để các con yên tâm đi làm. Thật tình thì tôi vẫn thích sống ở quê hơn. Bởi vì, ở quê không khí trong lành, tôi có bà con, họ hàng sớm trưa chuyện trò đỡ buồn. Nhưng các con tôi bảo: " Bố ở quê không có ai chăm sóc, chúng con không yên tâm". Vậy là, tôi không còn lý do nào nữa và đành nghe theo.

Cuộc sống nơi thành phố hiện đại, đường phố lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp nhiều người qua lại và tôi ở trong căn nhà của con trai đầy đủ tiện nghi. Các con trai và con dâu của tôi đều là công chức, viên chức nhà nước nên chẳng thiếu thứ gì. Vừa rời khỏi cuộc sống vất vả, khó khăn của thời cuộc chiến tranh thì đây là cuộc sống đáng mơ ước. Tôi đã tận hưởng tất cả những ngày tháng ngọt ngào của cuộc sống ban tặng khi ở cùng các con tôi. Tôi không còn phải nghĩ ngợi, lo lâu và không còn bị mất ngủ cũng như không còn nghe thấy tiếng pháo ì ầm của chiến tranh mỗi đêm. Tôi tận hưởng ngày này qua tháng khác với những giấc ngủ ngon yêu tĩnh, những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và dần dần tôi đã nhanh chóng quên đi mọi khổ nhọc trước kia. Tôi tự động viên bản thân:" Giờ nhớ lại để làm gì? dù sao chiến tranh cũng đã qua đi, vết thương xưa cũng đã lành lại rồi"

Cuộc sống cứ thế trôi đi, Tôi tưởng chừng như đã mãi mãi quên đi tất cả, mãi mãi sống với đời sống hiện tại đầy đủ tiện nghi như thế này. Tưởng như ánh sáng hào nhoáng của thành phố sẽ giữ mãi chân tôi trong bốn bức tường vôi kín đáo, an toàn nhưng lạnh lẽo. Nhưng đột nhiên trong một đêm nọ, cái ánh trăng của tình nghĩa năm xưa đã đến đánh thức hồn tôi làm chocuộc sống của tôi bị xáo trộn bởi cơn mộng mơ hão huyền và cả những cảm xúc khó tả.

Đó là một đêm thành phố bị cắt điện. Cắt điện ở thành Phố cũng không phải là chuyện lạ và hiếm gặp. Nhưng đêm ấy, khi ánh sáng của những bóng điện bị vụt tắt thì bỗng dưng bóng tối bao phủ lên toàn bộ căn phòng. Tôi vội vàng, mở tung cánh cửa sổ ra để tìm chút gió trời thì bất ngờ, ánh sáng của vầng trăng tràn vào căn phòng. Ánh sáng của vầng trăng chiếu rọi thẳng vào đôi mắt tôi, xuyên qua hồn tôi. Ôi ánh sáng quen thuộc và kì diệu ngày nào đã đến. Nó trải dài một lớp sáng mờ mờ trên nền gạch lấp loáng. Tôi ngẩng đầu nhìn đăm chiêu lên bầu trời cao và rộng lớn thấy thật trong trẻo. Vầng trăng tròn trịa, soi sáng khắp một miền không gian lớn và vô tận.

Chợt nhớ đến bài thơ xưa của tác giả Lý Bạch:

" Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương"

Ánh trăng hiền hòa chiếu sáng khắp nơi và dương như nó soi rọi vào lòng tôi, làm tôi có cảm giác mơn man như có cái gì đó đang xoa dịu khắp cơ thể. Ánh trăng đã làm khơi gợi cho tôi nhớ đến những năm tháng ngày xưa. Ánh trăng ấy đã dõi theo tôi đến suốt cuộc đời này. Từ hồi thuở thiếu niên ở chốn quê nhà, ánh trăng đã đi vào cuộc sống của tôi như người bạn thân tình. Tôi nhớ lại những đêm trăng yên bình trên dòng sông. Vâng trăng rọi xuống dòng sông tạo nên những ánh sáng lấp lóa, huyền ảo. Tôi nhớ đến những đêm trăng cùng tôi tát nước trên ruộng đồng. Ánh trăng vào cứ chập chờn, vỡ rồi lại liền theo từng nhịp gầu đưa. Hay ánh trăng ma quái ở khu nghĩa địa sau làng mà bọn trẻ chúng tôi thường hay chơi trò trốn tìm.

Vầng trăng đó gắn gặt vào đời tôi, từ quãng đời thơ ấu cho đến khi tôi lớn lên. Nhiều đêm nằm dưới ánh trăng sáng, nghe tiếng chim kêu hót líu lo mà đắng lòng, đắng dạ bởi đất nước đang trong thời kì chiến tranh. Quê hương bị lũ giặc giày xéo dưới bom đạn, đau thương. Tôi nhìn trăng và trăng cũng nhìn tôi. Cả hai đều im lặng không nói gì nhưng đều thấu hiểu lòng nhau.

Tháng sau, tôi quyết định lên đường đi chiến đấu. Trăng cũng dõi theo tôi lên rừng, lên núi. Trải qua bao cuộc chinh chiến từ Bắc vào Nam thì trăng vẫn đi theo tôi, thủy chung và tình nghĩa với tôi. Trăng soi rọi những bước hành quân trong đêm rừng sâu thẳm. Trăng lao vào cuộc chiến đấu với cả những người lính. Trăng xung phong mở lối dẫn đường cho quân ta tiến tới tấn công kẻ thù. Trăng là người đồng chí, đồng đội luôn sát cánh cùng chúng tôi.

Nhiều đêm hành quân, giữa rừng sâu hoang vắng, nằm trên võng dù, tôi nhìn ánh trăng trên trời cao bỗng nhớ quê nhà da diết. Ánh trăng hiền hòa giữa trời cao xanh, ánh sáng vằng vặc soi khắp núi rừng. Tôi ước, sau này đánh đuổi được bọn giặc, tôi trở về quê xây dựng lại cuộc sống mới. Cuộc sống nông nghiệp với con trâu, cái cày. Hằng ngày cuốc đất vường trồng rau xanh, đêm đêm thưởng thức uống trà ấm và ngắm ánh trăng tròn. Với tôi, cuộc sống như thế là đủ thú vui lắm rồi.

Ánh trăng chiếu rọi vào giường tôi nằm như đồng cảm và an ủi tôi vậy. Ánh trăng như thấu hiểu lòng tôi, xoa dịu trái tim chất chứa đầy thù hận trong tôi. Tôi thầm hứa với ánh trăng sẽ anh dũng chiến đấu đánh tan quân giặc mang lại đất nước hòa bình. Cuộc sống tươi đẹp đang chờ tôi phía trước, người thân đang ngóng đợi tôi ở quê nhà. Khi nghĩ đến đây, tự dưng nước mắt của tôi tuôn trào.

Than ôi! Tôi không ngờ được là khi cuộc chiến tranh kết thúc, lời hứa năm xưa của tôi với ánh trăng đã quên đi từ bao giờ. Ngày chiến thắng trở về, tôi rơi vào trạng thái bị hụt hẫng. Một phần vì quá vui mừng và hạnh phúc. Một phần vì tôi về với cuộc sống thường ngày với những ràng buộc mới. Cuộc sống vật chất đầy đủ tiện nghi làm tôi say mê tận hưởng để bù đắp lại những năm tháng vấn vả chiến đấu nơi rừng thiêng, nước độc. Nhiều lúc cận kề cái chết, tưởng như không thể trở về để gặp mặt vợ hiện con thơ.

Hằng ngày, tôi làm công việc mới trong thời kì dựng xây đất nước và khắc phục hậu quả chiến tranh khá bận rộn. Hết đi sớm lại về khuya khiến tôi không có thời gian để nghĩ ngợi. Hình bóng quê hương và muôn vàn những kỉ niệm tuy vẫn còn trong trí nhớ của tôi nhưng từ lâu nó đã bị khép lại, giấu kín. Ở nơi đô thị, phố xá phồn hoa, diễm lệ, ánh đèn màu lấp loáng soi rọi khắp mặt đất và bầu trời. Vầng trăng tình năm xưa vẫn cứ từng đêm đi qua bầu trời nhưng dường tôi không để ý nên không hề hay biết.

Tôi ngửa mặt lên bầu trời nhìn vầng trăng. Trăng nay vẫn thế, vẫn tròn trịa và tỏa sáng khắp nơi. Và lúc này, hình như có cái gì đó đang rưng rưng. Trong đầu tôi, những hình ảnh về quê hương, cánh đồng, ngọn núi, con sông,vv... bỗng hiện lên và thi nhau ùa về. Bất chợt, tôi xúc động và bật khóc. Những giọt nước mắt cứ thế lăn dài trên má.

Đó là nước mắt xót xa của những ngày tháng năm xưa. Giọt nước mắt hối hận khi nhận ra mình bây lâu đã hững hờ với quá khứ nghĩa tình, hững hờ với vầng trăng thủy chung. Dù chúng tôi, những người lính từ lâu đã không hề nhớ tới. Nhưng vầng trăng trải qua bao thời gian nó vẫn không thay đổi. Trăng vẫn luôn bên cạnh và dõi theo chúng tôi. Trăng thì nghĩa tình thủy chung còn chúng tôi lại vô tình đối xử lạnh nhạt với nó.

Ánh trăng lặng im không nói gì. Đó chính là sự im lặng nghiêm khắc nhắc nhở tôi về quá khứ đầy đau thương nhưng nghĩa tình. Trăng không giận dữ, nghiêm nghị nhưng lại bao dung càng khiến tôi thêm đau lòng. Tôi nhận ra bấy lâu nay mình đã hững hờ với quá khứ, hững hờ với nỗi đau thương mà dân tộc Việt Nam vừa trải qua. Nhiều lần, tôi đã tự ngụy biện rằng mình hoàn thành tốt công việc trong hiện tại là đã có công với đất nước rồi. Và những gì mình nhận được hôm nay là hoàn toàn xứng đáng do công sức của mình bỏ ra.

Nhưng kì thực, đó là một cuộc sống ích kỉ và vô tâm. Biết bao con người vẫn đang âm thầm hy sinh bởi bom đạn của kẻ thù vẫn còn sót lại, bởi đói khổ kéo dài triền miên. Nỗi đau thương vẫn còn âm ỉ trong lòng dân tộc Việt Nam. Kẻ thù đã rời đi rồi nhưng hậu của của chúng gây ra vẫn để lại gây tổn thương cho nhiều người. Biết bao gia đình, bao con người chưa tìm thấy được hạnh phúc. Cả dân tộc đang gượng mình cố gắng vượt qua thì tôi lại ngập ngụa với sướng vui của cuộc sống đầy đủ vật chất.

Càng suy nghĩ bao nhiêu thì tôi lại càng cảm thấy mình có lỗi bấy nhiêu. Cảm ơn ánh trăng đã soi sáng, giúp tôi thấu hiểu và nhìn nhận lại bản thân mình. Tôi phải làm gì đó để xứng đáng với dân tộc. Tôi cần phải làm gì đó để bù đắp lại những lỗi lầm của mình. Tôi phải sống thật xứng đáng với tinh thần của người lính trong thời đại đổi mới, tiếp tục tiên phong trong nhưng nhiệm vụ khó khăn của dân tộc. Tôi nhất định phải biết trân trọng quá khứ để sống tốt và xứng đáng với những gì mình nhận được. Cuộc sống này không chỉ dành riêng cho tôi mà còn dành cho cả dân tộc Việt Nam, dành cho những người anh hùng đã cống hiến hết mình vì nền độc độc, tự do của Tổ Quốc.

Vầng trăng dịu mát, sáng trong, vầng trăng huyền diệu từ bao giờ đã trở nên thân thương gắn bó với con người. Nếu như Bác Hồ kính yêu xem trăng như bạn bè tri âm "Trăng vào cửa sổ đòi thơ" thì tôi lại coi trăng là nguồn sáng lung linh để rửa sạch tâm hồn. Mỗi khi đứng nhìn trời đêm với ánh trăng, lòng tôi lại dạt dào cảm xúc.

       Thuở còn bé cho đến lúc trưởng thành, một không gian tuổi thơ đầy tiếng cười vẫn lung linh trong kí ức của tôi: đồng,sông,bể. Từ không gian đầy ắp kỉ niệm đẹp đẽ ây, tôi chợt nhận ra niềm say mê, sảng khoái của mình không hề có một chút phai nhòa. Trong cái mát lành dịu ngọt của quê hương, ánh trăng tràn ngập khắp mọi nơi. Không gian cứ mở rộng bao la bát ngát theo nhịp sống con người. Thời gian không ngừng vận động và tôi đã lớn lên từ nơi ấy, trở thành một chiến sĩ. Khi xa quê, tay cầm súng bước vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về giằng xé tâm hồn tôi. Vậy là từ nay, tôi sẽ chẳng còn đắm mình vào những trò chơi trẻ con nữa. Chẳng thể cùng bạn bè thả diều, tắm sông,chăn trâu vào những trưa hè được nữa. Trong những tháng ngày ở chiến trường, tôi chỉ có thể làm bạn cùng ánh trăng lúc đêm thanh vắng. Bỗng phút chốc đó, dường như người và trăng đã trở nên gắn bó. Ánh trăng là bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến đấu. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt mà đã trôi qua. Cái còn lại lúc này là vầng trăng đơn sơ, chung thủy.

         Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành. Ánh trăng soi rọi về quá khứ, tiếng nói tâm tình trong tôi trở nên sâu lắng, thiết tha. Trăng hồn nhiên như trẻ thơ, trăng chân thành như bè bạn, trăng gắn bó sâu nặng với con người mà không gì có thể ngăn cách. 

Kể lại câu chuyện Bếp Lửa của Bằng Việt bằng vai người cháu

Mở bài:

Nhận được thư nhà tôi vui sướng vô cùng. Ngồi bên lò sưởi, giở đọc bức thư, lòng tôi lại nhớ đến quê hương tha thiết. Mùa đông châu Âu giá rét căm căm. Căn lò sưởi lửa cháy bừng bừng nhưng vẫn không đủ ấm. Ánh sáng chói gắt và hơi ấm phả vào mặt khiến tôi chợt nhớ về bếp lửa hắt hui và hình bóng bà tôi năm xưa. Nỗi nhớ ngập tràn chiếm lĩnh hồn tôi, bâng khuân đến lạ. Hình ảnh bếp lửa hiu hắt, chờn vờn trong sương sớm và người bà hiền hậu, tảo tần sớm hôm hiện về trong trí nhớ xa mờ.

Thân bài:

Tôi sinh ra giữa thời đói khổ cùng cực. Chính sách bóc lột tàn tệ của thực dân Pháp khiến cho đất nước kiệt quệ, người nông dân khốn khổ không sao kể xiết. Đất nước rơi vào bóng tối của cuộc khủng hoảng. Cuộc sống trở nên bế tắc. Một cảnh sống bức bối, ngột ngạt phủ khắp mặt đất.

Tôi không còn nhớ rõ tôi đã lớn lên như thế nào. Kí ức xa xăm và rõ ràng nhất là năm tôi lên bốn tuổi. Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi. Hết thiên tai, hạn hán lại đến đại dịch, sản xuất liên tục bị mất mùa, thất thu. Cái đói như bóng ma lạnh lùng len lỏi trong mọi gia đình. Đâu đó xung quanh, thỉnh thoảng vẳng nghe tiếng khóc tiễn người đi. Khói rấm um lên khắp cả làng, phủ trùm một không khí thương tang.

Bố đi đánh xe khô rạc cả ngựa gầy. Có khi bố đi nhiều ngày mới về. Còn mẹ tảo tần trên đồng dưới ruộng, sớm đi tối về để lo cuộc sống mưu sinh. Bà tôi tuổi già sức yếu ở nhà chăm nom tôi. Quẩn quanh chỉ có tôi và bà. Bà đi đâu tôi thoe đấy. Bà làm gì, tôi cũng đứng cạnh. Tôi sợ hãi với những thứ có ở xung quanh. Bởi nó điêu tàn và im lặng đáng sợ.

Nhớ nhất là những lần cùng bà nhóm lửa, những làn cùng bà ngồi bên bếp lửa ấm. Khói bếp cuộn cay xè cả hai con mắt, cứ chớp lia lịa, rồi thở, nước mắt, nước mũi ròng ròng chảy. Cho đến bây giờ, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy cay cay trên sống mũi.

Không chịu được kiếp đời nô lệ lầm than, sớm giác ngộ lí tưởng Cách mạng, bố mẹ tôi thoát li đi kháng chiến, quyết chiến đấu tiêu diệt kẻ thù giành lại đất nước. Ở nhà vẫn chỉ còn lại tôi và bà tôi. Bao nhiêu năm thức dậy cùng bà là bấy nhiêu yêu thương, thấu hiểu. Hết mùa hạ, đến mùa thu, rồi đông tới, xuân sang, thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Đằng đẵng bao năm bố mẹ không ở nhà. Tôi cũng dần lớn lên trong vòng tay yêu thương, che chở của bà.

Tôi thương bà tảo tần khổ nhọc, bàn tay làm lụng không khi nào ngơi nghỉ. Việc đồng, việc nhà đều do một tay bà lo liệu cả. Mỗi sớm bà thức dậy, tôi cũng dậy theo bà. Bà nhóm lửa, tôi ngồi cạnh xem. Rồi tôi phụ bà nhóm bếp để bà đi vo gạo.

Ôi! Có giúp bà nhóm bếp mới thương bà cam chịu khổ nhọc đắng cay. Mùa khô nhóm lửa không khó. Nhưng vào mùa mưa và mùa đông lạnh thì đó là một việc làm kì công. Cái cúi rơm ẩm ướt thổi mãi mà không chịu cháy, cứ khói um lên mịt mù. Càng thổi mạnh, càng khói dữ hơn. Cái cúi rơm cứ lầm lì, bướng bỉnh và đáng ghét ấy. Nhiều lúc bực quá, tôi dập cho nó tắt rồi mồi lửa lại. Bà nhìn và cười bảo để bà nhóm cho.

Bố mẹ công tác không về được. Thỉnh thoảng, tôi thấy có người đến nhắn gửi cái gì đó. Biết là bố mẹ nhắn lời hỏi thăm. Bà tôi cũng dặn gửi mấy lời. Thương bà, tôi cũng ngoan lắm, luôn nghe lời bà và không nghịch ngợm bao giờ. Bà thường dạy tôi làm mọi việc, bảo rằng sau này lớn len còn biết mà làm. Bà tuổi già sức yếu, không biết sống được bao lâu, bố mẹ lại ở xa, cuộc chiến chưa biết khi nào kết thúc. Mỗi khi nhắc đến điều đó, khóe mắt bà rưng rưng muốn khóc.

Bà còn dạy tôi học. Bà nào biết chữ nên cũng không thể dạy tôi viết chữ. Bà dạy tôi đạo lí ở đời qua những câu chuyện kể. Có lẽ, cố tôi ngày xưa đã dạy bà những điều đó. Bà thuộc trong lòng và dạy lại cho cháu con. Mãi sau này, các anh chị quân giải phóng về làng và dạy tôi viết chữ, tôi mới biết viết, biết đọc.

Đêm đêm, bà ôm tôi vào lòng, kể chuyện cho tôi nghe. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Rồi những chuyện ngày xửa, ngày xưa… Những câu chuyện cổ tích kì diệu đưa tôi vào thế giới thần tiên, có cái thiện và cái ác. Những câu chuyện ngụ ngôn nhắc nhở tôi phải biết sống tốt đẹp, thảo hiền. Ôi, những năm tháng thần tiên có bà là những tháng năm đầy mơ mộng và niềm vui. Tôi ước có một thần tiên nào đó đến đây ban cho bà thật nhiều điều ước. Và tôi chỉ ước là làm sao đất nước thái bình, để cho đời bà bớt khổ là tôi an lòng rồi.

Thế nhưng, đó chỉ là mơ ước thôi. Cuộc đời bà vẫn còn nhiều kham khổ. Mỗi buổi trưa hè, cái nắng hừng hực đốt lửa trên những cánh đồng khô khốc, trơ trọi, tiếng tu hú kêu khan khiến tôi không khỏi nao lòng. Tiếng tu hú khắc khoải u buồn vang lên từng nhịp. Mùa này tu hú kêu có cái gì đó khác lạ. Có phải vì đói quá mà lang thang tìm đến chốn này chăng?

Tiếng tu hú ảo não vọng về từ những lùm cây bụi rậm trên cánh đồng xa vật vờ đáng sợ. Tiếng tu hú vang lên trong buổi chiều tắt nắng, trên nghĩa địa tiêu ma mỗi khi có người chết vừa chôn cất. Âm thanh ấy ám ảnh trong tôi như một kí ức không thể phai mờ. Phải chăng nó cũng đang tìm một chỗ trú ngụ nhưng chưa tìm thấy? Nhiều lúc, tôi nghĩ sao nó chẳng đến ở cùng bà, kêu quanh vườn bà cho bớt cô đơn.

Thắm thoắt thời gian trôi đi. Cuộc chiến ngày càng ác liệt. Bố mẹ không về được. Kẻ thù tràn đến làng. Đi đến đâu chúng cướp sạch, đốt sạch đến đó. Không những cướp của con người nguồn sống, chúng còn muốn hủy diệt luôn nguồn sống của con người. Chúng là ác quỷ. Chúng không có trái tim. Bởi thế, chúng cũng không có lòng thương xót. Chúng hung hăng và cuồng bạo tràn đến gieo rắc tai họa.

Năm ấy, cả ngôi làng yên bình bỗng rực sáng. Mọi nóc nhà bao năm kiên cường trước mưa bão đều hóa thành tro. Công sức mấy mươi năm gây dựng của con người phút chốc trở thành cát bụi. Sau cuộc khủng bố ấy, mọi người trở về làng. Không đầu hàng, họ lại quyết tâm làm lại, quyết tâm gây dựng cuộc sống mới. Kẻ thù có tàn bạo, có hủy diệt bao lần đi chăng nữa cũng không thể khuất phục được họ. Bếp lửa tắt rồi lại cháy lên tin tưởng và mạnh mẽ.

Bà con xung quanh lại giúp bà tôi dựng lại túp lều tranh trên nền đất cũ. Lúc chạy giặc chẳng mang theo được thứ gì. Bà lại tay đan thúng, tay dựng lều, sửa lại cái kiềng cho thẳng, kê lại mấy cái kệ ngồi. Một không gian ấp lại hiện lên. Bếp lửa đêm ấy lại sáng. Hai bà cháu trông chờ nồi cháo chín. Một nỗi lo âu đeo đẳng trong lòng, không biết ròi mai nay sẽ ra sao?

Tuy khổ nhọc đến thế nhưng bà vẫn vững lòng, đinh ninh dặn dò tôi tha thiết rằng có viết thư cho bố thì chớ có kể chuyện nhà. Cứ bảo là nhà mình vẫn bình an, bà vẫn mạnh khỏe. Ôi, đến lúc này mà bà vẫn nghĩ cho đất nước. Dù có đâu khổ đến thế nào bà vẫn một lòng nghĩ về cuộc chiến đấu. Kẻ thù càng hung bạo thì lòng căm thù và quyết tâm đánh thắng kẻ thù trong bà càng lớn. Tôi thấu hiểu lòng bà nên “dạ” một tiếng thật rõ to.

Rồi sớm rồi chiều, bếp lửa từ đôi tay bà bừng cháy lên. Một ngọn lửa từ trong lòng bà luôn ủ sẵn. Nó cháy lên mọi lúc. Nó dai dẳng cháy mãi như niềm tin bất diệt của bà. Bà đã truyền ngọn lửa ấy cho tôi, đốt lên trong tôi một ngọn lửa ấm áp. Đó là ngọn lửa yêu nước. Đó là ngọn lửa đấu tranh, ngọn lửa của niềm tin và khát vọng đến tương lai.

Chiến tranh đi qua. Hòa bình lại đến. Niềm tin tưởng của bà đã được đền đáp. Bố mẹ tôi trở về quê hương. Ngày đoàn tụ xúc động vô cùng. Dù đã cố giấu đi giọt nước mắt hạnh phúc nhưng khóe mắt bà cứ rưng rưng. Bà lại đi nhóm lửa, nấu một cái gì đó để đãi cả nhà, ăn mừng ngày vui.

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa, kham khổ đã nhiều, đau thương cũng không ít. Vậy mà mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lên bếp lửa nồng ấm yêu thương. Đâu phải tuổi già mất ngủ. Ấy là do bà muốn giữ ấm quá khứ đau thương mà nghĩa tình đấy thôi. Bà muốn được tận tay bà nhóm lên những niềm vui, làm nên những bữa khoai sắn ngọt bùi, cùng xóm láng giềng gần chung vui lúa mới để nhắc nhở về những tháng ngày lầm lụi xưa kia mà thêm trân trọng và mến yêu.

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! Nó kì lạ bởi không bao giờ tắt. Có tắt đi rồi lại mạnh mẽ cháy lên. Nó cháy lên trong cả những tháng ngày mưa bão hay giá rét. Nó lại cháy sau mỗi lần kẻ thù đến và cố hủy dệt nó. Từ đôi bàn tay cằn cõi của bà lại làm cháy lên ngọn lửa ấm diệu kì. Thiêng liêng là bởi nó gắn chặt với hình bóng và tình cảm nồng ấm của bà tôi đã dành cho tôi tất cả.

Giờ tôi đã đi xa, cách tổ quốc trăm núi nghìn sông. Cuộc sống lầm than, đói khổ đã qua rồi, cuộc sống mới hân hoan khắp mọi nơi. Nhưng chẳng bao giờ tôi thôi nhớ về bếp lửa quê hương và người bà hiền hậu. Nhưng chẳng bao giờ tôi quên nhắc nhở về bổn phận và trách nhiệm của tôi đối với bà tôi, đối với quê hương, đất nước tôi. 

Kết bài:

Dân tộc ta đã sống kiên cường bất khuất, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng, trách nhiệm của thế hệ chúng tôi hôm nay là bảo vệ thành quả lớn lao ấy và làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. Tôi dặn lòng mình nhớ lấy điều ấy. Và tiếp tục truyền ngọn lửa kì lạ và thiêng liêng này đến với mọi thế hệ mai sau.


Chuyển nội dung bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt thành một câu chuyện theo lời của nhân vật người cháu.

Tôi đặt chân lên đất nước Nga thấm thoắt đã được bốn tháng rồi. Ở đây đang là mùa đông. Sáng sáng, tôi thường vén rèm cửa sổ căn phòng kí túc xá sinh viên từ tầng năm để nhìn ra ngoài. Tuyết rơi trắng xóa mái vòm nhà thờ cổ kính, trên ngọn cây và mặt đường. Tôi rùng mình ớn lạnh trong mấy lớp áo len, áo khoác dày sụ. Trong tâm tưởng tôi hiện lên hình ảnh một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm ở quê nhà. Bếp lửa toả sáng bập bùng, in bóng bà tôi chập chờn trên vách liếp. Ôi, trải qua bao mưa nắng thời gian mà bếp lửa ấp iu nồng đượm gắn liền với người bà kính yêu của tôi vẫn lung linh trong kí ức đứa cháu đang sống xa quê hương, đất nước.

Quá khứ lần lượt hiện lên như một cuốn phim quay chậm. Lên bốn tuổi, tôi đã quen mùi khói. Đó là năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra khiến cho hơn hai triệu người chết đói. Đây là hậu quả của chính sách cai trị tàn ác, vô nhân đạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam giai đoạn này. Giống như bao gia đình nông dân khác, gia đình tôi cũng đói mòn đói mỏi. Cha tôi đi đánh xe ngựa chở hàng thuê. Cả người lẫn ngựa khô rạc mà đồng tiền kiếm được chẳng đáng là bao. Cảnh đau thương, tang tóc diễn ra khắp chốn. Người ta phải đốt những đống rạ, đống trấu lớn để hơi nóng xua bớt đi tử khí. Xóm làng điêu tàn ngập trong mùi khói. Nghĩ lại, đến giờ sống mũi tôi vẫn cay cay, nước mắt muốn ứa ra.

Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Đảng và Bác Hồ lãnh đạo nhân dân vùng lên đánh Pháp đuổi Nhật, giành lấy chính quyền, chấm dứt ách nô lệ kéo dài gần thế kỉ. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Chính phủ lâm thời được thành lập và lãnh tụ Hồ Chí Minh là vị Chủ tịch đầu tiên. Cả dân tộc hân hoan, phấn khởi trong niềm hạnh phúc vô bờ của cuộc sống tự do, độc lập.

Không lâu sau, thực dân Pháp quay lại cướp nước ta một lần nữa. Đảng và Bác Hồ kêu gọi toàn dân trường kì kháng chiến. Cha mẹ tôi gửi gắm tôi cho bà ngoại để tham gia vào sự nghiệp chống xâm lăng.

Suốt tám năm ròng, tôi ở cùng bà; sớm sớm, chiều chiều quấn quýt bên bà trước bếp lửa hồng. Bà rủ rỉ kể cho tôi nghe về những ngày lưu lạc ở Huế. Tháng năm, nghe tiếng chim tu hú kêu mà khắc khoải nhớ quê nhà. Cha mẹ tôi công tác xa, biền biệt không về. Quanh quẩn ra vào chỉ có hai bà cháu nên bà đã dồn tất cả tình yêu thương cho đứa cháu bé bỏng là tôi. Bà dạy tôi điều hay lẽ phải. Bà là người thầy đầu tiên dạy tôi tập đọc, tập viết những chữ đầu tiên trong cuộc đời. Tôi lớn dần lên trong vòng tay bao bọc của bà. Mỗi lần nghe tu hú kêu, tôi lại thầm hỏi: “Tu hú ơi! Sao mày chẳng đến ở cùng bà mà cứ kêu hoài trên những cánh đồng xa như vậy?”

Cuộc kháng chiến chống Pháp đã bước vào giai đoạn quyết liệt. Giặc Pháp đánh tràn ra mọi nơi. Chúng đi đến đâu cướp sạch, đốt sạch, giết sạch đến đó, gây ra tội ác ngút trời đối với dân ta. Giặc càn vào làng tôi, mấy trăm ngôi nhà bị đốt cháy tàn, cháy rụi. Sau những ngày tản cư, dân làng lầm lụi kéo về, dựng lại những ngôi nhà đơn sơ trên nền đất vương vãi tro than. Họ giúp bà cháu tôi dựng tạm túp lều tranh nho nhỏ góc vườn. Bà bình tĩnh dặn tôi: “Bố mẹ cháu ở chiến khu, bận nhiều việc lắm. Nếu có viết thư, cháu nhớ viết rằng ở nhà, mọi chuyện vẫn bình thường để bố mẹ yên tâm”. Tôi hiểu lòng bà, càng thêm yêu quý bà hơn. Ngày lại qua ngày, bà vẫn nhen lên bếp lửa và ấp ủ trong lòng ngọn lửa niềm tin vào một ngày chiến thắng; các con sẽ trở về đoàn tụ.

Chuyển nội dung bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt thành một câu chuyện

Suốt cuộc đời gian nan, lận đận, bà tôi tần tảo, chăm lo cho con, cho cháu. Hình ảnh bà tôi mái tóc bạc phơ, thân hình còm cõi luôn đi đôi với bếp lửa rực hồng. Bếp lửa do tay bà nhen nhóm tỏa hơi ấm khắp căn lều nhỏ và sưởi ấm lòng tôi, khơi dậy những tâm tình thiết tha của thời thơ dại.

Giờ đây, tôi đã trưởng thành, được Tổ quốc chắp cho đôi cánh để bay vào bầu trời thênh thang của tri thức và khoa học. Bàn chân tôi đã in dấu trên những nẻo đường xa xôi. Mắt tôi đã được nhìn thấy nhiều điều mới lạ. Nhưng tôi không bao giờ quên hình ảnh bếp lửa mà bà tôi ấp iu nhen lên mỗi sớm, mỗi chiều ở quê nhà. Tôi ao ước được về ngay bên bà, ôm chặt lấy bà mà thủ thỉ: “Bà ơi! Bà kính yêu của cháu ơi! Bà chính là người giữ lửa, truyền lại ngọn lửa của sự sống và niềm tin bất diệt cho các thế hệ con cháu của mình!”. Hình ảnh người bà kính yêu cùng bếp lửa hồng mãi mãi theo tôi suốt cả cuộc đời.

DÀN Ý CHUYỂN BÀI THƠ “BẾP LỬA” CỦA BẰNG VIỆT THÀNH MỘT CÂU CHUYỆN
1. MỞ BÀI
Giới thiệu hoàn cảnh: người cháu học ở Liên Xô, từ mùi khói bếp mà gợi kỉ niệm về bà và tổ quốc thân yêu,
2. THÂN BÀIBộc lộ sự nhớ nhà, nhớ bà, nhớ tổ quốc vì lâu chưa được vềNhìn khói bếp mà nhớ hình ảnh bà nhóm lửaNăm bốn tuổi đã nhận biết mùi khói và về bàLên tám thì nhận thức được hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh chung đất nướcNhững năm tháng cha mẹ ra chiến trận, bà dạy bảo, chăm nom, chăm sóc.Hình ảnh tiếng tu hú trên cánh đồng xa cũng cô đơn như hai bà cháuNăm giặc đốt làng: sự vững vàng của bà cùng lá thư gửi cha được bà bảo banNhững ám ảnh về hình ảnh bếp lửa: ấm áp, thiêng liêng, kì diệuSự thương xót đồng bào và căm thù quân xâm lược của người cháu khi nghĩ về tổ quốc
3. KẾT BÀI
Hình ảnh của người bà mãi mãi không bao giờ phai nhòa trong lòng của người cháu.

BÀI VĂN CHUYỂN BÀI THƠ “BẾP LỬA” THÀNH MỘT CÂU CHUYỆN
Mùa đông ở Liên Xô lạnh cắt da cắt thịt, nhà nào cũng giữ cho lò sưởi nhà mình luôn nóng, khói từ các ống trên mái nhà liên tục bây lên quyện vào mây trời. Giấu mình trong chiếc áo khoác dày sụ từ trường về nhà khi trời đã chập tối, khi nhìn lên bầu trời, tâm trí tôi lại hoa lên lạ thường bởi hình ảnh làn khói xa lạ kia khiến lòng mình nhớ đến những điều thân thương ở quê nhà. Đó là hình ảnh bà tôi bên làn khói nơi bếp lửa cũ, hình ảnh nuôi sống tuổi thơ tôi, hình ảnh mà cả đời tôi sẽ không bao giờ quên được.

Đã mấy năm tôi không về lại Việt Nam nơi tổ quốc thân thương mà nình sinh ra và lớn lên nhưng không ngày nào tôi nguôi suy nghĩ về quê nhà cùng việc tìm hiểu thông tin về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Không chỉ vì thói quen khi nhớ nhà mà đó còn là sự không yên lòng cho những người thân yêu. Không biết bà tôi giờ ra sao… Tôi sinh ra trong hoàn cảnh đất nước trong cuộc chiến bảo vệ độc lập gian nan, đã sớm chứng kiến đủ mọi khó khăn. Lên bốn tuổi, khi đã có kí ức và ý thức về mọi thứ, ý thức sâu sắc nhất đó là về mùi khói bếp của bà. Đó là những năm đói kém, mất mùa, dân ta một cổ ba tròng bị giày xéo dưới gót giày bọn cướp nước. Cha tôi lúc ấy là phu xe, con ngựa gầy ngày ngày theo cha ra thị trấn rồi lại quay về với bộ dạng thất thiểu gầy yếu vì không có gì ăn trong nhiều ngày, cha không có khách, nhà chắc túng thiếu lắm, ấy vậy mà trong kí ức của tôi thì bếp lửa của bà chưa lúc nào tắt, tôi cũng chưa phải đói rết ngày nào. Lớn lên tôi mới hiểu đó là biết bao công sức tần tảo hôm sớm, hi sinh, chắt chiu của cha mẹ, nhất là của bà để giữ sự ấm nóng cho bếp lửa, để giữ lấy sự sống cho gia đình, có đủ cơm no ấm áo cho đứa cháu trai. Nghĩ đến hương khói ngày ấy, sống mũi tôi bất giác cay lên, có lẽ mùi hương ấy sẽ chẳng thể nào phai và đáng quý hơn bất kể mùi hương lạ nào.

Tôi lớn hơn vài tuổi, đó là lúc cuộc kháng chiến của dân tộc đi vào gian nan nhất, cha mẹ vào chiến trường, để lại tôi cho bà nuôi dạy. Những năm tháng ấy tiếng chim tu hú luôn ám ảnh tâm thức tôi, nó xuất hiện mọi lúc mọi nơi làm cho con người ta não lòng, tôi chợt nhớ cha, nhớ mẹ biết mấy. Khi ấy ở làng chưa có trường, bà là người dạy tôi đọc sách viết chữ, dạy tôi nhóm lửa, làm mọi thứ, bảo ban tôi từng li từng tí một,… Bà còn hay kể chuyện ngày xưa khi gia đình còn ở Huế, tôi còn chưa biết Huế ra sao nhưng nó hiện lên trong lời kể của bà thật đẹp thật đáng ước mơ. Nhưng đột nhiên tôi lại thấy thương bà mỗi khi màn đêm buông xuống. Bóng lưng bà gầy gò in trên vách lều khi đèn dầu được đốt lên, có lẽ, nếu không vì tôi, tấm lưng kia đã không gầy đến thế. Và tôi nhớ đến tu hú, thay vì kêu não lòng người ngoài cánh đồng xa vắng, chúng đến ở đây với tôi, với bà, có lẽ hai bà cháu sẽ bớt phần cô đơn hơn.

Nhưng cuộc sống yên bình rồi cũng qua. Năm ấy, quân giặc tràn đến làng, đốt nhà, cướp của, bắt người,… tội ác để không biết đâu cho hết. Căn nhà nhỏ bé đơn xơ xưa kia đâu còn, hia bên làng xóm thương hai bà cháu côi cút, giúp đỡ dựng được túp lều tranh để che mưa, che nắng. Tôi liền muốn viết thư cho cha kể cha mẹ nghe về việc ấy nhưng bà bảo: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, con có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên để bố mẹ yên tâm mà đánh giặc cùng mọi người”. Vậy là trong lá thư ấy chỉ có nỗi nhớ tôi dành cho cha mẹ và như lời bà tôi nói nhà vẫn được bình yên. Khi ấy tôi cứ thắc mắc mãi vì sao bà không cho tôi kể về việc nhà bị giặc đốt, nhưng khi lớn lên tôi mới thấy hết sự kiên cường của bà. Bà không muốn cha mẹ tôi lo, bà chọn cách tự mình gánh vác việc nhà để con cái lo toan việc đất nước, đánh giặc, bảo vệ độc lập. Bà có niềm tin vững chắc vào cuộc kháng chiến của dân tộc ta, có một lòng lặng lẽ hi sinh cao cả. Có lẽ không chỉ bà tôi mà tất cả những người bà người mẹ của dân tộc đều kiên cường như thế.

Nay tôi đang được đón nhận nền học vấn ở một nơi xa yên ổn và an bình nhưng không ngày nào tôi thôi nhớ về quê hương, nhớ về bà tôi. Mấy chục năm nay, bà vẫn tần tảo sớm hôm một nắng hai sương như vậy và trong những lá thư gửi qua tôi biết bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm bếp. Ở nơi quê nhà chỉ có một mình nhưng bà có bà con lối xóm cùng chia ngọt sẻ bùi nên cũng ắp đầy tình thương mến. Và có lẽ ở đó, bà nhóm lên bếp lửa từng ngày là để giữ lại hơi ấm lửa của tuổi thơ cho đứa cháu một ngày trở về sẽ ngồi lại bên hơi ấm ấy mà ôm bà. Ngọn lửa ấy chính là ngọn lửa thiêng liêng và kì diệu nhất cuộc đời tôi, là ngọn lửa đại diện cho sự sống và tình yêu không bao giờ tắt.

Giờ ở nơi đất khách, tôi vẫn không sao quên được mùi khóm của bà, hơi ấm lửa của bà, dù sau này có đi đâu xa, có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả thì hạnh phúc của tôi cũng chỉ đặt ở ngọn lửa do chính tay bà nhen mà thôi.

Ngoài tiêu đề trên thì cũng có rất nhiều dạng đề gần tương tự như: đóng vai người cháu trong bài bếp lửa kể lại, kể lại bài thơ bếp lửa bằng văn xuôi, kể lại tình bà cháu trong bài thơ bếp lửa... thì các bạn cũng làm tương tự. Độ dài ngắn tùy theo yêu cầu của giáo viên




Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vanhoc