Chị Phương Định
Chạy dọc theo con đường Trường Sơn của những năm 1970 , lúc mà pháo lửa quân thù cháy mạnh nhất trên con đường huyền thoại ấy . Ta bắt gặp những chàng lái xe trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " , bắt gặp cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn trong " Gửi em cô thanh niên xưng phong " và lúc đến cao điểm điểm vùng trọng điểm lại thấy một hình ảnh sáng ngời của cô gái tên Phương Định trong tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi " của nhà văn nữ Lê Minh Khuê . Một cô Phương Định bật nổi lên những đức tính quý giá của lớp trẻ bấy giờ .
" Những ngôi sao xa xôi " được viết vào năm 1971 khi nhà văn Lê Minh Khuê tham gia vào hàng ngũ thanh niên xung phong lúc đó . Tác phẩm viết về ba cô gái Phương Định , Nho và Thao trong " tổ trinh sát mặt đường " . Đoạn trích kể về vài lần " phá bom " đầy gian nguy của ba chị , một lần Nho bị thương và được bảo bọc bởi chị chăm sóc ân cần của Thao và Phương Định và cuối cùng lắng lại là một trận mưa đá gợi nhớ lên trong Phương Định - nhân vật chính , biết bao nỗi nhớ quê hương .
Như bao đồng bào ta lúc bấy giờ Phương Định có một lòng yêu nước và sự dũng cảm rất lớn . Chỉ mới cởi bỏ bộ đồng phục màu trắng năm mười bảy tuổi chị đã khoát lên mình bộ quân phục có ngôi sao cách mạng vào chiến trường . Thứ chị gửi lại quê nhà là người mẹ ở Hà Nội , là khu nhà có thể thỏa sức ngắm nhìn những ngôi sao to và còn lắm những thú vui tuổi mới lớn để đi vào chiến trường khói lửa , đi theo tiếng gọi của tổ quốc . Vào chiến trường chị ở " một cái hang dưới chân cao điểm " một nơi mà được miêu tả quá hoang tàn , trơ trụi , sơ xác như một chốn tử địa không có một sự sống . Ở đó thứ sống dậy mãnh liệt nhất có lẽ là tình yêu nước trong các chị . Công việc của chị trên chiến trường đó là " khi có bom nổ thì chạy lên , đo khối lượng đất lấp vào hố bom , đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom " nguy hiểm đến cùng cực . Chị chạy suốt ngày trên cao điểm mà khi có ánh sáng chạy trên cao điểm là như đang đùa với tử thần vậy . Có thể bị bom ném tan xác bất cứ lúc nào . Do vậy tinh thần chị Định lúc nào cũng" căng như chão " và " tim đập loạn xa." . Công việc quá nguy hiểm . Nên chị " cũng từng nghĩ đến cái chết " nhưng nó lại mờ nhạt " để nhường chỗ cho suy nghĩ liệu bom có bổ , khi nào , nếu không thì làm sao cho nó nổ ? . Nghĩ cho đất nước .
Nhà văn Nam Cao đã viết " Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa . " ấy thế mà trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của chiến trường ta vẫn có một Phương Định biết lo lắng ,chăm sóc và quan tâm đồng đội của mình hết mực . Đó là lần cô gái Nho bị thương trong một lần phá bom . Ta bắt gặp chị Định lo lắng ân cần , lau vết thương , tiêm thuốc , cho Nho uống sữa . Không phải chỉ khi khó khăn nhất chị mới thể hiện lòng quan tâm của mình . Trong thường ngày sự quan tâm của chị dành cho họ được miêu tả qua cách nhìn chi tiết của chị với đồng đội , chị nắm được hết sở thích và tính cách của mọi người : Nho thích kẹo , chị "mát mẻ như một que kem trắng " , biết Nho thích thêu thùa , còn chị Thao thì " sợ máu " " sợ vắt " , " áo lót nào của chị cũng thêu chỉ màu " " chị thích chép bài hát" và "chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát " . Đều là những thói thường ngày bình thường nhưng vẫn được chị Định nhớ một cách rất rõ ràng , không mơ hồ , không có không chắc chắn .
Trái với sự cứng rắn , dũng cảm đến sắc lạnh những lúc phá bom thì chị Phương Định lại có một tâm hồn rất mơ mộng , những sở thích rất " thiếu nữ " . Phương Định của " Những ngôi sao xa xôi" là " "một cô gái khá " có những bím tóc dày , mềm mềm , một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa sen . Chị thích ngắm mình qua gương như những cô gái tuổi 17 khác. Thích thẩn thờ mơ mộng về những điều đẹp đẽ. Chị " mê hát " và cứ thích bịa những lời bài lộn xộn để khuây khỏa người . Lúc cuối truyện , có một cơn mưa đá . Cơn mưa đá đã đem một Phương Định tinh nghịch trẻ con , thích thú với những viên đá lạnh đến cho chúng ta . Người con gái ấy sao mà vừa đáng yêu vừa mạnh mẽ đến lạ thế .
Phương Định được Lê Minh Khuê miêu tả thật chân thật bằng nhiều nghệ thuật . Từ ngôi kể là chính nhân vật đã làm cho những tình cảm , cảm xúc , ngoại hình của chị Định hiện lên thật rõ nét . Việc dùng từ ngữ rất trẻ trung , nữ tính và gần với khẩu ngữ đã bộc lộ lên được tính cách rất " thiếu nữ " của cô con gái mới lớn đó . Và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ , hành động , những câu văn có nhịp nhanh ...
Cũng giống như ông Hai trong tác phẩm " Làng " là đại diện cho tầng lớp nông dân yêu nước lúc bấy giờ thì Phương Định cũng không chỉ là chị Định riêng biệt của Những ngôi sao xa xôi mà chị còn đại diện cho những thanh niên xung phong trên tuyến đường máu lửa này nói riêng và lớp trẻ Việt Nam nói chung. Giống Phương Định , lớp trẻ lúc bấy giờ đều là những con người dũng cảm , chịu thương chịu khó không sợ hi sinh và đặc biệt là vẫn giữ được nét trẻ trung, năng động , hồn nhiên đúng với số tuổi của mình .
Gắp lại đoạn trích " Những ngôi sao xa xôi " đó chính là niềm ngưỡng mộ đối với một chị Định có những nhân phẩm thật tuyệt . Còn nữa là sự thán phục với cách dùng từ , kể truyện và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật thành công của Lê Minh Khuê . Là lớp trẻ của thời bình chúng ta cần phải thể hiện mình thật tốt để không xấu hổ với lớp anh chị , để giúp đất nước sánh với các cường quốc năm châu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top