Bi Kịch tha hóa
Trong giai đoạn văn học 1930-1945, mỗi tác giả đều có lối viết, lối khai thác các nhân vật của riêng mình nhưng họ chủ yếu đều viết về số phận những người nông dân. Còn riêng Nam Cao, ông lại muốn tìm tòi, khai thác về nỗi khổ của những người nông dân lương thiện. Nam Cao là một nhà có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, ông là người có tấm lòng đôn hậu chan chứa yêu thương,gắn bó sâu nặng với quê hương, nặng ân tình đặc biệt là đối với những người nông dân nghèo khổ bị áp bức. Đặc biệt đến với truyện ngắn Chí phèo-một trong những truyện ngắn viết về đề tài người nông dân nghèo trước CMT8 của Nam Cao, chúng ta không thể không cảm thông, xót xa, đau đớn trước bi kịch bị chế độ TDPK đẩy vào con đường tha hóa của Chí Phèo .
Cuộc đời con người là một chuỗi vận động liên hoàn mà chúng ta không thể phân tách hay chia cắt được.Tuy nhiên cuộc đời mỗi con người được hình thành bởi những điều kiện, hoàn cảnh . Ở những điều kiện lớn, hoàn cảnh lớn,bản chất con người mới được bộc lộ bởi nói như H.Balzac: "Bản chất của con người thường bị bánh xe của số phận che đậy, và khi lao vào bão tố, dù tốt hay xấu, tự nó sẽ bộc lộ." Cuộc đời Chí Phèo tù lúc sinh ra đến lúc chết đi đươc chia làm hai chặng đường: chặng đường đầu tiên từ lúc Chí sinh ra đến năm hai mươi tuổi và sau khi ra tù.
Khi vừa lọt lòng, Chí Phèo đã bị bỏ rơi, đó là khởi đầu của cuộc đời bi kịch, bị ruồng bỏ, bị cự tuyệt. Một đứa trẻ không cha, không mẹ một đứa trẻ xám ngắt, được bọc trong một tấm váy đụp bên cạnh lò gạch bỏ hoang, được người thả ống lươn đem về trong một buổi sớm tinh sương.Lớn lên, Chí Phèo được cưu mang bởi những con người nghèo khổ,Chí Phèo đi ở hết nhà này cho đến nhà khác, từ bà goá mù cho đến ông Phó Cối.Quá khứ ấy không khiến Chí Phèo trở thành một đứa trẻ hư hỏng, trái lại, đến năm hai mươi tuổi, khi đi làm hắn canh điền cho nhà lí Kiến, Chí Phèo vẫn giữ nguyên bản tính của một người nông dân thuần hậu.Cũng như biết bao người nông dân làng Vũ Đại, Chí Phèo ước mơ có được một cuộc sống bình dị bởi mơ ước của một con người phần nào bộc lộ bản tính của người ấy. Ước mơ giản dị, lương thiện :"có một cuộc sống nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ con lợn để nuôi, khá giả mua năm ba sào ruộng cấy ".Mơ ước ấy chứng tỏ rằng hắn là một người nông dân thuần hậu, thậm chí làng Vũ Đại còn gọi hắn là người "lành như cục đất".Ta còn thấy Chí phèo là một người trong sáng và trọng danh dự.Làm hắn canh điền cho nhà lí Kiến, rồi mỗi lần bị bà Ba gọi lên bóp chân,Chí Phèo chỉ thấy nhục, thấy sợ .Trái tim của Chí Phèo hai mươi tuổi đâu còn là gỗ đá, Chí Phèo đã nhận thức được đâu là tình yêu chân chính, đâu là thói dâm ô. Bị gọi "đấm bóp cho bà 3 quỷ quái hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì". Như vậy, rõ ràng, đến đây ta có thẻ khẳng định hắn là một người nông dân thuần hậu, là người trong sáng và trọng danh dự nhưng xã hội ấy không cho Chí Phèo sống yên ổn với bản tính nông dân thuần hậu của hắn.Chí Phèo đang sống trong cái xã hội mà "Kiếp người cơm vãi cơm rơi- Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi.", trong cái xã hội mà cạm bẫy người giăng giăng như mắc cửi thì những ngời hiền lành như Chí Phèo bao giờ cũng phải chịu thiệt thòi.Vì một cơn ghen bóng gió,Chí Phèo đã bị Bá Kiến tống vào ngục tù. Vì sự ích kỉ của mình, con người xảo quyệt này sẵn sàng chà đạp lên cuộc đời người khác không thương tiếc, không ghê tay.
Qua những chi tiết trên nhà văn Nam Cao đã làm nổi bật được nguồn gốc của Chí Phèo là một người nông dân lương thiện giàu lòng tự trọng có ước mơ lương thiện, Đồng thời tác giả tác giả cũng lên án phê phán giai cap thống trị dùng quyền hành xô đẩy người nông dân vào con đường tù tội không lối thoát
Chí Phèo ra tù, trở về làng, Chí thay đổi cả về hình dáng lẫn tính cách. Nhà tù thực dân đã bắt đi một anh Chí hiền lành lương thiện và trả lại cho đời một Chí Phèo hung ác, lưu manh.Đầu tiên là sự tha hóa về ngoại hình.Chính nhà văn Nam Cao phải hai lần thốt lên trông gớm chết khi miêu tả bộ dạng của anh ta sau bảy, tám năm ở tù về. Trước kia Chí hiền như cục đất, chỉ lo làm ăn, lương thiện, ấy vậy mà sau khi ra tù về, hắn khác hẳn: "cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt cơng cơng, mình đầy xăm xổ trông gớm chết cái ngực phanh đầy những nét chạm tổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy ". Chính ngoại hình dị dạng ấy đã báo hiệu một sự thay đổi khủng khiếp của Chí, từ một người nông dân hiền lành Chí trở thành một lên lưu manh sẵn sàng rạch mặt ăn vạ, làm những trò hèn hạ và bẩn thỉu để được đồng tiền uống rượu. Nhưng sự tha hóa về ngoại hình không đáng sợ bằng sự tha hóa về nhân tính .Chí không còn hiền như đất, mà hung hăng, liều lĩnh. Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến nhà Bá Kiến, gọi tận tên ra mà chửi. Rồi Chí phèo đánh nhau với Lý Cường, đập cái chai vào cột cổng, lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Không may cho Chí phèo, cái mãnh lực đen tối, tiềm tàng trong hắn đã gặp phải tên cáo già xảo quyệt là Bá Kiến. Chí như lửa to gặp gió lớn, càng tác oai tác quái nhiều hơn. Bá Kiến biết rằng với những thằng hiền thì phải bóp cho ra bùn, còn với hạng lưu manh côn đồ, phải biến nó thành tay sai. Bằng những đồng tiền lẻ, thủ đoạn "trị không được thì dùng", Bá Kiến đã biến Chí trở thành công cụ nham hiểm, tàn độc giúp hắn thanh toán những món nợ giang hồ.Chí Phèo bị lợi dụng, trở thành kẻ chuyên đi đâm thuê chém mướn, mỗi ngày hẳn bán rẻ linh hồn mình cho quỷ bằng vài đồng vài hào . Chí phèo triền miên trong những cơn say, và hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm"hắn đã đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, đập nát biết bao cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu con người lương thiện" để rồi cuối cùng hắn biến mình thành 1 con quỷ dữ của làng Vũ đại lúc nào không hay .Cái mặt của Chí "không còn là mặt người" "nó là mặt của một con vật lạ ....nhìn mặt hắn người ta không đoán được là bao nhiêu tuổi, nó vàng vàng mà lại sạm màu gió, nó lằn ngang lằn dọc không biết bao nhiêu là vết sẹo "rồi hắn còn suốt ngày say rượu" cứ rượu vào là hắn chửi . Bắt đầu hắn chửi trời, có hề gì, trời là tất cả nhưng chẳng của riêng ai, rồi hắn chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi người sinh thành ra hắn. Trong tiếng chửi lảm nhảm của Chí còn lã nỗi cô độc, hắn khao khát được giao tiếp với mọi người dù chỉ là tiếng chửi, nhưng chẳng ai đáp lại hẳn, chẳng đi chấp nhận hẳn Bởi những định kiến cố hữu đến từ phía làng Vũ Đại hắn càng không tìm được lối thoát . Chị Dậu bán chó, bán con còn được gọi là người, nhưng Chí Phèo đã bán cả linh hồn mình cho quỷ dữ mất rồi. Sự tha hóa của Chí Phèo được gián tiếp tác động bởi lão Bá cộng với nhà tù thực dân, rồi những gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến Chí không còn con đường lui, nên hắn buộc phải đi rạch mặt ăn vạ người ta mà kiếm miếng nhét vào bụng.
Qua đây Nam Cao cho thấy sự tàn độc và bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của gia cấp thống trị đương thời, xé toang lớp mặt nạ giả nhân giả nghĩa của chúng. Đồng thời bày tỏ tấm lòng đồng cảm, sự xót đau của ông khi phải chứng kiến sự tha hóa trở thành lưu manh hóa của người nông dân lương thiện. như vậy quá trình tha hóa của Chí Phèo chính là một thông điệp Nam Cao muốn nhắn gửi đến bạn đọc, rằng nỗi khổ của người nông dân đâu chỉ là cơm áo, gạo tiền, hà hiếp áp bức mà đáng sợ hơn đó còn là nỗi khổ bị mất quyền làm người lương thiện, bị tha hóa, bần cùng hóa đến lưu manh hóa, để từ đấy lên tiếng kêu gọi sự đổi thay sâu sắc của xã hội.
Có thể nói, Nam Cao đã rất thành công trong việc khai thác nỗi khổ về mặt tinh thần, nỗi đau về thể xác của những người nông dân xưa. Kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà sống động càng làm tôn lên tài năng của Ông. Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm lòng đồng cảm sâu sắc với bi kịch của nhân vật, niềm tin về bản chất hiền lành lương thiên của con người sẽ luôn còn đó.Nam Cao còn khẳng định một sự thật đau đớn ở làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: hiện tượng người nông dân bị chà đạp về thể xác và tâm hồn lương thiện vốn có, bị xã hội phi nhân tính cướp đi cả hình hài lẫn tính người Tác phẩm được viết lên như 1 lời kêu cứu, cứu lấy quyền làm người, cứu lấy quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc lứa đối của con người.Hơn nữa nhà văn không chỉ vạch khổ cho người nông dân bị áp bức bóc lột, mà từ hình tượng nhân vật, gián tiếp lên án, tố cáo các thế lực đen tối thống trị xã hội lúc bấy giờ.Đây cũng là giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top