Phân tích 8 câu đầu TCLLCNCP
Văn học thế kỉ XVIII là nền văn học của những tiếng nói lên sự thương tiếc, cảm thông cho số phận bất hạnh của người phụ nữ. Ngoài kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du ta cũng không thể không nhắc đến tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Ông là một ng tài hoa, có tài nghệ văn chương lừng lẫy với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Chinh phụ ngâm cũng là một trong số đó là một áng thơ hay thuộc thể ngâm khúc, hơn hết đoạn trích còn để lại cho hậu thế một giá trị hiện thực vô cùng sâu sắc. Đặc biệt chính là tâm trạng hiu quạnh cô đơn của người chinh phụ trong 8 câu thơ đầu tiên.
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
...
Hoa đèn kia với bóng người khá thương."
Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, đoạn trích từ câu 193 đến câu 216. Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm là Chinh phụ ngâm khúc - Khúc ngâm của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Tình cảnh lẻ loi và tâm trạng đau khổ của người chinh phụ. Khi người chồng ra trận mãi chưa về, người chinh phụ cảm thấy cuộc sống mình không còn ý nghĩa, nhớ nhung trong cảnh cô đơn. Vì vậy mà nàng rơi vào tâm trạng sầu khổ triền miên. Có thể nói, sầu và nhớ là cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ này. Trong 4 câu thơ đầu, hành động và tâm trạng của người chinh phụ đã được ngòi bút sắc sảo của tác giả khắc hoạ rõ nét:
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen."
Nàng dường như quên hết mọi thứ xung quanh. Cái cô đơn, khắc khoải ở trong tâm trí đã len lỏi, gậm nhấm nàng để rồi nó hiện thành hình hài qua dáng vẻ thơ thẩn như người mất hồn. Nàng "dạo hiên vắng" giữa không gian tịch mịch, hoang vắng khiến tiếng bước chân của nàng như gieo vào lòng người đọc cảm giác như cảnh vật đều trở nên vắng lặng hiu hắt, thời gian như bị ngưng đọng. Nàng biết làm gì đây khi ngày lại tiếp ngày, đêm lại tàn đêm trong nỗi nhớ nhung vô vọng. Hết ngồi lại đứng, hết đứng lại đi, tâm trạng bồn chồn, "rủ" rèm xuống lại "thác" rèm lên, chỉ một mình một bóng giữa đêm khuya.
" Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm,dường đã có đèn biết chăng?"
Đã lâu lắm rồi "thước chẳng mách tin", "thước" là loài chim báo tin lành, báo tin người đi xa đã trở về. Thế mà ngay lúc này, con chim Thước lại im bặt, làm cho nỗi nhớ, nỗi khắc khoải mong chờ trong lòng người chinh phụ lại tăng lên gấp bội. Chim thước chẳng mách tin, người chồng yêu thương vẫn chưa trở về, nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng trong khung cảnh đau buồn này thì chỉ có ngọn đèn leo lét làm bạn với nàng.
" Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi."
Nàng tự hỏi đèn, thứ thường xuyên thức cùng nàng mong ngóng tin chồng thì liệu "đèn" có biết được nỗi lòng của nàng. Nhưng đèn chỉ là vật vô tri vô giác làm sao có thể thấu hiểu và soi rõ được hết lòng nàng. Chinh phụ hỏi đèn chính là tự hỏi lòng mình, ngọn đèn cháy đã tàn bất, dầu đã cạn nhưng dường như nỗi trăn trở sầu bi trong lòng nàng càng bừng cháy đối diện với hoa đèn, để rồi đối diện bóng người, bóng của chính mình, để tự thương mình, giọng thơ đầy than vãn oán trách "lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi." Hình ảnh chiếc đèn hiện lên đã chứng minh cái sự cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ, khi không có một ai cảm thông, an ủi.
Kết lại đoạn thơ còn xuất hiện thêm hình ảnh sóng đôi "hoa đèn" - "bóng người" cho thấy sự chờ đợi, mong ngóng người đến bất lực tột cùng của người chinh phụ. Tâm trạng nhân vật có chuyển đổi từ lời kể bên ngoài thành lời thoại độc tâm. Qua đó, ta cảm thấy xót thương cho số phận của người chinh phụ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, qua thể thơ song thất lục bát, cách dùng từ, hình ảnh ước lệ, tác giả đã miêu tả được tâm lí nhân vật tài tình. Tâm lí người chinh phụ được miêu tả ở nhiều cung bậc khác nhau về nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
Đoạn thơ giàu giá trị nhân văn, đã thể hiện sâu sắc tấm lòng thương yêu và cảm thông của tác giả với khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ. Cất lên tiếng kêu nhân đạo, phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top