Phần 16 - 23
PHẦN 16: QUYẾT TỬ
Đây nói về Lê Anh, Đoàn Minh, Hoàng Phi, được lịnh trấn giữ hành thủy. Lê Anh trên đài quan sát, thấy quân Ân trùng trùng lớp lớp rồi tách ra làm ba đạo quân, do Sát Sát chỉ huy, sai Tào Côn, làm tướng tiên phong phá trận. Tào Côn phất cờ đạo quân bộ binh ào ào xông vào trận, xáp chiến với quân Văn Lang, rồi có hiệu lịnh lui quân.
Đạo quận xạ tiễn lao vào bắn quân Văn Lang xối xả, quân Văn Lang giã thưa bỏ chạy, quân Ân không đuổi theo mà lui quân ra sau, nhường cho quân kỵ binh lao vào nhanh như gió tấn công quân Văn Lang xối xả, rồi lui ra cứ như thế quân Ân tiến sâu vào trận địa, từng bước từng bước phá tan ngũ hành trận, quân Văn Lang không còn cách nào hơn là xông ra tử chiến, thế là trận đánh xáp lá cà, nhờ mây trận che chắn nên quân Văn Lang ít thiệt hại hơn, trận chiến cứ thế xảy ra cả hàng giờ, bất phân thắng bại.
Nói về Sát Sát thấy quân Ân chưa làm gì được quân Văn Lang, liền điều động năm nghìn quân chủ lực, tiến vào trận. Tức thời gặp phải đạo quân áo giáp xạ tiễn chận đánh, đội quân chủ lực quân Ân đánh trả quyết liệt, hai bên tử nạn, thương vong vô số. Sát Sát vô cùng tức giận làm phép chỉ kiếm, tức thời giông tố nổi lên ầm ầm đánh vào quân Văn Lang, tức thời mây đen, mây trắng cuồn cuộn chống trả. Sát Sát vô cùng kinh hãi, niệm chú hóa phép yêu tinh quỷ dữ hiện ra, tức thời mây trắng, mây đen hóa ra sấm sét yêu tinh quỷ dữ khiếp vía tan biến hết.
Nói về đạo quân tinh nhuệ quân Ân quả nhiên lợi hại đánh bật đạo quân áo giáp. Mây trắng mây đen, bị áp lực thần thông Sát Sát làm cho giảm sút uy lực, vì thế quân Văn Lang cũng giảm sút đi sự biến hóa, quân Ân vì thế mà tấn công dữ dội, lớp nầy ngã xuống lớp khác xông lên, quân Văn Lang ít quân hơn chỉ nhờ vào trận pháp ngũ hành biến hóa theo tiêu diệt kẻ thù.
Sát Sát hết làm phép nầy tới làm phép kia, quyết phá tan mây đen mây trắng, đang trong lúc làm phép thời nổi lên tiếng quát như sấm: Yêu nữ kia nạp mạng đi. Tức thời một đạo quân thiết giáp đội quân tinh nhuệ nhất của đạo quân Văn Lang, từ trung ương ngũ hành, ào ào phi ra tấn công vào đội quân tinh nhuệ thiết kỵ binh quân Ân. Thiết kỵ binh quân Ân ra sức chống trả, nhưng không nổi sắp bị tiêu diệt đến nơi. Sát Sát kinh khiếp thúc quân phá vòng vây đánh bật đạo quân áo giáp lao ra khỏi trận, thấy Tào Côn mình đầy máu bị thương khá nặng, thoát ra khỏi trận trước mình. Sát Sát nhìn lên trời thở dài thế là đi tiêu gần hai vạn quân.
Nói về quân Văn Lang tuy thắng trận nhưng cũng thiệt hại gần hai vạn quân, chỉ còn hơn tám vạn quân, định thừa thắng xông ra tiêu diệt quân Ân, nhưng thấy quân Ân còn đông quá, khó mà đánh cho lại, bằng cố thủ trong trận ngũ hành. Quân Ân cũng không dám tấn công nữa, chỉ bao vây bốn cửa một lúc một thêm chặt.
PHẦN 17: ĐẠI PHÁ QUÂN VĂN LANG
Đây nói về cùng lúc trận chiến cánh Tây quân Ân do Sát Sát chỉ huy, thời cánh Đông Ân Mao Vương, cùng vợ hai là Nghịch Phong sau khi thắng trận giết chết Cao Sơn một tướng kỳ tài của quân Văn Lang, thời lấy làm hả dạ, vì đã trả thù được cho con là Mao Lợi cùng Tây Đô, Tào Hổ, sau đó thời lên kế hoạch đánh phá trận ngũ hành tiêu diệt quân Văn Lang.
Trong lúc đang bàn thời có quân vào báo:
Có Hung Đa Di, Hung Quân Liệt đến.
Ân Mao Vương cho mời vào. Hung Đa Di, Hung Quân Liệt sau khi diện kiến Ân Mao Vương thời kể lại tất cả bị quân Văn Lang đánh bất ngờ, thua đau thua đớn, thiệt hại hơn một nửa số quân.
Ân Mao Vương, Nghịch Phong nghe qua lấy làm kinh hãi nói:
Quân Văn Lang hùng mạnh đến thế sao?
Hung Đa Di nói:
Chúng thần cho người dọ thám thời mới biết quân Văn Lang chỉ có 10 vạn quân mà thôi.
Ân Mao Vương nghe xong lấy làm kinh ngạc:
Chỉ có 10 vạn quân mà đánh tiêu 30 vạn quân, mà toàn là những quân chiến mã thiện chiến, tung hoành trên thảo nguyên, từ phương Bắc đến phương Nam.
Chuyện nầy nếu không phải là hai Tướng quân con của Hung Nô Vương nói thời khó mà tin được. Hung Đa Di, Hung Quân Liệt nói:
Nếu không chủ quan xem thường quân Văn Lang, thời quân Văn Lang sẽ không bao giờ đánh bại một cách dễ dàng như thế được, dù cho đó là lực lượng tương đương với nhau.
Ân Mao Vương nói:
Thua keo nầy gầy lại keo khác, mau về nói với Hung Nô Vương mau đến đây bàn kế tiêu diệt quân Văn Lang.
Hung Đa Di tức tốc lên đường, không bao lâu thời Hung Nô Vương đến, hai bên chào hỏi với nhau. Ân Mao Vương liền vào đề:
Một trận chiến nầy nếu chúng ta thắng, thời không chỉ chúng ta nuốt Bắc Văn Lang, mà Trung Văn Lang, cho đến cả Nam Văn Lang, tha hồ mà hưởng sung sướng, tha hồ mà làm bá chủ, phương Bắc cũng phải khiếp sợ chúng ta.
Hung Nô Vương hỏi:
Kế sách đó bằng cách nào?
Ân Mao Vương nói:
Tấn công phá ngũ hành trận, tiêu diệt đại quân chủ lực Văn Lang, một trận pháp vô cùng lợi hại của nước Văn Lang, nếu phá được thời quân Văn Lang không còn dựa vào đâu để đối địch lại chúng ta. Nếu Hung Nô Chúa Vương chịu đánh phá một cánh Đông ngũ hành, thời Ân Mao Vương ta sẽ hiến kế.
Hung Nô Vương nói:
Cứ đưa ra kế sách, Chúa Vương tôi quyết thực hiện theo.
Ân Mao Vương nói:
Chúa Vương chỉ cần năm vạn quân chịu trách nhiệm tấn công vào cánh Đông hành mộc ngũ hành trận, còn bao nhiêu quân thời phục kích, không được phục kích nơi đồi Mục Linh, vì phục kích nơi đồi Mục Linh, quân Văn Lang phát hiện bao vây đánh hỏa công ngay, vì lúc nầy trời có nắng, lại có gió to. Quân Văn Lang sẽ đi bọc qua đồi Mục Linh trong đêm đến Kinh Đô đánh cướp trại chúng ta. Khi nghe chúng ta dồn hết lực lượng công phá trận ngũ hành, thời chúng bí mật bất ngờ đốt phá doanh trại, phá hủy lương thực chúng ta, làm cho chúng ta hoang mang tinh thần đi đến hồn loạn, tức thời chúng đánh từ sau đánh tới, ở trong đánh ra, chỉ cần tiêu diệt được một cánh quân chúng ta, thời chúng tức tốc kéo quân bao vây từ sau cánh Đông đánh tới, trong đánh ra, sau đánh tới tiêu diệt mất hai cánh quân chỉ còn nước là bỏ chạy mà thôi, chúng thừa thắng hiệp lực với các cánh quân Châu Phủ, truy sát bại binh chúng ta, thời giấc mộng xâm chiếm Văn Lang coi như chấm hết, không khéo nhân cơ hội đó quân binh nhà Chu kéo đến chiếm mất ba nước chúng ta, thế là chúng ta tàn đời.
Hung Nô Vương nghe xong vô cùng kinh hãi. Ân Mao Vương lại nói tiếp:
Để thắng được trận nầy, phải hết sức bí mật, cho năm vạn quân phục kích, theo đường bọc của quân Văn Lang, bọc qua đồi Vạn Linh, đến Kinh Đô, phục kích cách xa đồi Vạn Linh hơn bảy dặm, chờ cho quân Văn Lang qua khỏi đồi Vạn Linh, chúng không còn cảnh giác cao độ. Khi quân Văn Lang sa vào ổ phục kích chúng ta, thời đồng loạt ra lịnh tấn công, quân Văn Lang không phải là quân hỗn tạp tầm thường chúng cố chống trả lui trở lại nhưng không trở lại thành Xích Linh, vì quân Văn Lang sợ chúng ta phục kích chận đường rút lui của chúng mà tiêu diệt, mà chạy về Huyện An Giao chúng ta chờ đợi chúng đến mà tiêu diệt.
Hung Nô Vương nghe xong cho là diệu kế, tức tốc bí mật triển khai lực lượng, quân Văn Lang tuy có đội thám thính giỏi, nhưng cũng không phát hiện được gì, vì quân Hung Nô đánh lừa, thua chạy đóng trại bên kia sông, thật ra đó chỉ là doanh trại giả, mục đích đánh lừa quân thám thính Văn Lang mà thôi, cứ nghĩ quân Hung Nô thua trận cố thủ bên kia sông chưa hành động gì cả, ngày nào cũng quân reo ngựa hí, như đang tập trận.
Đây nói về Ân Mao Vương lập đàn cầu sư phụ. Nói về Hồ Nhất Tinh, Hồ Nhị Yêu, Hồ Tam Quỉ đang ngồi tu thiền luyện khí, bỗng nghe hương trầm thoảng qua lấy làm lạ liền bấm tay độn quẻ, thời biết Ân Mao Vương đang cầu liền tức tốc đằng vân bay đến. Nghịch Phong xem thường trận ngũ hành nên không cầu sự phụ giáng lâm.
Lại nói về Nguyên Minh cùng các Tướng Lĩnh vô cùng thương tiết Cao Sơn vị Tướng tài ba của quân Văn Lang, và cũng vô cùng kinh hãi thần thông pháp thuật của tướng nữ giặc Ân, quân Ân đã nhiều lần đến khiêu chiến, nhưng quân Văn Lang chỉ cố thủ trong doanh trại ngũ hành, ngày đêm tập luyện củng cố trận pháp, từ nơi trận pháp ngũ hành xuất hiện mây đen, mây trắng, càng nhiều, lại có những tia hào quang phát lên từ trung tâm ngũ hành, cũng như bốn trung tâm, Kim – Mộc – Thủy – Hỏa.
Nguyên Minh, Nguyên Dực là hai anh em sanh đôi, cháu nhiều đời của quan Lạc Tướng Nguyên Đô, ở Bộ Ninh Hải, Châu Đông Hải, Huyện Đông Châu, khi còn nhỏ hai anh em đang chơi, bỗng một trận gió cuốn đi đâu mất, sau 10 năm trở lại, từ đó nổi tiếng là có tài hay phép lạ, võ nghệ cao cường. Nguyên Dực và Nguyên Minh được một Đạo Tiên râu tóc bạc phơ đưa ra biển đảo dạy cho võ nghệ cùng trận ngũ hành.
Khi Nguyên Dực, Nguyên Minh học thành tài, thời vị Đạo Tiên ấy nói:
Ta là Cao Tổ thời dựng nước, vì có nhân duyên với hai con nên ta xuống trần, truyền dạy võ nghệ cùng trận ngũ hành sau nầy đánh giặc Ân cứu nước.
Nói xong Cao Tổ đưa cho Nguyên Dực, Nguyên Minh, mỗi người một lá cờ Thần, gọi là cờ trận, truyền dạy những pháp chú, xong đâu vào đấy, vị Đạo Tiên nói:
Hai con hãy nhắm mắt lại để ta đưa hai con trở lại quê nhà.
Nguyên Dực, Nguyên Minh, nghe theo lời dạy nhắm mắt lại chỉ nghe gió thổi ù ù bên tai, chừng không còn nghe gió thổi nữa, liền mở mắt ra thời ở trước sân nhà rồi. Cả nhà thấy Nguyên Minh, Nguyên Dực trở về, vui mừng khôn xiết, nhất là mẹ của Nguyên Dực, Nguyên Minh, nhìn thấy con khôn lớn, bà không cầm được giọt nước mắt, vì thương nhớ con bà già đi trước tuổi, sự đoàn tụ ấy không bao lâu thời mẹ mất, từ đó Nguyên Dực, Nguyên Minh văn ôn võ luyện chờ ngày lên đường giúp nước.
Nguyên Minh ngồi trầm tư nhìn lá cờ thần mà nhớ lại chuyện xưa, tất cả đều hiện ra trước mắt như mới hôm qua, Nguyên Minh nghĩ: Non sông Tổ Quốc, và biển đảo, nó Thiêng Liêng làm sao.
Nguyên Minh đang trầm tư hồi tưởng chuyện xưa, thời có quân vào báo:
Bẩm Chủ Soái, quân Ân đã triển khai lực lượng đánh chúng ta.
Nguyên Minh tức thời triệu tập các quan Tướng, lên đài quan sát xem tình hình quân giặc, thấy liên hoàn doanh trại giặc Ân đang huy động toàn lực lượng chuẩn bị công phá doanh trại ngũ hành quân Văn Lang.
Đa Kế nói:
Bẩm Chủ Soái, hãy viết ngay mật thư gởi cho Cao Hải Đô Thống Tướng Quân, đang ở thành Xích Linh, sau khi triệt phá quân Hung Nô, với kế sách đánh bọc hậu đốt phá doanh trại, cũng như lương thực của giặc Ân. Khi quân Ân đã dốc toàn lực lượng tấn công chúng ta.
Và đúng như vậy chỉ mấy ngày sau thời quân Ân triển khai lực lượng bao vây doanh trại quân Văn Lang từ bốn hướng.
Nói về Ân Mao Vương lập đài cầu ba sư phụ, không bao lâu thời Hồ Nhất Tinh, Hồ Nhị Yêu, Hồ Tam Quỉ, đến. Ân Mao Vương, Nghịch Phong tiếp đón lạy tạ, xong đâu vào đấy.
Ân Mao Vương mời ba sư phụ ngồi ghế cao, rồi thưa rằng:
Con cầu ba sư phụ đến đây giúp con phá trận ngũ hành, chỉ cần phá tan trận ngũ hành nầy thời con nhất định chiếm lấy được nước Văn Lang.
Hồ Nhất Tinh nói:
Trận ngũ hành phương Nam không giống như trận ngũ hành phương Bắc. Trận ngũ hành phương Nam vô cùng lợi hại, nhất là lá cờ trận ngũ hành. Ta có đi ngang qua cánh Tây, thấy Sát Sát thất bại khi phá trận ngũ hành, và đang huy động toàn lực lượng, hợp lực cùng quân Hồ, quyết phá trận cho bằng được. Sát Sát đang lập đàn cầu sư phụ đến giúp đỡ.
Hồ Nhị Yêu nói:
Trận ngũ hành ở phương Nam, không những lợi hại ở lá cờ trận, mà còn lợi hại biến hóa binh pháp ở người điều khiển trận địa.
Hồ Tam Quỉ nói:
Như vậy muốn phá trận ngũ hành, thời phải theo hai phương án: Phương án thứ nhất là phá tan pháp trận Uy Linh của cờ trận. Phương án thứ hai là phá tan binh trận, có như vậy mới thành công được.
Hồ Nhất Tinh nói:
Ta chịu trách nhiệm đánh phá Trung Ương. Hành thổ đài chính nơi có lá cờ trận, cắm trên cao tần năm của đài quan sát, nơi cờ trận phát ra uy lực vô cùng tạo ra mây đen, mây trắng.
Hồ Nhị Yêu nói:
Ta chịu trách nhiệm đánh vào cờ trận trung tâm hành kim, phá tan sức mạnh của kim lệnh, tạo ra ảo giác, của hành trận.
Hồ Tam Quỉ nói:
Ta chịu trách nhiệm đánh vào cờ trận trung tâm hành mộc, phá tan sức mạnh ảo giác của trận khí.
Hồ Nhất Tinh nói:
Ân Mao Vương, chịu trách nhiệm đánh vào cờ trận trung tâm hành hỏa, phá tan sức mạnh ảo giác của trận khí.
Hồ Nhất Tinh nói xong liền thổi lên khúc tiêu kỳ lạ, tức thời có một con chồn to lớn có cánh bay đến. Hồ Nhất Tinh nói:
Con cỡi con Hồ Tiên nầy bay vào trung tâm hành hỏa phá trận.
Hồ Nhất Tinh nói:
Nghịch Phong, chịu trách nhiệm, cỡi con Thần Mã bay lên không đánh vào cờ trận, trung tâm hành thủy, phá tan sức mạnh ảo giác của trận khí. Cờ trận đã có người phá, còn binh trận phải chọn Tướng tài giỏi điều binh khiển tướng công phá.
Ân Mao Vương, phân bổ lực lượng tấn công phá trận ngũ hành như sau:
Hồ Ma nghe lịnh, có thuộc hạ. Lão Tướng quân thống lĩnh năm vạn quân, đánh vào cửa Tây kim trận, tuân lịnh.
Chiên La nghe lịnh, có thuộc hạ. Tướng nữ thống lĩnh năm vạn quân, đánh vào cửa Bắc thủy trận.
Hổ Tinh nghe lịnh, có thuộc hạ. Tướng quân thống lĩnh năm vạn quân, đánh vào cửa Nam hỏa trận, tuân lịnh.
Beo Tinh nghe lịnh, có thuộc hạ. Tướng quân thống lĩnh năm vạn quân, bảo vệ liên hoàn doanh trại, nhất là bảo vệ lương thực, đề phòng bất ngờ xảy ra, tuân lịnh, không bổ lực lượng đâu vào đấy.
Ân Mao Vương nói:
Chờ quân Hung Nô đến là triển khai quân tấn công.
Không bao lâu thời có người vào báo:
Quân Hung Nô đã đến.
Thế là quân Ân, triển khai lực lượng phá trận, bốn đạo quân như bốn con mãng xà, từ trong doanh trại bò ra lượn mình lao tới doanh trại quân Văn Lang, ai nhìn thấy cũng phải kinh hồn bạt vía.
Đây nói về Nguyên Minh cùng các Tướng trên đài quan sát nhìn thấy quân Ân như bốn con mãng xà từ liên hoàn doanh trại lao ra, cuồn cuộn bò tới bao vây doanh trại ngũ hành, quân binh đông như kiến. Nguyên Minh nhìn lên trời khấn rằng: Đây là trận sanh tử sống còn của nước Văn Lang.
Trả nợ nước non lúc nầy đây
Dù có hy sinh cũng vui vầy
Hiếu trung một dạ lòng quyết tử
Xả thân vì nước sướng vui thay
Dòng máu anh hùng nòi Hồng Lạc
Trải gan phơi mật chí tung bay
Đền ơn xã tắc, dù ngã gục
Tử chiến quân thù, chí hăng say.
Nguyên Minh nói cùng các Tướng Lĩnh:
Quân xâm lược tự nó dẫn xác đến, chúng nó sẽ bỏ mạng tại nơi đây, đền tội với đồng bào dân tộc ta. Chúng kéo đến nhiều chừng nào tốt chừng nấy, đây là cơ hội cho chúng ta quét sạch chúng. Các Tướng quân nghe lệnh, tất cả hãy vào vị trí chiến đấu, một còn một mất với quân thù.
Nói về cánh Tây trận ngũ hành. Cự Lân, tổng chỉ huy, ở trên quan sát đài, điều hành cờ trận, cùng ba phó Tướng chỉ huy ở dưới đất là Xuân Thành, Kim Trọng, điều khiển bốn đạo quân, Kim – Mộc – Thủy – Hỏa. Khơ Linh điều khiển đạo quân hành thổ Trung Ương. Cánh Đông ngũ hành. Huyền Trung, tổng chỉ huy, ở trên đài quan sát điều hành cờ trận, cùng ba phó Tướng chỉ huy ở dưới đất là Hoàng Châu, Trịnh Chu, điều khiển bốn đạo quân, Kim – Mộc – Thủy – Hỏa. Ngô Dụng, điều khiển đạo quân Trung Ương hành thổ. Cánh Nam ngũ hành. Trần Bá, tổng chỉ huy ở trên đài quan sát điều hành cờ trận, cùng ba phó Tướng là Tôn Nghị, Dương Phàm, điều khiển bốn đạo quân, Kim – Mộc – Thủy – Hỏa. Khơ Lan, điều khiển đạo quân Trung Ương hành thổ. Cánh Bắc ngũ hành. Phan Lợi, tổng chỉ huy ở trên đài quan sát, điều hành cờ trận, cùng ba phó Tướng ở dưới đất là Đổ Can, Ngô Đại, điều khiển bốn đạo quân, Kim – Mộc – Thủy – Hỏa. Quốc Trung, điều khiển đạo quân Trung Ương hành thổ.
Cùng lúc ấy. Nguyên Minh phất cờ trận Trung Ương niệm chú, tức thời mây đen, mây trắng, cuồn cuộn hiện ra che phủ ngũ hành trận, Nguyên Minh lại phất cờ trận niệm chú tức thời Kim Thần, Mộc Thần, Thủy Thần, Hỏa Thần, Thổ Thần, xuất hiện trấn giữ các cờ trận Trung Ương ngũ hành. Tức thời ngũ hành trận uy lực vô biên, sát khí ngùn ngụt.
Nói về Hồ Ma thống lĩnh năm vạn quân Ân, rầm rầm rộ rộ như con mãn xà lượn mình về hướng Tây lao nhanh tới cánh Tây trận ngũ hành bao vây trùng trùng điệp điệp. Hồ Ma chia ra làm ba đạo quân, bộ binh, xạ binh, kỵ binh, đồng loạt tấn công, quân reo dậy đất ngựa hí vang trời. Tràng vào ngũ hành kim trận, bỗng thấy trên đài quan sát cờ trận phất theo thế quân binh ẩn sâu trong trận pháp, khí trận tỏa ra sương mù. Quân Ân tiến vào như tiến vào chỗ không người, bộ binh do tướng Mục Yêu, chỉ huy bộ binh quân Ân tiến vào như chỗ không người, thấy nơi đâu cũng toàn là sương mù, thời vô cùng kinh hãi. Cùng lúc ấy đạo quân xạ binh quân Ân cũng rơi vào tình cảnh như thế, tướng Phi La kinh hải. Đạo quân kỵ binh do tướng Hồ Phỉ chỉ huy cũng không khá gì hơn, không thấy chi cả, chỉ toàn là sương mù, trong lúc còn đang hoang mang. Thời mây đen, mây trắng, cuồn cuộn kéo tới, che chắn hết tầm nhìn quân binh khó mà nhìn thấy được nhau. Quân Ân đang hoang mang thời nghe chiêng trống dậy trời quân reo dậy đất tên bắn ra như mưa, lao giáo phóng ra như mưa trút, quân Ân rối loạn binh mã, rối loạn đội hình tấn công lẫn nhau chết thôi là chết. Mây đen, mây trắng, sương mù phủ kín, quân Ân không biết đâu là đâu đạp càn lên nhau vì không nhận rõ đâu là kẻ thù, đâu là ta. Mục Yêu kinh hãi lao tới gào thét bình tỉnh không được giết lầm quân ta. Mục Yêu nghe tiếng quát như sấm, từ trong đám mây lao ra một dũng Tướng múa trường thương đâm Mục Yêu nhanh như tia chớp, Mục Yêu múa giáo chống trả, hai hổ đánh nhau dậy trời, người vừa lao ra đánh Mục Yêu không ai khác hơn chính là Xuân Thành.
Xuân Thành võ nghệ cao cường, trường thương như mưa sa bão táp, Mục Yêu chống trả muốn hụt hơi. Trong khi ấy quân Văn Lang như ma quỷ ẩn hiện khắp nơi tấn công tới tấp, quân Ân càng lúc càng rối loạn, quân Văn Lang xông lên chém quân Ân như chém chuối.
Sau có thơ rằng:
Kinh thay chiến trận ầm ầm
Tên bay dậy đất, giáo rền dậy non
Gươm, đao, chơm chớp loáng loang
Ầm ầm trận địa kinh thiên rợn người
Ào ào người ngựa ào ào
Đùng đùng dồn dập ôi nào khiếp kinh
Đầu người rụng xuống như sung
Thây người chồng chất núi non kể gì
Một bên con cháu Tiên Rồng
Một bên xâm lược bạo tàn ác ôn
Ôi thôi đao kiếm rền vang
Chờ xem trận chiến thắng thua phen nầy.
Cùng lúc ấy Phi La đang ra sức dồn quân chống trả lại quân Văn Lang, từ mây trận bắn xối xả ra, bất thình lình đội quân áo giáp Văn Lang từ phía sau đạo quân xạ tiễn quân Ân, đánh bọc tới, đạo quân xạ tiễn quân Ân vô cùng rối loạn, tuôn vào mây trận, bị quân Văn Lang xơi sạch, tình thế vô cùng nguy cấp, nếu quân Ân không có giải pháp chống trả hữu hiệu.
Cùng lúc ấy, đạo quân kỵ binh Ân, đang ra sức chống trả lại, đạo quân ma quỷ lúc ẩn lúc hiện quân Văn Lang. Tướng Hồ Phỉ giặc Ân ra sức thúc kỵ binh chống trả, Hồ Phỉ đang hò hét muốn hụt hơi. Bỗng thấy một đạo quân thiết giáp kỵ binh từ mây trận lao ra chém kỵ binh quân Ân như chém chuối. Hồ Phỉ kinh hãi lao vào xáp chiến, thời nghe một tiếng quát trong trẻo Khơ Linh thúc ngựa xông vào song kiếm chém tới như mưa. Hồ Phỉ múa giáo chống trả, Khơ Linh võ nghệ cao cường, thế võ kỳ bí, song kiếm biến hóa, Hồ Phỉ chống đỡ muốn hụt hơi, quày ngựa bỏ chạy.
Về sau có thơ rằng:
Phương Nam nữ Tướng anh hùng
Đường gươm chơm chớp lẫy lừng biết bao
Đánh cho Tướng giặc lao đao
Kinh hồn bạt vía tả tơi kinh hồn.
Cùng lúc ấy cánh Đông trận ngũ hành, Hung Nô Vương dồn quân xông vào trận như nước lở. Trên đài quan sát. Huyền Trung, thấy quân Hung Nô tràng vô hành trận như nước lở, liền phất cờ hiệu, dụ địch. Tức thời Hoàng Châu, điều khiển đạo quân kỵ binh ào ào xông ra chận đánh. Quân Hung Nô mạnh như vũ bão, không thế lực nào ngăn trở nổi, quân Văn Lang đánh không lại thi nhau bỏ chạy, quân Hung Nô rượt theo truy sát, một hồi lâu. Quân Văn Lang lao vào sương mù rồi biến đi đâu mất.
Đạo quân thứ hai do Trịnh Chu chỉ huy từ trong sương mù xuất hiện, tấn công quân Hung Nô. Quân Hung Nô ỷ đông lại hừng hực khí thế áp đảo quân Văn Lang, xông tới đánh quân Văn Lang như sấm sét, quân Văn Lang chống trả không nổi thi nhau bỏ chạy. Quân Hung nô thừa thắng xông lên rượt đuổi truy sát quân Văn Lang, bỗng trên không nổ lốp bốp sương mù phủ tới không còn thấy chi cả. Hung Nô Vương, trực tiếp chỉ huy ba đạo quân tiến vào một lúc, với sức mạnh dời non lấp bể, quân Văn Lang không ngăn cản nổi. Hung Nô Vương là tay vô cùng hung bạo lại ỷ có pháp thuật, cùng kỵ bịnh tiến vào phá trận, rượt đuổi truy sát quân Văn Lang. Hung Nô Vương cùng ba đạo quân, kỵ binh, bộ binh, xạ binh, tiến nhanh sâu vào trận thời không thấy quân Văn Lang đâu cả, chỉ toàn là sương mù. Hung Nô Vương lấy làm kinh hãi định lui quân trở ra. Thời mây trận cuồn cuộn phủ tới, che chắn hết tầm nhìn người trước mặt nhìn không rõ, Hung Nô Vương càng thêm kinh hãi, niệm chú hóa phép đánh vào mây trận, thời mây trận càng mạnh thêm, khí lực dồn tới một cách kỳ lạ. Hung Nô Vương ra lệnh: Rút lui, rút lui. Nhưng đâu còn kịp nữa, quân Văn Lang từ bốn phương tám hướng ẩn theo mây trận đánh tới, chiêng trống dậy trời, quân reo dậy đất, tên, lao, bắn, phóng ra như mưa bão. Quân Hung Nô tài phóng lao, bắn tên, cỡi ngựa, thời không ai bằng, nhưng không nhìn thấy địch thủ đâu cả, chỉ bắn phóng bừa vào mây trận, hiệu quả không cao. Quân Văn Lang nhờ vào mây trận chiếm ưu thế, quân Hung Nô bị động không làm chủ được trận địa. Càng đánh quân Hung Nô càng thiệt hại lớn, Hung Nô Vương lúc nầy không còn phân biệt đâu là Đông Tây Nam Bắc, Hung Nô Vương hò hét tìm đường trở ra nhưng không tìm thấy đường ra đâu nữa. Trước mặt là đạo quân thiết giáp quân Văn Lang chiến đấu dữ dội. Hung Nô Vương chỉ còn con đường, tìm con đường sống trong con đường chết mà thôi.
Nói về Ngô Dụng thấy trên đài quan sát, phất cờ trận Trung Ương theo thế chận đứng đường rút lui quân địch, tức thời điều khiển một vạn quân, trong đó có đạo quân thiết giáp, chận đứng đường ra, không cho quân Hung Nô rút lui.
Về sau có thơ rằng:
Hung Nô kinh hãi rụng rời
Lạc vào mây trận cuộc đời còn chi
Ngựa người dẫm đạp lên nhau
Đầu rơi máu đổ ôi thôi kinh hoàng
Chiêng rền trống dội vang trời
Gươm đao, giáo mác ầm ầm bủa vây
Hung Nô chờ chết tan thây
Còn xem tạo hóa mắn may thế nào.
PHẦN 18: TỬ CHIẾN
Cùng lúc ấy nơi cánh Nam hành hỏa ngũ hành, Trần Bá ở trên đài quan sát, thấy quân Ân trùng trùng lớp lớp, chia ra làm ba đạo quân, do Tướng Hổ Tinh tổng chỉ huy. Hổ Tinh phất cờ bộ binh, chỉ kiếm, tức thời đạo quân bộ bịnh do Sa Lị cầm đầu ào ào xông vào trận.
Nói về Tôn Nghị Tướng Văn Lang nhìn thấy trên đài quan sát thấy cờ phất chận đứng đánh quân địch tại cửa trận, tức thời điều động bộ binh xáp chiến, gươm đao giáo mác đinh tai nhức óc.
Về sau có thơ rằng:
Chiến trận vang rền giáo, đao, gươm
Quân Ân cuồn cuộn tiến xông lên
Văn Lang binh lính đầy dũng khí
Thét gào lao tới quyết tử sinh
Con đường trung hiếu luôn phía trước
Tiêu diệt quân thù lũ ngoại xâm
Một mất một còn vì non nước
Hào khí Anh Linh chí Cha Ông.
Hổ Tinh thấy sức chiến đấu quân Văn Lang như vũ bão, tức thời phất cờ đạo quân xạ tiễn xông lên, bắn vào đạo quân Văn Lang như mưa, quân Văn Lang chống cự không lại bỏ chạy, quân Ân thắng thế ào ào rượt đuổi, bỗng nghe chiêng trống nổi lên ầm ầm, đội quân áo giáp Văn Lang xuất hiện, chận đánh đạo quân xạ binh quân Ân, sức mạnh như dời sông lấp biển. Đạo quân xạ binh quân Ân tiến lên không nổi.
Hổ Tinh thấy thế hét lên một tiếng, điều động kỵ binh xung trận, khí thế như cuồng phong vũ bão, đội quân áo giáp đánh không lại. Dương Phàm ra lệnh rút lui. Ba đạo quân Ân thừa thắng xông lên, rượt đuổi quân Văn Lang, bất thình lình sương mù xuất hiện. Quân Ân không còn thấy quân Văn Lang đâu nữa, hoang mang kinh hãi. Quân Văn Lang tức thời phản công như sấm sét.
Về sau có thơ rằng:
Văn Lang nào phải nuốt dễ xơi
Gặp phải Tiên Rồng chết như chơi
Giặc Ân một lũ điên cuồng ngớ
Bỏ mạng sa trường xác thây phơi.
Nói về Tướng chỉ huy xạ binh quân Ân là Hạ Phu kinh khiếp trước trận pháp ngũ hành, thấy mây trắng, mây đen che phủ bảo bọc quân Văn Lang, vì thế quân Văn Lang không khác gì đạo quân ma quỷ, không thấy đầu, không thấy đuôi, quân Văn Lang thời thấy rõ quân Ân, quân Ân vô cùng bất lợi, càng đánh càng thất bại. Hạ Phu thúc quân xông vào mây trận. Hạ Phu xông lên hò hét, không ngờ quân Văn Lang vô cùng lợi hại, hạ gục quân Ân như hạ gục đàn chó dại. Hạ Phu phi ngựa bỏ chạy. Bỗng một tiếng quát nổi lên như sấm: Chạy đâu cho thoát. Tức thời tướng Văn Lang xuất hiện, thanh đại đao trên tay chém tới nhanh như tia chớp. Hạ Phu múa giáo chống trả, choang đinh tai nhức óc, Hạ Phu kinh hoảng: Đao pháp gì mà mạnh thế? Định phóng ngựa tẩu thoát, nhưng không còn kịp nữa một tia chớp nổi lên thế Hạ Phu trúng một đao chết tốt, người giết chết hạ phu chính là Tôn Nghị.
Nói về Sa Lị đang bị bao vây trong làn tên mũi giáo, ra sức chống trả. Dương Phàm dương cung bắn một phát trúng ngay vào cổ, Sa Lị té nhào xuống ngựa chết tốt. Quân Ân như rắn mất đầu hỗn loạn vô cùng, Hổ Tinh kinh hãi thúc quân phá vòng vây tìm lối ra, nhưng bị đạo quân thiết giáp đánh bật trở vào, người chỉ huy đạo quân thiết giáp Văn Lang chính là Khơ Lan. Khơ Lan tả xông hữu đột, điều khiển quân binh, đội quân thiết giáp vô cùng linh hoạt, quân Ân lớp lớp bị hạ gục.
Nói về cánh Bắc hành thủy, quân Ân cũng đang sa vào thảm cảnh sắp bị hủy diệt. Chiên La đang bị bao vây trong làn tên mũi giáo, sắp mất mạng đến nơi, nói chung quân Ân thua to nếu không phá được cờ trận.
Đây nói về Hồ Nhất Tinh, Hồ Nhị Yêu, Hồ Tam Quỉ, Ân Mao Vương, Nghịch Phong. Đồng loạt bay lên không xem xét trận ngũ hành, thấy mây đen, mây trắng, cuồn cuộn che phủ trận ngũ hành không thấy gì cả, khí lực ngũ hành tuôn lên cuồn cuộn, sát khí ngùn ngụt, đã hơn một giờ mà chưa có cách phá trận. Ân Mao Vương lấy làm lo, vì quân Ân đã xông vào trận địa, chiến trận nổ ra rền trời rền đất, không còn chần chờ được nữa, Ân Mao Vương cỡi con Hồ Tiên bay xuống đánh phá cờ trận trung tâm hành hỏa.
Ân Mao Vương vừa lao vào mây trắng, tức thời một đạo kim quang từ cờ đỏ trung tâm hành hỏa tỏa lên tấn công. Hồ Tiên liền thổi hắc quang chống trả, Ân Mao Vương rút bảo kiếm từ trên không chém xuống, bỗng thấy một vị thần xuất hiện, bay lên chống trả, chính là Hỏa Thần, hai bên đánh với nhau vô cùng ác liệt. Ân Mao Vương, nhờ học được ba thầy nên pháp thuật vô biên. Hỏa Thần yếu thế hơn nhưng nhờ thần lực cờ trận, nên Mao Ân Vương khó mà giành lấy phần thắng. Ân Mao Vương quyết hạ gục Hỏa Thần kiếm báu trên tay vung lên chém xuống lia lịa, kiếm khí tuôn ra chém tới ầm ầm. Hỏa Thần vung gậy phép lên chống trả, gậy qua kiếm lại ầm ầm đùng đùng dậy trời dậy đất, đánh nhau cả trăm hiệp bất phân thắng bại.
Cùng lúc ấy Nghịch Phong cỡi con Huyết Hãn thần mã bay vào mây trận, vung kiếm chém xuống lá cờ đen trung tâm hành thủy, tức thời một đạo hào quang từ lá cờ đen tỏa lên chống trả ầm ầm long trời lở đất. Nghịch Phong niệm chú hóa phép chỉ tay một cái, tức thời một đạo khí phong bay tới lá cờ đen. Bỗng một vị thần xuất hiện đó là Thủy Thần, múa gậy chống đỡ.
Nghịch Phong nổi giận quát:
Ngươi là ai mà dám đối địch với ta?
Thủy Thần quát:
Nhái ranh hỗn láo, xem gậy lão Thần đây.
Tức thời chỉ gậy vào Nghịch Phong hô biến, tức thời cây gậy liền hóa ra một đạo kim quang đánh tới. Nghịch Phong chỉ kiếm niệm chú hóa ra một đạo kim quang chống trả, hai bên đấu phép với nhau liên miên bất tận. Nghịch Phong quyết hạ cho bằng được đối thủ, phi ngựa lao tới chém vào Thủy Thần. Thủy Thần múa gậy chống trả, đánh với nhau cả trăm hiệp bất phân thắng bại.
Lại nói về Hồ Nhị Yêu bay thẳng vào trung tâm kim trận, đánh một chưởng xuống lá cờ trắng, tức thời lá cờ trắng tỏa lên một đạo hào quang chống trả. Hồ Nhị Yêu nhanh như chớp đánh liền ba chưởng xuống lá cờ trắng, bất thình lình một vị Thần xuất hiện phất ba đạo kình phong chống trả, đùng ầm ầm long trời lở đất.
Hồ Nhị Yêu quát:
Kim Thần muốn sống thời biến ngay đi.
Kim Thần quát:
Không lo tu luyện còn giúp cho đồ đệ xâm lược quả là ngươi đã tới số.
Hồ Nhị Yêu tức quá múa phất Trần đánh tới tấp vào Kim Thần, Kim Thần nào chịu kém, múa gậy Thần đánh tới tấp vào Hồ Nhị Yêu, hai bên đánh nhau rền trời rền đất. Gậy qua, Trầm lại hơn trăm hiệp bất phân thắng bại, ai nhìn thấy cũng phải kinh hồn bạt vía.
Cùng lúc ấy nói về Hồ Tam Quỉ, đánh với Mộc Thần. Cả trăm hiệp bất phân thắng bại, Mộc Thần múa gậy kình phong tuôn ra ầm ầm, Hồ Tam Quỉ múa đôi bàn tay sắt vuốt nhọn chống trả. Hồ Tam Quỉ nhanh như chớp chụp xuống lá cờ xanh bỗng một đạo hào quang tỏa lên, Tam quỉ trúng tia hào quang đau buốt lấy làm kinh hãi. Không còn dám coi thường lá cờ trận, Tam Quỉ bị Mộc Thần tấn công, rất khó phá được cờ trận, hai bên đánh nhau chưởng phong ầm ầm, chỉ phong véo véo, bất phân thắng bại.
Lại nói về Hồ Nhất Tinh, bay vào trung tâm ngũ hành trận, lao nhanh xuống lá cờ vàng, đang phát ra uy lực vô biên, đánh xuống một đạo hắc quang, tức thời lá cờ vàng tỏa lên một đạo hào quang chống trả, ầm ầm long trời lở đất. Hồ Nhất Tinh múa phất trần đánh xuống lá cờ trận, lá cờ trận tỏa hào quang chống trả, Hồ Nhất Tinh không làm gì được. Hồ Nhất Tinh bằng ném một vật lên hư không niệm chú, tức thời vật đó liền hóa ra một thanh xà kiếm, tỏa hào quang từ trên không lao xuống hầu phá hủy lá cờ trận. Bỗng Thổ Thần xuất hiện, ném gậy Thần chống đỡ, choang một tiếng đinh tai nhức óc. Hồ Nhất Tinh thâu phép lại, bay xuống đánh với Thổ Thần, bất thình lình lao tới chụp lấy lá cờ. Thời nghe một tiếng quát long trời lở đất, trường đao vung lên như tia chớp chém tới Hồ Nhất Tinh. Hồ Nhất Tinh múa phất trần chống trả ầm ầm, kinh thiên động địa.
Hồ Nhất Tinh quát:
Nguyên Minh ngày tận số của ngươi tới rồi.
Thổ Thần quát:
Loài yêu tinh hỗn láo.
Thổ Thần múa gậy đánh tới như vũ bão, Nguyên Minh vì không biết bay chỉ biết đứng nhìn Thổ Thần cùng Nhất Tinh hỗn chiến.
Trên không trận chiến ầm ầm
Dưới đất binh hùng xáp chiến kinh thiên
Ầm ầm đất chuyển trời rung
Đùng đùng gươm giáo khiếp kinh ầm ầm
Mặt trời sắp lặn non Tây
Quân reo ngựa hí bủa vây không ngừng
Kìa gươm giáo vang trời không dứt
Chiêng, trống rền hò hét liên miên
Đất trời như muốn ngã nghiêng
Cát bay đá chạy khiếp kinh mịt mù.
Hồ Nhất Tinh, đang đánh với Thổ Thần, bỗng rùng mình hóa phép, yêu tinh xuất hiện đầy trời, lao vào đánh với Thổ Thần, xáp chiến với Nguyên Minh. Nguyên Minh múa đao kinh phong tuôn ra ầm ầm chống trả với bầy yêu tinh. Bỗng nghe ầm ầm long trời lở đất, lá cờ trận đã bị Hồ Nhất Tinh chém rách, tức thời sương mù, mây đen, mây trắng biến mất, ngũ thần cũng biến theo. Nguyên Minh vô cùng kinh hãi, lúc nầy chỉ còn ngũ hành trận không còn cờ trận.
Nói về Ân Mao Vương nhìn xuống ngũ hành trận thấy quân Ân chết lớp lớp chồng chất lên nhau, thời thét lên lao xuống múa đao chém Trần Bá không cho Trần Bá điều khiển quân kỳ nữa, Trần Bá múa đao chống trả, hai bên đánh nhau vô cùng dữ dội. Còn Hồ Tiên liền thổi ra một luồng khí độc Trần Bá xây xẩm mặt mày, Ân Mao Vương lao tới chém một đao bỏ mạng.
Về sau có thơ rằng:
Ôi cái chết đi vào bất tử
Vì non sông Tổ Quốc hy sinh
Ôi cái chết tràn đầy uy dũng
Xác mất rồi nhưng hồn mãi Uy Linh.
Nói về Nghịch Phong đang đánh với Thủy Thần thời nghe tiếng nổ ầm ầm, sương mù, mây đen, mây trắng, biến mất, Thủy Thần cũng tan biến tự bao giờ. Nhìn xuống ngũ hành trận, thấy quân Ân chết lớp lớp chồng chất lên nhau thời vô cùng kinh hãi, tuy mây trận biến mất nhưng ngũ hành trận vẫn còn, nơi Trung Ương Hành Thủy Phan Lợi, phất cờ điều khiển quân binh đánh quân Ân tới tấp. Nghịch Phong phi ngựa tới chém Phan Lợi, Phan Lợi múa đao chống trả, hai bên đánh nhau ầm ầm, đường đao Phan Lợi vô cùng lợi hại, Nghịch Phong khó mà làm gì được, bằng hóa phép cuồng phong nổi lên lên ầm ầm, yêu tinh ma quỷ hiện ra xông tới đánh Phan Lợi. Phan Lợi múa đao chống trả quyết liệt, hào khí ngùn ngụt yêu tinh không làm gì nổi Phan Lợi. Nghịch Phong bằng lấy một thanh kiếm nhỏ trong túi ra ném lên không niệm chú, tức thời một tia chớp lao xuống Phan Lợi không tránh kịp đành bỏ mạng, Nghịch Phong phi ngựa xuống đất đánh quân Văn Lang cứu quân Ân. Phan Lợi tuy chết nhưng hồn vẫn Hiển Linh hóa ra sương mù che chở quân Văn Lang.
Về sau có thơ rằng:
Thân ngã xuống nhưng hồn nào có chết
Vẫn anh linh trong kiếp sống linh thiên
Hóa mây mù luôn che chở quân binh
Xác tuy mất nhưng linh hồn bất tử
Chết là hết, nhưng nào đâu có phải
Vân Anh Linh trong cuộc sống hiển linh
Kìa mây mù luôn che chở quân binh.
Lại nói về Hồ Nhị Yêu, không hạ gục được Kim Thần, vô cùng tức giận những không làm gì được, bỗng nghe tiếng nổ ầm ầm, cờ trận cùng Kim Thần biến mất. Hồ Nhị Yêu thấy Cự Lân phất cờ chỉ huy, liền lao xuống đánh một chưởng, bỗng thấy một người hiện ra đẩy Cự Lân bay sang một bên, ầm một tiếng muốn sụp cả quan sát đài, Cự Lân nhìn rõ người cứu mình chính là Trần Bá. Lúc nầy trời đã sẩm tối, Cự Lân phi thân xuống đất lẩn vào quân binh Văn Lang, Hồ Nhị Yêu không nhìn thấy Cự Lân đâu nữa bằng hóa phép đánh xuống quân Văn Lang. Bỗng thấy một con Rồng hiện ra, Hồ Nhị Yêu kinh hoảng tàn hình trốn mất.
Cùng lúc ấy Hồ Tam Quỹ định ra tay giết chết Huyền Trung, bỗng thấy con Kỳ Lân xuất hiện, Hồ Tam Quỉ kinh hoảng trốn mất.
Nói về Nguyên Minh nhìn thấy cờ trận rách nát thời kinh hồn bạt vía, mây trận không còn biết khó mà chống đỡ nổi quân Ân. Hồ Nhất Tinh, thâu phép bay tới thổi ra một luồng yêu khí định giết chết Nguyên Minh, bỗng thấy một con Rồng hiện ra thổi một luồng hồng quang. Hồ Nhất Tinh kinh hoảng trốn mất.
Nguyên Minh thoát chết chưa biết phải làm sao thời có người lên tiếng nói:
Chủ soái mau trốn đi.
Người lên tiếng đó chính là Đa Kế. Lạc Hầu Công nói:
Mau dồn quân chạy về sông Tây Giang.
Tức thời pháo lệnh đỏ bắn lên, khẩu lệnh truyền ra dồn quân về cánh Nam, trời lúc nầy đã tối, ánh trăng soi đường, trận chiến còn vang dội, nhưng lúc nầy đã nghiêng về phía quân Ân, nhờ có Ân Mao Vương, Nghịch Phong, Hung Nô Vương thần thông quảng đại, quân Văn Lang bị đánh thê thảm.
Được lệnh rút lui quân Văn Lang ào ào chạy về phía Nam, đánh bật Hổ Tinh, chạy về hướng Lũng Trung Châu, bại binh chạy suốt cả đêm, tới sáng thời tới Vân Châu, bại binh dừng nghĩ, người nào người nấy bò la bò lết đi hết nổi. Nguyên Minh cho người kiểm lại quân binh thời chỉ còn hơn bốn vạn, đi tiêu mất sáu vạn quân.
Nhìn lên trời than thở:
Không ngờ quân Ân nhiều nhân vật tài năng như vậy, ngũ hành cờ trận mà cũng phá được.
Quân binh nghĩ không được bao lâu thời nghe tiếng ngựa hí từ xa vọng lại. Nguyên Minh cùng các Tướng kinh hãi: Quân Ân đã đuổi theo đến nơi rồi sao?
Nguyên Minh nhìn lên trời nói:
Thôi thì quyết tử tại nơi đây vậy.
Liền cho bắn pháo lịnh tử chiến.
PHẦN 19: BẠI TRẬN
Đây nói về Cao Hải, hiệp lực với quân Xích Linh đại phá đánh bại 30 vạn quân Hung Nô. Lạc Hầu Công, mời Cao Hải cùng các quan Tướng vào thành thiết đải, ăn mừng thắng trận. Cao Hải ở lại thành Xích Linh chưa được mấy ngày trong lúc đang bàn Quốc Sự thời có quân vào báo. Đô Tướng Quân có thư.
Cao Hải nhận thư đọc xong thời nước mắt ràn rụa. Ai nấy cũng đều kinh hải tự hỏi: Chuyện gì thế? Trải qua một hồi lâu dằn cơn xúc động.
Cao Hải nói:
Cao Sơn chết rồi.
Cao Hải liền đưa thơ cho các Quan Tướng xem. Lạc Kim Tiên xem xong nói:
Quân Ân dồn hết lực lượng phá doanh trại ngũ hành trận, đây là cơ hội cho chúng ta, cướp phá lương thực chúng, rồi từ phía sau đánh bọc tới, tiêu diệt chúng, chỉ cần một trận nầy chiến thắng thời quân Ân sẽ khiếp kinh hồn vía.
Lạc Hồng Hầu nói:
Muốn tới Kinh Đô nhanh thời phải đi qua đồi Mục Linh. Đồi Mục Linh hiện giờ quân Ân đang phục kích ở đó, chỉ còn có cách là đi đường vòng, bọc qua đồi Mục Linh, rồi bất ngờ xông vào cướp doanh trại của chúng.
Lạc Hầu Vương nói:
Quân Xích Linh cùng tham gia trận chiến Đô Tướng Quân cứ ra lịnh.
Cao Hải nói:
Thành Xích Linh không thể bỏ trống, phải có quân binh trấn thủ.
Trong lúc còn đang bàn tán, thời có quân thám báo vào báo:
Quân Ân giao chiến với quân ta hơn nửa ngày rồi.
Thời gian quá gấp Cao Hải từ biệt Lạc Hầu Công cùng các quan tướng thành Xích Linh, triển khai lực lượng, phân bổ như sau:
Phan Thanh Hải, nghe lịnh Có thuộc hạ, Ngô Việt nghe lịnh. Có thuộc hạ. Hai Tướng Quân một trưởng, một phó, thống lĩnh một vạn quân mở đường đi trước, còn đại quân đi sau, tuân lệnh.
Đi đường vòng hơi xa mặt trời chưa lặn quân binh đã lên đường rồi. Nói về Phan Thanh Hải, Ngô Việt, mỗi người thống lãnh một vạn quân đi trước, đạo quân Thanh Hải tiên phong đi trước, đạo quân Bố Chánh Ngô Việt tiếp theo sau bọc đường vòng qua khỏi đồi Mục Linh hơn 10 dặm ánh trăng vằn vặt, nếu đôi mắt sáng thời nhìn thấy tận xa xa, khi đạo quân, Thanh Hải, Ngô Việt qua khỏi đồi Mục Linh thời không còn lo sợ phục kích nữa.
Nói về Hung Quân Liệt theo kế sách của Ân Mao Vương, chia làm hai đạo quân, phục kích đi đường vòng của quân Văn Lang nằm im chờ đợi. Hung Quân Liệt thấy quân Văn Lang xuất hiện thời khen Ân Mao Vương liệu tính như thần. Thấy Quân Văn Lang đã nằm gọn trong ổ phục kích, nhưng Hung Quân Liệt không tấn công, để cho đạo quân Thanh Hải đi qua lọt vào vòng vây thứ hai, khi đạo quân Ngô Việt lọt vào ổ phục kích.
Hung Quân Liệt nói:
Đây mới chính là đạo quân chủ lực.
Chờ cho đạo quân Ngô Việt lọt vào vòng vây, thời Hung Quân Liệt thổi tù tấn công, thế là tên bắn ra như mưa, quân Văn Lang bị đánh bất ngờ kinh hãi rối loạn, không rõ quân địch để mà chống trả.
Nói về Phan Thanh Hải thúc quân di chuyển nhanh về Kinh Đô Nam Kinh Xích Quỹ, thời nghe phía sau đạo quân trận chiến đã nổ ra ầm trời ầm đất, không lẽ đã bị phục kích, liền cho quân dừng lại không tiến nữa. Tiến tới không được lùi lại không xong, chưa biết phải làm gì thời nghe quân reo dậy đất quân Hung Nô ào ào lao ra tấn công, tên bắn như mưa, quân Văn Lang bị tấn công bất ngờ hốt hoảng rối loạn, quân Hung Nô chủ động trận địa đánh tới tấp, quân Văn Lang chết như rạ. Phan Thanh Hải thét lớn bình tỉnh chiến đấu, tức thời quân Văn Lang lấy lại bình tĩnh chiến đấu quyết liệt, xông lên xáp lá cà với quân Hung Nô.
Về sau có thơ rằng:
Một bên là lính Văn Lang
Một bên là giặc bạo tàn ngoại xâm
Quân giặc cuồn cuộn xông lên
Chủ trì trận địa giáo gươm ầm ầm
Văn Lang bị động hoàn toàn
Thây nằm la liệt khắp cùng xiết bao
Tinh thần quyết tử dâng cao
Chỉ còn hơi thở cũng nào xông lên
Hung Nô cũng phải khiếp kinh
Văn Lang quyết tử dâng lên cuộn cuồn
Hung Nô thiệt hại cũng nhiều
Mới hay con cháu Tiên Rồng Uy Linh
Dù cho đất lở trời nghiêng
Tinh thần quyết tử hùng anh lạ đời
Kinh thay dòng máu Lạc Hồng
Tử sanh, sanh tử, lông hồng nhẹ tênh
Hy sinh vì nước vì dân
Linh hồn nhẹ bỗng chín tầng Trời Cha
Vì non vì nước vì nhà
Tử sanh, sanh tử, sá gì như không.
Quân Hung Nô thấy Phan Thanh Hải, múa đao chém quân Hung Nô như chém chuối, tức thời quân Hung Nô tập trung bắn tới Phan Thanh Hải. Phan Thanh Hải trúng tên khắp cả mình đành phải bỏ mạng. Quân Văn Lang tuy rắn mấy đầu nhưng không bao giờ bỏ chạy, người nầy ngã xuống người khác xông lên, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, quân Hung Nô khiếp vía kinh hoàng, trước khí phách hào hùng quân Văn Lang.
Nói về Ngô Việt biết mình đã lọt vào ổ phục kích của quân giặc, từ nơi ẩn núp quân Hung Nô bắn tên ra như mưa, quân Văn Lang vô cùng hỗn loạn. Ngô Việt thét lớn bình tỉnh chiến đấu, tử chiến tử chiến, tức thời quân Văn Lang hò reo dậy trời dậy đất, lao vào quân Hung Nô như vũ bão, tiếng gào thét tiến lên tiến lên, thế là trận đánh xáp lá cà, gươm đao giáo mác dậy trời dậy đất.
Về sau có thơ rằng:
Ầm ầm trận đánh kinh thiên
Đao gầm, kiếm thét, liên miên ầm ầm
Tên lao rợp đất rợp trời
Thân người ngã gục xác người như non
Chiến trường nổi gió nổi dông
Quân binh ào tới giáo gầm kiếm tuôn
Rền trời hai tiếng xung phong
Giáo gươm xối xả ôi thôi bịt bùng
Đùng đùng vang dội đùng đùng
Văn Lang quyết tử, mất còn tại đây.
Nói về Hung Quân Liệt thấy quân Văn Lang chiến đấu anh dũng như thế cũng phải khiếp hoảng. Quân Văn Lang gan đồng dạ sắt chăng, coi cái chết như không, không lẽ đây là tinh thần Quốc Đạo Văn Lang, được kể qua truyền thuyết, Hung Quân Liệt càng khiếp hãi.
Nói về Bố Chính Ngô Việt, thương tích đầy mình, cố thúc ngựa phá vòng vây lao ra khỏi trận địa chạy về phía đại quân Văn Lang đang đi phía sau.
Đây nói về Cao Hải nghe chiến trận nổ ra phía trước liền biết là hai đạo quân tiên phong đã sa vào ổ phục kích của quân giặc, liền cho đại quân dừng lại, với tinh thần chuẩn bị chiến đấu cao, khi có quân địch tấn công.
Cao Hải phi ngựa lên phía trước xem xét tình hình, thời thấy Ngô Việt mình đầy máu me cỡi ngựa lao tới nói:
Tướng quân mau cho quân rút lui, quân giặc phục kích khắp nơi.
Nói xong Ngô Việt tắc thở. Cao Hải đau xót vô cùng, biết là quân Ân đã lường trước tất cả, đón được ý đồ của chúng ta, phục kích chận đánh khắp nơi, nên không dám rút quân về thành Xích Linh, sợ quân giặc phục kích đánh bọc hậu. Nên nhanh chóng rút quân về Huyện An Giao, quân đi đến gần sáng, tưởng là đã thoát ra khỏi sự phục kích của quân giặc, đại quân vừa mới chạm chân đến Huyện An Giao, thời nghe tiếng tù nổi lên, hai bên đường tên bắn ra như mưa. Quân Văn Lang bất ngờ hốt hoảng. Cao Hải thúc quân tiến tới, chống trả nhanh chóng thoát ra khỏi ổ phục kích của giặc. Quân giặc, ào ào rượt đuổi theo, quân Văn Lang không chạy về Huyện An Giao, mà chạy về Vân Châu.
Nguyên Hạo Hạo chạy trước mở đường khi đến Vân Châu thấy có quân phía trước, thời vô cùng kinh hãi, quày ngựa trở lại báo với Cao Hải:
Bẩm Đô Tướng Quân, phía trước có quân mai phục.
Cao Hải giật mình kinh sợ, thở dài nói:
Quân giặc tài đến thế sao? Ý Trời đã thế, chúng ta đành bỏ mạng tại Vân Châu vậy.
Cao Hải cho quân dừng nghỉ dưỡng sức, rồi quyết một trận sanh tử với giặc. Đến khi nhìn thấy pháo lệnh tử chiến, biết đây là pháo lệnh của quân Văn Lang, Cao Hải mừng rỡ vô cùng, cho bắn pháo lệnh đáp trả, để nhận ra nhau.
Nguyên Minh thấy pháo lệnh nói:
Đó là quân ta, quân của Đô Tướng Quân Cao Hải.
Nguyên Minh biết Cao Hải cũng đã thất bại, nên mới chạy đến đây. Không bao lâu Cao Hải dẩn tàn quân chạy đến, Nguyên Minh, Cao Hải ôm nhau mà rơi nước mắt, hơn hai mươi vạn quân giờ chỉ còn không đầy mười vạn, một tổn thất nặng nề, Nguyên Minh cũng cố lại lực lượng, xin viện binh từ Kinh Đô Văn Lang, chờ cơ hội đánh trả, chận đứng không cho quân Ân tiến vào Trung Văn Lang, Nguyên Minh chưa có tin tức gì về Nguyên Dực.
PHẦN 20: PHÁ TRẬN
Đây nói về Nguyên Dực, cùng quân binh nhờ trận ngũ hành giặc Ân chưa làm gì được, lại còn đánh cho quân giặc tả tơi chết vô số kể, định tiến quân ào ra tiêu diệt quân Ân, nhưng thấy quân Ân còn đông như kiến, không thể nào đánh bại được.
Lại nói về Sát Sát, ỷ mình quân đông lại có pháp thuật, có thể phá trận ngũ hành dễ dàng, không ngờ không phá được lại đi tiêu hơn bốn vạn quân giờ mới biết sợ hãi, lập đàn cầu sư phụ. Không bao lâu thời một Đạo Cô xuất hiện, tên là Hồ Bạch Hoa.
Sát Sát lễ lạy rồi nói rằng:
Con đang gặp phải khó khăn, lời đồn quả không sai phương Nam có trận ngũ hành vô cùng lợi hại, không dễ gì phá được.
Hồ Bạch Hoa nói:
Ta biết vậy nên đến đây giúp con, phương Bắc nhà Chu cũng có ngũ hành trận, nhưng không lợi hại như ngũ hành trận phương Nam. Vì ngũ hành trận phương Nam, kèm theo ngũ kỳ trận uy lực vô biên, muốn phá được ngũ hành trận, phải phá ngũ kỳ trận trước, nếu không có công tu luyện hàng nghìn nghìn năm thời không bao giờ phá được.
Bằng thắp hương lâm râm niệm chú, không bao lâu thời có hai Đạo Cô, một Đạo Tiên xuất hiện. Hồ Bạch Hoa giới thiệu hai Đạo Cô. Hồ Bạch Hoa chỉ Đạo Cô mặc áo xanh nói:
Đây là Thanh Xà Đạo Cô, còn đây là Tý Bạch Đạo Cô, còn đây là Bạch Hầu Đại Tiên.
Sát Sát theo lời giới thiệu mà lạy tạ. Sát Sát mời các sư phụ vào ghế ngồi. Hồ Bạch Hoa nói:
Phá ngũ kỳ trận đều nhờ hết vào Đại Tiên.
Bạch Hầu Đại Tiên nói:
Bạch Muội, chịu trách nhiệm đánh vào Tây kỳ, phá cho được cờ trắng. Thanh Xà Đạo Cô, đánh vào đông kỳ, phá cho được cờ xanh. Tý Bạch Đạo Cô, đánh vào Nam kỳ, phá cho cho được cờ đỏ. Sát Sát, đánh vào Bắc kỳ, phá cho được cờ đen, chỉ cần phá được một trong năm kỳ, thời bốn kỳ kia tự biến mất.
Sát Sát là người nóng lòng phá trận, bằng cỡi thiên lý mã bay lên không lao xuống trung tâm Bắc kỳ trận, rút kiếm chém xuống lá cờ đen, không ngờ lá cờ đen tỏa hào quang chống trả ầm ầm, kinh thiên động địa. Sát Sát bị mây đen, mây trắng cuồn cuộn bao vây che chắn tầm nhìn khó mà đánh trúng lá cờ đen. Sát Sát tức quá cỡi ngựa thần lao xuống, vung kiếm báu chém xuống ầm ầm, bỗng Thủy Thần xuất hiện múa gậy thần chống trả, hai bên đánh nhau rền trời rền đất. Sát Sát hóa phép liên miên, nhưng bị thần lực ngũ kỳ hóa giải cả. Sát Sát thất kinh. Sát Sát võ nghệ cao cường áp đảo Thủy Thần, bất thình lình Sát Sát lao xuống chém Hắc Kỳ một nhác như tia chớp, thời có tiếng quát xem nầy, một lằn ánh sáng chớp lên chống đỡ, choang một tiếng đinh tai nhức óc. Người ra đòn chống đỡ đường kiếm của Sát Sát là ai thế, còn ai vào đó nữa chính là Lê Anh.
Nói về Lê Anh ở trên đài quan sát, thấy Sát Sát cỡi ngựa từ trên không lao xuống chém vào Hắc Kỳ thời vô cùng kinh hãi, múa đao chống đỡ, choang một tiếng đinh tai nhức óc. Thủy Thần cũng múa gậy đánh tới. Sát Sát múa kiếm chống trả, Sát Sát đảo ngựa bất ngờ đánh xuống một chưởng, tức thời Hắc Kỳ tỏa hào quang chống trả ầm một tiếng long trời lở đất. Sát Sát quyết tâm phá cho được Hắc Kỳ, đã trôi qua mấy giờ nhưng vẫn chưa làm gì được.
Cùng lúc ấy Hồ Bạch Hoa múa phất trầm tới tấp đánh xuống Bạch Kỳ, Kim Thần xuất hiện múa gậy chống trả, nhờ có thần lực Bạch Kỳ hổ trợ Kim Thần, nên Bạch Hoa chưa thể hạ gục được Kim Thần, hai bên đánh nhau rền trời rền đất. Hồ Bạch Hoa hóa phép liên miên nhưng chưa phá nổi uy lực Ngũ Kỳ. Hồ Bạch Hoa phất tay một đạo chỉ quang đánh xuống Bạch Kỳ, Bạch Kỳ tỏa hào quang chống trả ầm đinh tai nhức óc. Kim Thần múa gậy xông tới, đánh Bạch Hoa, Bạch Hoa múa phất trần chống trả, hai bên đánh nhau dậy trời dậy đất, bất phân thắng bại. Hồ Bạch Hoa bất ngờ ném lên một vật, hóa thành con chồn có cánh bay nhanh chụp xuống cờ trận, tức thời một tia chớp nổi lên chém tới con chồn có cánh. Ầm một tiếng, con chồn nát tan, ai mà có đường đao nhanh đến thế, còn ai nữa chính là In Đô.
In Đô theo dõi trận chiến giữa Kim Thần và Bạch Hoa, nhất là chú ý Bạch Hoa, thấy Bạch Hoa ném ra một vật, hóa thành con chồn lao xuống cướp lấy cờ trận, tức thời In Đô múa đao chém tới, con chồn trúng một đao tan xác. Bạch Hoa thấy mất bảo bối vô cùng tức giận thét lên inh ỏi. Phất trầm trên tay phất lên lia lịa, những trận cuồng phong tuôn ra tưởng chừng như đất trời muốn sập đến nơi. Kim Thần múa gậy kình lực tuôn ra chống trả quyết liệt, ầm ầm đùng đùng liên miên bất tận.
Cùng lúc ấy Tý Bạch Đạo Cô, ra sức đánh với Hỏa Thần. Hỏa Thần cũng không chịu kém, hai bên đánh nhau, mù trời mịt đất. Tý Bạch múa phất trần đánh Hỏa Thần tới tấp, bất ngờ biến mất, là cờ đỏ bỗng tỏa hào quang ầm ầm đùng đùng. Tý Bạch Đạo Cô chưa có cách nào phá được cờ trận, lại bị Hỏa Thần tấn công tới tấp. Tý Bạch Đạo Cô liền hiện nguyên hình một con chuột bạch to lớn, thổi ra một luồng bạch quang, xuống cờ trận tức thời hàng loạt tiếng nổ nổi lên rung chuyển đất trời, đài quan sát như muốn sập, nhưng cờ trận vẫn còn không hề hấn gì. Hỏa Thần ném gậy lên không niệm chú, cây gậy Thần tỏa hào quang đánh xuống, con chuột bạch tức thời biến mất, lao xuống quan sát đài chụp lấy lá cờ trận. Dương Điền luôn theo dõi trận chiến giữa Hỏa Thần với Tý Bạch Đạo Cô, thấy Tý Bạch Đạo Cô hiện nguyên hình là con chuột bạch to lớn, thổi ra luồng bạch quang, xuống lá cờ trận, Dương Điền sít chút nữa thời bỏ mạng, thấy con chuột bạch biến mất liền sinh nghi liền chém tới một đao, đến chỗ lá cờ chỉ nghe nổ ầm một tiếng, hình như trúng phải một cái gì, con chuột bạch đỡ được đường đao của Dương Điền, liền hiện lại nguyên hình là Tý Bạch Đạo Cô. Tý Bạch Đạo Cô định phóng ra một lưỡi kim đao nhỏ xíu giết chết Dương Điền. Hỏa Thần liền lao tới gậy Thần trên tay vùn vụt đánh tới tấp vào Tý Bạch Đạo Cô, Tý Bạch Đạo Cô càng đánh càng kinh hãi không ngờ ngũ hành cờ trận lại lợi hại như vậy.
Đây nói về, Thanh Xà Đạo Cô là một con trăn tu luyện mấy nghìn năm, thần thông pháp thuật cao cường, đánh mới Mộc Thần, Mộc Thần nhờ ứng hiệp theo cờ trận nên Thanh Xà Đạo Cô chưa làm gì được. Thanh Xà Đạo Cô liền hóa ra một trận cuồng phong hầu quét sạch mây trận, đánh tan che chắn tầm nhìn, không ngờ mây trận lại cuồn cuộn tuôn ra dữ dội hơn nữa. Thanh Xà chỉ tay một cái, tức thời xuất hiện một tia sáng đánh xuống lá cờ xanh, lá cờ xanh liền tỏa hào quang chống trả, ầm ầm đùng đùng. Mộc Thần múa gậy giông tố nổi lên ầm ầm đánh tới Thanh Xà Đạo Cô, hai bên đánh nhau càng về sau càng dữ dội. Thanh Xà vừa đánh với Mộc Thần bất thình lình thổi ra một con trăn có cánh, bay xuống cắn nát là cờ Thần, nào hay bị chém trúng một đạo biến mất. Thanh Xà Đạo Cô đau đớn như trúng phải một đao, tức giận gầm lên hiện nguyên hình là một con trăn to lớn dài mấy chục thước, mồm con trăn phun ra lửa dữ, hầu đốt cháy sạch quan sát đài.
Nói về Lô Gô, chém trúng con trăn nhỏ do Thanh Xà Đạo Cô thổi ra, Thanh Xà Đạo Cô tức giận hiện nguyên hình là một con trăn to lớn dài mấy chục thước, miệng khè ra lửa, đuôi quật lên dông bão ầm ầm làm khiếp kinh quân binh. Hỏa Thần ném gậy lên không niệm chú, gậy Thần tỏa ra hào quang sấm nổ nổi lên sấm sét đánh xuống. Con trăn to lớn biến mất, những tiếng nổ ầm ầm liên miên bất tận. Lô Gô bị kình lực giao tranh giữa cờ trận Hỏa Thần, Thanh Xà Đạo Cô hất rớt xuống quan sát đài. Lô Gô kinh hãi, cuộc chiến Hỏa Thần, Thanh Xà Đạo Cô càng trở nên quyết liệt. Lô Gô bị trúng kình lực ê ẩm cả mình, nếu không có áo giáp thời coi như toi mạng rồi.
Nói về Bạch Hầu Đại Tiên, chiến đấu với Thổ Thần long trời lở đất chưa có cách gì phá được cờ trận, bỗng thấy Thần lực cờ trận yếu xuống, thời biết đây là cơ hội may ra phá được, liền hóa phép tức thời yêu tinh quỉ dữ đầy trời xông vào đánh với Thổ Thần, lao xuống trung tâm quan sát đài đánh với Nguyên Dực.
Nói về chủ soái Nguyên Dực ở trên đài quan sát theo dõi trận chiến giữa Thổ Thần với Bạch Hầu Đại Tiên, bỗng thấy yêu tinh quỉ dữ xuất hiện đầy trời, lao xuống đài quan sát tấn công mình, Nguyên Dực vốn võ nghệ cao cường lại có pháp thuật thần thông nên chống trả lại yêu tinh quỉ dữ, cuộc chiến xảy ra kinh thiên động địa. Bỗng nghe một tiếng nổ long trời lở đất, cờ trận đã bị phá lá cờ vàng đã bị rách nát, sương mù, mây đen, mây trắng, ngũ thần biến tan hết thảy. Nguyên Dực kinh hoàng khiếp vía, ngũ hành cờ trận mất đi thời sức mạnh huyền bí của quân Văn Lang không còn nữa, chỉ còn nhờ vào cái tài điều binh khiển Tướng mà thôi.
Đây nói về Sát Sát thấy cờ trận tan biến không còn vô cùng mừng rỡ nhìn thấy rõ quân Văn Lang, chỉ cần tiêu diệt năm vị Tướng trên quan sát đài thời coi như ngũ hành trận bị phá vỡ. Sát Sát liền cỡi ngựa lao xuống đài quan sát chém Lê Anh múa đao chống trả, đường gươm Sát Sát nhanh khôn tả, lại ẩn tàn một kình lực vô biên. Lê Anh múa đao như mưa sa bão táp chém tới ầm ầm, con thiên lý mã bay lên không Sát Sát niệm chú tức thời một trận cuồng phong nổi lên cuộn xuống Lê Anh. Lê Anh không còn đứng vững được nữa, Sát Sát lao xuống chém một gươm bỏ mạng. Thế là cánh Bắc ngũ hành trận bị phá vỡ, Sát Sát bay tới chỗ quân Ân ra lệnh tấn công. Thế là Tào Bá, con của Tào Côn ra lệnh ba đạo quân binh ào ào xông vào Bắc trận, quân Văn Lang chỉ còn ra sức chống trả. Sát Sát hóa phép cuồng phong cuốn tới quân Văn Lang tối tăm mù mịt nghiêng ngả quân binh, quân Ân lao tới chém như mưa, quân Văn Lang thi nhau ngã gục.
Nói về Thanh Xà Đạo Cô thấy ngũ hành cờ trận đã bị phá, nhưng còn ngũ hành trận pháp cũng vô cùng lợi hại, nên bay xuống giết chết Lô Gô phá vỡ trận pháp. Thanh Xà Đạo Cô thổi ra một luồng hắc khí Lô Gô xây xẩm mặt mày. Thanh Xà Đạo Cô lao tới đánh một chưởng kết liễu mạng sống Lô Gô. Bỗng một con Phụng Hoàng xuất hiện, hào quang rực rỡ, Thanh Xà Đạo Cô khiếp vía tàn hình trốn mất. Lô Gô thoát chết, nhưng không còn đứng dậy nổi, quân binh thấy thế đưa Lô Gô xuống đài chữa trị.
Nói về Võ Vu thấy ngũ hành cờ trận đã bị phá liền xua quân ào ào lao vào trận địa tấn công quân Văn Lang, quân Văn Lang chống trả quyết liệt, hai bên đánh với nhau rền trời rền đất.
Thế là trận đánh kinh thiên
Đao gầm kiếm thét liên miên ầm ầm
Ngựa người lao tới rầm rầm
Cuộn cuồn lớp lớp đạp càn lên nhau
Kiếm đao xối xả như mưa
Thây người ngã gục nào thua lở đồi
Hai bên đánh xáp lá cà
Chiến trường gào thét ôi là kinh thiên
Đất trời như muốn ngã nghiêng
Cuồng đao, bão kiếm, mưa tên bịt bùng
Núi non rung chuyển đùng đùng
Rồng Tiên, cọp, sói, tranh hùng dậy non.
Đây nói về Hồ Bạch Hoa, thấy ngũ hành cờ trận đã bị phá, nhưng ngũ hành binh pháp vẫn vô cùng lợi hại, không dễ gì quân Ân chiếm lấy ưu thế, liền bay xuống hạ gục In Đô. In Đô múa đao chống trả, Hồ Bạch Hoa thấy In Đô võ nghệ cao cường, khó mà hạ gục nhanh chóng được, bằng thổi ra một luồng hơi độc, In Đô xây xẩm mặt mày. Hồ Bạch Hoa bay tới kết thúc sanh mạng của In Đô. Sanh mạng In Đô chết sống trong đường tơ kẽ tóc, bỗng một con Rồng xuất hiện, múa vuốt chụp Bạch Hoa. Hồ Bạch Hoa khiếp vía tàn hình trốn mất. In Đô vì trúng độc mắt mở không ra nằm yên bất tỉnh, quân binh khiêng xuống lo chạy chữa.
Cùng lúc ấy Tý Bạch Đạo Cô, đang chiến đấu với Dương Điền. Dương Điền võ nghệ cao cường, Tý Bạch Đạo Cô chưa thể hạ gục được ngay, bằng thổi ra một luồng yêu thuật, bỗng thấy một con chim điêu xuất hiện, hào quang sáng chóa. Tý Bạch Đạo Cô kinh hãi hóa ra một trận cuồng phong trốn mất. Dương Điền, thấy quân Hồ tràn vô như nước lở phất cờ chỉ huy đánh trả. Quân Hồ bị hỏa trận quân binh Văn Lang vô cùng lợi hại. Đánh quân Hồ tơi tả. Hồ Mị Hoa phi ngựa tới hét lớn, niệm chú chỉ kiếm, tức thời cuồng phong nổi dậy ầm ầm, ập tới quân Văn Lang, quân Văn Lang ngã rạp, quân Hồ ập tới chém xối xả, quân Văn Lang chết thôi là chết.
Về sau có thơ rằng:
Dù cho nát thịt tan xương
Cũng không lùi bước tiến lên diệt thù
Kìa lũ giặc ào ào tràn tới
Hỡi xông lên tử chiến hùng anh
Liệt oanh anh dũng liệt oanh
Đánh cho quân giặc tan tành khói mây
Thân ngã xuống hồn bay trận chiến
Đánh quân thù tan biến tiêu ma
Văn Lang non nước sơn hà
Dễ gì cướp được yêu tà ngoại xâm.
Nói về Bạch Hầu Đại Tiên, phá tan ngũ hành cờ trận, nhưng ngũ hành binh pháp cũng vô cùng lợi hại, bằng bay xuống tiêu diệt Nguyên Dực. Nguyên Dực võ nghệ cao cường lại có pháp thuật, không dễ gì vài ba mươi hiệp, hạ gục được. Bạch Hầu Đại Tiên liền hóa phép, yêu tinh quỉ dữ bao vây bốn phía tấn công Nguyên Dực. Nguyên Dực múa gươm chống trả, đường gươm như mưa sa bão táp, yêu tinh tuy đông nhưng không làm gì được. Bạch Hầu Đại Tiên nổi giận, liền nhả ra một viên ngọc ném lên không hô biến, tức thời những tia hào quang chiếu xuống Nguyên Dực trúng phải những tia hào quang liền xây xẩm mặt mày, ngã gục xuống sàn, yêu tinh quỉ dữ lao tới xé xác. Bỗng Hoàng Long xuất hiện, nuốt mất viên ngọc tu luyện hơn mấy nghìn năm mới thành của Bạch Hầu Đại Tiên. Bạch Hầu Đại Tiên kinh hồn bạt vía, tàn hình trốn mất. Nguyên Dực thoát chết, nhìn thấy cánh Bắc, cánh Nam, đã bị quân Ân, quân Hồ phá vỡ.
Chưa biết phải làm sao thời có tiếng nói lớn:
Chủ soái mau ra lệnh cho quân binh phá vòng vây cánh Đông, chạy về Ninh Châu, cố thủ.
Người lên tiếng đó chính là Hầu Thái Công. Nguyên Dực tức thời truyền lệnh cho quân binh phá vòng vây cánh Đông. Võ Vu chống trả không nổi đành bỏ chạy, quân Văn Lang ào ào tuôn ra chạy về Ninh Châu, quân Ân rượt theo một đoạn, không rượt theo nữa, vì lúc nầy trời đã tối. Nguyên Dực dẫn tàn binh về gần tới Ninh Châu, thời thấy Lạc Đại Vương, Bạch Tướng Quân dẫn quân ứng cứu.
Hầu Thái Công hỏi:
Sao biết quân ta thua mà ứng cứu.
Lạc Đại Vương cùng Bạch Tướng Quân nói:
Chúng tôi luôn luôn cho quân thám báo theo dõi tình hình cập nhật liên tục trận chiến, nghe nói mây trận đã bị phá vỡ, thời biết quân ta không thể nào chống cự lại được, liền dẫn quân đến ứng cứu.
Khi quân binh về hết thành Ninh Châu, cửa thành liền đóng lại phòng thủ nghiêm ngặt. Lúc nầy Nguyên Dực cho người điểm lại binh lính, thời đi tiêu năm vạn chỉ còn năm vạn, thời chỉ biết thở dài. Bằng hỏi qua tình hình, đồi Vạn Lâm, cũng như đạo quân của Việt Luân Tướng Quân. Bạch Tướng Quân, rơi nước mắt kể lại tất cả những gì quân thám báo đã báo. Rồi nói rằng:
Chiến dịch ra quân chúng ta đã bị bại lộ, là do hai con quỉ nghe lén thông tin, sau nầy mới phát hiện được. Là vì chúng tiếp tục nghe lén, khi phát hiện ra chúng thì chúng biến mất. Quân Ân vì thế mà đi trước ta một nước cờ, là do bại lộ thông tin, khi chúng ta bàn kế sách. Chúng đưa quân phục kích đồi Vạn Lâm trước ta, và tiêu diệt quân ta. Hầu Tướng Quân, cũng như Chăm Ly bỏ mạng, năm vạn quân chỉ còn hơn một vạn. Không những thế quân Ân phục kích ở địa phận Ninh Điền khi quân ta đi qua đường quanh co hiểm trở, chúng liền tấn công Việt Luân Tướng Quân bỏ mạng năm vạn quân chết sạch không còn một người.
Nguyên Dực nghe xong thời than thở không thôi. Hầu Thái Công nói:
Việc binh thắng bại là lẽ bình thường, quân Ân lắm nhiều yêu tinh quỉ dữ, trợ giúp khó mà đánh lại chúng. Chủ soái nói rõ tình hình quân giặc xin viện binh củng cố lại lực lượng, quyết một còn một mất với chúng.
Nguyên Dực nghe theo viết thơ dâng lên Vua Hùng cầu thêm viện binh.
Vận nước suy vong nạn dập dồn
Quân binh tướng sĩ lấp vùi chôn
Hết thịnh tới suy thường là thế
Huyền cơ tạo hóa luật nhân sinh
Kiếp nạn Văn Lang Nguồn Cội mất
Gieo mầm chinh chiến khổ đao binh
Nước non lắm cảnh nhiều tai kiếp
Chờ mong Quốc Tổ cứu sanh Linh.
PHẦN 21: KỲ TÍCH XUẤT HIỆN
Ở các thời kỳ Hùng Vương. Anh Linh Quốc Tổ Long Đế Sùng Lãm, người khai sinh ra nước Xích Quỷ thời đại Kinh Dương Vương. Long Đế Sùng Lãm chính là Thiên Long Vương đầu thai, khi mãn kiếp trần gian trở về Trời. Thường hiển Linh hiện về trên khắp đất nước Văn Lang, nhất là thời hậu Hùng Vương. Giúp cho dân Văn Lang luôn trúng mùa, no cơm ấm áo. Anh Linh Quốc Tổ Thiên Long Vương, Sùng Lãm, thường hiện về, với hình dáng người mây, người mây to lớn, dấu chân Anh Linh Thiên Long Vương Quốc Tổ to lớn, đi đến đâu là in dấu chân xuống đó. Không những ở trên đất mà ngay cả trên đá, dấu chân Quốc Tổ Thiên Long Vương Sùng Lãm, không chỉ có trên đất nước Văn Lang, Trung – Nam – Bắc Văn Lang, mà cùng khắp địa cầu, cả Đông lẫn Tây, tạo ra những cơn mưa trái mùa làm cho hoa màu, ngô, lúa, tốt tơi đem lại sự no cơm ấm áo cho toàn nhân loại.
Thiên Long Vương, ở trên Thiên Cung lâm phàm đầu thai xuống thế, khai sinh ra nước Xích Quỷ, mở ra thời đại Kinh Dương Vương. Truyền xuống chín đời, tới đời thứ mười, thời chuyển sang giai đoạn thời đại Hùng Vương, nước Xích Quỷ được mở rộng trở thành nước Văn Lang, 2959 trước Công Nguyên. Anh Linh Quốc Tổ, thời đại Kinh Dương Vương, thường hiện về để lại dấu chân khắp nơi, với hình thể người mây khổng lồ to lớn, để lại dấu chân cũng to lớn.
Người Nam Văn Lang gọi là dấu chân ông Đổng, người Bắc Văn Lang gọi là dấu chân ông Khổng Lồ. Anh Linh Quốc Tổ hiện về không chỉ là hình người, mà chuyển hình người thành hình đám mây che phủ cả một vùng rộng lớn, sau đó thời mưa như trút, những cơn mưa trái mùa, làm cho ao hồ, suối sông, sung mạch trở lại, người dân được trúng mùa lớn. Lúc thời chuyển thân thành hình xoắn ốc, tạo ra những cơn bão lốc, cuốn đi tất cả những ai ăn lộc Trời mà không biết kính trọng Trời, những kẻ bất kính đối với đấng sanh thành Tạo Hóa.
Chuyện lạ ấy cứ xuất hiện mãi, ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân. Có những lần dân thấy Anh Linh Quốc Tổ hiện về, tạo ra cảnh mưa to gió lớn trái mùa, chỉ trong vòng có một ngày mà khai ra nhiều dòng chảy, thành sông thành lạch, đem phù sa về bồi đắp cho làng quê, dân chúng lại trúng mùa lớn, càng thêm no cơm ấm áo. Người dân Nam Văn Lang đã quen gọi sự Anh Linh Quốc Tổ là Ông Đổng.
Có lần dân thấy Ông Đổng tuy là người mây, nhưng lại có hai con mắt sáng chóa. Bàn tay Ông Đổng hễ chạm xuống núi, là núi đó không còn, chỉ trong vòng một đêm ngọn núi biến mất, vì Ông Đổng trút nước xuống làm trôi đi hết, Ông đem đất ấy lấp xuống chỗ sâu, tạo ra những cánh đồng bát ngát, dân chúng vì thế mà có nhiều ruộng để canh tác. Nơi nào xem nhẹ quyền Tạo Hóa, xem thường Thiên Ý của Trời, thời Ông Đổng sẽ lấy đi tất cả, mùa màng thất bát, đồng khô cỏ cháy, vì không có những cơn mưa trái mùa, đói khổ vô cùng.
Có lần dân chúng thấy Ông Đổng, có lần tạo ra những cơn mưa trái mùa khai ra dòng chảy, vun đất thành đồi, tạo ra sấm sét đánh tan những cơn dịch bịnh, hơi thở Ông Đổng phun ra mây đen cuồn cuộn, làm dịu đi cơn nóng oi bức. Ông Đổng khổng lồ thường xuất hiện trong những ngày đầu hè, giữa hè, cuối hè, đem lại nguồn nước Trời, cho cây cối, hoa màu, ngô, lúa, tốt tươi.
Anh Linh Quốc Tổ xuất hiện để lại dấu chân khắp nơi, nhưng nhiều nhất là ở làng Gióng, nổi tiếng là quê hương xứ sở vườn cà, cà ở làng Gióng coi như là đặc sản được đưa đi giao dịch trao đổi khắp nơi. Và cũng từ làng Gióng nầy, xảy ra một kỳ tích được coi như là một huyền thoại chuyện lạ nhất trên đời truyền tụng mãi cho đến ngày nay.
Bắt đầu từ câu chuyện vườn cà.
Xóm dừa nhìn bãi dâu xanh
Gió thu ru nhẹ lá cành làng quê
Cánh cò bay lả bay la
Bay qua bến nước bờ tre ruộng đồng
Trâu nhìn đò chạy trên sông
Mục đồng chăm chú nhìn trông cánh diều
Khói lam tìm ánh nắng chiều
Đàn chim nhẹ cánh tìm về núi non
Bao la trời nhớ đất thương
Non xanh nước biết vấn vương đất trời
Ánh trăng vằn vặt đêm về
À ơi tiếng hát ngọt lành mẹ ru
Ánh đèn soi dáng người thân
Sạm da vì bởi gió sương tháng ngày
Hồ thu nhớ ánh trăng đầy
Nhớ hừng đông dậy, nhớ gà báo tin
Gâu gâu chó hỏi người đi
Vườn cà làng Gióng có ai giữ gìn
Người rằng có một người hiền
Tên là Phù Thị xấu người đẹp tâm
Mười năm ở với Đức ông
Công, dung, ngôn, hạnh, khéo khôn ai bì
Đức ông cảm thấy hài lòng
Xem như con cái chẳng hề so đo
Vườn cà chăm sóc sớm hôm
Lòng vàng tỏa sáng còn hơn ngọc ngà
Tiếng hiền cứ mãi bay xa
Đến tai Thượng Đế, Trời Cha, Chúa Trời
Huyền cơ chuyển biến tất thời
Thiên Long Sùng Lãm xuống trần đầu thai
Vườn cà để lại dấu chân
Trong đêm mưa gió bão giông đùng đùng
Bình minh rực rỡ chân trời
Gió thu hôn nhẹ vườn cà xanh xanh
Phù Thị nhẹ gót nhanh nhanh
Vườn cà một lược nên hư thế nào
Chợt nhìn kinh ngạc làm sao
Dấu chân to lớn nao nao lòng người
Phù Thị ướm thử chân vào
Tự nhiên thấy cả thân người chuyển rung
Tâm hồn kinh hãi hoang mang
Trong người khác lạ càng thêm hãi hùng
Từ đây Phù Thị âm thầm
Dấu đi tất cả những gì xảy ra
Ngày qua tháng lại ngày qua
Bụng càng to lớn dấu đi được nào
Tránh sao được tiếng xì xào
Không chồng mà chửa phạm vào làng qui
Cuộc đời họa phúc éo le
Mấy ai tránh khỏi xưa nay thường hằng
Sau đây câu chuyện của người
Sử Kinh để lại cho đời xem coi
Sự đời là tấm gương soi
Cho bao thế hệ đời sau răn mình.
Ở vào thời hạ Hùng Vương, đời Hùng Vương thứ 6 Hùng Huy Vương, 961 đến 893 trước Công Nguyên, ở bộ Vũ Ninh, Huyện Tiên Du, nơi làng Gióng. Có hai vợ chồng giàu có, là nhờ những vườn cà do ông bà Tổ Tiên để lại, nổi tiếng là đối nhân xử thế, ăn ở phúc Đức, nên dân làng thường gọi hai ông bà là Đức ông, Đức bà.
Đức ông, Đức bà chỉ nuôi một người làm vườn, tên là Phù Thị, quê ở làng Phù. Cũng giống như Đức ông Đức bà, hiền lành nức tiếng, nhưng phải người hơi xấu, không được dễ coi, nên không có người dạm hỏi, tuổi thanh xuân vì thế mà trôi qua, tuổi trung niên như bóng câu qua cửa sổ, mới đó mà đã hơn bốn mươi tuổi, hơn hai mươi năm ở với Đức ông Đức bà Phù Thị lúc nào cũng xem Đức ông Đức bà như Cha Mẹ của mình, Đức ông Đức bà cũng vậy vì không có con, nên coi Phù Thị như con. Thời gian không chờ đợi ai cứ mãi trôi qua, hết ngày nầy đến ngày khác, hết năm nọ đến năm kia, Phù Thị sống cuộc sống bình yên, như mặt nước hồ thu không gợn sóng.
Chữ ngờ ai biết được đâu
Chỉ trong nháy mắt bể dâu cuộc đời
Hồ thu nổi sóng ngậm ngùi
Phải chăng số phận con người Trời ban.
Ở làng Gióng trải qua một đêm mưa gió, sấm chớp hải hùng, hoa màu bị hư hại. Khác hơn mọi khi Phù Thị hôm nay dậy rất sớm, vì lo sợ vườn cà bị mưa to gió lớn làm hư hại. Trời vừa hừng sáng Phù Thị đã ra vườn cà, thời vô cùng ngạc nhiên vì vườn cà vẫn xanh tốt, như không có chuyện gì xảy ra, trong khi các vườn cà nhà kế bên xơ xác. Phù Thị nghĩ có lẽ Đức ông Đức bà ăn ở hiền lành nên có Thần Linh che chở bảo hộ, nên vườn cà không bị hư hại như thế nầy, Phù Thị đang đi xem xét các luống cà, bỗng phát hiện một dấu chân to lớn. Bà Phù Thị lấy chân mình ướm thử vào, để xem thua kém bao nhiêu, không ngờ vừa ướm chân vào thời thấy toàn thân rung động, chạy khắp người bà Phù Thị vô cùng kinh hãi, không dám kể lại chuyện kỳ lạ nầy với Đức ông Đức bà.
Không ngờ sự ướm chân thử đó, bà Phù Thị dần dần mang thai, cái bụng càng ngày càng lớn.
Đức ông Đức bà kêu Phù Thị hỏi:
Cha nó là ai? Quê quán nơi đâu?
Phù Thị cứ mãi làm thinh không nói ra sự thật. Đức ông Đức bà giận lắm quát mắng:
Ta không ngờ ngươi là con đàn bà cứng đầu không biết lễ giáo như thế, làm những chuyện tày trời, mà không biết xấu hổ gì cả.
Phù Thị biết rưng rưng nước mắt nói:
Ông bà tha tội cho con, chuyện nầy con đâu có muốn, nhưng số con như thế con đành phải chịu.
Bây giờ đã ra người tội lỗi
Mặt cho đời nước chảy hoa trôi
Hóa công sao khéo trêu ngươi
Một mình một cảnh như người lạ xa
Phước trong họa chuyển xây ngao ngán
Nhằm thân nghèo xấu xí mà xây
Nhân duyên số phận láy lay
Chờ xem tạo hóa chuyển xây cuộc đời.
Trong khi ấy dân làng cứ mãi xầm xì, bàn tán lan rộng ra khắp các vùng, tai tiếng của Đức ông Đức bà không nhỏ. Nhất là Đức ông là người mang tiếng hơn hết: Nào là Đức ông lấy con ở, cũng phải thôi phải có người nối dòng, nối dõi chứ, ăn ở hiền lành mà tuyệt nòi tuyệt giống sao được. Nhất là Đức bà vì không chịu được sự đàm tiếu nầy, bằng yêu cầu làng xét xử. Ngày xét xử bà Phù Thị, không những người trong làng Gióng, mà nhiều người dân trong các làng lân cận cũng kéo đến xem. Lạc Điền là vị Quan làng nghiêm khắc đã từng xử không biết bao nhiêu vụ, nhưng đều trôi chảy êm xuôi, để được làm rõ vấn đề.
Vị Quan làng hỏi:
Nầy bà Phù Thị, Cha của đứa bé trong bụng là ai? Tại sao không chịu ra mặt nhận trách nhiệm của mình. Bà cứ nói thật đi ai là Cha của đứa bé trong bụng.
Bà Phù Thị không sợ hãi gì cả, trả lời thẳng thắng:
Đứa bé trong bụng là con của Ông Đổng.
Những người đến nghe đều giật cả mình, ông Quan làng há mồm trợn mắt, Đức ông Đức bà như muốn bật ngửa.
Ông Quan lấy lại bình tỉnh hỏi:
Bà Thị bà nói sao, đứa bé trong bụng bà là con Ông Đổng. Bà không sợ Ông Đổng bẻ cổ bà sao?
Và ai cũng nghĩ bà Thị đã hóa điên, xúc phạm đến Thần Linh. Quan làng hỏi:
Ông Đổng ăn ở với bà thế nào?
Bà Phù Thị dõng dạc nói:
Không ăn ở thế nào cả, tôi chỉ ướm chân tôi vào chân của Ông thế là tôi đã mang thai.
Nghe bà Thị trả lời như thế ai nấy đều cười ồ lên, có người nói mỉa mai rằng:
Mai tôi tới những chỗ có dấu chân ông Đổng ướm vào để sinh con.
Và ai cũng cho bà Thị là người làm bậy xấu hổ quá hóa điên, Đức ông coi như không dính liếu gì đến vụ nầy, nên không tham gia ý kiến tùy Quan làng xét xử.
Lạc Điền, Quan làng tức giận nói:
Bà nói toàn là những chuyện vô căn cứ, lừa dối mọi người, với cái tội không chồng mà chửa làm xấu mặt cả làng.
Cùng lúc xét xử ấy cũng không ít người mắn nhiếc bà, có người mắng nhiếc thậm tệ. Bà Phù Thị chỉ biết rơi nước mắt, chấp nhận số phận, mà Đấng Tạo Hóa đã an bày. Chỉ trong chốc lát bà già đi thấy rõ, có người thương xót cho số phận của người con gái không may mắn xinh đẹp như người ta, giờ lại thêm tai họa giáng xuống.
Hồng trần trong cõi người ta
Mấy ai thoát khỏi nạn tai cuộc đời
Thương người cũng chính thương mình
Hại người Trời hại thường tình xưa nay.
Dân làng Gióng cứ nghĩ bà Phù Thị vụng trộm ăn ngủ với người ta không chịu khai nhận tội một mình. Để lắng dịu sự mắn nhiếc của dân làng.
Quan làng xử như sau: Theo hương ước của làng, thời tội nầy đáng xử tử, nhưng nể Đức ông Đức bà, chỉ trục xuất bà Phù Thị ra khỏi làng.
Bà Phù Thị biết không còn ở với dân làng được nữa, một mình lủi thủi đi về nơi rừng núi cách làng Gióng khá xa.
Lủi thủi xa làng đến núi non
Chân đầy nặng trĩu bụng mang con
Chim kêu vượn hú lòng trống vắng
Thảo mãng hoang vu dạ sắc son.
Bà đến gần mé rừng ngồi dưới một gốc cây, bà nhìn những chiếc là vàng, rời khỏi cành trở về với đất, một nỗi niềm cay đắng, biết tỏ cùng ai.
Lá vàng nầy hỡi lá vàng rơi
Lá theo cánh gió về nơi Cội Nguồn
Còn ta lạc bước phong sương
Rừng xanh che chở náo nương tháng ngày.
Bà Phù Thị mệt lã ngủ thiếp đi lúc nào không hay, đến khi thức dậy thời thấy chim muôn vạn thú đến ở xung quanh bà, chúng đem đến nhiều trái cây hoa quả, bà đã đói mấy ngày, nên bốc lấy ăn ngấu nghiến. Đêm về các nàng Tiên hiện đến dựng cái chòi tranh để cho bà ở, hơn cả tháng dân làng không biết, dân làng không thấy bà xuất hiện, hàng đêm nghe tiếng hổ gầm voi hú, dân làng đồn rằng bà bị cọp ăn thịt rồi, có người cũng lấy làm thương xót cho số phận con người, ngày lại ngày qua bà sống bình yên trong túp lều tranh.
Thế là cuộc sống tạm yên
Non xanh nước biếc cũng yêu Thị bà
Rừng xanh sai quả sai hoa
Để bà sanh sống vượt qua cơ hàn
Sống đời cô độc một mình
Sớm chiều làm bạn thú cầm mua vui
Xuống đồng bắt ốc mò cua
Đem ra làng đổi kiếm ăn qua ngày.
Bà Phù Thị ngoài ăn hoa quả, bà còn xuống đồng, xuống mương bắt ốc mò cua sanh sống còn đem ra làng đổi lấy gạo, nuôi thân. Dân chúng thấy bà xuất hiện vô cùng kinh ngạc bà không bị cọp ăn thịt sao, không thể tin được, ở một mình trong rừng hơn cả tháng mà vẫn bình yên đây mới là chuyện lạ. Ban đầu dân còn ấn tượng không tốt với bà, có những ngày không đổi được gạo đành đem cua ốc về nấu ăn. Nhưng vì cuộc sống nuôi thân nuôi con, bà luôn luôn nhẫn nhịn, nhẫn nhục, nhẫn nại, chịu khó dần dần dân chúng không còn ghét bà nữa, ngược trở lại thương bà, từ đó bà mò cua bắt ốc đổi lấy gạo rất thuận lợi. Bà yêu chim thú như yêu bản thân mình, nên chim thú thường đến với bà, và giúp đỡ bà, trong những ngày mưa gió, cũng như những ngày bà không bắt ốc mò cua.
Lòng chân thật động lòng chim thú
Làm bạn đời khuya sớm có nhau
Màn trời chiếu đất náo nương
Hổ, voi, chim chóc đến chung một nhà
Chim ca hát, hổ gầm voi hú
Làm trò vui giải trí giải sầu
Làm cho người mẹ vui vầy
Quên đi nỗi khổ tháng ngày cô đơn.
Dân làng thấy bà Phù Thị ở nơi hoang vu rừng núi, chim kêu vượn hú, tối về hổ voi gầm rú suốt đêm, mà bà Phù Thị vẫn bình yên, không hề hấn gì cho là có Thần Linh che chở, nên không coi Phù Thị là người xấu nữa. Có những lần bà Phù Thị xuống đồng mò cua bắt ốc, nhưng không được bao nhiêu.
Bà liền khấn vái rằng: Nếu Trời thương hại mẹ con tôi, thời cho tôi bắt thật nhiều cua ốc, thế là bà mò đến đâu thời có cua có ốc đến đó.
Nên lúc nào cũng bắt được nhiều cua ốc, đổi được nhiều gạo dự trữ nuôi thân, trong lúc những ngày mưa gió. Dân làng thấy bụng bà đã lớn, biết cũng sắp đến ngày sanh nở, có người thương còn cho thêm gạo. Có một hôm bọn trẻ con thấy bà Phù Thị một mình trở lại rừng xanh, bằng hát rằng.
Lanh quanh đường đến rừng xanh
Có người phụ nữ bước chân nặng nề
Vai mang gạo bụng thè lè
Chịu thương chịu khó ai bì được đâu.
Sau có người hỏi:
Ai dạy cho mà hát như vậy?
Bọn trẻ trả lời:
Có một Ông Già xuất hiện dạy hát như thế.
Bỗng một hôm bà Phù Thị, nghe trong mình khác lạ, bằng tính đi tính lại, mang thai đã tròn mười hai tháng. Thường thường mang bầu chín tháng mười ngày là sinh, có những lần bà Phù Thị nghĩ: Thánh đầu thai nên mới khác thường như vậy. Bà thường nghe có người mang thai đến ba năm mới sanh, và bà vẫn cứ chờ đợi ngày khai hoa nở nhị, và rồi ngày đó cũng đến. Bà thấy trong mình chuyển dạ, lòng bỗng lo lắng ở nơi hoang vu rừng núi thời biết nhờ ai giúp đỡ, bà thở dài thôi thì mặt cho số phận vậy.
Nghe trong dạ từng cơn đau thắt
Như báo rằng con sắp chào đời
Niềm vui quên hết đau thời
Chỉ mong con trẻ rạng ngời bình yên
Kìa rừng đã lặng yêm đêm phủ
Sương đã về ru ngủ tịnh yên
Cô đơn trong lúc đẻ sinh
Chỉ nghe gió thổi rung rinh căn lều
Đèn không có mịt mù tăm tối
Sao chị hằng chậm thế chưa lên
Ruột càng quặn thắt liên miên
Bỗng nghe hương tỏa lan thơm khắp cùng
Nghe trong dạ nhẹ nhàng nhẹ bổng
Nhiều nàng Tiên bồng ẵm hài nhi
Mệt nhoài bà đã thiếp đi
Chừng nghe chim hót mới hay sáng trời
Nhìn con trẻ lòng đầy sung sướng
Con của ta là Gióng, Gióng ơi
Bình minh rực rỡ chân trời
Bao la rừng núi tràn đầy ấm êm.
Nói về bà Phù Thị thấy trong mình chuyển dạ, thời đã biết mình sắp sinh, nhưng ở nơi hoang vu rừng núi nầy, biết nhờ cậy ai, trời đã lặng, đèn không có, chỉ còn biết trông chờ ánh trăng lên, bà bỗng thấy một con Rồng xuất hiện rồi biến mất, sau đó thời sanh con, hương thơm lan tỏa khắp nơi. Bà thấy Tiên nữ xuất hiện, bồng ẵm hài nhi nhưng vì mệt quá bà đã thiếp đi và không còn biết gì nữa, chừng nghe tiếng chim hót líu lo giật mình tỉnh giấc, thời mới hay trời đã sáng, ánh bình minh đã tràn về khắp núi non, một ngày mới, một ngày đẹp nhất của đời bà, các nàng Tiên cũng biến đi đâu mất, chỉ còn nghe mùi hương thơm lan tỏa khắp nơi.
PHẦN 22: THÁNH CHÚA RA ĐỜI
Niềm vui lớn nhất của bà Phù Thị là nhìn thấy người con mà mình mang trong bụng bấy lâu, cậu bé dễ thương khôi ngô tuấn đến lạ lùng, lòng dâng trào một niềm vui vô hạn.
Lòng vui sướng nhìn con bé bỏng
Mắt sáng ngời như tỏa hào quang
Khôi ngô tuấn tú dễ thương
Trời cho non nước Văn Lang kỳ tài
Bà ôm Gióng vào lòng trìu mến
Tình thương con lai láng trào dâng
Cảm ơn trời đất non sông
Cho bà một đấng hùng anh sau nầy.
Nói về Bà Phù Thị cứ mãi ôm Gióng vào lòng, mà quên đi cả đói khác, từ đó bà Phù Thị không đi bắt ốc mò cua nữa, chỉ ở lều chăm sóc con thơ, nhờ tích trữ được khá gạo qua những ngày gian khổ bắt ốc mò cua, chim thú thi nhau đêm thật nhiều hoa quả đến, để bà ăn có sữa nuôi con. Suốt cả năm liền bà chỉ lẩn quẩn túp lều tranh, dân làng không thấy bà đi bắt ốc mò cua, cũng như xuống làng đổi cua ốc lấy gạo, thời nghĩ bà đã bị cọp ăn rồi, sói nuốt rồi, cũng không ít người rơi giọt lệ, vì cảm thương số phận đầy gian truân, xót xa đến thế.
Một hôm có người nói:
Nầy anh ba anh tư, nầy chị bốn chị bảy chúng ta là những người yêu thương bà Thị nhất, nhưng không dám bao che giúp đỡ vì sợ quy ước của làng, nay bà chết hay còn sống chưa rõ, sao chúng ta không đến đó một chuyến cho biết.
Có người nói:
Nơi bà ở có nhiều thú dữ lắm, chỉ có thợ săn mới dám đến đó mà thôi.
Người kia trả lời:
Chú tư, chú ba không thợ săn là gì.
Thế là họ âm thầm tìm đến khu rừng bà Thị đang ở, nơi bà Thị ở là nơi cỏ dại hoang vu rừng núi cây cối rậm rạp, không bao lâu thời họ cũng tới khu rừng xa xa nhìn thấy túp lều tranh. Lòng họ bỗng nổi lên bao nỗi niềm thương cảm, cho con người bất hạnh, nỗi hiu quạnh cô đơn, một mình nơi rừng núi, sống nơi hoang vu không một bóng người, không hiểu bà còn sống hay đã chết. Và họ quá bất ngờ chợt nghe một giọng hát ru con từ xa vọng lại, có người nói hình như là tiếng bà Thị.
À ơi con ngủ đi con
Cho con mau lớn trông nom rừng già
Con lên non núi cỡi voi
Xuống đồng cỡi hạc bay qua ruộng đồng
Trở thành những bậc anh hùng
Cứu dân cứu nước giống nòi Rồng Tiên.
Có người nói:
Bà sanh rồi, bà đang ru con thì phải.
Và họ đi lần đến túp lều tranh. Nghe tiếng người nói, bà liền im tiếng hát, và cũng nhận ra tiếng nói của những người tìm đến đây. Những người rất thương yêu bà, và thường hay cho gạo bà, vừa bước vào túp lều tranh họ vui mừng reo lên kìa em bé. Thì ra bà sanh con nên không đi mò cua bắt ốc xuống làng đổi gạo. Họ thi nhau xem mặt em bé, người nào người nấy đều kinh ngạc, vì em bé quá khôi ngô tuấn tú, nhất là cặp mắt sáng long lanh.
Chị tư liền nói:
Con Trời có khác, tôi mà có được đứa con như vầy thời khổ mấy tôi cũng chịu.
Chị bảy nói:
Kìa cặp mắt em bé giống cặp mắt Ông Đổng.
Chú tư, chú ba nói:
Tôi tin lời nói của chị Thị khi chị nói trước dân làng, quả đúng là con Ông Đổng.
Chị bảy nói:
Ông Đổng đầu thai chớ con Ông Đổng gì.
Kẻ nói qua người nói lại người nào cũng có cái lý của mình, nên không ai chịu cho mình là đoán sai. Nhìn em bé quá kháu khỉnh không ai muốn xa rời, chừng nghe tiếng hổ gầm thời ai nấy đều kinh hãi, họ liền từ giả Mẹ con Phù Thị trở về làng. Cũng từ đây tiếng đồn lan xa, bà Phù Thị sanh ra Ông Đổng con, khôi ngôi tuấn tú lạ đời, một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn nghìn. Thế là khắp nơi dân làng bị đánh thức sự tò mò, nhất là những người không gây ác cảm đối với bà, họ rủ nhau kéo tới một ngày một đông, họ đem cho Phù Thị đủ thứ, bà khỏi phải xuống đồng mò cua bắt ốc đổi lấy gạo nữa.
Nói về Đức ông Đức bà, nghe bà con làng xã bàn tán ca ngợi, Phù Thị có phúc sanh ra bé trai vô cùng kháu khỉnh, tôi chưa chưa từng thấy người nào khôi ngô tuấn tú như thế, hai con mắt sáng như sao, quả đúng là một nhân tài sau nầy, quả đúng là con Ông Đổng, hay Ông Đổng đầu thai cũng vậy, tôi mà có được người con như thế thời sung sướng biết bao. Đức ông Đức bà vô cùng ăn năng qua lối cư xử không mấy sáng suốt của mình, cũng bởi gì không chịu nổi sự tai tiếng mà bỏ đi một cơ hội, hiếm có Trời cho. Nhất là Đức ông cứ tiếc nuối mãi, nước đổ khó mà hốt lại, tuổi đã già lại sanh ra nhiều phiền não buồn rầu ăn năng không bao lâu sanh bịnh qua đời. Đức ông qua đời không bao lâu, nỗi cô đơn một mình Đức bà cũng theo ông lìa trần thế, dân làng ai cũng thương Ông Bà, nhưng cũng đáng tiếc cho Ông Bà, tiếng lành, tiếng kính Ông Bà không còn như trước nữa, thay vào đó là tiếng ác, tiếng dại.
Rừng công Đức trăm năm chăm bón
Chỉ một mồi lửa nóng đốt tiêu
Tiếng lành đồn khắp bao nhiêu
Biến thành tiếng ác đổi thay vận đời.
Nói về bà Phù Thị, nghe tin Đức ông Đức bà qua đời ôm mặt khóc lóc, dù gì đi nữa Đức ông Đức bà không coi bà là người ở, mà chỉ coi như con, ơn Đức ấy không sao đền đáp đáp được, bà Phù Thị cầu nguyện cho Đức ông Đức bà sớm siêu sanh về Trời. Túp liều không vắng lặng vì có nhiều người đến thăm, nhưng lòng bà đau đớn, vì nỗi thương nhớ Đức ông Đức bà, cũng đúng thôi, vì bà Phù Thị sống với Đức ông Đức bà trên 20 năm, tình nghĩa ấy không dễ gì phai mờ được, nhìn bà khóc như vậy.
Những người đến thăm nói:
Đức ông Đức bà đối xử với bà không được tốt, thương khóc mà làm gì, kìa em bé nhìn bà kìa. Tên em bé là gì?
Ai nấy chờ nghe câu trả lời của bà. Bà Phù Thị trả lời:
Tôi đặt tên cho con là Phù Đổng, vì quê tôi ở làng Phù, quê con ở làng Đổng.
Dân làng đến thăm viếng nghe bà Phù Thị đặt tên cho con hay làm sao, ai nấy cũng khen. Có người nói:
Chị kết hợp bộ ba đặt tên cho con hay quá.
Có người nói:
Tôi phải thầm phục cho chị Phù, chị kết hợp làng Phù của chị, làng Đổng của con chị, cọng với tên Đổng Cha khổng lồ, ôi cái tên vừa đẹp vừa Linh Thiêng, Phù Đổng nghe hay quá.
Có người nói:
Tên Phù Đổng Linh Thiêng quá, vì động đến Ông Đổng Long Đế Khổng Lồ Cha, không ai dám gọi đâu, chi bằng xóm cà là xóm Gióng, thôi đặc cho em một tên phụ là Gióng.
Ai nấy cũng cho là quá phải, từ đó tên bé Gióng lan truyền khắp nơi. Gióng vẫn lớn bình thường như bao em bé khác, nhưng điều khác lạ ở đây là đã gần ba năm mà Gióng không cười không nói, ngoài ăn uống ra gióng không muốn chơi đùa với ai cả. Những người đến thăm viếng thiếu kiên nhẫn, cho đây là điềm chẳng tốt đẹp gì, niềm tin đối với bé Gióng ngày càng càng giảm sút, tiếng đồn lan ra dần dần cũng ít người đến. Bà Phù Thị không lấy đó làm buồn, sự đời là thế, nghe Ông Đổng con thời ai cũng đến, vì con Trời con Thánh, chừng khi nhìn không phải thời ai ai cũng dần dần bỏ đi.
Có quyền có lực có uy
Nghìn non vạn núi người ta cũng tìm
Sa cơ khốn khổ cùng đường
Ở trong đô thị ai mà thấy chi.
Buổi chiều thu tuy rừng núi chưa chìm trong vắng lặng, nhưng lòng bà Phù Thị đã chìm trong nỗi buồn, cảnh nơi đây vốn là u tịch, lại thêm cuộc đời đơn chiếc.
Lòng buồn cảnh có vui đâu
Cảnh buồn người lại âu sầu cô đơn.
Đúng thôi ngay cánh chim kia, khi chiều tắt đã vội vã trở về, thế mà còn ta, ta về đâu nhĩ, thân nghèo lại bị người ta ruồng bỏ, xa lánh.
PHẦN 23: TRỞ LẠI QUÊ LÀNG
Bà Thị nhìn con rồi nói thầm: Hãy đến một nơi khác đi con, nơi mà hai mẹ con mình không ai biết đến, vì không muốn làm phiền đến ai nữa.
Bà bồng con đến sống dưới bóng cây cổ thụ, cách nơi ở chỗ bà khá xa, trên một cái gò nổi giữa đầm. Nơi đây có nhiều hoa quả, dưới đầm thật nhiều cua ốc, bà no đủ qua ngày.
Các Nàng Tiên lại xuất hiện, tắm rửa cho Gióng, và thường nói với Bà:
GIÓNG là Thiên Long Vương xuống trần đầu thai, sau nầy lớn lên đánh giặc Ân cứu nước.
Hơn ba năm GIÓNG cứ nằm yên hết chõng tre giờ đến chỏng đá, bà Thị nhìn con mà trong lòng vô cùng thương cảm, lâm râm khấn rằng.
Con là Long Đế giá lâm
Cớ sao con mãi nín câm thế nầy
Bây giờ non nước nầy đây
Giặc Ân xâm lấn ôi nầy khổ dân
Con ôi hãy nói cười lên
Con mau chóng lớn mà đi diệt thù.
Lời cầu khấn Mẹ Gióng vừa xong, Thời GIÓNG mở to đôi mắt, tỏa ra hai đạo hào quang, cất tiếng kêu Mẹ đầu tiên vang lên như sấm, làm chấn động đến núi rừng, làng bản.
Đến lúc đó GIÓNG mới rời khỏi chõng đá nói với bà Thị rằng:
Hãy trở về làng sống với dân chúng.
Nói về bà Phù Thị khấn vái xong liền thấy Gióng mở to hai con mắt hai đạo hào quang tỏa ra sáng ngời, bà lấy làm kinh dị, chừng nghe Gióng gọi Mẹ làm chấn động cả núi non làng bản, bà vô cùng mừng rỡ reo lên, con đã nói cười được rồi con của ta bà ôm Gióng vào lòng. Gióng để cho Mẹ lắng dịu qua cơn xúc động, liền nói hãy trở về với dân làng đi Mẹ, dân làng đang trông đợi, kiếp nạn đã hết. Đây nói về Huyện Tiên Du trúng mùa một cách kỳ lạ, nhất là hai làng, làng Phù, và làng Gióng, cũng như xốm cà, lúa thời trổ hai bông trĩu hạt, ngô khoai xanh tốt trúng mùa lạ kỳ, nhất là vườn cà dân làng trúng mùa chưa từng thấy, dân chúng Huyện Tiên Du đang thu hoạch trúng mùa lấy làm vui sướng vô cùng, cho là điềm lành Trời đãi. Ông Đổng đã ban cho dân chúng trúng mùa, họ liền nhớ đến Ông Đổng con, không hai mẹ con bà Thị hiện bây giờ đang ở nơi đâu. Bỗng dân chúng thấy trên bầu trời, nhiều đàn chim bay khắp Huyện Tiên Du hát rằng.
Thánh Gióng về làng, Thánh Gióng về làng
Kìa hai mẹ con, không bao lâu sẽ đến
Hãy mau tiếp đón
Thánh Gióng về làng
Hãy mau tiếp đón
Thánh Gióng về làng.
Đàn chim cứ bay trên bầu trời ca hát như thế, dân chúng nghe theo kéo đến Làng Gióng đông như ngày hội, rồi ra khỏi làng đi đón hai mẹ con Gióng. Dân chúng vừa kéo nhau ra khỏi làng, thời thấy voi, hổ, sư tử, đại bàng, chim điêu đưa Mẹ con Gióng về làng, dân chúng thấy voi, cọp, sư tử, chim điêu, có người sợ đến ngất xỉu.
Gióng nói với dân chúng:
Không có gì phải sợ.
Tiếng nói như sấm chấn động cả núi non làng bản. Đàn voi, đàn hổ, đàn sư tử, đàn chim điêu, không tiễn Mẹ con Gióng về làng nữa, mà quay trở lại về rừng, dân chúng giờ đây tuyệt đối tin Gióng chính là Ông Đổng đầu thai, bằng thi nhau mà lạy và gọi bé Gióng là Thánh Gióng.
Trời thương Bách Việt sơn hà
Từ trong thảo mãng sanh ra Kỳ Tài.
Dân làng khắp nơi tiếp đón Mẹ con Gióng vô cùng rầm rộ, để chuộc tội ngày xưa lầm lỗi xử oan cho bà Thị. Ông Quan trưởng làng Lạc Điền, dẫn cả nhà đến tạ tội và xin nguyện cùng dân làm nhà cho bà Thị ở. Mẹ con Phù Thị được dân làng khắp nơi sùng kính kẻ góp công người góp của chỉ trong vòng một ngày thời có một ngôi nhà khang trang sạch đẹp, dân làng nấu cơm dân lên cho Mẹ con Gióng ăn.
Gióng nói:
Ta sắp đi đánh giặc Ân, dân làng hãy cho ta ăn thật no, ta mới đủ sức đánh giặc Ân được.
Dân làng nói:
Thánh cứ ăn thật no.
Nhưng lạ thay Gióng ăn cơm với cà hết nồi nầy sang nồi khác mà vẫn không thấy no. Dân làng kinh hãi ăn như thế nầy thời cơm gạo lấy đâu ra ăn cho đủ, dân làng thấy Gióng mau lớn một cách kỳ lạ, chỉ trong vòng ba ngày mà đã cao lớn như đứa trẻ mười tuổi, chuyện kỳ lạ nầy đồn ầm lên khắp Huyện Tiên Du, dân chúng thi nhau gánh cơm gánh gạo, gánh cà đến nấu cho Gióng ăn. Nhất làng Phù, quê bà Phù Thị, cùng làng Đổng thi nhau dâng cơm dâng cà cho Đổng ăn. Chỉ trong vòng có mấy ngày mà tiếng đồn lan đến Kinh Thành.
Xóm Gióng bừng lên Đấng Kỳ Tài
Danh rền vang động đến bên tai
Vua Hùng sai sứ xem hư thiệt
Văn Lang kỳ tích rạng trời mây.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top