Nhận định về thơ ca trích bài văn Hsgqd
- Thơ ca, hai chữ kì diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa trọn vẹn, hoàn chỉnh. Thơ là gì ? Thơ bắt nguồn từ đâu ? Thơ có mãnh lực gì khiến cung đàn cảm xúc của triệu triệu con người trên trái đất này không ngừng lay động, thổ thức, xuyến xao ?
- Từ thủa thơ ca xuất hiện mang đến hơi thở ấm áp cho hành tinh xanh xanh những đại dương và điệp trùng những cánh rừng tươi thắm của chúng ta, có thể nói chưa bao giờ tổng kết được những định nghĩa về thơ. Có người cho thơ là “lơ tơ mơ”, “thơ là sự tuôn trào bột phát những tình cảm mãnh liệt”, thậm chí “thơ là một cái gì mà người ta không định nghĩa được”.
- Thơ trước hết là cuộc đời”. Trong câu nói của Bêlinxki, chữ “cuộc đời” như một vì sao được chiếc đòn bẫy “trước hết” bật vào từ thơ, làm sáng lên một ánh sáng lung linh, rạng rỡ. Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống.
- Cuộc sống bao giừ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận của những tâm hồn nghệ sĩ. Thơ ca cũng như văn chương và các loại hình nghệ thuật khác, nếu không bám rễ vào cuộc đời, nếu không hút nguồn nhựa sống dạt dào ngầm chảy trong lòng cuộc sống thì nó sẽ mãi mãi là một cây non èo uộc, không mang trên mình những cành cây săn chắc, những phiến lá xanh tươi phơi phới dưới ánh nắng mặt trời. Là nhà thơ, ngòi bút của anh phải chấm vào nghiên mực cuộc đời thì thơ anh mới tươi màu neo chặt trong bến tâm hồn người thưởng thức.
- Cuộc sống mên mông và kì diệu làm sao ! Cuộc sống là nơi cung cấp chất liệu cho thơ. Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống, cho nên thơ bao giờ cũng chứa đựng bóng hình cuộc sống, bóng hình con người. Thơ ca là nơi con người gửi gắm tâm tình, ước mơ, khát vọng, những băn khoăn, rạo rực, ưu tư. Thơ ca không thể tách rời cuộc đời. Cuộc đời ban truyền nguồn nhựa sống mãnh liệt cho thơ và thơ nở hoa làm đẹp cuộc đời, cống hiến cho con người những phút giây tuyệt vời lắng đọng nhiều nỗi suy tư. đến với thơ, người đọc trước hết sẽ bắt gặp tâm tư, nỗi lòng của người cầm bút, sau đó sẽ gặp chính tâm tư của mình bởi thơ là “tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí”. Cùng với văn chương, thơ ca trở nên những nhịp cầu vô hình dẫn dắt những tâm hồn đến với tâm hồn., những trái tim đến với trái tim để con người cùng sẻ niềm vui, nỗi buồn, ước mơ, hi vọng
- Cuộc đời vốn bao la, vô tận kia như một bức tranh với ba chiều không gian trải dài đến vô cùng. Nhà thơ cũng như những con ong cần mẫn bay lượn trong khu vườn cuộc đời ấy
- Thơ ca “là cuộc đời”, nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in nguyên vẹn bóng hình của cuộc đời rộng lớn. Người nghệ sĩ phải tìm đến cuộc đời để hút lấy chất mật tinh tuý nhất, ngọt ngào nhất để tạo nên những vần thơ thật sự có giá trị. Nhà thơ phải biết chắt lọc chất liệu mà cuộc đời cung cấp, từ đó mới tạo nên những vần thơ hay, làm rung động lòng người đọc. Thi ca gắn liền với cảm xúc. Nhà thơ không thể hiện cuộc đời qua những tình huống, qua những sự kiện như các nhà văn. Nhà thơ giãi bày bằng cảm xúc, bằng ngôn ngữ thi ca, bằng cả “khoảng trắng giữa các ngôn từ”. Thơ ca có giá trị không tách rời sự thoát li, tách rời khỏi cuộc sống, cũng như sự photocopi cuộc sống một cách cứng nhắc, khuôn mẫu. Đọc thơ mà chẳng tìm thấy nỗi lòng nhà thơ, đấy chẳng phải là thơ ca đích thực !
- Thơ bao giờ cũng in đậm chữ “đời” trước hết. Cuộc đời không chỉ ban cho nhà thơ nguồn cảm hứng mà cuộc đời còn là nơi khai thác “chất quặng” nguồn từ để tạo nên thơ:
- Thơ ca là hoa thơm của cuộc đời. Nếu chỉ được kiến tạo từ trí tưởng tượng và “cái tôi” nhỏ bé của người nghệ sĩ, thơ ca chỉ là những bông hoa làm bằng “vỏ bào”(Pauxtôpxki). Nhà thơ phải nhặt những hạt “bụi quí” trong cuộc đời mênh mông vô tận để làm nên những “bông hồng vàng” quí giá, đem lại niềm vui và cái đẹp cho tâm hồn người đọc thơ, hiểu thơ và yêu thơ, theo cách diễn đạt của Pauxtôpxki.
- Thơ có thể ví như cánh diều, cuộc đời tạo cho cánh diều là hình hài sắc vóc còn nghệ thuật là làn gió nâng cánh diều bay bổng trên bầu trời cao rộng, nâng cảm xúc đến mức thăng hoa
- Thơ cất lên từ biển cuộc đời và bay cao từ nguồn gió nghệ thuật. Nghệ thuật làm cho thơ trở nên đẹp đẽ, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt vời. Một nhà thơ tài năng phải là một người thợ lặn lành nghề lặn sâu vào đại dương cuộc sống, không phải để nhặt nhạnh mảnh san hô tầm thường mà để tìm những viên ngọc trai lấp lánh, những “khối tình con” kết từ máu huyết của loài trai nhẫn nại, cần cù (một ý của Nguyễn Tuân trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”). Nhà thơ chỉ cần rung động trước lớp sóng của cuộc đời thôi ư ? Chưa đủ, như thế anh chỉ có cái tâm mà chưa có cái tài để xứng đáng mang danh hiệu “thi sĩ”.
- Nhà thơ phải “trả giá cắt cổ” cho ngôn ngữ thơ ca nếu muốn những vần thơ ấy trở nên bất tử. Lao động nghệ thuật là hình thức lao động của trí óc và trái tim. Phải có những rung động mãnh liệt trước cuộc đời và những khám phá, sáng tạo độc đáo ta mới có thơ ca chân chính.
- Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. Ý kiến của Bêlinxki thật xúc động và đầy giá trị ! đến với thơ nghĩa là ta đến với cuộc đời qua lăng kính nghệ thuật của nhà thơ. Thơ ca khơi dậy trong lòng ta lớp lớp những đợt sóng cuộn trào và muôn vàn cung bậc tình cảm: yêu thương, căm giận xót xa, nghẹn ngào, xao xuyến, bâng khuâng,… bởi thơ là đời, thơ là hoa nảy nở từ mảnh đất cuộc đời dào dạt nhựa sống. Thơ không phải là thứ tôn giáo cao siêu huyền bí, cũng không phải là những ghi chép tủn mủn, vặt vãnh vô giá trị về cuộc đời, về con người quanh ta. Thí sĩ không thể làm nên thơ nếu cửa lòng đóng khép, nếu không “mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (Nam Cao). Cuộc sống cuộn xoay không một giây dừng lại, thơ ca cũng không ngừng nảy nở sinh sôi, cống hiến cho đời những đoá hoa đẹp nhất.
- Bắt nguồn từ cuộc sống, qua lăng kính cảm nhận của thi nhân, thơ ca lại trở về với đời, tạo dòng chảy trong trái tim người thưởng thức. Thư ca mang đến cho con người những gì ? Thơ ca phải chăng chỉ để giết thời gian hoặc làm cho người ta bị mê hoặc? Thơ ca chân chính không phải là một loại hình nghệ thuật mang tính chất giải trí đơn thuần. Song hành cùng người bạn cốt văn chương, thơ ca mở ra những ngả đường hướng triệu triệu con người tới cõi chân- thiện – mĩ. Thơ ca đích thực phải là thơ ca khơi dậy những rung động sâu sắc trong tâm hồn con người, làm phong phú thế giới cảm xúc của con người, khiến con người vươn tới ước mơ sống tốt hơn, đẹp hơn.
-Thơ ca khơi dậy trong con người những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp, “thanh lọc” tâm hồn con người, chắp cánh cho con người bay tới những ước mơ, khát vọng. Trên cõi hành trình dài đằng đẵng đầy chông gai của đời người, có những lúc dừng chân ngơi nghỉ ta không thể không nghĩ về cuộc đời, về những điều tốt đẹp. Bao giờ ta còn đồng cảm với tấm lòng thi nhân, khi ấy thơ ca vẫn còn tồn tại sức sống bất diệt, vĩnh cửu.
- Thơ là cuộc đời cho nên thơ không chỉ khơi dậy những cảm xúc êm đềm, dịu dàng, êm ái; không chỉ làm lòng ta quặn đau trước những nỗi “đoạn trường”. Thơ ca đồng thời phải mang chức năng “thức tỉnh lương tri đang ngủ” (Eptusencô), phải khiến con người biết căm giận và biết ước mơ. Có những lúc thơ ca biến thành vũ khí độc đáo giúp con người đấu tranh với cái ác để bảo vệ chính nghĩa và cái đẹp của cuộc đời.
- Trở về với hiện tại thơ ca hôm nay, ta bắt gặp những dáng hình thi sĩ trên những ngả đường thơ trải rộng, đang từng bước khám phá, tìm tòi và sáng tạo, đem lại nguồn mới cho thi ca. Phải chăng họ đang đặt chân lên hành trình đến với “Mảnh đất nở hoa dâng tặng người muốn hái” ?
Thi sĩ ơi, dù phải theo ngả nào, có lẽ anh cũng nên tâm niệm: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”.
- Thơ đâu phải là quả bóng bay xa vời vợi nằm ngoài tầm bắt. Thơ ca luôn nồng nàn, ấm áp hơi thở cuộc đời và mang dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút. Thơ là dòng sông soi bóng cuộc đời, len vào tâm hồn con người những mạch nguồn cảm xúc dạt dào chảy mãi không thôi. Nhà thơ phải “yêu cuộc đời” và trân trọng “nghệ thuật” mới vun đắp những vần thơ nở ra cánh hoa thơm ngát tô điểm cho cuộc đời và con người.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top