Van Hoc Anh Sang Tay Au TK XVIII - koolstar

Phong trào Anh sáng vừa là một phong trào tư tưởng triết học vừa là một phong trào tư tưởng thẩm mỹ xuất hiện ở Tây Au thế kỷ XVIII với đặc điểm chung là tính phản phong, khẳng định lý trí của giai cấp tư sản, đề cao sự dân chủ, tính hành động trong cuộc sống xã hội...

Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ THẾ KỶ XVIII

I. Bức tranh khái quát về xã hội Tây Âu thế kỷ XVIII

Lịch sử xã hội Tây Âu thế kỷ XVIII nổi lên cuộc chiến giữa hai trận tuyến: một bên là chế độ phong kiến, bao gồm nhà vua, tăng lữ và quý tộc; một bên là tầng lớp thuộc đẳng cấp thứ ba do giai cấp tư sản lãnh đạo. Tuy cuộc cách mạng tư sản ở các nước Tây Âu xảy ra ở những thời điểm khác nhau, với những tính chất và mức độ khác nhau (ở Pháp, sau cách mạng Tư sản năm 1789, chế độ phong kiến bị lật đổ hoàn toàn, còn ở Anh, cách mạng tư sản đã diễn ra sớm hơn nhưng không triệt để, sau cách mạng, giai cấp tư sản lại thỏa hiệp với tầng lớp quý tộc, Đức là nơi diễn ra cuộc cách mạng chậm nhất…) nhưng nhìn chung, ngai vàng của chế độ phong kiến đã đến hồi sụp đổ, giai cấp tư sản ngày một trưởng thành về số lượng cũng như về ý thức giai cấp.

Bên cạnh đó, do chế độ phong kiến cấu kết chặt chẽ với nhà thờ để lũng đoạn nhân dân nên các cuộc cách mạng gắn liền hai nhiệm vụ: chống chế độ phong kiến và chống tôn giáo. Các khẩu hiệu được đưa ra ở Pháp: “Giết chết bọn quý tộc!”, “Giết chết bọn nhà giàu!”, “Giết chết bọn cố đạo!”đã thể hiện rõ đặc điểm của cách mạng tư sản Pháp, đồng thời đó cũng là tính chất chung của các cuộc cách mạng tư sản ở các nước Tây Âu.

II. Thế kỷ XVIII - Thế kỷ “Anh sáng”

1. Thuật ngữ “Anh sáng” ( enlightenment, philosophie des lumières)

Giai cấp phong kiến cấu kết với nhà thờ và giáo hội đưa ra chính sách ngu dân, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trước tình hình đó, một phong trào đấu tranh của những người tư sản nhằm đả phá chế độ phong kiến thời trung cổ cùng những quan điểm thần học Kitô giáo nổ ra, phát triển mạnh mẽ.

Thuật ngữ “Anh sáng”ra đời thể hiện rõ mục đích cũng như vai trò tiến bộ của giai cấp tư sản lúc bấy giờ: dùng ánh sáng của lý trí để xua tan sự u tối, lỗi thời của chế độ phong kiến trung cổ. Trào lưu “Anh sáng” phát triển mạnh ở Pháp với Voltàire, Rousseau, phái Bách khoa toàn thư…; ở Anh với những đại diện tiêu biểu như Locke, Hume…, và ở Đức, trào lưu này phát triển yếu hơn vì giai cấp tư sản nước này phát triển chậm hơn đồng thời do đất nước chưa thống nhất, còn bị chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ. Những đại diện tiêu biểu cho trào lưu Anh sáng ở Đức là Leibniz, Thomasius, Lessing, Kant…

Trào lưu “Anh sáng” kết thúc sau khi giai cấp tư sản lên nắm quyền lãnh đạo và những mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và vô sản bắt đầu nảy  sinh. Song song với sự xuất hiện trào lưu “Anh sáng” là sự ra đời của dòng văn học Ánh sáng ở các nước Tây Âu thế kỷ XVIII.

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới đời sống văn học

- Thế kỷ XVIII-thế kỷ của giai cấp tư sản

Thế kỷ XVIII là thế kỷ của những cuộc đấu tranh giữa tư sản và phong kiến, tiêu biểu nhất là cuộc cách mạng Tư sản Pháp 1789 với sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến trung cổ lỗi thời, một chế độ mới được thành lập do giai cấp tư sản đứng đầu. Trước tình hình đó, các tác phẩm thuộc trào lưu văn học Anh sánh phản ánh rõ nét đặc điểm xã hội Tây Au thế kỷ XVIII với những cuộc vận động, đấu tranh bền bỉ và quyết liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. Không chỉ có vậy, các nhà văn thuộc trào lưu văn học Anh sáng còn thông qua những tác phẩm của mình đánh những đòn chí mạng vào chế độ phong kiến trung cổ. Có thể nói văn học Anh sáng là nền văn học gắn liền và tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội.

***- Những tư tưởng triết học ảnh hưởng đến văn học

+ Tự nhiên thần luận: (deism, désme) là học thuyết thừa nhận có một Thượng đế tạo ra vũ trụ nhưng không tác động gì đến vũ trụ mà vũ trụ ấy chịu sự chi phối của những quy luật tự nhiên. Học thuyết này có nguồn gốc ở Anh khoảng thế kỷ XVII-XVIII, nó đưa ra hình thức “tôn giáo lý tính hóa tôn giáo của tự nhiên”, chống lại đạo Kitô và phong kiến.

+ Phiếm thần luận: (pantheism, phanthéisme) là học thuyết đồng nhất Thượng đế với thế giới, đồng nhất Thượng đế với tự nhiên. Phiếm thần luận dẫn đến vô thần luận và ảnh hưởng đến trào lưu Anh sáng. Trong đó, phiếm thần luận duy vật mang tính chất tiến bộ: thừa nhận có Thượng đế nhưng không coi Thượng đế là một vị thần tồn tại riêng biệt mà Thượng đế tự khẳng định và biểu hiện ngay trong vạn vật, trong bản thân từng con người.. Phiếm thần luận duy tâm: quan niệm Thượng đế là một thực thể siêu vật chất tạo ra và quyết định thế giới.

+ Con người tự nhiên: là học thuyết chủ trương phủ nhận những yếu tố tiên nghiệm, quan niệm đầu óc của một đứa trẻ giống như một tờ giấy trắng, xấu hay tốt là do xã hội chi phối và quyết định. Tuy nhiên, ở một phương diện khác, học thuyết này được các nhà văn tiếp thu theo hướng phủ nhận văn minh: con người phải được sống như nó vốn có.

3. Những nét chính của văn học thế kỷ Anh sáng

-Đội ngũ sáng tác: các nhà văn thuộc trào lưu văn học thế kỷ Anh sáng không chỉ đơn thuần hoạt động trên lĩnh vực văn học mà họ còn tham gia vào những lĩnh vực khác như âm nhạc, chính trị, triết học, xã hội học….

***- Nội dung và khuynh hướng văn học:

+Văn học Anh sáng kế thừa và phát triển tính chất đề cao lý tính của chủ nghĩa cổ điển.

+Văn học Anh sáng ra đời vào thế kỷ XVIII, thế kỷ của cuộc cách mạng tư sản, vì vậy, đặc điểm nổi bật của trào lưu văn học này là tính phản phong và đề cao tinh thần dân chủ. Hệ thống các hình tượng văn học cũng có sự đổi mới. Nếu như hình tượng thẩm mỹ của dòng văn học cổ điển được xây dựng trong tư thế tĩnh tại thì ở văn học Anh sáng, con người hành động trở thành lý tưởng của cái đẹp.

+Thế kỷ XVIII, văn học Anh sáng hình thành khuynh hướng tình cảm với những tác phẩm tiêu biểu như: “Julie hay Nàng Héloise mới”của J.J. Rousseau, “Paul và Virginie”của Bernardin de Saint Pierre ở Pháp; “Pamela”của Richardson ở Anh; “Nỗi đau của chàng Werther”của Goethe ở Đức. Nội dung các tác phẩm xoay quanh việc ca ngợi những tình cảm chân thành, trong sáng của con người trong cuộc sống (Julie hay Nàng Héloise mới); ca ngợi những con người bình dân nghèo khổ nhưng lương thiện, đối lập với họ là tầng lớp quý tộc tàn bạo, kiêu căng (Pamela); bày tỏ những mơ ước, khao khát của các tác giả hay cũng chính là của những người đương thời về cuộc sống bình yên, công bằng, một cuộc sống mà ở đó, quyền lợi và hạnh phúc của con người được coi trọng (Nỗi đau của chàng Werther).

-Thể loại: văn học thế kỷ Anh sáng khá phong phú về thể loại: kịch (bi kịch-hài kịch), truyện triết học, tiểu thuyết (tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết tình cảm…), báo chí…

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top