Tây Tiến

Thời gian cứ trôi qua theo dòng chảy của đất trời, dân tộc Việt Nam ta cũng đã trải qua những cuộc chiến tranh hào hùng theo dòng lịch sử. Những ngày tháng nơi chiến trường chỉ còn là quá khứ, bụi thời gian đã phủ một bức màn vô hình lên những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng đã khắc tạc vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người anh hùng đi cùng với đất nước. Trong Quang Dũng, ông đã xây dựng một bức tượng đài bất tử về người lính trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là bức tượng đài làm người chiến sĩ đã ngã xuống vẫn bất tử với thời gian – Tây Tiến.

Tây Tiến là tên một đoàn quân gồm hầu hết các thanh niên Hà Nội, họ ra đi để bảo về đất nước, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc để thực hiện sứ mệnh của mình – "Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh". Đoàn quân Tây Tiến hoạt động ở một vùng rừng núi rộng lớn với thiên nhiên khắc nghiệt nhưng hùng vĩ và thơ mộng. Khi phải chuyển địa bàn hoạt động, nỗi nhớ núi rùng, nhớ những người đồng đội trong tâm hồn Quang Dũng và ông đã hun đúc nên thơ

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Mở đầu bài thơ, một tiếng gọi nhớ nhưng sao nghe mà tha thiết quá,câu thơ như mở ra một mạch cảm xúc tuôn trào cho bài thơ. Sông Mã – con sông hùng vĩ đã chứng kiến những vui buồn của cuộc đời người chiến sĩ, dòng sông ấy không chỉ là một địa dnah mà còn là một chứng nhân lịch sử trên chặng đường hành quân. Sông Mã xa rồi, xa cả về thời gian và không gian, nhưng nững gì về Tây Tiến vẫn còn sống, neo đậu và khắc tạc trong sâu thẳm trái tim nhà thơ làm nên nỗi nhớ đong đầy. Có nỗi nhớ nào chơi với đến lạ như thế, đó phải chăng là nỗi nhớ về thiên nhiên, về con người và quá khứ kỉ niệm đẹp đẽ

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Những kỉ niệm ấy cứ đậm dần lên trong sự hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực của thơ Quang Dũng. Các địa danh miến sơn cước như Sài Khao, Mường Lát gợi bao cảm xúc mới lạ. Những "sương", những "hoa" đã từng hiệ với thi nhân thì nay lại hiện diện với đoàn quân gian khổ. Mệt mỏi đấy, nhưng không thiếu những phút giây lãng mạn. Thủ pháp đối lập được Quang Dũng sử dụng triệt để "Sài Khao sương lấp" thật là gian khổ biết bao! "Mường Lát hoa về trong đêm hơi" thi vị biết bao! Tưởng chừng như thiên nhiên ban thưởng cho người lính chút hương hoa để có sức mạnh vượt qua bao đèo dốc

Dốc lên khúc khủy dốc thăm thăm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Thiên nhiên ở đây thật khắc nghiệt và gian khổ. Núi rừng cứ thăm thẳm, hun hút hiện rõ vẻ hiểm nguy. Thế núi cao hun hút dựng vách trời, đến dường như súng chạm được chân mây. Hình ảnh ví con thú vị biết bao, cùng với các từ láy "thăm thẳm", "heo hút" và dấu phẩy tu từ như bẻ đôi câu thơ, thể hiện rõ cảnh khó khăn của thiên nhiên nơi vùng rừng núi.

Tây Tiến được quan sát ở nhiều góc độ: ngước mắt lên là núi cao ngang trời, đưa mắt nhìn xuống là vực sâu hun hút, phóng tầm mắt ra xa trong làn sương, ta có cảm giác như những ngôi nhà ở trên đất Pha Luông đang bồng bềnh trôi giữa chốn xa xôi. Cảnh vật bỗng trở nên nửa thực nửa ảo chập chờn như trong cõi mây. Chất lãng mãn như phủ kín cảnh vật, đó là sản phẩm của một chiến sĩ ẩn trong tâm hồn một thi sĩ.

Không chỉ là sự khắc nghiệt của thiên nhiên núi rừng, mà đoàn quân Tây Tiến còn phải đối mặt với biết bao gian khổ khác

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi

Ngày trèo đèo lội suối, chiều về rùng mình ghê sợ trước sự trỗi dậy của thác nước, đêm xuống lại phải đối mặt với chim kêu vượn hú thú dứ hoành hành, dường như trên đất Mường Hịch vẫn còn lởn vởn đâu đây dấu chân cọp dữ.

Trên những chặng đường hành quân vất vả ấy, có những con người vẫn kiên trì, dũng cảm bước tiếp nhưng cũng có những anh hùng hi sinh tất cả cho Tổ Quốc thân yêu

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Người lính Tây Tiến không bước tiếp, anh chỉ gục lên súng mũ, bỏ quên mọi thứ, một tư thế ra đi oai hùng và thật là xúc động, họ sống là người lính, hi sinh cũng trong tư thế một ngươi lính kiên cường, cái chết đối với người chiến sĩ chỉ nhẹ tựa long hồng. Hình ảnh "gục lên súng mũ" cũng một phần cho ta thấm thía nỗi gian nan vất vả và sự hi sinh oanh liệt của những người anh hùng.

Cùng với dòng hồi tưởng đó, tác giả nhớ lại những kỉ niệm đêm liên hoan lửa trại và cảnh sông nước miền Tây Bắc đẹp đẽ:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Một tình dân quân thật ấm áp, một cảnh sông nước thật vắng lặng và hoang vu nhưng tất cả đều có hồn và đẹp lãng mạn biết bao. Chỉ là những địa danh, những bản làng xa xôi hẻo lánh mà người lính Tây Tiến từng đi qua nhưng vẫn cắt hình rõ rệt trong lòng những ai đã một thời sống với Tây Tiến, đó là những kỉ niệm không thể phai mờ.

Ẩn đằng sau bức tranh thiên nhiên, là hình ảnh người lính Tây Tiến hào hoa, bi tráng

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Quang Dũng không tránh né những cái chết chóc bi thương. Người lín Tây Tiến chiến đàu ở một vùng rừng núi biên cương chống kẻ thù xâm lược sao tránh khỏi những đau thương. Cả đoàn quân vì bệnh số té mà "không mọc tóc", nước da xanh. Ta bắt gặp đâu đây hình ảnh trong những câu thơ Đồng chí của Chính Hữu

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Căn bệnh sốt rét hoành hành ác liệt biết bao, khiến người lính phải chịu nhiều đau khổ. Thế nhưng họ vẫn luôn ngang tàn chu động, có thể chỉ ngày hôm sau thôi một người nào đó trong số họ phải nằm lại nơi núi rừng này nhưng hôm nay họ vẫn mộng mơ và sẵn sàng đón nhận mọi thứ

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Họ vẫn mộng, vẫn mơ biết bao điều tốt đẹp và hào hùng. Giaacs mộng biên giới là giấc mộng về đất nước độc lập, mơ Hà Nội dáng kiều thơm có lẽ là mơ về một ngày mai tươi sáng bên những cô gái hà thành. Những mộng mơ ấy cũng góp phần thể hiện ý chí, tinh thần và nghị lực của người lính Tây Tiến.

Trong chiến đấu, không thể không kể đến những sự hy sinh, nhưng sự ra đi của những người chiến sĩ nơi đây không hề bi lụy mà rất bi tráng, hào hùng

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Hai chữ rải rác kéo giọng thơ trầm lắng, da diết, cọ xứa vào nỗi đau, đó là sự mất mát, đau thương và hi sinh. Nếu tách câu thơ này ra thì sẽ đau xót biết nhường nào. Nhưng không, dưới những nắm mồ viễn xứ kia là những con người "chẳng tiếc đời xanh" vì sự nghiệp của đất nước, khí thế hiên ngang chủ động đối mặt và dũng cảm hi sinh ấy khiến ta càng thêm khâm phục. Người chiến sĩ Tây Tiến ngã xuống và thanh thản về đất, đất sinh ra anh và cũng là nơi đón anh về sau khi làm tròn nghĩa vụ. Anh về đất như một hành động tựu nghĩa của những anh hùng. Sông Mã – dòng sông tiến anh ra đi nay lại gầm lên đón anh về trong khúc độc hành. Nói về sự hi sinh gian khổ nhưng hình ảnh bộ đội Tây Tiến không thê thảm mà lại còn cao đẹp hơn qua sự bi tráng. Nói cái gian khổ để đề cao chiến thằng, nói cái hi sinh để nâg hình ảnh người lính lên một tầm cao thời đại, bởi chiến thắng chẳng có giá trị gì khi chiến thắng dễ dàng mà không có hi sinh và hình ảnh người lính sẽ không thật cao đẹp nếu họ khong trải qua những thử thách gian truân của chiến đấu khắc nghiệt.

Sau tất cả những khó khăn gian khổ hi sinh, đó là một lời thề son sắc thể hiện quyết tâm đã hẹn ngày chiến thắng mới trở về

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Bằng bút pháp lãng mạn, đậm chất bi tráng, hình ảnh thơ dí dỏm, sáng tạo, hào hoa kết hợp với ngôn ngữ thơ đa sắc thái,phong cách và giọng thơ đặc sắc, Quang Dũng đã cho ta thấy được vè đẹp người lính Tây Tiến vừa hào hùng lại hào hoa. Hào hùng về phẩm chất ý chí, hào hoa về lãng mạn, những vẻ đẹp ấy hòa trộn với nhau tạo nên mọt bức tượng đài người lính Tây Tiến.

Người lính cụ Hồ từ lâu đã trở thành bến đậu nghệ thuật, điểm dừng chân khơi nguồn cảm hứng không bao giờ cạn trong trái tim người nghệ sĩ. Đọc Tây Tiến, ta lại nhớ đến một thời đại " người ra đi đầu không ngoảnh lại", các anh đã ngã xuống cho "lá cờ cách mạng thêm đỏ thắm", cho tượng đài tự do được tôn cao. Lịch sử và văn học sẽ mãi kắc tên anh – những người anh hùng bất tử.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #fff