TÂY TIẾN ( QUANG DŨNG )

I. Tác giả

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.

- Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, thơ giàu chất nhạc, họa...

- Các tác phẩm chính: Rừng về xuôi; Mây đầu ô....

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm.

- Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập "Mây đầu ô"(1986)

2. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ

Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình, thơ mộng.

3. Nội dung

Đề tài về anh bộ đội cụ hồ của thơ ca thời kì kháng chiến chống P, làm sao ta có thể quên được bài thơ tây tiến -QD- người nghệ sĩ đa tài sáng tác nhạc,vẽ tranh, làm thơ, .. một hồn thơ hào hoa lãng mạng, nhìn nhận sự vật thông qua lăng kính 

khác họa thành công bức tượng đài người lính tây tiến trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống P gian khổ nhưng cũng hết sức hào hùng bi tráng 

những người bộ đội tây tiến xuất thân từ sinh viên đến từ hà nội, viết tâm thư bỏ nhà đi lính và không hẹn ngày trở về. Thành công của tác phẩm này là xây dựng nên hình tượng anh bộ đội cụ hồ trong kháng chiến chống P

3.1. Đoạn 1:

địa danh được nhắc đến đầu tiên trong tác phẩm đó là sông mã, xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm, được trải dài trên địa bàn rộng lớn mà người lính tây tiến hành quân đi qua , nó được nhâng tầm trở thành chứng nhân lịch sử ghi lại tội ác kẻ thù và những chiến công hiển hách của đoàn quân tây tiến, vì vậy nhớ về tây tiến trước tiên phải nhớ đến hình ảnh sông mã 

 "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

.....

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.

*Đoạn mở đầu bằng những dòng thơ chan chưa nối nhớ, lời thơ như chợt thốt lên đầy nhớ nhung và tiếc nuối:

" Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi"

- Từ láy "chơi vơi", hiệp vần "ơi" mở ra một không gian vời vợi của nối nhớ đồng thời diễn tả tinh tế một cảm xúc mơ hồ, khó định hình nhưng rất thực.

- Điệp từ "nhớ" tô đậm cảm xúc toàn bài, không phải ngẫu nhiên mà nhan đề ban đầu của bài thơ tác giả đặt là Nhớ Tây Tiến. Nỗi nhớ trở đi trở lại trong toàn bài thơ tạo nên giọng thơ hoài niệm sâu lắng, bồi hồi. Nỗi nhớ tha thiết, niềm thương da diết mà nhà thơ dành cho miền Tây, cho đồng đội cũ của mình khi xa cách chan chứa biết bao.

* Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng thật êm đềm thơ mộng.

- Nhớ những địa danh mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu những địa danh khi đi vào thơ Quang Dũng nó không còn mang màu sắc trung tính, vô hồn trên bản đồ nữa mà gợi lên không khí núi rừng xa xôi, lạ lẫm, hoang sơ và bí ẩn.

- Nhớ con đường hành quân gập ghềnh, hiểm trở, đầy sự hiểm nguy giữa một bên là núi cao với một bên là vực sâu thăm thẳm: Dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, Heo hút, sương lấp. Không gian được mở ra ở nhiều chiều: chiều cao đến chiều sâu hút của những dốc núi, chiều sâu của vực thẳm, bề rộng của những thung lũng trải ra sau màn sương. Các từ láy giàu sức tạo hình khiến người đọc hình dung những con đường quanh co, dốc rồi lại dốc, những đỉnh đèo hoang vắng khuất vào mây trời; Cách ngắt nhịp 4/3 của câu thơ thứ ba tạo thành một đường gấp khúc của dáng núi; ba dòng thơ liên tiếp sử dụng nhiều thanh trắc gợi sự vất vả nhọc nhằn.

- Nhớ những những ngôi nhà nơi xóm núi như cánh buồm thấp thoáng trên mặt biển trong không gian bình yên và êm ả của mưa giăng đầy biến thung lũng thành 'xa khơi".

- Nhớ âm thanh "gầm thét" của thác dữ, tiếng gầm gào của loài hổ dữ rình rập vồ người mỗi khi chiều đến, đêm về. Thời gian buổi chiều, về đêm lại càng nhấn mạnh thêm cảm giác hoang sơ của chốn "sơn lâm bóng cả cây già". Những từ ngữ và hình ảnh nhân hóa được nhà thơ sử dụng để tô đậm ấn tượng về một vùng núi hoang vu dữ dội. Nơi đây thiên nhiên hoang dã đang ngự trị và chiếm vai trò chúa tể.

-> Bức tranh của núi rừng miền Tây giàu được vẽ bằng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa giàu chất họa lại giàu chất nhạc. Nét vẽ vừa gân guốc, mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại cũng rất mềm mại tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho bức tranh thiên nhiên.

* Nỗi nhớ về đồng đội và những kỉ niệm trên đường hành quân:

- Nhớ cái tếu táo, lạc quan trong gian khổ với vẻ đẹp hồn nhiên qua cách nói hóm hỉnh "súng ngửi trời". Nếu viết "súng chạm trời", nhà thơ sẽ chỉ tả được độ cao của đỉnh dốc mà khi đứng trên đó, mũi súng của người lính Tây Tiến như chạm cả vào nền trời. Còn ở đây, Quang Dũng đã gợi được "chất lính" trẻ trung, vẻ tươi mới, sức sống dạt dào trong tâm hồn của người lính Tây Tiến vốn xuất thân từ những thanh niên trí thức trẻ Hà Nội.

- Nhớ những người đồng đội đã ngã xuống nhưng không bi luỵ. Nỗi mất mát, niềm cảm thương được nói bằng giọng thơ ngang tàng, kiêu hãnh gục bên súng mũ bỏ quên đời".

- Nhớ tình cảm quân dân giữa những người lính Tây Tiến và đồng bào Tây Bắc "Nhớ ôi... thơm nếp xôi". Họ dừng chân nơi xóm núi sau chặng đường dài vất vả, họ quây quần trong niềm vui ấm áp, niềm hạnh phúc bên những nồi cơm còn thơm làn gạo mới. Nhớ ôi!- nỗi nhớ da diết, đằm thắm, sự gắn kết tình nghĩa thủy chung, giữa những con người miền Tây Bắc của tổ quốc với bộ đội kháng chiến.

Nhận xét: Đoạn thơ chỉ là khúc dạo đầu của một bản nhạc về nối nhớ, song cũng đã kịp ghi lại những vẻ đẹp rất riêng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trên nền của bức tranh thiên nhiên dữ dội ấy, những người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp. Sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên và con người nơi ấy là biểu hiện của tấm lòng gắn bó với quê hương, đất nước. Đồng thời là tấm lòng trĩu nặng yêu thương với những người đồng đội, đồng chí của mình.

3.2. Đoạn 2: :

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

.....

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

a. Những kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết qua những đêm liên hoan văn nghệ đậm màu sắc lãng mạn, trữ tình

- Đêm liên hoan được miêu tả bằng những chi tiết lãng mạn:

+ Đêm liên hoan như đêm hội giao duyên, đêm tân hôn của những cặp tình nhân (hội đuốc hoa)

+ Nhân vật trung tâm của đêm hội là những thiếu nữ Tây Bắc trong những bộ trang phục và vũ điệu vừa lộng lẫy, vừa e thẹn, tình tứ.

+ Cái nhìn trẻ trung, ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say mê sung sướng của những người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp phương xa.

Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, thi trung hữu nhạc,tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp giàu bản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tình cảm quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến

b. Vẻ đẹp của con người và cảnh vật miền Tây Bắc trong chiều sương trên sông nước Châu Mộc

- Không gian trên dòng sông, cảnh vật Châu Mộc hiện lên thật mờ ảo, thơ mộng nhuốm màu sắc cổ tích, huyền thoại.

- Nổi bật lên trên bức tranh sông nước là cái dáng mềm mại, uyển chuyển của các cô gái Thái trên con thuyền độc mộc.

- Những bông hoa rừng cũng như đang đong đưa làm duyên trên dòng nước lũ.

- Những bông lau ven rừng như có hồn và gợi nhớ da diết.

3. 3. Đoạn 3: Bức tượng người lính Tây Tiến bất tử với thời gian

Đoạn thơ tập trung vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực với cảm xúc bi tráng.

- Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn:

+ Sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: Thân hình tiều tuỵ vì sốt rét rừng của người lính Tây Tiến : không mọc tóc, xanh màu lá

+ Trong gian khổ, hình tượng người lính Tây Tiến vẫn hiện ra với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, vẫn toát lên cốt cách, khí phách hào hùng, mạnh mẽ: xanh màu lá, dữ oai hùm

+ Trong gian khổ nhưng:

~ vẫn hướng về nhiệm vụ chiến đấu, vẫn "mộng qua biên giới" - mộng chiến công, khao khát lập công;

~ "mơ Hà Nội dáng kiều thơm" - mơ về, nhớ về dáng hình kiều diễm của người thiếu nữ đất Hà thành thanh lịch.

Những hình ảnh thơ thể hiện tâm hồn mộng mơ, lãng mạn của người lính - những chàng trai ra đi từ đất Hà Nội thanh lịch. Những giấc "mộng" và "mơ" ấy như tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt gian khổ để lập nên nhiều chiến công.

- Vẻ đẹp bi tráng:

+ Những người lính trẻ trung, hào hoa đó gửi thân mình nơi biên cương xa xôi, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng "Đời xanh" cho Tổ Quốc mà không hề tiếc nuối.

+ Hình ảnh "áo bào thay chiếu" là cách nói sang trọng hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến.

+ Họ coi cái chết tựa lông hồng. Sự hy sinh ấy nhẹ nhàng, thanh thản như trở về với đất mẹ: "anh về đất".

+ "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" : Linh hồn người tử sĩ đó hoà cùng sông núi. Con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương, hùng tráng để tiễn người lính vào cõi bất tử: Âm hưởng dữ dội tô đậm cái chết bi hùng của người lính Tây Tiến.

+ Hàng loạt từ Hán Việt: Biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành... gợi không khí tôn nghiêm, trang trọng khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

=> Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của người tráng sĩ anh hùng xưa.

vậy người lính nhớ về ai là nhớ về điều gì nhìn nhận với hùng của mình như hình ảnh của con gái sử dụng nhiều từ Hán ngữ viết về những đau thương nhưng toát ra vẻ đẹp tráng lệ hào hùng 

3.4. Đoạn 4: đoạn thơ còn lại

- Khẳng định vẻ đẹp tinh thần của người lính Tây Tiến đối với thời đại và đối với lịch sử:

+ Vẻ đẹp tinh thần của người vệ quốc quân thời kì đầu kháng chiến: một đi không trở lại, ra đi không hẹn ngày về.

+ Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến sẽ còn mãi với thời gian, với lịch sử dân tộc, là chứng nhân đẹp đẽ của thời đại chống thực dân Pháp.

- Cụm từ người đi không hẹn ước thể hiện tinh thần quyết ra đi không hẹn ngày về. Hình ảnh đường lên thăm thẳm gợi lên cả một chặng đường gian lao của đoàn quân Tây Tiến.

è Vẻ đẹp bất tử của người lính Tây Tiến được thể hiện ở âm hưởng, giọng điệu của cả 4 dòng thơ. Chất giọng thoáng buồn pha lẫn chút bâng khuâng, song chủ đạo vẫn là giọng hào hùng đầy khí phách.

4. Nghệ thuật

+ Cảm hứng lãng mạn, bi tráng

+ Sử dụng ngôn từ đặc sắc: từ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt

+ Kết hợp chất nhạc và họa.

5. Chủ đề: Qua bài thơ, Quang Dũng đó ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ và trữ tình, dữ dội mà mĩ lệ của thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc của Tổ quốc, đặc biệt khắc vào thời gian một bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến anh dũng, hào hoa. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top