Vợ Chồng A Phủ (2)


Đề 2. Cảm nhận đoạn văn:

"Lần lần mấy năm qua [...] Những đêm tình mùa xuân đã tới" Nhận xét giá trị nhân đạo của tác phẩm.

HƯỚNG DẪN

I. MỞ BÀI

- Tự làm

II. THÂN BÀI

1. Khái quát

- Như tài liệu các đề trước

- Tóm tắt đoạn trước: MỊ là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo. Vi món nợ nặng lài của cha mẹ, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lý, cuộc sống thống khố khiến cô trở nên câm lặng, chai sạn, vô hồn.

2. Nội dung

2.1. Đoạn văn mở đầu, Tô Hoài tập trung khắc họa nỗi thống khổ của Mị. Đó là kiếp sống nô lệ bị hắt hủi, bị chà đạp, bị bóc lột sức lao động một cách tàn bạo.

"Lần lần, mấy năm qua, mẩy năm sau, bổ Mị chết. Nhưng Mị cũng không cồn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa Những câu văn trần thuật chậm, buồn, nhịp điệu mòn mỏi. Thời gian qua phép điệp "mấy năm qua, mấy năm sau" như ngắt quãng, ngưng đọng, trì trệ, chậm chạp, diễn tả sự tê liệt tinh thần ở MỊ, con người sống vật vờ, lặng lẽ như chiếc bóng. Trước đó, Mị từng có ý định ăn lá ngón đế tự tử trước mặt cha. Nhưng vì chữ Hiếu, Mị không đành chết. Nay cha Mị đã mất, sự ràng buộc cũng không còn, Mị có thể giải thoát số phận nhưng Mị đã không còn nghĩ đến chuyện tự tử nữa. Bởi "ở lâu trong cái khổ, MỊ quen khổ rồi". Sự thống khổ đà làm Mị chai sạn, mất hết cả cảm xúc, tâm hồn đà héo mòn, sống mà như đã chết. Con người quen với khổ đau thì sẽ không còn nhận ra sự khổ đau của mình nữa, vì nó đã quen thuộc. Thậm chí, Mị còn nhầm tưởng "Bây giờ MỊ cũng tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đồi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi". Phép điệp "mình cũng là" kết hợp so sánh mình với trâu ngựa cũng là một cách để thấy Mị đà hoàn toàn khuất phục trước hoàn cảnh, chấp nhận an phận, cam chịu như việc thân phận con ngựa phải đổi tàu ngựa nhà này đến nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, đi làm.

Nhà thống lý đối với nô lệ thì chỉ có công việc, Mị tuy là dâu nhưng lại là dâu gạt nợ. Vì thế Mị cũng là con ở không hơn không kém. Thế nên, cuộc sống của MỊ trong nhà thống lý là chim vào thời gian và công việc: "lúc nào cũng chi nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại". Câu văn sử dụng phép điệp, liệt kê thời gian lặp đi lặp lại gợi ra sự quanh quẩn, nhàm chán, bế tắc, tuyệt vọng. Thời gian và công việc như cái vòng lặp bế tắc không lối thoát: "Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, vù dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. " Tô Hoài chỉ trong một đoạn văn ngắn nhưng đã sử dụng rất nhiều những từ ngữ chỉ thời gian: "tết xong", "giữa năm", "đến mùa".. .Thời gian liên tục ấy như vòng xoáy nghiệt ngã đà đổ ập lên đầu Mị. Phép liệt kê được Tô Hoài sử dụng trong đoạn văn mang đến cho người đọc nỗi ám ảnh về cuộc sống địa ngục trong nhà thống lý. Mị như bị khối lượng công việc đồ sộ đè lên cuộc đời: hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, đi nương bẻ bắp, hái củi, bung ngô, tước đay... Với số lượng công việc ấy, MỊ dường như không thể nào còn biết đến niềm vui là gì bời phải làm việc quần quật, không được nghỉ tay, nghỉ mắt. Trong nỗi thống khổ cùng cực, Mị lại một lần nữa so sánh thân phận mình: "con ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân nhai cỏ". Còn "đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm cả ngày". Một bên thong thả nghỉ ngơi "đứng gãi chân nhai cỏ", một bên "vùi vào làm việc cả đêm cả ngày" đã nói hết được tất cả những khổ đau mà MỊ phải gánh chịu. Ở một đoạn văn sau đó, có lần chính MỊ cũng đã thổn thức nhận ra "mình không bằng con ngựa". Đó là kiếp sống súc nô đầy đau đớn của Mị trong nhà thống lý.

2.2. Không chỉ bị cuông quyền đọa đày về thể xác, MỊ còn bị thần quyền làm cho tê liệt về tinh thần, mất hết ý thức phản kháng.

Neu đồng tiền có thế nô lệ hóa thế xác buộc Mị trở thành công cụ lao động thì thần quyền lại có thê nô lệ hóa tinh thần khiển MỊ trở thành người đàn bà chai sạn, vô cảm. Thần quyền như nọc độc, nó không giết con người ngay mà nó từ từ làm tê liệt tinh thần, triệt tiêu cảm xúc, mất hết ý thức phản kháng. Bằng chứng là Mị đã dần quên đi tiếng nói của chính mình, Mị cô độc ngay giữa không gian nhà giàu với kiếp sống "Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa Từ láy "lùi lũi" và phép so sánh gợi lên hình ảnh một cô MỊ với kiếp sống mỏi mòn, cô đơn, buồn bã, sống mà như đã chết, vật vờ, câm lặng.

Nơi MỊ sống là một căn buồng "kín mít", độc một ô cửa "một lỗ vuông bằng bàn tay". Hai chữ "kín mít" gợi cảnh sống tù túng, ngột ngạt, tăm tối, thiếu dưỡng khí. Phép so sánh gợi lên hình ảnh một chốn ngục tù, một địa ngục trần gian đang giam giữ cuộc đời

Mị. Cảnh sống tăm tối, Mịt mờ đó khiển cho mọi thử đều tối sầm lại. Không gian bên trong nhìn qua ô cửa đó chỉ thấy "trăng trắng không biết sương hay là nắng". Từ láy "trăng trắng" gợi tả ánh sáng mờ nhạt, u ám, lạnh lẽo. Câu hỏi tu từ "không biết sương hay là nắng" thể hiện sự băn khoăn, mơ hồ càng làm cho hình ảnh căn buồng và ô cửa số trở nên ngột ngạt, bức bối. Ngoài ô cửa kia là thế giới của tự do, của hạnh phúc, tình yêu, là thế giới của thiên đường. Còn bên trong lại là chốn địa ngục. Mị mất hết ý niệm về thời gian, không gian. Mị không còn nhớ được mình đã bị bắt vào nhà thống lý đã bao lâu; MỊ cũng không biết bên ngoài ô cửa đó là gì. Mị chi biết, ngồi trong ô cửa ấy "trông ra đến bao giờ chết thi thôi". Đó là kiếp sống bị đày đọa, bị cầm tù về thể xác và tinh thần, một cuộc sống tù túng mất tự do.

2.3. Đoạn trích tiếp theo là vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên miền Tây thơ mộng, trữ' tình và không khí náo nức đón xuân trên mảnh đất Hồng Ngài. Đây cũng là lúc sức sống trong MỊ trỗi dậy.

Sức sống ấy trước hết được gợi lên từ không khí rộn rã của ngày xuân. Mùa xuân đã mang sức sống, sự hồi sinh cho thiên nhiên và con người. Người Mèo ăn tết khi ngô lúa đã gặt xong. Niềm vui xuân về có thêm niềm vui thu hoạch mùa màng. Cái tết năm ấy đến giữa lúc "gió và rét dữ dội", nhưng vẫn không ngăn được sắc màu của hoa cỏ mùa xuân. Màu "cỏ gianh vàng ừng" gợi ra một thiên nhiên Tây Bắc nên thơ. sắc màu còn trở nên tươi tắn, đẹp đẽ hon nừa qua hình ảnh "những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ". Từ láy "sặc sỡ" trong phép so sánh sắc màu khiến hình ảnh những chiếc váy hoa của những cô gái Mèo trở nên lộng lẫy, tươi thắm, quyến rũ. Hòa vảo sắc màu là những âm thanh rộn rã báo hiệu mùa xuân "đảm trẻ đợi tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà", "trai gái, trẻ con tụ tập đánh pao, chơi quay, thổi sáo, thổi khèn". Sức sống của tạo vật và con người bừng tỉnh. Miền đất Tây Bắc vẳng lặng bỗng trào lên sức sống. Có thể nói trong đoạn văn này ngòi bút Tô Hoài, có dịp bộc lộ vẻ đẹp chất thơ, cái mảng trời tươi sáng của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đất trời náo nức vào xuân cũng là sự náo nức rạo rực trong lòng MỊ. Mùa xuân là cơn gió lành xâm chiếm tâm hồn Mị, lay động tâm hồn ấy làm mặt hồ yên tĩnh trong tâm hồn Mị xao động.

2.4. Đoạn trích tiếp theo là vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt.

Và giữa lúc MỊ đang rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần thì cũng là lúc Tô Hoài xuất hiện với tấm lòng nhân đạo cao cả. Nhà văn đã bênh vực cho quyền sống của con người, phát hiện, trân trọng và ngợi ca sức sống của con người. Tô Hoài nhận ra rằng: "dẫu trong mọi cùng cực đến thế, mọi thế lực tội ác cũng không thể tiêu diệt được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt". Bang ngòi bút miêu tả tâm lý sắc sảo, tinh tế, Tô Hoài đã ghi lại những chuyển biến hết sức chân thực tàm trạng Mị khi tiếng sáo gọi bạn tình vọng lại.

Câu văn trần thuật mở ra thể giới tâm hồn của Mị: "Ngoài đầu núi lấp ló đà có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi Hai chữ "lấp ló" vốn là từ láy tượng hình này được Tô Hoài dùng miêu tả âm thanh, nó gợi ra âm thanh tiếng sáo lúc thì nghe rõ, lúc lại mơ hồ, mông lung. Ảm thanh ẩy lại đi liền với sắc thái tu từ "đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi" làm cho lòng Mị càng thêm bâng khuâng, xao xuyến. Tiếng sáo là một ấn dụ nghệ thuật được Tô Hoài khắc họa như một hình tượng. Tiếng sáo là hiện thân của MỊ - hiện thân của tuổi trẻ, khát vọng, tự do; hiện thân của ký ức tươi đẹp, của những ngày êm đềm, vui tươi, hạnh phúc bên chàng trai có ngón tay đeo nhẫn quen thuộc. Tiếng sáo bay xa, vang vọng làm sống lại ký ức của một thời tuổi trẻ lắm mộng mơ, giàu khát vọng. Có lẽ chính vì vậy mà khi tiếng sáo vọng về, Mị không chỉ cảm nhận tiếng sáo bằng thính giác mà còn cảm nhận nó bằng cả tâm hồn: "Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi". Cái "vọng lại" ấy không chi là cái vọng lại của tiếng sáo trong hiện tại mà còn có cả âm thanh của ký ức vọng về. Bởi vậy MỊ mới thấy "thiết tha bổi hổi", đó là cảm xúc rạo rực, say đắm, thổn thức, hân hoan của trái tim Mị khi được tiếng sáo chạm đến, vừa là sự bồi hồi của con tim khi tìm về ký ức. MỊ như đang lắng nghe từng lời tha thiết trong tiếng sáo, cảm nhận được sự "bổi hổi - thiết tha" trong từng âm vang của tiếng sáo, cũng như cảm nhận được tấm lòng, tâm hồn của người đang thối. Hay đó chính là nhịp đập trái tim Mị cũng như đang thổn thức rung động theo từng giai âm của tiếng sáo.

Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: "Sứ mệnh của thế loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ". Từ điển "Thuật ngữ văn học" nhận định: "Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. " Đó chính là những ý kiến, những nhận định không hề hoa mỹ dành cho các nhà văn, vì hơn ai hết các nhà văn hiểu rằng: "nêu tình huống truyện là bước ngoặt của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật lại là cái bánh lái bẻ nên đường của tuyệt diệu ấy" (Lêonop-Lêônit). Tô Hoài có biệt tài tạo nên những chi tiết đắt giá, nhưng cái tài của ông là ông không sáng tạo gượng ép mà để nó tự nhiên trong mạch ngầm dạt dào của tác phẩm. Hiểu theo nghĩa ấy, thì chi tiết tiếng sáo là một chi tiết "nâng tầm Tô Hoài" (Đỗ Kim Hồi), bởi nếu không có chi tiết tiếng sáo thì Mị mãi mãi chỉ là cái bóng u uẩn lặng câm trong kiếp sống mỏi mòn. Tô Hoài từng tâm sự rằng: "Tiếng sáo kia quả tha thiết, quá mạnh mẽ, nó dìu hồn Mị bay lên trên hoàn cảnh, nó là biểu tượng của niềm khát sống, khát khao yêu, ở đây còn là lòng khao khát tự do nữa ". Có lẽ vì vậy mà lúc đầu nghe tiếng sáo, MỊ thấy "thiết tha bổi hổi", còn bây giờ "Mị ngồi nhẩm thầm lời người đang thổi sáo:

"Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta chưa có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu"

Điệu sáo ấy lâu rồi Mị không thổi nữa, bài hát ấy lâu rồi Mị cũng không hát nữa. Nhưng MỊ vẫn thuộc, vẫn nhớ - nghĩa là MỊ không hoàn toàn vô cảm. Nguyễn Minh Châu quả thật có lý khi cho rằng: "Rất nhiều tác giả của những truyện ngắn hay là những người cầm bút có cải biệt tài có thể chọn trong cải dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất (...), thậm chỉ có khi đỏ là củi khoảnh khắc chứa cả một đời người". Phải chăng, trong khoảnh khắc tiếng sáo "lửng lơ bay" ngoài đường thì cũng là lúc ống kính nghệ thuật của Tô Hoài cũng bắt trọn vẹn khoảnh khắc tâm hồn MỊ đột ngột hồi sinh. Khoảnh khắc ấy như một cuốn phim quay chậm rõ nét, chân thực và tinh tế khiến mọi thứ như "đậm đặc" và ánh lên niềm đồng cảm, trân trọng của nhà văn. Tiếng sáo ấy đã thức dậy cả mùa xuân trong Mị, thức dậy cả ký ức xa xôi những ngày xuân đến. Điều ấy làm ta chợt nhớ đến một anh Chí bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say dài bởi tiếng "chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng mấy bà đi chợ bán vải về". Chính những vang vọng của cuộc sống đánh thức những con người vốn bị lãng quên trong tận cùng của đau khổ. MỊ cũng như anh Chí kia quả thật đã tỉnh giấc sau một cơn mê dài.

Tóm tắt phần sau: Phần sau của tác phẩm là diễn biến tâm trạng MỊ trong đêm tình mùa xuân với khát vọng tự do cháy bỏng. Kết thúc đoạn trích là sức phản kháng mãnh liệt của MỊ - MỊ cởi trói cho A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa xây dựng cuộc đời mới.

3. Đánh giá

a. Nội dung

- về nội dung: Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã bộc lộ giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua việc khắc họa cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật MỊ, nhà vãn đà tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời qua sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (và sau đó là sức sống, sức phản kháng quyết liệt trong đêm cởi trói cho A Phủ), nhà văn cũng khẳng định và lên tiếng bênh vực cho những khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Qua đó nhà văn cũng đã góp phần giải phóng số phận nhân vật, đây chính là điếm mới trong giá trị nhân đạo của các tác phẩm sau năm 1945.

b. Nghệ thuật: Thành công của Tô Hoài trong việc xây dựng hình tượng nhân vật MỊ là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được nhà văn vận dụng linh hoạt, sáng tạo: Trần thuật hấp dẫn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Xây dựng tình huống truyện độc đáo. Biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo. Ngôn ngữ gián dị, sinh động, chọn lọc, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ...Giọng điệu trầm buồn, cảm thương, xót xa. Tất cả đã hòa quyện vào ngòi bút Tô Hoài góp phần làm nên thành công của nhân vật, đồng thời chắp cánh, nâng đỡ cho ngòi bút ấy thăng hoa cùng tác phẩm.

III. KẾT BÀI

"Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án thế lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, bạo tàn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy con người vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đày. Đồng thời, qua nhân vật Mị nhà văn đã bày tỏ tiếng nói cảm thông, trân trọng đối với người lao động nghèo. Nhà văn đồng cảm với số phận đau khổ, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc đồng thời ca ngợi, trân trọng sức sống tiềm tàng bên trong những con người khốn khổ ẩy. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo lớn lao của tác phẩm. Qua vẻ đẹp tâm hồn con người lao động Tây Bắc, mỗi chúng ta phải tự nhắc nhở mình phải biết sống, biết yêu quý, biết trân trọng con người lao động nói chung, biết đấu tranh bảo vệ công lý, lẽ phải, đấu tranh với những bất công đê bảo vệ hai chữ "Con Người" cao quý thiêng liêng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vanhoc