Vào Phủ Chúa Trịnh
I) Tìm hiểu chung
1/ Tác giả ( 1724-1791)
-Lê Hữu Trác hiệu là Hải thượng Lãn Ông, quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hoà, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên)
-Ông là 1 danh y; thầy thuốc; soạn sách; mở trường dạy nghề thuốc.
...
2/ Tác phẩm ( Thượng Kinh Kí Sự):
-Thể KÍ, viết bằng Chữ Hán, hoàn thành năm 1783.
-Nằm cuối bộ Hải Dương y tông tâm lĩnh ( gồm 66 quyển).
-Nội dung: Là tả quang cảnh ở Kinh Đô, cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa ( Trịnh). Và quyền uy thế lực của nhà chúa.
-Nghệ thuật: quan sát, ghi chép những sự việc có thật và thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
II)Đọc-hiểu văn bản;
1/ Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
a) Quang cảnh nơi phủ chúa.
-Vào phủ:
+Phải trải qua nhiều lần cửa với những dãy hành lang quanh co, nối nhau liên tiếp. Mỗi cửa đều coa vệ sĩ để canh gác, ai muốn vào phải có thẻ.
+Vườn hoa: cây cối um tùm, chim hoa ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
+Khuôn viên: có điếm "Hậu mã tú trực" để chúa sai phái đi truyền lệnh.
-Vào trong phủ:
+ Những nhà "Đại Đường", "Gác Tía", với kiệu sơn son đều, đồ nghi trượng sơn song thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
+Đồ dùng tiếp khách ăn uống: toàn măm vàng, chén bạc.
-Nội cung thế tử:
+Phải trải năm, sáu lần trướng gấm.
+Trong phòng thấp nến, có sập thếp vàng, ghê rồng sơn song thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt.
=> Thể hiện sự lộng lẫy tráng lệ, thể hiện sư trang nghiêm và quyền uy tột đỉnh của nhà chúa.
b) Cung cách sinh hoạt:
-Quyền uy
-Những lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử hết sức cung kính và lễ độ.
-Thể hiện sự khuôn phép và trang nghiêm.
-Có nhiều người hầu kẻ hạ.
-Có nhiều lễ nghi
c) Cái nhìn và thái độ của tác giả:
-Khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa.
-Tỏ ra dửng dưng với những quyến rũ vật chất nơi đây
-Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do.
2)Tài năng và y đức của Lê Hữu Trác:
-Có sự mâu thuẩn dành co:
+Hiểu căng bệnh nhưng sợ có hiệu quả ngay thì được chúa tin dùng, bị công danh trói buột.
+Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm y đức, sợ phụ lòng cha ông.
-Cuối cùng lương tâm của 1 người thầy thuốc đã thắng. Ông đã gạt một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm.
=> Ông là 1 người thầy thuốc có lương tâm và đức độ. Khinh thường danh lợi, quyền uy; ông yêu thích 1 lối sống tự do và nếp sống thanh đạm, dãn dị nơi quê nhà.
3) Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả:
-Quan sát tỉ mỉ ( quanh cảnh nơi phủ chúa, nơi thế tử Trịnh Cán ở).
-Ghi chép trung thực( từ việc ngồi chờ ở phòng chè tới bữa cơm sang, từ việc xem bệnh cho thế tử đến việc ghi đơn thuốc).
-Tả cảnh sinh động.
-Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái Thần của cảnh vật và sự việc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top