Hai đứa trẻ -p3

   “Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”.

(Thạch Lam văn và đời, NXB Hà Nội 1999, tr 597)

Hãy trình bày cách hiểu của anh/chị về ý kiến trên qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

Bài làm

a. Giải thích 2.0
– Khái quát nội dung câu chuyện: Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ tức khắc.
– Câu chuyện nêu và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động… chỉ dẫn đến thất bại, thậm chí bị hủy diệt.

– Cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước trên con đường mới.

b. Phát biểu suy nghĩ sau khi đọc câu chuyện 4.5
– Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
– Trên con đường thực hiện ước mơ, bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra để thử thách lòng dũng cảm của con người. Trước những khó khăn thử thách ấy, mỗi người sẽ chọn cho mình cách đón nhận để có hướng đi riêng. Có người chọn lối sống an phận, thụ động, không dám đối mặt với thử thách; có người tự thay đổi để thích nghi hoàn cảnh (dẫn chứng).

– Cuộc sống chúng ta sẽ ra sao, luôn ngập tràn sợ hãi, oán hờn hay chấp nhận và vui sống để vươn lên sẽ tùy thuộc vào cách ta đối mặt với những khó khăn thử thách gặp phải. Những con người biết vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, dám đương đầu với thử thách sẽ có được một tầm nhìn, sức mạnh và xứng đáng được tôn vinh (dẫn chứng).

– Biểu dương những người có ước mơ, có nghị lực vươn lên. Phê phán những người sống không có ước mơ, thụ động, ngại khó ngại khổ, không có ý chí, nghị lực.

c. Bài học 1.0
– Cuộc sống luôn tiềm ẩn những trở ngại, khó khăn, thử thách bát ngờ. Con đường đi đến ước mơ không hề bằng phẳng, phải dũng cảm đương đầu với thử thách.
– Trong cuộc sống không nên đợi đến khi nắm chắc phần thắng mới làm, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì cả.

2 1. Kĩ năng: Đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận văn học, có hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 0.5
2. Kiến thức: Lí giải vấn đề một cách sâu sắc, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 11.5
a. Giải thích ý kiến của Thạch Lam 2.5
– Một trong những chức năng của văn học là chức năng thẩm mĩ. Vì vậy, đi tìm và phát hiện cái đẹp chính là công việc, là sứ mệnh của nhà văn.
– Cái đẹp hiện rõ giữa cuộc đời thì ai cũng có thể cảm nhận được nên không nhất thiết phải cần đến vai trò của nhà văn. Sứ mệnh của nhà văn là đi tìm và phát hiện cái đẹp cái khuất lấp ở những nơi tưởng như không thể tồn tại cái đẹp để giúp người đọc có cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống, con người và thưởng thức tác phẩm một cách đúng đắn và có ý nghĩa nhất.

– “Cái đẹp kín đáo” và “nơi không ai ngờ tới”:

+ “Cái đẹp kín đáo” là cái đẹp tiềm ẩn đằng sau vẻ bề ngoài xù xì, gai góc, thô kệch, tầm thường…Đó thường là vẻ đẹp của nhân cách, của tình người, khát vọng, sức sống, tài năng.

+ “Nơi không ai ngờ tới” chính là hoàn cảnh, là môi trường không phù hợp, thuận lợi cho cái đẹp.

– Bài học “trông nhìn và thưởng thức”: người đọc tin tưởng, có cái nhìn tinh tế nhạy cảm với cuộc sống, con người và thấy bất ngờ, thú vị khi thưởng thức tác phẩm và vẻ đẹp cuộc sống.

– Nhà văn phải là người không ngừng tìm tòi, phát hiện để phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện và đóng góp cho văn học những giá trị mới nên phải đi tìm, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của đối tượng ở nơi tưởng chừng như không thể tồn tại cái đẹp

b. Chứng minh qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) 8.0
* Truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) 4.0
– Vài nét về Thạch Lam và Hai đứa trẻ
+ Thạch Lam là gương mặt tiêu biểu của Tự lực văn đoàn. Sáng tác của ông thiên về chủ đề tình thương yêu.

+ Hai đứa trẻ rút trong tập Nắng trong vườn (1938), tiêu biểu cho kiểu truyện ngắn không có cốt truyện đặc biệt, man mác như một bài thơ trữ tình đượm buồn.

– “Cái đẹp kín đáo” trong Hai đứa trẻ là một cái gì chỉ hiện ra mong manh thấp thoáng, là cái đẹp cổ điển: đẹp và buồn.

+ Hai đứa trẻ là cái đẹp thầm kín của trái tim nhân hậu, chan chứa yêu thương trong tâm hồn nhỏ bé của Liên.

+ Cái đẹp hiền hòa của những con người nghèo khổ mà sống với nhau đầy tình thân ái.

+ Cái đẹp mong manh mơ hồ của những hi vọng về ánh sáng đang chìm khuất trong bóng tối …

– Bài học “trông nhìn và thưởng thức”: người đọc nhận ra, trân trọng, đồng cảm với những khoảnh khắc đẹp, những tâm hồn chưa hẳn đã lụi tàn, những cuộc đời đang cố gắng sống và hi vọng vào một tương lai tốt đẹp, tươi sáng hơn.

* Truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) 4.0
– Vài nét về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù
+ Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, luôn hướng thiện, hướng mĩ để tìm và lưu giữ cho đời những vẻ đẹp.

+ Trong nhiều vẻ đẹp của Vang bóng một thời (1940), nổi lên một vẻ đẹp kín đáo, tiềm ẩn Chữ người tử tù.

– “Vẻ đẹp kín đáo”…

+ Trong truyện ngắn Chữ người tử tù là cái đẹp lí tưởng của tài năng- thiên lương và khí phách đặt trong sự đối nghịch của cảnh ngộ (thí sinh phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao).

+ Cái đẹp đã gặp gỡ, hội tụ, tỏa sáng và bất tử trong chốn lao tù- nơi mà thông thường chỉ có cái xấu, cái ác ngự trị (cảnh cho chữ- cảnh tượng xưa nay chưa từng có). Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.

+ Vẻ đẹp của tâm hồn và “thiên lương” trong sáng: Huấn Cao dũng cảm, không sợ chết, coi khinh tiền bạc và cường quyền, có lòng yêu mến cái thiện, cái “thiên lương” trong sạch của viên quản ngục. Viên quản ngục cũng vậy, vẻ đẹp của ông ta thể hiện ở thái độ kính trọng Huấn Cao– hiện thân của cái tài, cái đẹp, “thiên lương” cao cả. Hai hình tượng này thể hiện quan điểm thẩm mĩ tiến bộ của Nguyễn Tuân: tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

– Bài học “trông nhìn và thưởng thức”: trân trọng tài năng, nhân cách tốt đẹp; mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, vai trò của người nghệ sĩ…

c. Đánh giá chung 1.0
+ Quan niệm của nhà văn Thạch Lam trong tiểu luận Theo dòng đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm của nhà văn- người nghệ sĩ chân chính trong việc phát hiện “cái đẹp kín đáo”, cho người đọc bài học “trông nhìn và thưởng thức”, từ đó “nâng đỡ những cái tốt”, để “trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn”.
+ Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù đã làm nổi bật được cái đẹp tiềm ẩn nơi tưởng như không thể có cái đẹp mà tác giả đã phát hiện, tìm kiếm trong tác phẩm. Điều đó thể hiện tấm lòng và tài năng của nhà văn qua tác phẩm.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #học