Van hoa My

Xã hội Mỹ hình thành bởi một cộng đồng đa chủng tộc và có nguồn gốc từ nhiều tầng lớp xã hội; bề dày lịch sử xã hội còn mỏng so với các nước châu Á, châu Âu nhưng cũng đủ để tạo nên lối sống kiểu Mỹ và một nền văn hóa giao tiếp, ứng xử có nhiều nét riêng, tương đồng nhưng không giống hẳn những người anh em ở châu Âu.

Về văn hóa giao tiếp ở Mỹ, kỳ này nhóm tư vấn Công ty Du lịch Hoàn Mỹ trả lời một câu hỏi có nhiều bạn đọc quan tâm là những điều cần làm và không nên làm khi tiếp xúc với người Mỹ, đặc biệt là giới doanh nhân.

- Tôi sắp đến Mỹ lần đầu tiên và đi một mình, xin nói qua về văn hóa giao tiếp ở Mỹ thế nào?

- Văn hóa của người Mỹ nhìn chung có sự khác biệt rất lớn so với các nước Á Đông. Trong khuôn khổ một chuyến du lịch, bạn nên lưu ý những điểm sau đây:

Đúng giờ: Là một nước công nghiệp cao, tính chính xác và đúng giờ đối với người Mỹ cực kỳ quan trọng. Nếu bạn mua vé phim, vé kịch hoặc các hoạt động giải trí cho ghi giờ cụ thể như tour tham quan các phim trường ở Los Angeles… bạn phải đến sớm 5 phút hoặc đến đúng giờ. Nếu bạn đến trễ, sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Đặc biệt, nhân viên gác cửa hoặc nhân viên phục vụ có quyền từ chối phục vụ hoặc không cho bạn vào.

Xếp hàng: Chờ tính tiền ở siêu thị, vào rạp chiếu phim, cơ quan hành chính, các văn phòng của trường đại học, kể cả ra chợ trời... chỗ nào cũng xếp hàng, xếp hàng trên xa lộ, xếp hàng lấy thức ăn, xếp hàng lên thang máy... Chỉ hai người cũng xếp hàng, không chen lấn, xô đẩy.

Văn hóa xếp hàng ở Mỹ thể hiện rõ nhất trong mùa bán hàng đại hạ giá (sale off). Để mua được món hàng ưng ý với giá “trong mơ”, mọi người phải thức dậy từ 5 giờ sáng, xếp hàng rồng rắn trước cửa các shop, siêu thị chờ đến giờ mở cửa. Có người mang cả lều đến xếp hàng từ sáng sớm hôm trước cho đến tận buổi trưa ngày hôm sau để mua được món hàng “độc” mà mình yêu thích, như trường hợp các bạn trẻ xếp hàng mua máy điện tử PlayStation 3, điện thoại I-Phone, Ipad của Apple…

Giữ im lặng: Tránh gây ồn ào, nói chuyện quá to ở nơi công cộng như nhà hàng, khách sạn, tiệm cà phê, cửa hàng, siêu thị… nhất là ở những nơi tham quan mang tính trang nghiêm như bảo tàng, nhà lưu niệm, đài tưởng niệm…

Tiết kiệm: Khi tham gia các bữa tiệc tự chọn (buffet), bạn chỉ nên lấy thức ăn vừa đủ dùng và hãy cố gắng ăn hết tất cả những món mình đã lấy ra đĩa. Một số nhà hàng tại Mỹ còn có quy định phạt đối với khách lấy quá nhiều thức ăn mà không dùng hết. Đất nước này còn kêu gọi du khách tiết kiệm điện, nước và bảo vệ môi trường bằng cách dán đầy các yêu cầu “chỉ sử dụng khăn khi thật sự cần thiết” trong phòng tắm của khách sạn.

- Tôi sắp sang New York để ký hợp đồng làm ăn với đối tác Mỹ. Xin tư vấn giúp tôi những điều cần làm và không nên làm khi tiếp xúc với người Mỹ, đặc biệt là giới doanh nhân.

- Trong giao tiếp làm ăn, người Mỹ trọng nhất là sự đúng giờ. Bạn hãy đến nơi hẹn đúng giờ, kể cả khi chính đối tác người Mỹ chậm trễ. Nhưng mặt khác, bạn cũng không nên đến chỗ hẹn quá sớm vì như thế sẽ bị coi là thiếu lịch sự, ngay cả khi bạn được mời dự dạ tiệc, đại yến. Nhưng ngược lại bạn có thể cho phép mình đến trễ từ vài phút đến nửa tiếng nếu như được mời dự một bữa cooktail.

Thói quen của giới doanh nhân Mỹ là chuẩn bị mọi văn bản, tài liệu có sự hỗ trợ sát sao của các luật sư chuyên ngành để nếu được thì ký hợp đồng ngay, dù chỉ sau lần thương thảo đầu tiên. Họ cũng thường bàn chuyện làm ăn trong bữa ăn trưa (thường bắt dầu lúc 12g và kết thúc lúc 2g, gọi là business lunch), thậm chí vào bữa điểm tâm lúc 7g sáng (business breakfast).

Trong xã giao hàng ngày, người Mỹ thường thích khen và vui khi nhận lời khen. Sau cái bắt tay chặt, mạnh (bàn tay yếu ớt được xem là dấu hiệu của tính khí yếu đuối, nhút nhát, hèn kém) mắt nhìn thẳng vào mắt và nói vài câu hỏi thăm sức khỏe, tình hình công việc tiến triển ra sao.Thường thì phụ nữ chìa bàn tay ra trước cho người nam bắt.

Người Mỹ luôn tránh đề cập đến các đề tài tôn giáo, tiền bạc, chính trị và những đề tài có thể gây ra tranh luận, gây sốc chẳng hạn như vấn đề kế hoạch hóa gia đình, quấy rối tình dục. Các đế tài thường được nói đến là phim, sách, nhạc, thể thao, thể dục, du lịch và ẩm thực. Cho nên nếu thường phải thương thảo với đối tác Mỹ, bạn cần nên biết về các phim hay, bài ca nổi tiếng, cuốn tiều thuyết bán chạy… để có chuyện mà nói với họ khi giải lao. Đôi khi sự trùng hợp sở thích, lối sống lại giúp cho công việc chính đang đàm phán dễ dàng thành công.

Nếu bạn được giới thiệu với phu nhân một doanh nhân Mỹ thì nhớ chỉ nên hỏi thăm bà ta vài câu xã giao chung chung. Hãy nhớ đừng bao giờ hỏi tuổi của một phụ nữ, đó là điều tối kỵ. Và cũng nên nhớ rằng tặng mỹ phẩm, dầu thơm, áo quần cho bà ta là không phù hợp với văn minh kiểu Mỹ. Bạn đừng thắc mắc vì không thấy đối tác Mỹ trao quà cho bạn sau khi hai bên đạt thỏa thuận và bạn đã trao cho họ quà kỷ niệm. Người Mỹ không biếu xén trả lễ ngay lập tức mà chờ một thời gian ngắn rồi mới gửi nó đến cho bạn.

Nếu muốn biết thêm về quy cách lễ tân và xã giao Mỹ và nhiều nước bạn hàng quan trọng của Mỹ, bạn có thể truy cập www.usatrade.com, có rất nhiều thông tin bổ ích.

Hãy nhớ một điều rằng bạn hãy vui, lạc quan nếu được đối tác Mỹ mời về nhà dùng các món thịt, xúc xích nướng (barbecue) với gia đình của ông ta. Vì bạn điều đó có nghĩa là bạn đã thật sự chiếm được cảm tình, lòng tin của đối tác rồi đó.

Văn hóa Việt và văn hóa Mỹ nói chung là khác nhau 180 độ nên người Việt mới qua Mỹ thường bị sốc nặng. Người Việt chấp nhận việc bi quan hay lạc quan như là chuyện thường tình. Người Mỹ lạc quan và xem thường bi quan. Những người có cách nói chuyện bi quan thường bị người khác xa lánh. 

Người Việt khi nói chuyện phải hạ mình xuống như một hình thức khiêm nhường. Người Mỹ khi nói chuyện phải nâng mình lên như là một sự tự tin. 

Những người Việt đầu tiên tại Mỹ năm 1975, khi được hỏi lúc phỏng vấn xin việc: "Anh có giỏi loại việc này không ?" hay trả lời: "Dạ, tôi làm cũng tạm được". Thế là chẳng ai thèm thuê và sau này mọi người đều học cách ăn nói kiểu Mỹ - "Ồ, việc này tôi kinh nghiệm đầy mình. Trong văn phòng của tôi, tôi là người được giao những việc khó khăn nhất". Đại loại như thế. 

Người Mỹ rất hay khen nhau. Từ chiếc áo chemise đẹp, mái tóc mới đến những vấn đề quan trọng hơn. Một ngày hai người Mỹ đã làm việc chung trong một văn phòng nhiều năm có thể khen nhau mấy lần. Với người lạ, sự khen nhau càng nhiều hơn. Người Việt hay cho như vậy là khách sáo, giả dối hoặc là nịnh nọt. Đôi khi người Việt còn làm ngược lại, ví dụ, hay nói đùa với nhau: "Hôm nay bị vợ mắng hay sao mà mặt mày bí xị vậy?". Hậu quả là người Việt, cũng như người Trung Hoa, nói chuyện có thể làm người Mỹ bực mình. 

Người Việt, cũng như người Trung Hoa, chú trọng nhường nhịn nhau. Người Mỹ chú trọng cạnh tranh nhau. Vì vậy, trong một tập thể, người Việt hay bị người Mỹ lấn át. 

Người Việt đặt trọng tâm vào việc hiểu nhau một cách âm thầm tế nhị. Người Mỹ cho rằng nếu anh không nói ra thì tôi không biết được. Vì vậy, trong các cuộc đàm phán hay trong cuộc sống hàng ngày, trong sở làm, người Việt hay nhẫn nhịn chịu đựng một số điều mà họ cho là bất công, hay sai quấy trong khi người Mỹ thì cứ tươi cười hạnh phúc một cách vô tâm. 

Người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, đôi khi trở thành máy moc. Cứ đúng luật là được, còn có công bình hay có tình nghĩa không thì không cần. Người Việt chú tâm vào các khuôn mẫu đạo đức chung chung hơn là luật. 

Người Mỹ hay chú trọng vào việc phát triển tài năng cá nhân nên thích giao việc cho cấp dưới càng nhiều càng tốt. Nhưng việc thông tin giữa cấp trên và cấp dưới rất chặt chẽ để công việc chung của cả nhóm mạnh lên. Trong các cuộc họp hàng ngày, cấp dưới hay sao gửi cho cấp trên các thư từ, thư điện tử để cấp trên luôn biết mọi chuyện cấp dưới làm. 

Người Mỹ thích đặt câu hỏi, và nếu người đối thoại không đặt câu hỏi thì cho là không quan tâm đến vấn đề hay đến họ. Người Việt ngại hỏi. 

Sự khác biệt văn hóa kể ra rất nhiều, người Việt tại Mỹ chỉ có một cách giải quyết là thích nghi, nghĩa là học cách nghĩ và hành động như người Mỹ. 

Tuy nhiên, với người Việt ở trong nước thì vấn đề có thể khác hẳn. Chúng ta chỉ có thể hành động như người Mỹ một phần nào, ví dụ như nói thẳng tất cả những điểm phải nói. Nhưng có thể không quen nhìn chằm chằm vào mắt như người Mỹ. 

Khi bàn luận nên hỏi chi tiết, nhất là những chi tiết văn hóa để tỏ ý cho người kia thấy là chúng ta có nhiều khoảng cách văn hóa để quan tâm. Một cách nữa là dùng các hình thức văn hóa Việt Nam để giao tiếp. Ví dụ như việc đầu tiên là mời trà, không mời thuốc lá hay cà phê như Mỹ. Khi bắt tay thì bắt hai tay, không bắt một tay kiểu phương Tây, khi bắt tay thì khom lưng chào một tí. Các lễ nghi phương Đông này đặt người Mỹ vào trạng thái suy nghĩ: "À, mình đang tiếp xúc với một nền văn hóa khác lạ, chắc có nhiều vấn đề mình sẽ không hiểu gì cả, tốt hơn hết là mình phải cẩn thận, hỏi nhiều, làm rõ các vấn đề hơn bình thường". Cách này sẽ đặt chúng ta vào thế chủ động trong giao tiếp, nhất là khi giao tiếp với người nước ngoài ở Việt Nam.

 Vì vậy, trong các cuộc đàm phán hay trong cuộc sống hàng ngày, trong sở làm, người Việt hay nhẫn nhịn chịu đựng một số điều mà họ cho là bất công, hay sai quấy trong khi người Mỹ thì cứ tươi cười hạnh phúc một cách vô tâm. 

Người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, đôi khi trở thành máy moc. Cứ đúng luật là được, còn có công bình hay có tình nghĩa không thì không cần. Người Việt chú tâm vào các khuôn mẫu đạo đức chung chung hơn là luật. 

Mình bị nhiễm cách làm việc của người Mỹ nên gặp nhiều khó khăn khi làm việc trong các cty VN, nói chung rất là mệt mỏi

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hoa#van