Vấn đề tác giả Nguyễn Công Hoan - Vuictm17

          Nhóm 8: Vấn đề về tác giả Nguyễn Công Hoan

   Những đặc điểm về tiểu sử, con người ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của Nguyễn Công Hoan..

Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), trong một gia đình quan lại phong kiến xuất thân khoa bảng bắt đầu sa sút. Ông thân sinh là Nguyễn Đạo Khang, đỗ tú tài, làm Huấn đạo. Vì nhà nghèo đông con nên ông Huấn đạo phải gửi Nguyễn Công Hoan ở nhà anh ruột là ông Phó bảng Nguyễn Đạo Quán làm tri huyện. Sinh ra và lớn lên ở nhà quan, Nguyễn Công Hoan từ nhỏ đã nghe và đã thấy đủ chuyện của quan trường. Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thấy đủ mọi chuyện của quan trường, được chứng kiến nhiều tấn kịch diễn ra hang ngày ở phòng nha lại hay lính lệ, trại cơ.

èVốn hiểu biết về cuốc sống nơi quan trường và trò hay dở được diễn nơi công đường là chất liệu cho sáng tác sau này.
     - Tốt nghiệp trường Sư phạm, năm 1926, Nguyễn Công Hoan đi dạy học và vừa dạy học, vừa viết văn, cho tới Cách mạng tháng Tám 1945. Nhà giáo tiểu học đó không được cấp trên ưa vì không thuộc loại trung thành, dễ bảo, nên thường bị "đổi" đi nhiều nơi, chẳng ở nơi nào được lâu. Ông đã ngồi "gõ đầu trẻ" ở thị xã Hải Dương, huyện Nam Sách, huyện Kinh Môn; thị xã Lào cai, thành phố Nam Định, đảo Trà Cổ... Song, nỗi long đong của nghề giáo lại là điều may mắn trong nghề văn nhà văn Nguyễn Công Hoan có điều kiện "đi thực tế" nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, quan sát nhiều cảnh đời... Những nỗi long đong của nghề giáo lại là điều rất có ích đối với nghề văn. Ông có điều kiện tiếp xúc với nhiều bố mẹ học sinh, với đủ các hạng người giàu nghèo sang hèn trong xã hội, được sống ở nhiều vùng đất, chứng kiến nhiều cảnh đời…tạo nên một vốn sống vô cùng phong phú.

è Là người có ảnh hưởng của nền giáo dục mới, đi nhiều, hiểu biết nhiều, ông nhận thấy rõ bộ mặt của xã hội thực dân phong kiến bất công, ngang trái và đã được phản ánh vào tác phẩm của NCH thành  những mâu thuẫn xã hội. 


- Sinh trưởng trong một gia đình quan lại khoa bảng bắt đầu thất thế, Nguyễn Công Hoan chịu ảnh hưởng khá nặng của hệ tư tưởng phong kiến từ rất sớm. Trong thời buổi Tây, Tầu nhố nhăng ấy, đám quan lại xuất thân khoa bảng bị thất thế nên họ bất mãn với thực dân với thời cuộc. Sự đắc chí của bọn quan lại hãnh tiến, vốn từ cai đội, bồi bếp, thông ngôn... nhờ nịnh Tây và có thành tích chống phá cách mạng mà ngoi lên, là sự xúc phạm đối với họ. Đứng trên lập trường của lớp quan lại lỗi thời, lép vế, Nguyễn Công Hoan có khi đả kích không thương tiếc bọn quan lại hãnh tiến hắt chấp lễ nghĩa liêm sỉ, bọn tư sản chạy theo lối sống "Âu hoá" nhố nhăng đồi bại cũng bao nhiêu chuyện vô đạo vô luân trong xã hội thực dân thối nát đương thời, tất cả đều như lăng nhục đối với những giá trị đạo đức cổ truyền.
     Khi phủ định, lập trường đạo đức đó của nhà văn nói chung phù hợp với lập trường đạo đức của nhân dân, ngoài trừ trong vấn đề phụ nữ và hôn nhân gia đình, ông tỏ ra khá bảo thủ.

è Căm ghét xã hội thực dân tư sản, những kẻ có tiền, có quyền, những lối sống đua đòi và bất lực trước sự lên ngôi của chúng.

- Bản tính thích đùa cợt, tinh nghịch, có năng khiếu trào phúng bẩm sinh, mê kịch Moolie, thơ Tú Mỡ, Phạ Duy Tốn,..

      ->   Cá tính sáng tạo được phát huy trong bối cảnh xã hội có nhiều                  cái đáng phê phán, đáng cười.

Trên nét lớn, có thể thấy rằng khi chịu ảnh hưởng mạnh của cách mạng, nhà văn thường đứng trên lập trường xã hội tiến bộ, màu sắc quan điểm giàu - nghèo, còn khi ảnh hưởng của cách mạng bị giảm sút do hoàn cảnh lịch sử không thuận lợi, nhà văn dường như từ bỏ quan điểm giàu - nghèo và chỉ đứng trên lập trường đạo đức phong kiến bảo thủ để sáng tác. Đó là nói trên nét lớn, chứ trong thực tiễn sáng tác của Nguyễn Công Hoan, sự tranh chấp, xen kẽ của hai quan điểm còn phức tạp hơn nhiều.
Là một trí thức "Tây học" thuộc thế hệ 1930, song do ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống và môi trường văn hoá lúc thiếu thời, do tuổi đời, có thể nói Nguyễn Công Hoan là con đẻ của hai nền văn hoá lúc giao thời: "cựu học" và "tân học". Sáng tác của ông là bằng chứng về tính chất quá độ của hai thời đại.

         Những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn trào phúng

1.    Cái nhìn đời là một sân khấu hài kịch, một “ tấn trò đời”.

   Nếu như Nam Cao nhìn thấy cuộc đời của con người chỉ là đang sống mòn, đang chết dần đi hoặc bị tha hóa, với Vũ Trọng Phụng, cuộc đời chỉ toàn sự vô nghĩa lí, là cái “ xã hội chó đểu” thì đối với Nguyễn Công Hoan, đời là một sân khấu hài kịch. Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 là giai đoạn của mọi thứ lố lăng, kệch cỡm, đồi bại “ lên ngôi” thì nhìn vào đâu cũng thấy sự giả dối, lừa bịp, những cái đáng cười, đáng chế giễu, thậm chí cười ra nước mắt. Quan lại thì chỉ diễn tuồng đạo đức trước dân, bợ đỡ, xu nịnh bề trên, tìm đủ mọi cách moi tiền của dân, bọn cầm quyền đưa ra những chiêu bài mị dân, đẩy dân đen đến những tình huống dở khóc dở mếu. Những nam nữ, thanh niên thành thị đua đòi học theo lối mới từ cách ăn mặc, dáng đi, nói năng,..mà thực chất vốn kệch cỡm, lố lăng. Những ông chủ, bà chủ ra tuồng có hiếu nghĩa nhưng bản chất thì bỉ ổi, chỉ giỏi diễn trò cho thiên hạ xem,..Những kẻ có tiền, có quyền ra sức “ nhập vai” diễn trò, người dân nghèo khổ, cùng quẫn cũng bị kéo vào những màn kịch ấy và cuộc đời đúng là một sân khấu hài kịch trong những sáng tác của NCH, đặc biệt là trong truyện ngắn.

2.    Phát hiện ra những mâu thuẫn trào phúng và xây dựng những tình huống trào phúng.

a.     Mâu thuẫn trào phúng.

-         Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan thường có hai loại mâu thuẫn phổ biến : mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn đạo đức trong quan hệ gia đình. Mâu thuẫn xã hội biểu hiện là mâu thuẫn giữa giàu – nghèo, những kẻ có tiền, có quyền, ti tiện, lố bịch,ra sức bóc lột người nghèo khổ, cùng quẫn. Mâu thuẫn đạo đức trong quan hệ gia đình thường diễn ra giữa hai thế hệ là già và trẻ, giới tính nam và nữ, vợ cả và vợ lẽ. Nhân vật bị phê phán thường là người trẻ, nữ giới, vợ lẽ.

èNhững mâu thuẫn xã hội trên, bản thân chúng chưa hẳn là những mâu thuẫn trào phúng nhưng qua lăng kính nghệ thuật của tác giả, chúng đã tạo nên những màn hài kịch, bi – hài kịch.

-         Các mâu thuẫn trào phúng rất đa dạng, bao gồm nhiều kiểu loại khác nhau:

+  loại thứ nhất: những mâu thuẫn thể hiện như những xung đột bên ngoài giữa nhân vật này với nhân vật khác:

·       Mâu thuẫn giữa hình thức với nội dung : vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong lại xấu xa. Hình thức mới nhưng nội dung đã quá cũ, quá nhàm chán ( Đào kép mới); bề ngoài oai nghiêm, bệ vệ nhưng bên trong ti tiện, tham lam ( Đồng hào có ma); lời nói đạo đức nhưng mục đích vô đạo đức ( Xuất giá tòng phu); vẻ ngoài tốt đẹp nhưng hành động, mục đích không thể chấp nhận ( Tinh thần thể dục),..

·       Mâu thuẫn phúc – họa : tưởng là may mắn nhưng hóa ra là họa ( Hé! Hé! Hé!, Thật là phúc, Được chuyến khách,..)

·       Mâu thuẫn giữa nguyên nhân nhỏ nhặt – kết quả to tát ( Thằng ăn cắp, Thế cho nó chừa, Lại chuyện con mèo,..)

+ Loại thứ 2: mâu thuẫn thể hiện như  những xung đột trong nội tâm nhân vật, tạo ra những tiếng cười chua chat, cười ra nước mắt ( Ngựa người và người ngựa; Kép Tư Bền; Tôi cũng không hiểu tại sao,..)

èNguyễn Công Hoan đã phóng đại những mâu thuẫn trên để tiếng cười bật ra tự nhiên và có sức phê phán mạnh mẽ.

b.    Tình huống trào phúng

-         Tình huống trào phúng: tình huống trào phúng là cách tổ chức tình tiết làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng. Trong truyện ngắn của NCH, tình huống hài kịch, chủ yếu nhân vật phản diện được đặt vào những tình huống oái oăm, bất ngờ để tự bộc lộ bản chất ( Xuất giá tòng phu, Đồng hào có ma, Mất cái ví,..). Tình huống bi – hài kịch, nhân vật là chính diện, nạn nhân của xã hội, thường phải làm trò bất đắc dĩ, ngoài ý muốn ( Kép Tư Bền, Ngựa người và người ngựa,..)

c.     Đẩy mâu thuẫn đến cao độ và kết thúc đột ngột.

Đẩy mâu thuẫn đến cao độ gây ấn tượng một sự căng thẳng giàu kịch tính tạo nên sự hồi hộp và mong đợi sự giải quyết ở độc giả. Kết thúc bất ngờ đột ngột để tạo dựng tiếng cười.

          Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, nhằm đẩy tình huống tới cao trào cần giải quyết, mặt khác nó có tác dụng đánh lạc hướng chú ý của người đọc.

          + Để làm nổi bật sự căng thẳng của tâm lý của cả người viết và độc giả, tác giả đẩy tâm trạng của nhân vật theo chiều hướng đã định sẵn. Tác giả che giấu những điều độc giả chỉ có thể biết ở đọan kết.

Truyện “ Thầy cáu” để tạo dựng một không khí căng thẳng, nghiêm trọng trong cuộc điều tra mùi “uế khí” trong lớp học. Tâm trạng của thầy giáo đươc đẩy từ “ giận lắm” đến “ thầy tức điên lên”. Vẫn chưa ra “thủ phạm” thầy “hơi cáu” đến nỗi mặt ông đỏ lên bao nhiêu thì mặt học trò xanh bấy nhiêu…

 Truyện “ mất cái ví” tác giả đặt tâm trạng ông cụ, cậu ruột ông Tham từ chỗ nghi cho kẻ khác “ thế thì chỉ có thể nghi con vú em ăn cắp được, vì thằng bếp, thằng xe ngủ ở cả dưới cạnh bếp. Vậy thì truy con Vú này là ra ngay.

+ Kết thúc bất ngờ ở một số truyện ngắn mang ý nghĩa và các cung bậc hài khác nhau, từ đó biến đổi sắc thái khác nhau.

Có kết thúc mang đậm tính chất tố cáo, lên án. Chi tiết “ tập giấy bạc” trong “kép Tư Bên”  tố cáo sâu sắc thế lực đồng tiền trong xã hội đồng tiền làm sức mạnh vạn năng. Vì đồng tiền lợi nhuận mà ông chủ rạp mồi chài, đe doạ anh Tư Bền phải ra sàn diễn. Cũng vì đồng tiền mà anh Tư Bền phải xa vào tình trạng phải cười khi đang khóc. Tiếng cười ở đây là tiếng cười ra nước mắt.

 Lại có kết thúc tô đậm tính cách, lột trái một bức chân dung. Tô đậm sự lẳng lơ, đồ truỵ của cô Nguyệt (Oẳn Tà Roằn), lật tẩy bộ mặt phản bội đến tàn nhẫn của một người vợ ( Thế là mợ nó đi Tây), hoặc hoàn thiện lý lịch cho quan lại là ngoài chơi gái và đánh bạc … còn biết cả ăn cắp nữa ( Đồng hào có ma). Những trường hợp này, tiếng cười mang ý nghĩa châm biếm và mỉa mai.

+ Đôi khi tác giả còn tạo ra những nhân vật “ngớ ngẩn để người đọc bị “ tung hỏa mù”, bị dắt đi theo một hướng hiểu mà chỉ tới đoạn kết mới vỡ lẽ. ( Lại chuyện con mèo).

3.    Nghệ thuật xây dựng nhân vật

a.    Về ngoại hình.

Nguyễn Công Hoan  khắc hoạ một cách đầy đủ ấn tượng bằng thủ pháp thô kệch hoá, lố bịch hoá, vật hoá . Thủ pháp này thường dùng phổ biến khi xây dựng nhân vật phản diện với nhân vật chính diện nhà văn chủ trương chỉ ta qua “ngôn ngữ, cử chỉ”. Nhưng đây đó, ta vẫn bắt gặp những chân dung nhân vật người nghèo – nạn nhân của xã hội được miêu tả bằng thủ pháp nói trên.

         + Các nhân vật phản diện của Nguyễn Công Hoan đều rất béo. Nhà văn thường cường điệu phóng đại nét ngoaị hình đó của nhân vật lên đến một mức độ khác thường. Đây là bức chân dung biếm hoạ điển hình của ngòi bút trào phúng Nguyễn Công Hoan.

      “ Chà ! chà ! béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồn nói ra một câu sáo rằng : nhờ bóng quan lớn là ông tưởng ngay là nó xỏ ông. Tức thì mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp…” ( Đồng Hào Có Ma)

       Nhà văn đã đặc tả chi li bộ mặt phì nộn của tên huyện Hinh. Cách tả quá tỉ mỉ, chỉ tiết như tả con vật, một đồ vật ấy đã lất phất mặt nạ của bậc “phụ mẫu chi dân”. Nhưng làm nên cái đặc trưng trào phúng Nguyễn Công Hoan còn ở chỗ: trong khi miêu tả ngoại hình, nhà văn lại tạt ngang “đá móc sang để nói về tư cách, phẩm chất của nhân vật. Tư cách đê tiện, hèn hạ, cái hóng hách ngang ngược, bất chấp luật pháp của người bảo vệ và thi hành pháp luật được bộc lộ đầy đủ, sinh động và đậm đầy chất châm biếm”

     Các nhân vật ông chủ bà chủ đều nhất loạt to béo, phì nộn như ông chủ bà chủ trong “Báo Hiếu: trả nghĩa cha ”. “Hai ông bà cùng béo tốt, đẹp đẽ nhất là ông, cái bụng phưỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp cũng thẳng như cái hộp”.

    + Nguyễn Công Hoan thường miêu tả nhân vật theo một thiên kiến, một định kiến chủ quan. Vẽ các nhân vật thì tìm đủ mọi các nét nhơ bẩn về vật chất cũng như về tinh thần. Chính Nguyễn Công Hoan đã đưa ra những công thức sau:

  “ Tả một tên quan lại tri huyện tân học thì phải béo phì, lưng gù, đội khăn nhỏ và đặt trên gáy. Cứ nói từng ấy nét điển hình, người đọc cũng đã nhận ra ngay đó là quan mà quan thế nào. Nếu sư  thực trong giới quan trường dáng thanh thanh mặt hiền hiền, đố ai đoán được đấy là quan. Bởi vì tiếng quan đồng nghĩa với nịnh hót, gian ác và ăn tiền. Thì những nét nào ở mặt mũi, ở cử chỉ, ở hoạt động tỏ được tính nịnh hót gian ác và ăn tiền ta cứ tha hồ trút vào bức tranh minh hoạ một tên quan, ta không sợ mang tiếng là vu oan cho một điển hình quan lại”

          Thông qua ngoại hình nhân vật nhà văn cũng tố cáo đả kích bản chất bóc lột của giai cấp thống trị. Trong khi nhân dân “bêu rếch, khổ sở” thì bọn quan lại địa chủ, tư sản vẫn xa hoa, phè phỡn… Đó chỉ là kết quả của sự bóc lột, bóc lột một cách đê hèn, mà Nguyễn Công Hoan gọi là “ăn bẩn”.

          “Tôi cật lực không thích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khoẻ mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai, trăm lần sai ! nghìn lần sai ! Vì tôi thấy sự thật ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khoẻ đều là nhưng anh thích ăn bẩn”  (Đồng hào có ma)

          Trái ngược với chân dung nói trên là một loại hình gầy gò xương xẩu, rách rưới bẩn thỉu. Đó là hình hài của người nghèo khổ, nan nhân của xã hội. Nhà văn có mặt quan sát kỹ lưỡng, tinh vi và ít nhiều tinh quái khi miêu tả nhân vật như bà cụ trong “Báo hiêu: Trả nghĩ cha”

          “Người đàn bà ấy trạc ngoài 60 tuổi, trông rõ quê mùa đần ngốc. Mặt mũi, đen đủi, dăn deo, xấu như con khỉ. Hai mắt thì toét nhoèn những nhử. Cái hàm trên chìa ra như mái hiên, hai tay thì lóng cóng, gí cái nút buột của dải yếm vào tận mắt, lúng túng mãi mới lấy ra được một miếng trầu, bỏ vào mồm nhai phóm phém. Trông lại càng xấu…”

          Còn đây là chân dung của một kẻ nghèo khốn khác “Nó là sự đói khát, kinh tởm, kết thành hình. Nó có một cái sọ đếm được tóc. (Hai cái bụng)

          Những hình hài xấu xí như con ma dại như cái thây ma chưa tiêu hết hiện về khiến cho người ta ghê sợ đã tố cáo thực trạng xã hội. Sự bất công và thảm trạng thối nát của xã hội được phơi bày khi nhìn vào những con người đói khát khốn khổ.

              = > Khi miêu tả nhân vật chính diện hay phản diện nhà văn Nguyên Công Hoan cũng tuân theo một nguyên tắc chung là thô kệch hoá, lố bịch hoá ngoại hình nhân vật. Tô đậm, cường điệu vẻ ngoài xấu xí của nhân vật là thủ pháp thường gặp ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Cách thức miêu tả ấy bị chi phối bởi quan niệm nghệ thuật và về con người và cuộc đời nhà văn.

b.    Về hành động.

Miêu tả việc làm ,hành động là một trong các biện pháp làm bộc lộ tính cách nhân vật , những chi tiết miêu tả hành động rất có ý nghĩa trong việc phản ánh bộc lộ tính cách của  nhân vật . Đồng thời hành động cũng là biểu hiện cụ thể cho cách phản ứng cho cách ứng xử với các nhân vật trong những tình huống nào đó .

Ví dụ :

Nhà văn Ngô Tuất Tố xây dựng nhân vật chị Dậu theo nguyên tắc một chiều . Nên ở tình huống nào chị Dậu cũng có những hành động và những bản chất lương thiện , trong sạch lành mạnh của chị. Hay như : Nhân vật chí phèo của Nam Cao thì phức tạp nhiều hơn . Nam cao xây dựng nhân vật mang dấu ấn tâm lý rõ nét .Mở đầu ta bắt gặp chí phèo vừa đi vừa chửi (vì bị cô lập trước đồng loại ). Chí phèo chỉ còn cách duy nhất này để giải tỏa tâm trạng u uất đến tột cùng . Đó là hành động hết sức lạ lùng , gây cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ ám ảnh về bi kịch của nhân vật. Nhưng nhà tù thực dân đã biến thành lưu manh quái gở , sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ ....và nhiều những hành động xoay quanh cốt truyện . Nguyễn Công Hoan lại chú ý khắc họa nhân vật thông qua chuỗi hành động .

Trước hết Nguyễn Công Hoan cũng miêu tả hành động để phản ánh tính cách tô đậm thêm ấn tượng về nhân vật .Ví dụ tác phẩm : “ Đồng hào có ma”.

Hành động của tên quan dẫm chân lên đồng hào rồi khi thấy mụ Nuôi đi khuất mới đưa mắt xuống chân , dịch chiếc giày ra một tí và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thả tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng , thổi những hạt cát nhỏ rồi bỏ vào túi .

Những chi tiết miêu tả hành động của nhân vật rất chân thực như vừa phân tích chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế , sắc sảo có pha đôi chút tinh quái của Nguyễn Công Hoan . Điểm khác biệt trong biện pháp miêu tả hành động của Nguyễn Công Hoan lại thể hiện ở việc miêu tả hành động như một thủ pháp làm tăng tính trào phúng, làm bộc lộ rõ nét hơn , sinh động hơn bản chất trào phúng của đối tượng .

ðBiện pháp miêu tả hành động của Nguyễn Công Hoan sử dụng khá hiệu quả , góp phần làm sinh động thêm đối tượng , làm lộ rõ bản chất đối tượng .Song cũng có đôi lúc miêu tả quá tỉ mỉ kỹ lưỡng những hành động thiếu tính thẩm mỹ làm cho nhân vật mất đi vẻ chân thực, tự nhiên .

c.     Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

Ngôn ngữ của những nhân vật trong Nguyễn Công Hoan đã bộc lộ tính cách các cá thể nhân vật. Nhất là khi tác giả “nhại” lại giọng điệu của các nhân vật.

Trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật hết sức đặc sắc . Các đoạn đối thoại rất hay , rất tự nhiên , rất hóm hỉnh , đôi khi pha chút tinh quái .

VD : Trong các tác phẩm :

Người ngựa , ngựa người , Mất cái ví, Thằng ăn cắp, Tinh thần thể dục, Xuất giá tòng phu,..Là những truyện có đối thoại động rất sinh động, giàu tính hài hước.

  Nếu hiện đối thoại trong sáng tác của Nam Cao chân thực đến xù xì góc cạnh như được đưa thẳng vào cuộc đời và trang sách thì Nguyễn Công Hoan trên cái nền hiện thực ấy đã cường điệu hóa , phóng đại thành những đoạn đối thoại như một phần của bức biếm họa lật phăng cái mặt nạ của “ Tấn trò đời” .

Qua vài đoạn đối thoại tác giả đã vạch mặt Nguyệt - cô “ gái mới” lẳng lơ, trăng hoa, diễn trò “ con nhà thi lễ”:

“ - Anh Phong, thế anh định bỏ chết ôi ở đây à? Không trách người ta bảo anh là người bạc tình, có oan tí nào đâu! Tôi vì nghe anh dỗ ngon dỗ ngọt từng là lấy nhau nào là ăn đời ở kiếp với nhau...

-         Cái bụng Nguyệt vài tháng nữa bằng cái trống…”

èCác đoạn đối thoại sinh động, mỗi lúc lại hé ra một tình tiết làm thúc đẩy diễn biến câu chuyện và giúp người đọc nhận rõ bản chất nhân vật.

Nguyễn Công Hoan là một trong số những tác giả đặt nền móng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai. Ông được khẳng định là bậc thầy của truyện ngắn trào phúng và để góp phần hình thành một tài năng sáng tạo như vậy không thể thiếu những ảnh hưởng của đời sống tiểu sử cá nhân và đặc biệt là sự vận dụng nhuần nhuyễn những thủ pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả.

Tiết: 46

Ngày soạn:

Ngày dạy:

ĐỌC THÊM: TINH THẦN THỂ DỤC

-         NGUYỄN CÔNG HOAN -

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

-         Nhận thức được bản chất bịp bợm của phong trào thể dục do thực dân Pháp khởi xướng.

-         Cách dựng cảnh, chọn tình huống, lời thoại tạo xung đột.

1/ Kiến thức

-         Cuộc săn lùng người đi xem bóng đá, sự mẫn cán của các chức dịch địa phương và “tinh thần thể dục” của những người dân nghèo đói.

-         Nghệ thuật dựng cảnh, chọn tình huống, tạo mâu thuấn.

2/ Kĩ năng

-         Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

3/ Thái độ

-         Có thái độ phê phán trước những trò bịp bợm của thực dân Pháp và đồng cảm với số phận của những người dân nghéo dưới chế độ thực dân.

B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1/ Giáo viên

-         Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu Ngữ văn THPT lớp 11, thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kĩ năng.

-         Phương pháp: diễn giảng, thuyết trình, nêu vấn đề, trả lời các câu hỏi gợi mở, đàm thoại.

2/ Học sinh

-         Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ

3/ Bài mới

Nguyễn Công Hoan là một cây bút viết nhiều và đặc biệt thành công với các truyện ngắn trào phúng.Cách kể chuyện của ông rất tự nhiên và có duyên.Ông có biệt tài trong việc tạo nên những tình huống gây cười bất ngờ.Thủ pháp gây cười của ông là đặt những cái đối lập nhau ở bên cạnh nhau, để từ đó tiếng cười cất lên là tiếng cười phê phán, đả kích.Ngay ở cách đặt nhan đề cho tác phẩm, nhà văn đã rất chú ý đến chuyện cách tạo mâu thuẫn. Chẳng hạn, kể câu chuyện về một đứa con đại bất hiếu, tác giả lấy nhan đề : Báo hiếu, trả nghĩa mẹ ; Báo hiếu, trả nghĩa cha. Nói về việc người ta trốn đi xem bóng đá như trốn lính, trốn phu, nhà văn lấy tên truyện là Tinh thần thể dục

Tinh thần thể dục là sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan giai đoạn 1936 – 1939, giai đoạn chín muồi cả về tài năng và tư tưởng nghệ thuật của ông. Đây là một truyện ngắn trào phúng với chủ đề phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến.Câu chuyện ấy diễn biến ra sao, tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.

Họạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu dẫn.

(?) Em hãy cho biết vài nét về tác giả Nguyễn Công Hoan?

(?) Em hãy nêu xuất xứ và tóm tắt tác phẩm?

 

(?) Chủ đề của truyện ngắn là gì?

 

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.

(?) Truyện gồm mấy cảnh? Các cảnh đó có quan hệ với tờ trát như thế nào?

 

 

(?) Mâu thuẫn trào phúng của truyện là gì? Trên cơ sở của những mâu thuẫn, hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện “Tinh thần thể dục”?

(?) Nghệ thuật trào phúng trong “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan được thể hiện ở những điểm nào?

Đọc SGK, trả lời câu hỏi, nghe giảng và ghi chép bài học

HS đọc và trả lời câu hỏi

HS trả lời và ghi chép.

HS phát hiện chi tiết và trả lời.

HS phát hiện chi tiết trả lời, lắng nghe và ghi chép.

- HS phát hiện biện pháp nghệ thuật

I/ TÌM HIỂU CHUNG

1/ Tác giả

-Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977), quê ở làng Xuân Cầu – Văn Giang – Bắc Ninh.

-Năm 1935, tài năng của ông được khẳng định qua một tập truyện ngắn Kép Tư Bền.

-Ông viết khoảng 20 tiểu thuyết, 200 truyện ngắn, đặc biệt có sở trường viết truyện ngắn trào phúng.

-Ông được xem là người đặt nền móng cho nền văn xuôi hiện đại.

-Một số tác phẩm chính: Kép Tư Bền (1935), Hai thằng khốn nạn (1937)…tiểu thuyết Lá ngọc cành vàng (1935, Bước đường cùng (1938)…

2/ Tác phẩm

a/ Xuất xứ: Đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 251, ra ngày 25 – 3 – 1939.

b/ Tóm tắt truyện:

-Tờ trát về làng ra lệnh tập trung cho đủ 100 người dân để đi xem bóng đá.

-Những người dân khốn khổ nài nỉ van xin để không phải đi xem.

-Cai tuần lung sục tìm bắt những người dân trốn tránh cho kịp đủ số người.

c/ Chủ đề

-Câu chuyện bộc lộ mâu thuẫn giữa nội dung – hình thức của cái gọi là phong trào “thể dục thể thao” của nước bảo hộ.

II/ TÌM HIỂU CHI TIẾT

1/ Tấn bi hài kịch của “tinh thần thể dục”.

a/ Cảnh 1: Lệnh từ trát của quan trên.

-Lệnh: Quan trên bắt người đi xem đá bóng, trong đó”

+ Quy định rõ số người phải có mặt.

+ Quy định những việc người đi xem phải làm.

 → lệnh độc đáo, đặc biệt, không giống những lệnh thông thường khác.

b/ Cảnh 2: Cảnh người dân đối phó với lệnh từ quan trên và cảnh cai tuần lung sục tìm bắt người đi cho đủ.

-Anh Mịch xin miễn việc đi xem bóng đá vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị → van xin thống thiết nhưng vẫn không được ông Lí động lòng.

-Bác Phô gái xin cho chồng không phải đi xem vì lý do đau ốm nhưng ông Lí vẫn kiên quyết “ốm gần chết cũng phải đi, nếu không đi người ta đá bóng cho chó xem à?”

-Bà cụ phó Bính thì khôn ngoan hơn: Đút lót ông Lí và thuê người đi thay nên ông Lí không dọa nạt mà nhắc nhỏ nhẹ nhàng.

-Thằng Cò ôm con trốn ra đống rơm mà cũng không thoát.

c/ Cảnh 3: Những người bị bắt lên đường đi xem bóng đá.

-Những người không trốn thoát phải tập trung thành hàng năm và bị giải đi như đoàn từ binh.

→ Các hành động nối tiếp nhau và ngày càng gay gắt của việc bắt người đi xem đá bóng, việc đi xem đá bóng không khác gì tai họa với người dân, hoạt động của bọn quan trên tổ chức để khoe khoang, mị dân đã bị lật tẩy, được quan trên cho đi xem đá bóng mà người dân phải tìm mọi cách mà trốn tránh.

2/ Mâu thuẫn trào phúng

-         Mâu thuẫn giữa :

+ Chính quyền >< Dân nghèo

+ Phô trương hô hào >< Mong muốn không phải đi

+ Cổ vũ rầm rộ>< Chạy chọt, trốn tránh.

+ Tinh thần của người dân >< Tinh thần tờ trát: Không hào hứng vì nó chỉ mang lại sự đói cơm thiếu áo cho họ.

→ Một tấn bi hài kịch cười ra nước mắt về một trong những trò bịp bợm, xảo trá của chính quyền thực dân phong kiến đồng thời là sự cảm thương với cuộc sống éo le của người dân trong cảnh đời nô lệ.

III. TỔNG KẾT

1/ Nội dung

-Vạch rõ tính chất bị bợm của “Phong trào thể dục thể thao” mà thực dân Pháp cổ động.

2/ Nghệ thuật

-Xây dựng tình huống gay cấn, giàu kịch tính có tác dụng gây cười.

-Nghệ thuật trào phúng châm biếm sâu cay.

-Cách xây dựng nhân vật độc đáo.

-Thủ pháp nói giễu, cường điệu làm tăng ý nghĩa trào phúng.

D. CỦNG CỐ DẶN DÒ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #qưewq