Van de moi truong

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, phát triển bền vững đã thực sự trở thành một trong những nguyên tắc khách quan trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Từ thế kỷ 20 đến nay, cùng với sự phát triển như vũ bão khoa học công nghệ, khám phá khoa học về thiên nhiên con người đã từng bước chế ngự được thiên nhiên và bắt thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của mình .Nhưng bên cạnh đó cũng để lại cho môi trường thiên nhiên những thảm hoạ hết sức nặng nề mà chính bản thân con người phải chịu trách nhiệm. Đã từ rất lâu nhân loại đã từng biết đến những thảm hoạ do môi trường gây ra đối với con người, những thảm hoạ đó cũng không phải tự nhiên mà có, mà đó là cái giá con người phải trả cho sự tàn phá của mình.

Trong thời đại ngày nay, bảo vệ môi trường sinh thái không còn là vấn đề riêng của một quốc gia, một khu vực, mà đã trở thành một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách đặt ra cho loài người hiện nay. Nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng chung của toàn thể nhân loại trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Chúng ta có thể khái niệm một cách chung nhất rằng MTST mà trung tâm là môi trường sống của con người, đó là môi trường tự nhiên- XH gồm các yếu tố: đất, nước, không khí, sinh học, trong đó môi trường sinh học tồn tại sự sống. môi trường sống bao gồm các yếu tố về tự nhiên, vật chất XH có liên quan mật thiết với nhau, bao quanh con người chúng ta và ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường là những biến đổi làm thay đổi tính chất của môi trường gây tác động xấu đến đời sống con người. Bảo vệ môi trường sống là khắc phục những mâu thuẩn nảy sinh giữa con người và thế giới tự nhiên làm cho quan hệ đó trở nên hài hòa với nhau.

Thực trạng môi trường sinh thái TG hiện nay: MTST TG đang suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nặng, được thể hiện dưới các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt suy thoái và ô nhiễm đó là:

Tài nguyên Rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn là một yếu tố không thể thay thế được của môi trường sinh thái. Rừng giữ nước, bảo vệ độ phì nhiêu màu mỡ của đất đai; rừng điều hòa khí hậu của trái đất, tiêu thụ khí cácbonic, sản sinh ra khí ôxy làm sạch bầu khí quyển, chống ô nhiễm môi trường sinh thái. Rừng như lá phổi của sự sống, che chắn bão lũ, giữ ẩm cho đất nhưng rừng đang càng ngày càng bị khai thác cạn kiệt, diện tích ngày càng bị thu hẹp không ngừng, rừng bị khai phá đến 7,3 triệu Ha/năm, diện tích rừng nhiệt đới hàng năm bị mất đi khoảng 1% do con người mở rộng diện tích nông nghiệp, khai thác gỗ và các sản phẩm khác của rừng, năm 1950 rừng chiếm 25% diện tích đất liền nhưng đến năm 2003 chỉ còn 15%. Mỗi năm có hơn 3.600 vụ cháy rừng, riêng cháy rừng ở Ma-lai-xi-a năm 2003, ở In-đô-nê-xi-a năm 2005 đã thiêu rụi hàng trăm nghìn ha rừng. Hiện nay, theo thống kê trên thế giới chỉ còn 3,4 tỷ ha rừng, độ che phủ có nơi chỉ còn 2,8; Diện tích rừng nguyên sinh chỉ chiếm 0,57% và cứ với tốc độ khai thác hiện nay thì khoảng 200 năm nữa sẽ không còn mãnh rừng nào.

Thứ hai tài nguyên Nước được xem như một nguồn tài nguyên mang tính sống còn, nước ngọt tối cần thiết để duy trì sự sống trên trái đất, cho mọi hoạt động phát triển, đảm bảo sức khỏe và duy trì môi trường cho con người. Tổng lượng nước trên toàn cầu có 1,36 tỷ km3, nhưng trong đó có tới 97,3% là nước biển, chỉ còn dưới 3% là nước ngọt, trong đó 74% nước ngọt là băng tuyết ở 2 cực địa cầu, còn lại chủ yếu là nước ngầm. Hiện nay 40% nước sử dụng trên TG bị ô nhiễm ở cả 2 dạng nước mặt và nước ngầm, đặc biệt là các đô thị lớn, hàng năm có trên 500 tỷ nước bẩn thải vào thiên nhiên làm ô nhiễm tới 40% lưu lượng dòng sông, khoảng 650 triệu tấn rác có cả chất phóng xạ, thủy ngân từ ngành khai khoáng công nghiệp quặng, hóa chất dầu hỏa đổ ra biển. Do sự khai thác quá mức các nguồn nước mặt và nước ngầm đã dẫn đến tình trạng con người bị thiếu nước nghiêm trọng, vào giữa TK 20 có khoảng 80% quốc gia (40% dân số TG) thiếu nước trầm trọng, tới nay có khoảng 1,2 tỷ người thiếu nước sạch, 2,4 tỷ người thiếu các dịch vụ vệ sinh và hằng năm có tới 3 đến 5 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến nước.

Thứ ba tài nguyên sinh vật cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái. Với nhiều loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng

theo FAO, mỗi ngày có từ 1 - 137 loài sinh vật trên Tg bị biến mất, trong hơn 35 năm qua con người đã tiêu diệt 1/3 loại sinh vật, 60% hệ sinh thái trên TG bị suy thoái.

Đất đai bị xói mòn, độ phì của đất giảm do mất đi lớp phủ thực vật, hiện tượng sa mạc hóa tăng, đất bạc màu tăng. Độ che phủ giảm từ đó đã dẫn tới một vấn đề khác là suy thoái đất và đó cũng là một vấn đề nan giải lớn ở tất cả các nước thuộc nam á, tình trạng hoang mạc hóa đã làm cho Mông cổ và TQ bị ảnh hưởng nặng nề do suy thoái đất và mất lớp đất mặt. sa mạc hóa đang diễn ra ở hơn 100 quốc gia. Theo UN: 70% diện tích đất canh tác trên TG bị bạc màu xuống cấp. sa mặc hóa gây thất thoát 48 tỷ USD mỗi năm. Dự báo năm 2025 2/3 diện tích đất ở châu âu và 1/5 nam mỹ không sử dụng được. khoảng 40% diện tích đất SX trên TG bị khô gây thiệt hại kinh tế hàng chục tỷ USD. Ngoài ra ước tính hàng năm có trên 2 tỷ tấn rác thải công nghiệp đổ ra môi trường càng làm ô nhiễm thêm  mặt đất.

Khí hậu trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính gây hậu quả xấu cho hệ sinh thái. Như báo cáo của cơ quan môi trường châu âu ( EEA) đã công bố(8/2004): những năm 1990 là thập kỷ nóng nhất và có 3 năm nóng kỷ lục: 1998, 2002 và 2003, tốc độ nóng lên toàn cầu hiện nay là 0,2 độ/thập kỷ, còn báo cáo đánh giá đa quốc gia về tác động khí hậu ở Bắc cực (ACIA) gần đây đã kết luận, trong 50 năm qua, Alaska, phía tây Canada và miền đông nước nga nhiệt độ trung bình đã tăng từ 3 - 4 độ và ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự báo, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,2 đến 5,5 độ vào cuối thập kỷ.

Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, Theo các nhà nghiên cứu, hàng năm nền công nghiệp thế giới đã thải vào môi trường 200 triệu tấn khí SO­2 ,150 triệu tấn oxít Nitơ và 110 triệu tấn bụi độc hại . do vậy mà trên thế giới có tới 50% dân số thành thị phải sống trong môi trường có khí SO­2 vượt quá tiêu chuẩn, hàng tỷ người phải sống trong môi trường bụi than và bụi phấn quá mức cho phép … tác động xấu đén môi trường, gây nên tình trạng hiệu ứng nhà kính, mưa đá, mưa a-xít, mưa lưu huỳnh, các hiện tượng En ni nô, La ni na, tầng ô zôn bị phá hủy tới mức kỷ lục ( vào tháng 9/2000, lổ thủng tầng ô zôn tại Nam cực đã rộng tới 28 triệu Km2). Gần đây, ngày 31/8/2005, cơn bão Karina đã đổ bộ vào khu vực quanh vịnh Mexico của nước Mỹ, nhấn chìm toàn bộ thành phố Orleans trong biển nước và tàn phá các bang xung quanh làm chết hơn 1000 người. Một nước giàu mạnh, khoa học-kĩ thuật cao như nước Mỹ cũng đành bó tay bất lực trước cơn giận dữ của thiên nhiên.

Tình trạng khai thác các nguồn nguyên vật liệu, khoáng sản phục vụ cho con người cũng suy giảm và cạn kiệt nghiêm trọng, hàng ngày lượng dầu mỏ trên TG khai thác hơn 4 triệu thùng dầu thô; các mỏ quặng như than đá, sắt, … ngày càng cạn kiệt, theo ước tính với tốc độ khai thác như hiện nay thì chỉ sau 100 năm nữa các nguồn tài nguyên trên trái đất sẽ không còn.

Môi trường sinh thái biến đổi chính là tác nhân gây nên đột biến các viruts gieo rắc bệnh lạ cho con người như HIV, SARS…

Thực trạng huỷ hoại môi trường sinh thái nêu trên có nhiều nguyên nhân. Trong đó  những nguyên nhân chủ yếu là do con người gây nên.

Trước hết, do con người trong một thời gian dài đã không chịu nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, ý nghĩa quyết định của môi trường tự nhiên, về quan hệ sống còn giữa môi trường sinh thái với cuộc sống con người. Con người đã từng quan niệm rằng của cải tài nguyên thiên nhiên là vô tận, cho nên việc tiến hành khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên diễn ra một cách bừa bãi, lãng phí, trong 10% khai thác thì sử dụng lãng phí từ 3 - 4%. Hơn nữa, con người còn coi thiên nhiên như là đối tượng "xâm lược" của mình, tự đặt cho mình nhiệm vụ bắt thiên nhiên phải khuất phục, cúi đầu hơn là phải sống gắn bó, hài hoà với thiên nhiên. Cách đây không lâu, còn có những ý kiến cho rằng vấn đề môi trường sinh thái chỉ đặt ra ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Thực tế chứng tổ đó là một quan niệm sai lầm. Ngay tại các nước đang phát triển, kém phát triển, trong đó có Việt Nam bảo vệ môi trường sinh thái phải được đặt ra cấp bách từ lâu.   

Nguyên nhân thứ hai là do sự bùng nổ dân số trong những thập niên gần đây, đã gây cho thiên nhiên những hậu quả nặng nề. Dân số và môi trường sống có liên hệ khắng khít với nhau. Dân số càng nhiều thì nhu cầu về tài nguyên, đất, nước, không khí càng lớn. Khi tăng 1% dân số thì phải tăng mức SX 4% mới đủ duy trì cuộc sống, do đó dẫn đến khai thác tối đa, bừa bãi, cạn kiệt và cả sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường sống.

Nguyên nhân thứ ba là do con người đã thải các chất độc hại trong công nghiệp, trong sinh hoạt không được xử lý hoặc xử lý không đúng quy trình, quy phạm trước khi thải vào,  do chiến tranh hủy diệt, sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học… Việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, sử dụng bom vi trùng trong chiến tranh Triều Tiên, vũ khí hoá học trong chiến tranh xâm lược Việt Nam để lại những hậu quả khủng khiếp và lâu dài...Chạy đua vũ trang trước hết là chạy đua vũ trang hạt nhân trở thành phương tiện phá hoại môi trường một cách tàn bạo. Những bãi thử vũ khí hạt nhân và khu vực xung quanh đó đã hoàn toàn thành vùng đất chết, và rác thải hạt nhân còn để lại những di hại lâu dài. Việc phóng các tên lửa vào không trung là một trong những tác nhân phá hoại mạnh nhất tầng Ô-zôn.

Cũng còn may mắn thay là nhân loại đã hiểu ra, thế giới đã có phần tỉnh ngộ, ngày 5/6/1972 hội nghị quốc tế ở Xtốc-khôm-Thuỵ Điển về môi trường, ra lời kêu gọi khẩn thiết: nhân dân TG hãy giữ lấy trái đất, giữ lấy hành tinh và lấy ngày 5/6 hằng năm làm ngày môi trường thế giới. 

Thực trạng môi trường sinh thái hiện nay đang đe dọa cuộc sống nhan loại, đòi hỏi cả nhân loại phải quan tâm. Việt Nam là nước nhiệt đới, nóng, ẩm, có sông ngòi, núi biển, đảo, hệ thống sinh thái và tài nguyên thiên nhiên hết sức đa dạng và phong phú. Diện tích đất tự nhiên gần 40 triệu ha đứng 135 trong 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 3.260 km bờ biển, có 2 quần đảo lớn trường sa và Hoàng Sa với hệ thống đảo ven bờ khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích 1.600 km2 . Tuy nhiên trong hơn 20 năm qua tình trạng ô nhiếm MTST đã đến mức báo động, gây nguy cơ lớn cho sự phát triển bền vững. trên 50% diện tích đất tự nhiên cả nước bị xói mòn thoái hóa ( 3,2 triệu Ha đất đồng bằng, 1 triệu 3Ha đất núi đồi). Rừng Việt nam năm 1943 có 14,3 triệu Ha, độ che phủ 43%, năm 1992 độ che phủ còn 28%, đến nay còn khoảng 36,7%. Chất lượng các nguồn nước bị giảm, hiện các sông lớn ở VN phụ thuộc 62 - 65% của quốc tế do ta nằm ở phía hạ nguồn, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt ở nhiều nơi không được xử lý trực tiếp thải vào MT gây ô nhiễm nguồn nước, điển hình trong năm 2008, phát hiện Cty VIDAN xả nước thải chưa qua xử lý nhiều năm liền đã biến Sông Thị Vải thành dòng sông chết. không khí nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng hàng năm thải ra khoảng 20 triệu tấn chất thải rắn… đã xuất hiện nhiều làng ung thư. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên đang bị phá hủy mạnh do chặt phá rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển, các rạn san hô, thảm cỏ biển đầm phá giảm, số lượng loài và cá thể sinh vật giảm rõ rệt. tác hại của chiến tranh đặc biệt là chất độc hóa học do mỹ rãi xuống đã gây những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và môi trường thiên nhiên của VN.

Thời gian qua, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường, sinh thái.

            Đại hội VII Đảng CSVN đã đánh giá thực trạng tài nguyên môi trường sinh thái ở nước ta và chỉ ra những phương hướng biện pháp để khắc phục tình trạng đó: "Bảo vệ và sử dụng hợp lý các tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng phá huỷ đang diễn ra nghiêm trọng, chống xu hướng chạy theo tốc độ tăng trưởng và lợi ích trước mắt gây hại cho môi trường. ..ban hành luật bảo vệ thiên nhiên. Xây dựng tổ chức bảo vệ tài nguyên và môi trường từ TW đến địa phương. Sớm tham gia và phối hợp hoạt động với các tổ chức quốc tế và khu vực trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường và cảnh quan". 

       CTsố 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của BCT và NQ Đại hội IX đã chỉ rõ 4 ng.nhân c.quan là những n.nhân chính, đồng thời cũng vạch rõ những g.pháp để BVMT sinh thái nước ta, cụ thể là: tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường , ban hành các c.sách về p.triển KT phải gắn liền với BVMT, ng.chỉnh thi hành Luật BVMT; Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố MT, kiểm soát, khắc phục tình trạng suy thoái MT, hạn chế tỷ lệ tăng dân số, xây dựng các khu vườn quốc gia, giữ gìn đa dạng sinh học; K.thác, s.dụng hợp lý, tiết kiệm t.nguyên t.nhiên, b.vệ đa dạng s.học, bảo tồn t.nhiên; Đẩy mạnh c.tác ng.cứu KH và CN,đ.tạo CB, ch.gia về l.vực BVMT; T.cường c.tác q.lý n.nước về BVMT từ TW đến địa phương.

          Đặc biệt NQsố 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của BCT về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước: ” BVMT là 1 trong những v.đề sống còn của n.loại, là n.tố b.đảm s.khỏe và c.lượng cuộc sống của n.dân; góp phần q.trọng trong việc p.triển KT-XH, ổn định CT, ANQP và thúc đẩy hội nhập KT q.tế của nước ta”. Với các giải pháp chủ yếu:

          1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường: Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các thông tin về môi trường và phát triển bền vững cho mọi người.         2- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, trước mắt sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường. 3- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường Xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và dịch vụ. 4- áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường Thực hiện nguyên tắc người gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường. Từng bước thực hiện việc thu phí, ký quỹ bảo vệ môi trường, buộc bồi thường thiệt hại về môi trường. 5- Tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường Đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho môi trường, tăng dần tỷ lệ chi riêng cho hoạt động sự nghiệp môi trường theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. 6- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học phục vụ công tác hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững. 7- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực về môi trường; thực hiện đầy đủ các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, các cam kết quốc tế, chương trình, dự án song phương và đa phương về bảo vệ môi trường phù hợp với lợi ích quốc gia.

            Tóm lại, trái đất là hệ thống sinh thái, tự nhiên có quan hệ mật thiết, đan xen với nhau hết sức mật thiết và phức tạp giữa khí quyển, rừng núi, biển cả, sông ngòi, ao hồ, thổ nhưỡng, thảo nguyên, các động vật hoang dã .v.v. Đó là môi trường sinh thái mà con người dựa vào nó để tồn tại và phát triển. Đã bao đời nay, con người chỉ có biết sử dụng tiến trình văn minh để chinh phục, bóc lột, khai thác thiên nhiên, hầu như không hề quan tâm đến việc giữ gìn và bảo tồn. Giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái đòi hỏi sự nổ lực hợp tác của các cấp, các ngành và của toàn thể nhân dân. Bảo vệ vệ môi trường  phải là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KT-XH, là cơ sở quan trọng để phát triẻn bền vững và thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước với phương châm lấy phòng ngừa và ngăn chặn làm nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với xử lý môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và sử dụng hợp  lý tài nguyên thiên nhiên, chúng ta phát huy năng lực nội sinh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hướng tới mục tiêu không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm sự phát riển bền vững của đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: