Van de Max 4
VẤN ĐỀ 4
HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.
- Khái niệm mối liên hệ: Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới.
Liên hệ là sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng, quy định lẫn nhau, tác động, chuyển hóa lẫn nhau ... giữa các mặt bên trong sự vật hoặc giữa các sự vật khác nhau.
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến: là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới mà ở đó các sự vật, hiện tượng hoặc các mặt bên trong sự vật có mối liên hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng, quy định lẫn nhau, tác động, chuyển hóa lẫn nhau
b. Tính chất của các mối liên hệ
Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người. Chẳng hạn, G.W.F. Hêghen đứng trên lập trường duy tâm khách quan đã cho rằng, “ý niệm tuyệt đối là nền tảng của mối liên hệ còn George Berkeley người theo lập trường duy tâm chủ quan cho rằng, “cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng”.
Trái lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, tính chất của mối liên hệ phổ biến bao gồm: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng.
- Tính khách quan của mối liên hệ
Mối liên hệ mang tính khách quan. Bởi, các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới đa dạng, phong phú, khác nhau. Song chúng đều là những dạng vật thể của thế giới vật chất. Và chính tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ. Nhờ có tính thống nhất đó, các sự vật, hiện tượng, không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà trong sự tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau.
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động của chúng với các sự vật, hiện tượng khác.
- Tính phổ biến của các mối liên hệ:
+ Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác. Không có sự vật hiện tượng nằm ngoài mối liên hệ. Mối liên hệ cũng có ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy.
+ Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, tuỳ theo điều kiện nhất định. Nhưng dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ
Có rất nhiều loại liên hệ khác nhau:
+ Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài;
+ Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp;
+ Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu;
+ Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản;
+ Mối liên hệ cụ thể, mối liên hệ chung, mối liên hệ phổ biến...
Chính tính đa dạng trong quá trình vận động, tồn tại và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy, trong sự vật có nhiều mối liên hệ, chứ không phải có một cặp mối liên hệ.
Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định, chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt của một sự vật. Mối liên hệ này giữ vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, mối liên hệ này nhìn chung không giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật. Và nếu có nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới thực hiện được.
Ví dụ: Sự lĩnh hội tri thức của người học trước hết và chủ yếu được quyết định bởi chính người đó (nghệ thuật, truyền thụ tri thức...) dù có tốt, có đầy đủ mà người học không chịu học, không chịu tiếp nhận thì tri thức cũng không thể tự nó có được trong đầu óc người đó.
Các cặp mối liên hệ khác nhau cũng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Đương nhiên mỗi cặp liên hệ có đặc trưng riêng. Tuy nhiên, vai trò quyết định của các mối liên hệ trong từng cặp phụ thuộc vào quan hệ hiện thực xác định.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ có ý nghĩa tương đối, vì mỗi loại liên hệ chỉ có một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ hổ biến. Mỗi loại liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật.
Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có các tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
d. Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng với tất cả các mặt, các mối liên hệ; đồng thời phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng mặt, từng mối liên hệ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định.
- Quan điểm toàn diện bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ các mối liên hệ của sự vật, nắm được bản chất bên trong, trực tiếp, đồng thời phải nhận thức được không gian, thời gian, điều kiện cụ thể của sự tồn tại và xuất hiện các mối liên hệ, trên cơ sở đó mới nắm bắt được xu hướng biến đổi của các sự vật, hiện tượng.
- Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiếm diện. Quan điểm phiếm diện là cách xem xét từng mặt, từng mối liên hệ tách rời nhau, không thấy được mối liên hệ nhiều vẻ, đa dạng của sự vật.
VẤN ĐỀ 5
CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều bao hàm mâu thuẫn bên trong, quá trình đấu tranh của các mặt đối lập hay là quá trình giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển.
Đây là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật duy vật. Nó nói lên nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng.
a. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
* Khái niệm mâu thuẫn và mặt đối lập
- Khái niệm mâu thuẫn:
Mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ, thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Quan điểm siêu hình thì ngược lại.
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là các mặt đối lập.
- Khái niệm mặt đối lập:
Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng vận động trái ngược nhau, bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau nhưng tồn tại gắn bó với nhau trong một thể thống nhất hợp thành mâu thuẫn.
Ví dụ: Hưng phấn - ức chế; chân lý – sai lầm; điện tích âm - điện tích dương; .....
* Tính chất chung của mâu thuẫn
- Tính khách quan, phổ biến.
- Tính đa dạng và phong phú.
Phép biện chứng duy vật khẳng định, mâu thuẫn tồn tại khách quan phổ biến và đa dang, phong phú trong tự nhiên, xã hội và tư duy và không chịu sự chi phối của ý thức con người.
Ví dụ: Trong tự nhiên, đó là mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm; giữa sức hút và sức đẩy; đồng hóa và dị hóa ; di truyền và biến dị; giống đực và giống cái; sống và chết.
Trong xã hội: mâu thuẫn giữa giai cấp bị bóc lột với giai cấp bóc lột; giữa thiện và ác; giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa hòa bình và chiến tranh.
Trong tư duy, đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; giữa biện chứng và siêu hình; vô thần và hữu thần; chân lý chân lý và sai lầm.
b. Quá trình vận động của mâu thuẫn
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
- Khái niệm mặt đối lập:
Mặt đối lập là những mặt có thuộc tính, khuynh hướng vận động trái ngược nhau, bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau, nhưng tồn tại gắn bó với nhau trong một thể thống nhất hợp thành một mâu thuẫn.
+ Mặt đối lập có thể là bản thân những thuộc tính, khuynh hướng đối lập, cũng có thể là những yếu tố, bộ phận, sự vật trong đó chứa những thuộc tính, khuynh hướng đối lập.
+ Một mâu thuẫn bao gồm hai mặt đối lập có mối liên hệ với nhau.
- Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập:
Thống nhất của các mặt đối lập là sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, quy định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập.
- Khái niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ, phủ định, chống đối nhau của các mặt đối lập.
+ Thống nhất của các mặt đối lập là tương đối. Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối.
+ Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quá trình phát triển từ thấp đến cao.
º Sự giải quyết mâu thuẫn không chỉ phụ thuộc vào bản chất và trình độ chín muồi của mâu thuẫn, mà còn phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể nhất định của sự tồn tại của nó.
- Khái niệm chuyển hoá giữa các mặt đối lập:
Chuyển hoá giữa các mặt đối lập không phải là sự thay đổi vị trí của các mặt đối lập một cách giản đơn. Chuyển hoá giữa các mặt đối lập ở đây là sự chuyển hoá về chất.
* Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập dẫn đến mâu thuẫn được giải quyết, khi mâu thuẫn được giải quyết sẽ làm cho sự vật không ngừng được đổi mới. Mâu thuẫn cơ bản của sự vật được giải quyết sẽ tạo ra bước nhảy của sự vật: sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
- Thông qua đấu tranh của các mặt đối lập, những gì lạc hậu, lỗi thời sẽ bị loại bỏ, cái mới, cái tiến bộ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu.
Như vậy, mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn chínhlà nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.
* Các loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
Nội dung của quy luật mâu thuẫn
Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Khẳng định tính khách quan của mâu thuẫn, PBCDV yêu cầu chúng ta muốn tìm hiểu mâu thuẫn thì phải tìm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng đó và muốn tìm bản chất của sự vật, hiện tượng thì phải phân đôi cái thống nhất và nhận thức từng bộ phận của nó. Muốn tìm bản chất của sự vật thì chúng ta phải xem xét các mặt đối lập bên trong bản thân mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó.
- Sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình sẽ có các mâu thuẫn khác nhau, do vậ, cần phải có những phương pháp cụ thể, phù hợp để giải quyết từng loại mâu thuẫn.
- Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn đó là phương pháp đâu tranh.
- Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn xã hội là phải đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, phương pháp nhận thức là phương pháp duy vật biện chứng, chú ý đến mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top