Vấn đề liên quan đến thiên mục

Vấn đề liên quan đến thiên mục

Có nhiều khí công sư cũng bàn về một số tình huống [liên

quan] đến 'thiên mục'; nhưng Pháp tại các tầng khác nhau có

các hình thức hiển hiện khác nhau. Người tu luyện đến tầng

nào, họ chỉ thấy được cảnh tượng trong tầng đó; chân tướng

vượt trên tầng đó [thì] họ không nhìn thấy, cũng không tin; do

vậy, họ cho rằng chỉ những gì tự mình nhìn thấy tại tầng này

mới là đúng. Khi họ chưa tu luyện đến một tầng cao nào đó,

[thì] họ cho rằng những thứ ấy [tại đó] không tồn tại, cũng

không thể tin; đây là do tầng [của họ] quyết định; tư tưởng của

họ cũng không thể thăng hoa lên trên được. Nên cũng nói, về

vấn đề thiên mục của con người, thì có người giảng thế này, có

người giảng thế kia; kết quả giảng đến loạn cả lên; rốt cuộc

cũng không ai có thể giải thích về [vấn đề thiên mục] cho rõ

ràng cả; thật ra, [vấn đề] thiên mục ấy cũng không thể từ tầng

thấp mà giảng cho rõ được đâu. Trong quá khứ, vì kết cấu của

thiên mục thuộc về bí mật trong những bí mật, không cho

người thường biết được, cho nên lịch sử xưa nay cũng không hề

có ai giảng về nó. Vả lại tại đây chúng tôi cũng không xoay

quanh lý luận trong quá khứ mà giảng [về thiên mục]; chúng

tôi sẽ dùng khoa học hiện đại, dùng ngôn ngữ hiện đại nông cạn

nhất để giảng về [thiên mục] này, và giảng về vấn đề căn bản

của nó.

Thiên mục mà chúng tôi nói, thực chất là tại chỗ giữa hai

lông mày của con người dịch lên trên một chút [rồi] nối đến vị

trí thể tùng quả; đó là đường thông chính1

. Thân thể còn có rất

nhiều con mắt [khác nữa]; Đạo gia giảng mỗi một khiếu chính

là một con mắt. Đạo gia gọi huyệt vị của thân thể là 'khiếu', còn

Trung Y gọi là 'huyệt vị'. Phật gia giảng mỗi lỗ chân lông chính

là một con mắt; vậy nên có người dùng tai mà học chữ; có

[người] dùng tay, dùng gáy mà nhìn; lại có [người] dùng chân

mà nhìn, dùng bụng mà nhìn; tất cả đều có thể [xảy ra].Giảng đến thiên mục, chúng tôi trước hết nói một chút về

cặp mắt thịt này của con người chúng ta. Hiện nay có một số

người cho rằng cặp mắt này có thể nhìn thấy bất kể vật chất

nào, bất kể vật thể nào trong thế giới chúng ta. Do vậy, có một

số người đã hình thành một thứ quan niệm cố chấp; họ cho

rằng chỉ những gì nhìn thấy được thông qua con mắt này mới

đúng là điều thực tại; còn điều họ nhìn không thấy thì không

thể tin. Trước đây người như thế được xem là 'ngộ tính không

tốt'; cũng có người giảng không rõ ràng vì sao ngộ tính không

tốt. 'Không thấy thì không tin', câu này thoạt nghe rất hợp lý.

Nhưng từ một tầng hơi cao hơn một chút mà xét, [thì] nó không

còn hợp lý nữa. Bất kể một thời-không nào đều do vật chất cấu

thành; tất nhiên các thời-không khác nhau có kết cấu vật chất

khác nhau, có các chủng hình thức hiển hiện của các thể sinh

mệnh khác nhau.

Tôi dẫn ví dụ này cho mọi người; trong Phật giáo giảng rằng

hết thảy hiện tượng của xã hội nhân loại đều là huyễn tượng,

không thật. Huyễn tượng là sao? Vật thể này thực tại rành rành

bày đặt ở đây, ai có thể bảo là giả được? Hình thức tồn tại của

vật thể là thế này; nhưng hình thức biểu hiện của nó lại khác.

Còn con mắt chúng ta có một công năng: [nó] có thể từ vật thể

của không gian vật chất chúng ta mà đưa đến một trạng thái

[hình tướng] cố định mà chúng ta nhìn thấy hiện nay. Thực ra

nó không phải là trạng thái ấy; [ngay] tại không gian của chúng

ta nó cũng không phải trạng thái như vậy. Ví như nhìn qua

kính hiển vi thì thấy con người ra sao? Toàn bộ thân thể trông

thật lơi lỏng; do những phân tử nhỏ cấu thành; như những hạt

cát, như những dạng hạt, luôn vận động; điện tử luôn chuyển

động quanh hạt nhân nguyên tử; toàn bộ thân thể luôn lay

động, luôn vận động. Bề mặt thân thể [cũng] không trơn nhẵn,

không đều đặn. Bất kể loại vật thể nào trong vũ trụ, [như] thép,

sắt, đá đều như vậy; thành phần phân tử bên trong chúng đều

luôn vận động; chư vị không thể thấy được toàn bộ hình thức

của chúng; thực ra chúng không ổn định. Chiếc bàn này cũng

đang lay động, nhưng con mắt nhìn không thấy được chân

tướng; cặp mắt [thịt] này làm cho người ta nhìn sai như thế.

Không phải là chúng ta không thể thấy được các thứ ở vi

quan, không phải là con người không có bản sự ấy; mà nguyên con người sinh ra được trang bị đầy đủ bản sự đó, [và] có thể

nhìn thấy được những thứ đến một [mức] vi quan nhất định.

Chính là từ khi con người chúng ta có cặp mắt tại không gian

vật chất này, mà con người mới thấy giả tướng, làm cho người

ta nhìn không thấy [chân tướng]. Do đó ngày xưa giảng rằng,

những ai [nếu] không thấy là không thừa nhận, thì trong giới tu

luyện xưa nay luôn cho rằng ngộ tính loại người ấy không tốt,

đã bị giả tướng của người thường làm mê hoặc, đã mê trong

người thường; tôn giáo xưa nay vẫn giảng câu ấy; [và] chúng

tôi thấy rằng nó cũng có lý.

Cặp mắt [thịt] này có thể từ những thứ trong không gian vật

chất hiện hữu mà cố định đến một trạng thái; ngoài đó ra, nó

không có tác dụng gì đáng kể. [Khi] người ta nhìn một vật, [thì]

cũng không phải trực tiếp từ cặp mắt mà lên hình; con mắt

cũng giống như ống kính máy ảnh, chỉ có tác dụng của loại công

cụ ấy thôi. [Khi] nhìn xa, ống kính sẽ kéo dài ra, [và] con mắt

của chúng ta cũng lại có tác dụng như thế; [khi] nhìn vào chỗ

tối, đồng tử [con mắt] cần mở to ra, [và khi] máy ảnh chụp hình

tại chỗ tối, [thì] lỗ ống kính cũng cần mở to hơn; nếu không như

thế thì lượng phơi sáng không đủ, [ảnh thu được] sẽ bị tối; [khi]

đi ra nơi rất nhiều ánh sáng ở bên ngoài, đồng tử [con mắt] cần

lập tức thu nhỏ, nếu không như thế thì loá mắt, nhìn gì cũng

không rõ; máy ảnh cũng [theo] nguyên lý ấy, lỗ ống kính cũng

cần thu nhỏ lại. Nó chỉ có thể thâu nhận [hình ảnh] vật thể, nó

chỉ là một thứ công cụ. Chúng ta thật sự nhìn thấy được một

thứ gì, thấy một người [hay] thấy một hình thức tồn tại của một

vật thể, thì đó là do hình ảnh hình thành trên đại não của con

người. Như vậy, thông qua con mắt này nhìn, rồi lại thông qua

dây thần kinh thị giác truyền dẫn đến thể tùng quả ở nửa phần

sau đại não; tại khu vực ấy nó phản ánh hình ảnh lên đó. Nghĩa

là phản ánh hình ảnh thật sự nhìn thấy được, là một bộ phận

của thể tùng quả trong đại não của chúng ta; y học hiện đại

cũng nhận thức điểm này.

Khai [mở] thiên mục mà chúng tôi giảng chính là tránh việc

mở dây thần kinh thị giác của con người; ở chỗ giữa hai lông

mày [chúng tôi] sẽ đánh thông ra một đường, cho phép thể tùng

quả có thể trực tiếp nhìn ra ngoài; đó gọi là 'khai thiên mục'.

Có người nghĩ: Điều này cũng không thực tế, cặp mắt này rốt cuộc cũng có tác dụng làm công cụ ấy, nó có thể thâu nhận

[hình ảnh] vật thể, không có con mắt này thì không thể được.

Giải phẫu y học hiện đại cũng đã phát hiện rằng, nửa bộ phận

phía trước [của] thể tùng quả, nó đã được trang bị một kết cấu

tổ chức đầy đủ của [một] con mắt người. Vì nó đặt ở vị trí bên

trong sọ não, nên người ta giảng rằng nó là một con mắt thoái

hoá. [Dù] đó có đúng là con mắt thoái hoá hay không, giới tu

luyện chúng tôi vẫn bảo lưu [quan điểm của mình]. Và dù sao

thì y học hiện đại cũng đã công nhận rằng tại vị trí ấy trong sọ

não người có một con mắt. Chúng tôi đánh thông ra một đường

nhắm vào chính điểm ấy; [nó] chính là tương hợp với nhận

thức của y học hiện đại. Con mắt này không gây cho người ta

giả tướng như cặp mắt thịt kia của chúng ta, nó có thể thấy

được bản chất của sự vật, thấy được bản chất của vật chất. Do

đó, với người có thiên mục tầng rất cao, họ có thể nhìn xuyên

qua không gian chúng ta mà thấy được những thời-không khác,

có thể thấy được những cảnh tượng mà người thường không

thấy; người ở tầng không cao có thể có lực xuyên thấu, cách

tường khán vật, thấu thị nhân thể; nó có đầy đủ công năng như

thế.

Phật gia giảng ngũ thông: nhục nhãn thông, thiên nhãn

thông, huệ nhãn thông, Pháp nhãn thông, Phật nhãn thông. Đó

là năm tầng lớn của thiên mục; mỗi một tầng lại phân thành

thượng, trung, hạ. Đạo gia giảng chín lần chín là tám mươi mốt

tầng Pháp nhãn. Tại đây chúng tôi khai thiên mục cho mọi

người; nhưng không khai mở tại [tầng] thiên nhãn thông hoặc

thấp hơn. Tại sao? Tuy rằng chư vị ngồi đây đã bắt đầu tu

luyện rồi, nhưng chư vị rốt ráo cũng mới vừa từ người thường

mà bước lên, còn có nhiều tâm chấp trước của người thường

chưa hề vứt bỏ. Nếu khai mở tại [tầng] thiên nhãn thông hoặc

thấp hơn, thì chư vị sẽ xuất hiện cái mà người thường coi là

công năng đặc dị, chư vị sẽ cách tường khán vật, thấu thị nhân

thể. Nếu chúng tôi truyền công năng như thế này trên diện

rộng, ai ai cũng được khai mở đến trình độ ấy, thì sẽ can nhiễu

nghiêm trọng đến xã hội người thường, [sẽ] phá hoại trạng thái

xã hội người thường. Quốc gia cơ mật chẳng thể giữ được;

người ta có mặc quần áo hay không thì cũng như nhau; người ở

trong phòng, chư vị ở ngoài cũng nhìn thấy được; đi ngoài đường thấy vé số thì vé giải nhất có thể bị chư vị lấy trước;

không thể như thế được! Mọi người thử nghĩ xem, [nếu] ai ai

cũng được khai thiên mục đến [tầng] thiên nhãn thông, [thì] có

còn là xã hội nhân loại không? Can nhiễu nghiêm trọng đến

hình thức của xã hội nhân loại là điều tuyệt đối không được

phép. Nếu tôi mà thật sự giúp chư vị khai mở đến tầng này, thì

chư vị có thể lập tức trở thành khí công sư. Có người trước đây

chỉ mong muốn làm khí công sư; giờ thiên mục [được] khai mở,

[thì họ] có thể coi bệnh cho người khác. Tôi sao lại dẫn chư vị

lạc sang đường tà như vậy được?

Vậy tôi sẽ khai mở [thiên mục] cho chư vị đến tầng nào? Tôi

khai mở [thiên mục] cho chư vị trực tiếp đến tận tầng huệ nhãn

thông. Khai mở tại tầng cao hơn, thì tâm tính chư vị không đủ;

khai mở tại tầng thấp hơn, thì phá hoại nghiêm trọng trạng thái

của xã hội người thường. Khai mở đến huệ nhãn thông, [thì]

chư vị không có bản sự như cách tường khán vật, thấu thị nhân

thể, nhưng chư vị lại có thể thấy được cảnh tượng tồn tại nơi

không gian khác. Vậy nó có lợi ích gì? Nó có thể tăng cường tín

tâm luyện công của chư vị; [khi] chư vị thấy rành rành những

điều mà người thường nhìn không thấy, [thì] chư vị hiểu rằng

chúng thật sự tồn tại. Bây giờ thì dù chư vị nhìn được rõ cũng

vậy, không được rõ cũng vậy, [thiên mục] sẽ được khai mở đến

tầng này; đối với việc luyện công của chư vị đều có lợi ích.

Người thật sự tu Đại Pháp, [nếu] tuân theo chặt chẽ yêu cầu đề

cao tâm tính, [thì] đọc cuốn sách này [cũng sẽ] có hiệu quả như

vậy.

Điều gì quyết định tầng của thiên mục con người? Không

phải là sau khi khai thiên mục cho chư vị thì cái gì [chư vị] cũng

có thể nhìn thấy; không phải thế; nó còn có sự phân chia tầng

thứ. Vậy tầng ấy là do điều gì quyết định? Có ba nhân tố: nhân

tố thứ nhất chính là thiên mục con người cần phải có từ trong

ra đến ngoài một trường, mà chúng tôi gọi là 'khí tinh hoa'. Nó

đóng vai trò gì? Nó tương tự như màn huỳnh quang của TV:

nếu chẳng được tráng huỳnh quang {phosphor} thì sau khi bật

TV lên nó {TV} chỉ là bóng đèn điện: chỉ có ánh sáng mà không

có hình ảnh. Chính là nhờ có tráng huỳnh quang, nó mới có thể

hiển thị hình ảnh được. Tất nhiên, ví dụ này cũng không thật

khớp lắm. Vì chúng ta nhìn trực tiếp, còn nó {TV} phải thông qua lớp huỳnh quang để hiển hình; [nhưng] đại khái ngụ ý là

vậy. Chút xíu khí tinh hoa này vô cùng trân quý; [nó] là cấu

thành từ một thứ rất tinh hoa được tinh luyện từ đức. Thông

thường khí tinh hoa này tồn tại trong mỗi cá nhân đều khác

nhau; có lẽ trong một vạn người mới có thể tìm thấy hai người

ở cùng một tầng.

Tầng của thiên mục trực tiếp là thể hiện của Pháp trong vũ

trụ này của chúng ta. Nó là điều siêu thường, và có quan hệ

khăng khít với tâm tính của người ta; tâm tính một người mà

thấp, thì tầng của vị ấy cũng thấp. Vì tâm tính thấp, nên khí

tinh hoa vị này tản mất nhiều; còn nếu tâm tính người kia rất

cao; vị ấy từ bé đến lớn [sống] trong xã hội người thường, đối

với danh, lợi, mâu thuẫn giữa con người, lợi ích cá nhân, và [đối

với] thất tình lục dục đều coi rất nhẹ, [thì] khí tinh hoa có thể

được bảo tồn tốt hơn; do đó sau khi khai thiên mục, [vị này]

nhìn thấy được rõ ràng hơn. Với đứa trẻ sáu tuổi trở xuống, thì

sau khi khai [thiên mục] sẽ nhìn hết sức rõ ràng; [và] khai mở

cũng dễ dàng, [tôi nói] một câu liền có thể khai mở ngay.

[Vì] sự ô nhiễm của dòng chảy lớn, của thùng thuốc nhuộm

lớn xã hội người thường, [mà] điều người ta cho rằng đúng,

trên thực tế rất nhiều khi lại là sai. Con người ai chẳng muốn

sống tốt? Mong muốn sống tốt ấy, có thể phải làm tổn hại đến

lợi ích người khác, có thể làm tăng trưởng tâm lý tự tư của con

người, có thể chiếm đoạt lợi ích người khác, nạt dối người khác,

gây thiệt hại người khác. Chỉ vì lợi ích cá nhân, ở chốn người

thường mà tranh mà đấu, vậy chẳng phải tương phản với đặc

tính của vũ trụ là gì? Do vậy, điều con người cho là đúng, nó lại

không nhất định là đúng. Khi giáo dục cho trẻ nhỏ, vì muốn

tương lai sau này có thể xác lập chỗ đứng trong xã hội người

thường nên người lớn thường hay dạy bảo ngay từ tấm bé: "con

phải biết sống khôn khéo". Từ vũ trụ chúng ta mà xét thì thấy

"khôn khéo" ấy đã sai quá rồi; bởi vì chúng tôi giảng tuỳ kỳ tự

nhiên, đối với lợi ích cá nhân cần coi nhẹ. Nó mà khôn kiểu ấy,

chính là chạy theo lợi ích cá nhân. "Đứa nào nạt dối con, con

hãy tìm thầy giáo nó, tìm cha mẹ nó"; "thấy tiền [rơi] con hãy

nhặt [bỏ túi]", toàn giáo dục trẻ như thế. Từ bé đến lớn đứa trẻ

tiếp thụ những thứ như thế rất nhiều, dần dần tại xã hội người thường tâm lý tự tư của nó càng ngày càng lớn; nó chỉ muốn

chiếm lợi riêng cho mình, và nó sẽ tổn đức.

Chủng vật chất đức ấy khi tổn thất rồi không tản đi mất, nó

chuyển sang người khác; nhưng loại khí tinh hoa kia thì sẽ tản

đi mất. Nếu một cá nhân từ bé đến lớn sống rất 'khôn khéo'

như thế, rất coi trọng lợi ích cá nhân, chỉ chạy theo lợi, [thì]

thông thường thiên mục của loại người này sau khi khai mở rồi

cũng không dùng được, nhìn không rõ ràng; nhưng không có ý

nói rằng từ nay trở đi vĩnh viễn không dùng được. Tại sao? Vì

chúng ta trong quá trình tu luyện là phản bổn quy chân, không

ngừng luyện công, cũng không ngừng bù đắp, bù đắp trở lại. Do

vậy cần giảng tâm tính, chúng tôi giảng đề cao toàn bộ, thăng

hoa toàn bộ. Tâm tính nâng cao lên, các điều khác cũng theo đó

mà lên; tâm tính chẳng nâng lên, thì chút khí tinh hoa của thiên

mục kia cũng chẳng thể bù đắp lại được; đạo lý là như vậy.

Nhân tố thứ hai chính là trong khi tự luyện công, nếu như

căn cơ tốt, có thể khiến thiên mục khai mở. Thông thường một

số người khi thiên mục vừa mới khai mở thì hoảng cả lên. Tại

sao lại hoảng cả lên? Bởi vì môn luyện công thường chọn lúc

canh khuya giờ tý, đêm thâu tịch lặng [để luyện công]. Vị ấy

đang luyện đang luyện, đột nhiên trông thấy một con mắt lớn

ngay trước mặt, làm vị ấy phát hoảng cả lên. Lần phát hoảng

này không phải thường đâu, đến nỗi từ đó trở đi vị này không

dám luyện [công] nữa. Nó làm người ta hoảng sợ lắm! Một con

mắt to như thế đang chớp chớp nhìn, thật rõ ràng rành rành.

Vậy nên có người gọi đó là 'mắt ma', cũng có người gọi là 'mắt

Phật', v.v.; kỳ thực nó chính là con mắt của chư vị. Tất nhiên,

tu tại tự kỷ, công tại sư phụ. Toàn bộ quá trình diễn hoá công

của một người tu luyện, là một quá trình rất phức tạp tại các

không gian khác; không phải chỉ ở một không gian khác, mà tại

tất cả các không gian; thân thể tại các từng không gian tất cả

đều biến hóa. Chư vị có tự mình làm được điều ấy không?

Không làm được. Điều ấy là do sư phụ an bài, sư phụ làm cho;

do đó mới nói là tu tại tự kỷ, công tại sư phụ. Chư vị chỉ cần tự

mình có nguyện vọng như thế, mong muốn như vậy; [còn] sự

việc chân thực là do sư phụ làm giúp.

Có người tự mình luyện khai thiên mục, chúng tôi giảng đó

là con mắt của chư vị, dẫu rằng chư vị tự mình không diễn hoá ra nó được. Có vị có sư phụ; sư phụ thấy thiên mục của chư vị

đã khai mở, liền diễn hoá ra một con mắt cho chư vị; gọi là

'chân nhãn'. Tất nhiên có vị không có sư phụ, nhưng lại có một

sư phụ qua đường. Phật gia giảng: 'Phật vô xứ bất tại'; nơi nào

cũng có, nhiều đến mức độ như vậy; cũng có người giảng: 'trên

đầu ba thước có thần linh', nghĩa là [họ] có rất nhiều. Sư phụ

qua đường một khi thấy chư vị tu tốt lắm, thiên mục đã khai

mở nhưng còn thiếu một con mắt, [sư phụ] liền diễn hoá một

[con mắt] cấp cho chư vị; cái đó được coi như chư vị tự mình

luyện được. Bởi vì độ nhân không nói điều kiện, không tính

công, không kể thưởng, cũng không kể danh tiếng; so với

những nhân vật mẫu mực nơi người thường thì cao hơn hẳn; nó

hoàn toàn phát xuất từ tâm từ bi.

Sau khi thiên mục người ta khai mở rồi, thì xuất hiện một

loại trạng thái: bị ánh sáng chói loá mắt rất ghê gớm, cảm giác

như kích thích [vào] mắt. Thật ra không phải cặp mắt của chư

vị bị kích thích, mà là thể tùng quả của chư vị bị kích thích;

[nhưng] chư vị cảm thấy giống như mắt bị kích thích. Đó là vì

chư vị chưa có một con mắt; cấp cho chư vị một con mắt xong,

thì chư vị không cảm thấy mắt bị kích thích nữa. Một số chúng

ta sẽ có thể cảm thấy, [hoặc] nhìn thấy con mắt này. Vì nó có

cùng bản tính vũ trụ, nên nó rất ngây thơ, cũng rất hiếu kỳ; nó

nhìn vào trong, coi xem thiên mục đã khai mở chưa, đã có thể

nhìn được chưa; nó cũng ngó vào bên trong nhìn chư vị. Bấy

giờ thiên mục chư vị cũng vừa khai mở, nó đang nhìn chư vị;

đột nhiên nhìn thấy nó thì chư vị lại hoảng cả lên. Thật ra đó

chính là con mắt của chư vị, sau này chư vị có nhìn gì thì cũng

thông qua con mắt này mà nhìn; chưa có con mắt ấy thì chư vị

hoàn toàn không thể nhìn được, có khai mở [thiên mục] cũng

không nhìn thấy được.

Nhân tố thứ ba là đột phá tầng thứ hiển hiện ra sự khác biệt

[về] các không gian; nó chính là vấn đề thật sự quyết định về

tầng. [Để] nhìn sự vật, ngoài đường thông chính, người ta còn

có nhiều đường thông phụ. Phật gia giảng mỗi lỗ chân lông đều

là một con mắt; Đạo gia giảng tất cả các khiếu trên thân thể đều

là con mắt, nghĩa là, tất cả các huyệt vị đều là con mắt. Tất

nhiên điều họ giảng chỉ là một dạng hình thức diễn biến của

Pháp trên thân thể: không nơi nào không thể nhìn được.Tầng mà chúng tôi giảng không giống với điều ấy. Ngoài

đường thông chính ra thì tại hai lông mày, bên trên mí mắt, bên

dưới mí mắt và [tại] sơn căn có một vài vị trí có đường thông

phụ chủ yếu. Chúng quyết định vấn đề đột phá về tầng. Tất

nhiên người tu luyện thông thường, nếu mà tại mấy vị trí ấy

đều có thể nhìn được, thì tầng mà cá nhân ấy đột phá lên đã rất

cao rồi. Có người có thể nhìn bằng mắt [thịt], họ đã luyện được

cặp mắt của họ, nó cũng trang bị một loại hình thức công năng.

Nhưng nếu con mắt này được dùng không đúng, họ cứ nhìn

được cá thể này thì không thấy các cá thể khác, vậy cũng không

ổn; do vậy có người thường dùng một con mắt để nhìn bên kia

và một con mắt [khác] để nhìn bên này. Còn chỗ dưới con mắt

này (mắt bên phải) không có đường thông phụ; vì nó có quan

hệ trực tiếp với Pháp: khi làm điều không tốt người ta thường

sử dụng mắt phải, nên dưới mắt phải không có đường thông

phụ. Đây là nói về việc trong khi tu luyện tại thế gian pháp có

xuất hiện một số đường thông phụ chủ yếu như vậy.

Đến tầng cực cao, sau khi tu luyện xuất khỏi thế gian pháp,

thì còn xuất hiện một loại con mắt kiểu như phức nhãn; toàn bộ

trên nửa khuôn mặt sẽ sản sinh ra một con mắt đơn lớn mà

trong nó có vô số con mắt nhỏ. Có những Đại Giác Giả rất cao

[tầng] tu luyện được rất nhiều con mắt, đầy hết cả khuôn mặt.

Tất cả các con mắt đều thông qua con mắt đơn lớn này mà

nhìn; muốn nhìn gì thì thấy nấy; liếc mắt một cái là thấy được

tất cả các tầng. Hiện nay các nhà động vật học, các nhà côn

trùng học nghiên cứu nhặng xanh. Mắt nhặng xanh rất lớn;

dùng kính hiển vi để nhìn thì trong nó có vô số con mắt nhỏ;

[mắt lớn ấy] nó được gọi là phức nhãn. Đến tận tầng cực cao

[mới] có thể xuất hiện trạng thái này; so với [tầng] Như Lai thì

còn phải lên cao rất nhiều lần, rất nhiều lần mới có thể xuất

hiện. Nhưng người thường không thể nhìn thấy được; [người]

tại tầng thông thường cũng không nhìn thấy sự tồn tại của

[phức nhãn], chỉ thấy giống như người thường, bởi vì nó ở

không gian khác. Đến đây đã giảng xong phần đột phá về tầng;

cũng chính là vấn đề có khả năng đột phá các từng không gian.

Nói chung tôi đã giảng cho mọi người về kết cấu của thiên

mục. Chúng tôi dùng ngoại lực để khai thiên mục cho chư vị,

như thế nhanh hơn [và] dễ hơn. Trong khi tôi đang giảng về thiên mục, trên trán của mỗi người chúng ta đều có cảm giác

căng lên, thịt tụ lại, tụ lại xoáy vào trong. Có như thế hay

không? Là như thế. Miễn là tại đây những ai thật sự vứt bỏ tâm

[chấp trước] đến đây học Pháp Luân Đại Pháp, thì ai cũng đều

có cảm giác ấy; lực cũng rất lớn, đẩy vào phía trong. Tôi xuất

ra một công chuyên môn khai thiên mục để khai mở cho chư vị;

đồng thời cũng xuất những Pháp Luân để tu bổ cho chư vị.

Trong khi tôi giảng thiên mục, chỉ cần là [người thật sự] tu

luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi đều khai mở cho chư vị;

nhưng không phải nhất định ai cũng có thể nhìn rõ, cũng không

nhất định là ai cũng có thể nhìn thấy; điều này có quan hệ trực

tiếp đến tự thân của chư vị. Không sao hết, chư vị nhìn không

thấy cũng không sao, hãy tu luyện dần dần. Thuận theo việc

chư vị không ngừng đề cao tầng, chư vị sẽ lần lần nhìn thấy

được, [trước] nhìn không rõ [sau] sẽ lần lần nhìn rõ. Miễn là

chư vị tu luyện, khi mà chư vị dốc lòng quyết tâm tu luyện, [thì]

những gì của chư vị bị tản mất sẽ [được] bồi bổ đầy đủ.

Tự mình khai thiên mục khó khăn hơn. Tôi giảng một chút

rằng tự mình khai thiên mục có một vài hình thức. Ví như

trong lúc chúng ta đả toạ có người quan sát [chỗ] trước trán,

quan sát thiên mục, thì thấy trước trán là một đống đen đen,

cũng chẳng [thấy] có gì. Qua một thời gian, họ nhận thấy trước

trán lần lần trắng ra. Tu luyện một thời gian, họ phát hiện rằng

trước trán lần lần sáng lên, sáng dần lên thành mầu đỏ. Đến lúc

này thì nó như hoa nở; nó tương tự như trong điện ảnh, trên

TV: nụ hoa nháy mắt một cái là khai nở; sẽ xuất hiện cảnh ấy.

Mầu hồng này ban đầu là bình phẳng, sau đó ở giữa chuyển

sang dạng ống, [từ đó] không ngừng nở, không ngừng nở. Chư

vị muốn tự mình khiến nó nở thấu hoàn toàn, thì 10 năm [hay]

8 năm cũng không đủ, vì toàn bộ thiên mục đã tắc nghẽn hẳn

rồi.

Thiên mục của một số người không bị tắc nghẽn, nó đã được

trang bị đường thông; nhưng vì họ không luyện công, [nên]

cũng không có năng lượng; do vậy khi họ luyện công thì đột

nhiên xuất hiện trước mắt một thứ hình tròn đen đen. Luyện

công một thời gian, nó lần lần trắng ra, từ trắng rồi lần lần

sáng lên, cuối cùng ngày càng sáng hơn, cảm giác [như] kích

thích con mắt. Có người nói: Tôi thấy được mặt trời, [hoặc] tôi thấy được mặt trăng. Thật ra, chư vị không thấy được mặt trời,

[cũng] không thấy được mặt trăng. Vậy điều mà chư vị nhìn

thấy là gì? Chính là đường thông của chư vị. Có người đột phá

[lên] tầng khá là nhanh, ngay sau khi [có được] con mắt này, họ

có thể trực tiếp nhìn ngay. [Cũng] có người lại vô cùng khó

khăn, họ [cảm thấy như đang chạy] theo đường thông ấy, giống

như một đường hầm, hoặc giống như một cái giếng; cứ khi nào

luyện công lại hướng ngoài mà chạy; thậm chí cả khi ngủ cũng

thấy cảm giác như tự mình đang chạy ra bên ngoài. Có người

cảm giác như phi ngựa, có người [như] đang bay, có người

[như] đang chạy, có người như là đang ngồi trong xe mà xông

thẳng ra ngoài; nhưng xông mãi ra mà chẳng đến đầu [kia] bởi

vì tự mình khai thiên mục thật rất khó. Đạo gia coi thân thể

người ta như một tiểu vũ trụ; nếu như đó là một tiểu vũ trụ,

[thì] mọi người thử nghĩ xem, từ trước trán cho đến thể tùng

quả là mười vạn tám nghìn dặm vẫn chưa hết; do đó luôn thấy

xông ra ngoài mà vẫn chưa đến đầu.

Đạo gia xem thân thể người như một tiểu vụ trụ, [điều ấy]

rất có lý. Không phải ý nói rằng kết cấu tổ chức của nó rất

tương tự với vũ trụ, [cũng] không phải giảng về hình thức tồn

tại của cái thân thể trong không gian vật chất này của chúng ta.

Chúng tôi giảng rằng, theo chỗ khoa học hiện nay nhìn nhận thì

thân thể vật chất này từ tế bào trở xuống có trạng thái thế nào?

Các loại thành phần phân tử, dưới phân tử là nguyên tử,

proton, hạt nhân nguyên tử, điện tử, hạt quark; lạp tử nhỏ nhất

mà hiện nay nghiên cứu đến là neutrino. Vậy đến vi lạp hết sức

nhỏ hết sức nhỏ nữa là gì? Muốn nghiên cứu thì vô cùng khó.

Những năm về sau, Thích Ca Mâu Ni đã giảng một câu như thế

này, Ông nói: "Kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội". Nghĩa là gì?

Ngay tại tầng Như Lai [mà xét], nó lớn quá, nhìn không tới biên

giới của vũ trụ; nó nhỏ quá, không tới được vi lạp vật chất nhỏ

nhất; do đó Ông giảng: "Kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội".

Thích Ca Mâu Ni còn giảng về học thuyết 'tam thiên đại

thiên thế giới'. Ông nói rằng trong vũ trụ này của chúng ta,

trong hệ Ngân Hà này của chúng ta, có ba nghìn tinh cầu có tồn

tại sắc thân như thân thể nhân loại chúng ta. Ông còn giảng

rằng trong một hạt cát cũng có tam thiên đại thiên thế giới như

thế này. Một hạt cát lại giống như một vũ trụ; trong đó lại có con người có trí tuệ như chúng ta, có tinh cầu giống như thế,

cũng có núi sông nước chảy. Nghe thật quá huyền hoặc! Nếu

đúng như lời ấy, mọi người thử nghĩ xem, ở bên trong đó cũng

có những hạt cát phải không? Bên trong hạt cát kia lại có tam

thiên đại thiên thế giới phải không? Như vậy trong tam thiên

đại thiên thế giới ấy lại có những hạt cát phải không, bên trong

hạt cát kia cũng còn có tam thiên đại thiên thế giới phải không?

Vậy nên, đến tầng Như Lai mà nhìn cũng không đến tận cùng

của nó được.

Tế bào [làm bằng] phân tử của con người cũng như thế.

Người ta hỏi vũ trụ to đến đâu; tôi nói với mọi người rằng, vũ

trụ này có biên giới; nhưng tại tầng như tầng Như Lai mà xét,

thì thấy nó là vô biên vô tế, to lớn vô hạn. Mà nội bộ thân thể

con người, từ phân tử cho đến vi lạp tại vi quan trở xuống lại to

lớn như vũ trụ này; nghe vậy mà thấy quá huyền hoặc. [Khi]

tạo thành một cá nhân, một sinh mệnh, [thì] tại [mức] cực vi

quan đã tạo nên thành phần sinh mệnh đặc định của nó, bản

chất của nó. Do đó những điều nghiên cứu của khoa học hiện

đại còn xa mới đến chỗ này; [nếu] so sánh với các sinh mệnh ở

các tinh cầu có trí huệ cao cấp trong toàn vũ trụ này, [thì] mức

độ khoa học kỹ thuật của nhân loại chúng ta còn thấp lắm.

Ngay cùng một lúc ở cùng một chỗ có các không gian khác,

[mà] chúng ta đều không đột phá đến được; còn đĩa bay của

tinh cầu khác lại trực tiếp đi trong không gian khác; khái niệm

thời-không của nó khác hẳn, do đó nó nói đến là đến, nói đi là

đi, mau lẹ quá đến nỗi nếu dùng quan niệm của con người thì

không thể tiếp thu được.

[Khi] giảng về thiên mục, chúng tôi đề cập đến vấn đề như

thế này, khi chư vị ở trong đường thông mà chạy mãi hướng ra

ngoài, thì chư vị cảm thấy như nó vô biên vô tế. Có người có thể

nhìn thấy một tình huống khác: họ cảm thấy không phải chạy

dọc theo một đường hầm, mà là chạy về phía trước ra ngoài

theo một con đường lớn vô biên vô tế, hai bên đường có non có

nước có cả thành phố; [họ] cứ chạy một mạch mãi như thế

hướng ra ngoài; nghe vậy rất huyền hoặc. Tôi còn nhớ một khí

công sư giảng câu như thế này: ông nói rằng trong một lỗ chân

lông người ta có một thành phố, trong đó có cả xe lửa, xe hơi

đang chạy. Người khác nghe vậy lấy làm sửng sốt lắm, thấy huyền hoặc lắm. Mọi người đã biết, vật chất ở [các mức] vi lạp

có phân tử, nguyên tử, proton, khảo sát xuống nữa mãi đến tận

cùng; nếu như tại mỗi tầng có thể nhìn thấy được một diện {bề

mặt} của tầng, chứ không phải là một điểm, [tức là] thấy một

diện của tầng phân tử, thấy một diện của tầng nguyên tử, một

diện của tầng proton, một diện của tầng hạt nhân nguyên tử, thì

chư vị đã nhìn thấy được hình thức tồn tại tại những không

gian khác nhau. Bất kể vật thể nào, kể cả thân thể người, cũng

đều đồng thời tồn tại [tại các] tầng không gian cùng với không

gian vũ trụ, [chúng] cũng có tương thông [với nhau]. Vật lý học

hiện đại của chúng ta nghiên cứu các vi lạp vật chất, [nó] chỉ

nghiên cứu từng vi lạp, phân tích, phân tách nó; phân tách hạt

nhân nguyên tử rồi lại nghiên cứu thành phần phân rã [của hạt

nhân]. Nếu có các thiết bị có thể triển khai mà nhìn thấy trong

tầng ấy-toàn bộ thể hiện của tất cả thành phần nguyên tử

hoặc thành phần phân tử ở trong tầng này-nếu có thể nhìn

thấy được cảnh tượng ấy, thì chư vị đã đột phá được đến không

gian ấy mà nhìn thấy được chân tướng tồn tại ở các không gian

khác. Thân thể người và không gian bên ngoài [nó] có sự đối

ứng, chúng đều tồn tại theo hình thức tồn tại như thế.

Tự mình khai thiên mục còn có một số trạng thái khác nữa,

chúng tôi chủ yếu đã giảng một số hiện tượng phổ biến. Còn có

người thấy thiên mục xoay chuyển; người luyện công Đạo gia

thường xuyên thấy trong thiên mục xoay chuyển; đĩa thái cực

"păng" một cái là tách mở ra, sau đó là nhìn được cảnh tượng.

Nhưng không phải trong sọ não chư vị [vốn] có thái cực; đó là

sư phụ ban đầu đã cấp cho chư vị một bộ hệ thống, một thứ

trong đó là thái cực; ông [niêm] phong thiên mục chư vị lại; đến

lúc chư vị khai mở [thiên mục], nó sẽ tách mở ra. Ông đã cố ý

an bài cho chư vị như thế, chứ không phải nguyên trong não

chư vị đã có.

Lại có một số người truy cầu khai thiên mục, [họ] càng

luyện lại càng không khai mở được; nguyên nhân tại sao? Bản

thân họ không [hiểu] rõ. Chủ yếu là vì thiên mục không phải là

thứ có thể cầu; càng cầu càng không được. Càng truy cầu

nhiều, thì không chỉ không khai mở, trái lại một thứ [chất] tràn

ra từ thiên mục của họ, đen không đen, trắng không trắng, thứ

ấy đóng kín thiên mục của chư vị lại. Càng lâu về sau, nó sẽ hình thành một trường rất lớn, ngày càng tràn ra nhiều. Thiên

mục càng không khai mở, lại càng truy cầu hơn, thứ chất kia lại

tràn ra càng nhiều; kết quả [nó] bao vây toàn bộ thân thể của

họ, thậm chí độ dày rất lớn, mang theo một trường rất lớn.

Thiên mục của cá nhân này dẫu thật sự khai mở rồi, vị ấy cũng

chẳng nhìn thấy được, bởi vì vị ấy bị tâm chấp trước của mình

phong kín lại rồi. Trừ phi sau này không gọt giũa lại nữa, khi

đã hoàn toàn vứt hết cái tâm chấp trước ấy, nó mới dần dần tản

đi; nhưng phải trải qua một quá trình tu luyện rất gian khổ và

rất lâu mới có thể dứt khỏi hết được; điều này rất không cần

thiết. Có người không hiểu điều ấy; sư phụ đã dặn họ không thể

cầu, không thể cầu; họ không tin, cứ một mực truy cầu; và kết

quả thu được [hoàn toàn] ngược lại.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #grsgrsgrg