Vấn đề dân tộc và cm giải phóng dân tộc theo tt hcm
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại cách mạng vô sản đầu
thế kỷ XX có mấy luận điểm cơ bản sau:
1)Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.
Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, mọi quyền lực
nằm trong tay quân xâm lược và bọn tay sai thì quyền sống của con người cũng bị đe doạ
chứ nói gì đến quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của mọi người. Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân – tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó được quán triệt trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam và nó được thể hiện nổi bật trong các thời điểm có tính bước ngoặt lịch sử.
Theo Hồ Chí Minh độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa và theo nguyên tắc: Nước Việt Nam là của người
Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ
sự can thiệp nào từ bên ngoài.
Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của
Pháp 1791, Người đã khái quát chân lý: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có
quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Trong hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc khi còn ở Pháp Nguyễn Ái Quốc đấu
tranh để đòi các quyền cho nhân dân An Nam:
Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối
với châu Âu, xoá bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh, thay thế bằng chế độ đạo luật.
Hai là, đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, tự do ngôn luận, tự do báo chí,
hội họp, tự do cư trú .
gày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt
Nam yêu nước tại Pháp gửi đến hội nghị Véc-xây bản yêu sách của nhân dân An-nam đòi
quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách không được chấp nhận, Nguyễn Ái
Quốc rút ra bài học: Muốn bình đẳng thực sự phải đấu tranh giành độc lập dân tộc- làmcách mạng, muốn giải phóng dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính mình, vào lực lượngcủa bản thân mình.
+ Hoà bình chân chính trong nền độc lập dân tộc để nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no
hạnh phúc cũng là quyền cơ bản của dân tộc. Chân lý có giá trị cho mọi thời đại: “Không có
gì quý hơn độc lập, tự do”. Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia.
2)Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành
độc lập
Do kinh tế lạc hậu, sự phân hoá giai cấp chưa triệt để, vì thế “cuộc đấu tranh giai cấp
không diễn ra giống như ở phương Tây”, điều này có ý nghĩa đối với các dt phương
đông: có sự tương đồng lớn, dù là ai, cũng đều là nô lệ mất nước. Chủ nghĩa dt bản xứ là
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dt chân chính, động lực to lớn để phát triển đất nước.
3)Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp dân tộc với giai
cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với CNXH thể hiện một số điểm sau:
+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh thấy rõ mối quan hệ
giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp của giai cấp vô sản.
“Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế
giới”.
Năm 1930, trong chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác định con
đường của cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Năm 1960, Hồ Chí Minh xác định “chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về sự gắn bó giữa độc lập dân tộc và CNXH vừa phản ánh quy luật khách quan của
sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ
khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với các mục tiêu giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người. Do đó “giành được độc lập rồi phải tiến lên
CNXH, vì mục tiêu của CNXH là “làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, “là mọi người
được ăn no, mặc ấm, sung
+ Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. Hồ Chí Minh không chỉ
đấu tranh cho độc lập dân tộc mình mà còn đấu tranh cho tất cả các dân tộc bị áp bức.
“Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh chodân tộc ta vậy”. Chủ nghĩa dân tộc thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Hồ ChíMinh nêu cao tinh thần tự quyết của dân tộc, song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cảcủa mình trong việc giúp đỡ các đảng cộng sản trên thế giới.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách
mạng vô sản
“Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo
con đường cách mạng vô sản, tức là phải theo đường lối Mác-Lênin”. Theo Hồ Chí Minh,
con đường cách mạng vô sản ở thuộc địa bao hàm nội dung sau:
- Làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền, dần dần làm cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Lực lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh
công – nông – trí.
- Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. “Ai làm cách mạng
trong thế giới cũng là đồng chí của người An nam ta cả”. Cách mạng thuộc địa phải gắn
chặt với cách mạng vô sản chính quốc.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công
nhân lãnh đạo
Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được
sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Bác
cho rằng các tổ chức cách mạng theo kiểu cũ không thể đưa cách mạng đến thành công vì
nó thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học. Các lãnh
tụ yêu nước tiền bối tuy đã ý thức được tầm quan trọng của chính đảng cách mạng và một
đường lối chính trị đúng đắn, song họ chưa làm được. Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã
sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của phong trào cách mạng nước ta.
3. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc là “việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một
hai người”, phải đoàn kết toàn dân “dân tộc cách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ,
nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Trong lực lượng đó “công -
nông là chủ cách mạng” ... “công - nông là gốc của cách mạng”, “còn học trò, nhà buôn
nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy
chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”
TrongSách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đảng phải tập hợp đại bộ giai cấp công nhân,tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dânlàm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi về phe vô sản giaicấp; đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An-nam mà chưa rõ mặt phảncách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặtphản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ”.
4-CM gpdt phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi
trước CMVS ở chính quốc.
Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng CM thuộc địa phụ
thuộc vào CMVS ở chính quốc thắng lợi. Luận cương về phong trào CM ở các nước
thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở đại hội VI quốc tế cộng sản 1928: "chỉ có thể thực hiện
hoàn toàn công cuộc gpdt các thuộc địa khi giai cấp VS giành được thắng lợi ở các nước
TB tiên tiến". Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của CM thuộc địa. Ngay từ đại
hội V quốc tế cộng sản (1924), NAQ đã chỉ rõ: vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và
đặc biệt là vận mệnh giai cấp VS ở các nước đi xâm lược thuộc địa phải gắn chặt với vận
mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa..."
Dựa vào quan điểm của Mác, "sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự
nghiệp của bản thân giai cấp công nhân". NAQ đi đến kết luận: "công cuộc giải phóng
anh, em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em."
NAQ nhận thức thuộc địa là khâu yếu của CNĐQ và nhờ đánh giá đúng sức mạnh của
chủ nghĩa yyn và tinh thần dt, ngày từ năm 1924, Người đã nói: CM thuộc địa không
những không phục thuộc vào CMVS ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước"..."họ
có thể giúp đỡ những người anh em mình ở Phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn
toàn". Đây là cống hiến sáng tạo của HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa M-L.
CMVN đã chứng minh luận điểm của HCM là đúng.
5-CM gpdt phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính
trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.
- Cuộc khởi nghĩa của quần chúng phải có t/chất 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang chứ không
phải là nổi loạn. Do đó phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra ở thành phố, theo
kiểu cách mạng châu âu. Phải được nước Nga ủng hộ, phải trùng hợp với cách mạng vô
sản pháp, phải gắn mật thiết với sự nghiệp CMVS thế giới. Tháng 5/1941, Hội nghị TW8
khóa 1 nhận định: cuộc cách mạng Đông Dương kết thúc bằng 1 cuộc khởi nghĩa vũ
trang, mở đầu có thể là cuộc khởi nghĩa từng phần, từng địa phương...mở đường cho cuộc
khởi nghĩa lớn.
Để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, HCM chỉ đạo: Phải xây dựng căn cứ địa cách mạng, đào
tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng tổ chức chính trị của quần chúng, lập đội du kích vũ
trang, đón thời cơ, phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 và giành thắng lợi chỉ trong
vòng có hơn 10 ngày.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top