Vấn đề 6: Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc
Ba luận điểm HCM về đại đoàn kết dân tộc :
1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp CM :
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của CM :
- Trong thời đại mới giải phóng cho dân tộc thì yêu nước chưa đủ, phải tập hợp mọi lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững
- Cần: Chính sách, phương pháp phù hợp; Đó là vấn đề quyết định thành bại của CM.
HCM khẳng định:“Đoàn kết,đoàn kết,đại đoàn kết;Thành công,thành công,đại thành công Thực tiễn CM VN nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và Bác Hồ mà CM đã giành được thắng lợi
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:
- Trong tư tưởng HCM thì yêu nước,nhân nghĩa,đoàn kết lànguồn gốc của mọi thắng lợi. Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, dân tộc và mọi lĩnh vực của CM.
- Để thực hiện mục tiêu đoàn kết dân tộc :
• Thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải lấy dân làm gốc.
• Gần gũi quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
• Vận động, tổ chức, giáo dục quần chúng.
- Đại đoàn kết dân tộc trở thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của mỗi giai đoạn CM vì :
CM muốn thành công phải có đường lối đúng,để đề ra nhiệm vụ và phương pháp CM phù hợp với từng giai đoạn của CM nhằm tập hợp, lôi kéo quần chúng tạo thực lực cho CM.
- Đại đoàn kết dân tộc phải là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc :CM là sự nghiệp của quần chúng, từ nhu cầu của quần chúng mà Đảng phải đoàn kết, tập hợp quần chúng lại.
2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc :
a. Đại đoàn dân tộc là đại đoàn kết toàn dân :
- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân, tập hợp đông đảo nhân dân trong một khối thống nhất để tiến hành cuộc đấu tranh CM.
à Coi dân và nhân dân là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc, theo quan điểm của HCM thì thực chất của đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
• Đại đoàn kết dân tộc là tâp hợp đông đảo nhân dân vào một khối bao gồm nhiều cấp độ và quan hệ từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài, từ nhỏ đến lớn.
• Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp.
b. Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc :
- Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc:làm cho truyền thống dân tộc trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào mỗi người, trở thành nguồn lực nội sinh để dân tộc tồn tại và phát triển.
- Phải có lòng khoan dung độ lượng: không phải lả thủ đoạn chính trị, sách lược nhất thời mà là sự nối tiếp truyền thống nhân ái của dân tộc, là tư tưởng nhất quán trong đường lối của Đảng
à Ở quan điểm này lòng nhân ái, bao dung của HCM cũng chính là của dân tộc VN.
- Để đại đoàn kết dân tộc, phải có niềm tin vững chắc vào nhân dân. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc.
- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc phải dựa vào nền tảng là khối liên minh công, nông, trí thức.
3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
a. Hình thức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất :
- Theo HCM đại đoàn kết dân tộc không dừng ở quan niệm mà phải trở thành sức mạnh vật chất. Tổ chức để đại đoàn kết dân tộc trở thành lực lượng vật chất là Mặt trận dân tộc thống nhất.
HCM đã đưa ra mô hình để tập hợp và tổ chức quần chúng là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Từ lúc ra đời đến nay tuy tên gọi có khác nhau nhưng Mặt trận là tổ chức chính trị rộng lớn qui tụ, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất :
Nguyên tắc 1 : Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công, nông, trí thức do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo.
Đây là nguyên tắc cốt lõi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc.
- HCM coi quan hệ giữa Mặt trận đoàn kết dân tộc và liên minh công, nông, trí thức là mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, tạo ra sức mạnh to lớn
- Đảng phải lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất bởi vì :
• Chỉ có Đảng CS VN mới đánh giá đúng vai trò to lớn của quần chúng nhân dân.
• Chỉ có Đảng mới vạch ra đường lối đúng đắn để lôi kéo, tập hợp quần chúng.
quan hệ giữa Đảng và Mặt trận là quan hê gắn bó máu thịt : Không có Mặt trận Đảng không có lực lượng; Không có Đảng Mặt trận không thể hình thành, phát triển phương hướng hoạt động.
Để lãnh đạo được Mặt trận :
• Đảng CS VN phải có chính sách mặt trận đúng đắn, phù hợp trong từng giai đoạn
• Dùng pp giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để cảm hóa.
• Quyền lãnh đạo của Đảng không do Đảng tự phong mà do quần chúng tự thừa nhận.
- Đảng Cộng sản VN là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất vì :
• Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh của dân tộc và giai cấp, sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước
• Đảng CS VN đại biểu cho lợi ích,trí tuệ,danh dự của dân tộc và nhân dân lao động.
Nguyên tắc 2 : nguyên tắc hoạt động của mặt trận
- Bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc,quyền lợi cơ bản của giai cấp,tầng lớp nhân dân t/gia
Theo HCM thì chỉ có thể đoàn kết khi có chung mục đích, số phận. Nếu không chung suy nghĩ, mục đích, số phận thì dù có kêu gọi đoàn kết thế nào đi nữa đoàn kết vẫn không có được.
à ĐỘC LẬP, TỰ DO là mục đích chung, nguyên tắc bất di bất dịch để tập hợp nhân dân.
- Trên cơ sở xác định lợi ích chung còn phải xác định quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân tham gia trong Mặt trận, được xác định cụ thể trong từng giai đoạn, trên các lĩnh vực :
CM 8/1945 độc lập dân tộc là lợi ích chung, người cày có ruộng là yêu cầu của giai cấp nông dân.
Đảng chủ trương dân có giàu nước mới mạnh giải quyết hài hòa cái chung và cái riêng.
Nguyên tắc 3 :
- Hoạt động của Mặt trận trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết, bền vững vì Mặt trận là tổ chức chính trị xã hội của cả dân, phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
Hiệp thương dân chủ là :
• Các vấn đề của Mặt trận được các thành viên Mặt trận bàn bạc công khai đi đến nhất trí.
• Chính sách của Đảng cho Mặt trận phải trình bày trước Mặt trận và cùng với các thành viên Mặt trận bàn bạc, hiệp thương đi đến thống nhất.
- Để thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ :
• Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân.
• Giải quyết hài hòa quan hệ dân tộc và giai cấp, lợi ích chung và riêng, lâu dài và trước mắt.
• Thấm nhuần lợi ích chung, tôn trọng lợi ích riêng.
→ HCM chỉ rõ nếu làm tốt hiệp thương, dân chủ sẽ củng cố được mối quan hệ bền chặt, mục tiêu bốn “chữ đồng” của nhân dân: đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng tâm.
Nguyên tắc 4 : đoàn kết của Mặt trận phải là khối đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành.
Mặt trận là tập hợp nhiều tầng lớp, tôn giáo, giai cấp, bên cạnh cái tương đồng có cái khác biệt. Hiệp thương dân chủ để nhân lên cái tich cực, thu hẹp khác biệt đi đến thống nhất, đoàn kết.
• Lấy cái chung để hạn chế cái riêng
• Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết.
• Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, nhân ái.
• Phải nêu cao tự phê bình và phê bình.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top