Vấn đề 2: Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng HCM

5 GIAI ĐOẠN:

1. 1890-1911:Hình thành chủ nghĩa yêu nước và chí hướng CM của HCM.

-        HCM tiếp nhận truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của dân tộc

-        Hấp thụ vốn văn hóa Quốc học, Hán học, bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây

-        Chứng kiến cuộc cơ cực của nhân dân, tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh

-        Hình thành hoài bão cứu nước

→ quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc là những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách HCM.

2. 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

        Giai đoạn này HCM đã :

•      Tìm hiểu CM Mỹ, Pháp, khảo sát cuộc sống nhân dân thuộc địa và chính quốc.

•      Cuối 1917 chịu ảnh hưởng của cuộc CM Tháng  Mười Nga.

•      Gửi yêu sách đòi quyền tự do VN ở hội nghị Verxây 1919.

•      7/1920 đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.

•      12/1920 tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp và tán thành Quốc tế III.

                 Từ chủ nghĩa yêu nước HCM đã tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, đã gắn phong trào CM VN với phong trào công nhân quốc tế, tìm ra con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc VN

            3. 1921-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về CM VN

-          1921-1923 ở Pháp :

·         Hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp

·         Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa của Pháp

·         Ra báo Người cùng khổ (Le Paria)

·         Tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin vào các nước thuộc địa.

-          1923-1924 ở Liên Xô :

-          Hoạt động trong Quốc tế Cộng sản

-          Tham dự đại hội V Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Cứu

-          Tham gia viết bài trên tạp chí của Quốc tế Cộng sản, của Đảng Cộng sản Liên Xô.

-          1924-1927 về Quảng Châu (Trung Quốc.) :

-          Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông sau đó thành lập Hội VN Thanh niên CM

-          Ra báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện CM, cho ra đời “Đường cách mệnh”

-          1928-1929 ở Thái Lan :

-          Xây dựng phong trào CM Thái Lan

-          Về Hương Cảng (Trung Quốc) chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản.

Tác phẩm chính :

  Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)

  Đường Cách Mệnh (1927)

  Chính cương, sách lược, chương trình vắn tắt của Đảng  Cộng sản VN  (1930)

Nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về con đường CM VN :

-            Vạch rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, chỉ ra kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới là chủ nghĩa thực dân.

-            CM giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường CM vô sản, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

-            CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa quan hệ khăng khít với CM vô sản chính quốc nhưng không phụ thuộc vào nhau, có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước CM vô sản chính quốc.

   CM thuộc địa trước hết là cuộc “dân tộc cách mệnh” đánh ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc.   

-          Lực lượng CM là toàn thể dân tộc, động lực của CM là liên minh công nông do giai cấp công nhân lảnh đạo, cần phải thực hiện khối đoàn kết rộng rãi toàn dân.

-           PpCM: tập hợp, giác ngộ, tổ chức quần chúng từ thấp đến cao, nắm vững tình thế CM.

-           Phải có Đảng theo chủ nghĩa Mác Lênin, đội ngũ cán bộ chiến đấu vì lý tưởng của Đảng và sự tồn vong của dân tộc

→ Những quan điểm cơ bản của Nguyễn Ái Quốc về con đường CM VN được truyền bá về trong nước, đến với các tầng lớp nhân dân VN, tạo ra một xung lực mới, thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển theo xu hướng mới của thời đại.

4. 1930-1945 : tư tưởng HCM vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường đã xác định cho CM

 Thử thách mà tư tưởng HCM đã vượt qua :

-           Bị tư tưởng “tả khuynh” của Quốc tế Cộng sản chi phối, không nắm thực tế ở phương Đông,  Quốc tế Cộng sản đã phê phán đường lối của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh CM đầu tiên của Đảng.

-           Hội nghị Trung ương 10/1930của Đảng với chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản ra“án nghị quyết”“thủ tiêu” Chính cương, Sách lược vắn tắt của Đảng,đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương.

→ Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua thử thách, kiên trì quan điểm về dân tộc và giai cấp đã lựa chọn

   Thực tiễn CM VN và CM thế giới  chứng minh quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn :

-            Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) phê phán khuynh hướng“tả”,“hữu”,“biệt phái”,bỏ rơi ngọn cờ dân tộc, chuyển hướng chiến lượcCM thế giới, thành lập Mặt trận dân chủ chống phát xít.

-            Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra “Chính sách mới” năm 1936  phê phán chủ trương “bè phái” “tả khuynh”, trở lại với Chính cương, Sách lược vắn tắt của HCM, thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

-            Hội nghị Trung ương 11/ 1939 của Đảng chủ trương giải phóng dân tộc là mục tiêu trực tiếp của CMVN.

-          Thời gian ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc luôn theo dõi tình hình trong nước, kịp thời có sự chỉ đạo CM VN.

-            1938 từ Liên Xô về Trung Quốc, 28/01/1941 về nước trực tiếp lãnh đạo CM, chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ lần thứ VIII của Đảng, hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của CM VN, chuẩn bị đường lối choCM tháng Tám 1945.

-            Tuyên ngôn độc lập mà tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự do gắn với phát triển lên CNXHđược HCM nêu trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng 1930 đã được hiện thực hóa, trở thành chân lý của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới của dân tộc VN.

-            Thắng lợi của CM tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước VN dân chủ cộng hòa là thắng lợi của sự vận dụng sáng tạo phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh VN, là thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà HCM kiên định.

5. 1945-1969 : Tư tưởng HCM phát triển và hoàn thiện

  Kháng chiến, kiến quốc, kháng chiến kết hợpxây dựng chế độ dân chủ nhân dân.

  Chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính.

  Tư tưởng kết hợp 2 nhiệm vụ chiến lược độc lập dân tộc và CNXH nhằm mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

   Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân lao động.

   Tư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền VN XHCN.

   Tư tưởng về xây dựng  Đảng cầm quyền

  Trước lúc ra điHCM để lại tài sản vô giá cho dân tộc: bản Di chúc lịch sử.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tthcm