DNTN và hộ KD

VĐ2: BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA DNTN VÀ HỘ KINH DOANH.

 

A. DNTN:

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DNTN

1. Khái niệm:

            Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. (Đ 141/LDN)

2. Đặc điểm :

a. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ:

-          Về quan hệ sở hữu vốn trong Dn:

+ Nguồn vốn ban đầu của DNTN do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan ĐKKD và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Đây là tài sản thuộc DNTN

+ Không có sự phân biệt rõ ràng giữa vốn và tài sản  đưa vào kinh doanh của DNTN và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp.

     -      Về quan hệ quản lý DN:

            + Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của DN.

            + Chủ DN có toàn quyền định đoạt đối với tài sản của DN.

            + Chủ DN có toàn quyền quyết định việc tổ chức quản lý của DN để hoạt động hiệi quả nhất. Chủ DN có thể tự mình quản lý DN hoặc thuê người khác quản lý  DN. Trong trường hợp thuê người quản lý, chủ DNTN vân phải chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của DN dưới sự quản lý điều hành của người được thuê.

- Về phân phối lợi nhuận:

 Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với DNTN, bởi lẽ đây là DN một chủ.

Tòan bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩ vụ với nhà nước và người thứ 3. Cũng chính vì vậy mà chủ DNTN phải tự mình chịu mọi rủi ro trong kinh doanh mà không thể yêu cầu người khác giúp đỡ được.

b. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Do trong DNTN ko có sự tách bạch, độc lập về tài sản của Dn với tài sản của chủ DN, mà 1 trong những yêu cầu của PN là phải có sự tách bạch về tài sản.

c. Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của DNTN. Điều này cũng xuất phát từ việc không có sự độc lập về tài sản của DN à DNTN ko đc phát hành bất cứ 1 loại chứng khoán nào

d. Mỗi 1 cá nhân chỉ được mở 1 DN tư nhân.

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN :

1. Quyền và nghĩa vụ chung của DNTN với tư cách 1 DN ở Việt Nam. DNTN sẽ có các quyền và nghĩa vụ nói chug với tư cách 1 dn.   

a. Quyền:

1. Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

            2. Lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn.

            3. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

            4. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

            5. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

            6. Tự chủ kinh doanh, chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, phương pháp quản lí‎ khoa học  để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

            7. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.

            8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

b. Nghĩa vụ của DN.

1.                  Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng kí; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

2.                  Lập sổ kế toán, ghi chép kế toán, hoá đơn, chứng từ là lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn.

3.                  Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

4.                  Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

5.                  Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

6.                   Kê khai và định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định;

7.                  Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

8.                  Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài ra DNTN còn có những quyền đặc thù góp phần làm cho DNTN trở nên một loại hình DN đặc biệt:

a.                   Vốn đầu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp

Ø    Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Ø    Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

     Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

b. Quyền cho thuê DNTN (Đ144):

Ø    Cho thuê DN tức là chủ DNTN chuyển quyền sử dụng doanh nghiệp di mìh đăng ký kdoanh cho người khác sử dụng trong 1 tgian nhất định.

Ø    Quan hệ giữa người thuê và chủ DNTN đc xác lập trên cơ sở hợp đồng cho thuê.

Ø    Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.

Ø    Người đi thuê đc sử dụng cả tsản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp, tuy nhiên việc sử dụng ntn lịa phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người thuê với chủ DN.

Ø    Cho thuê ko làm chấm dứt tư cách pháp lý của DN và ko làm thay đổi chủ sở hữu của DN.

Ø      Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp, chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN vẫn tồn tại đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian cho thuê.

Ø    Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế.

 c.Quyền bán DNTN:

Ø    Bán DNTN là chuyển giao quyền sở hữu DNTN cho người khác.

Ø    Bán DNTN thực chất là chuyển nhượng các tsản của DN mà ko chuyển nhượng tư cách pháp lý.

Ø     Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.

Ø    Trường hợp người mua đồng ý mua và chịu trách nhiệm với cả phần nợ còn lại của DN thì chủ DNTN vẫn phải flà người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và người t3 về khoản nợ này.

Ø      Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của DN; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó.

Ø      Bán DNTN ko có nghĩa là sau khi hoàn tất thủ tục mua bãn bên mua có thể sử dụng tư cách pháp lý của DNTN đã mua để kdoanh. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của pháp luật. Sau khi đc đăng ký lại, DNTN mới đc thành lập về mặt pháp lý không còn là DNTN cũ nữa kể cả khi vẫn giữ nguyên tên, trụ sở, cơ sở vật chất của DN cũ.

d. Quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh:

Ø    Chủ DNTN có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của DN, nhưng phải báo cáo bằng văn bản về thời hạn tạm ngừng cho cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế chậm nhất là 15 ngày trước khi DN tạm ngừng kinh doanh.

Ø     Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, chủ DN vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước (nộp thuế…) với các chủ nợ, chịu trách nhiệm với các hợp đồng đã ký kết với khách hàng và người lao động, không có quyền đơn phương tạm ngừng thực hiện các hợp đồng đã ký, trừ trường hợp chủ DN và người lao động, khách hàng có thoả thuận khác.

Ø    Lý do tạm dừng phụ thuộc vào chủ DN pháp luật ko quy định các trường hợp.

Ø    Trong thời gian tạm ngừng DNTN ko có doanh thu.

Ø    Hv tạm ngừng hoạt động của DN mà hợp pháp thì ko đc coi đây là đk để xét tình trạng phá sản của DN.

B. HỘ KINH DOANH:

1. Khái niệm Hộ kinh doanh cá thể  (Điều 36)

Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Khái niệm Hộ kinh doanh cá thể  (Điều 36)

Ø  Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Mức thu nhập thấp được quy định không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.

Ø  Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của Hộ kinh doanh cá thể

Ø  Một là, Hộ kinh doanh cá thể có thể do 1 cá nhân, một nhóm người hoặc do 1 hộ gđ là chủ.

+ Vốn kdoanh ban đầu của hộ kdoanh là vốn của 1 cá nhân duy nhất hoặc vốn chung của 1 hộ gđình.

+ T/h hộ kdoanh cá thể do 1 cá nhân duy nhất làm chủ thì cá nhân này là người qđịnh mọi vđề liên quan đến hộ kdoanh cá thể, qđịnh ĐKKD, tiến hành kdoanh hoặc chấm dứt sự tồn tại của hộ và đc hưởng tòan bộ lợi nhuận đồng thời chịu mọi rủi ra, trách nhiệm trc nhà nước và người t3.

+ T/h hộ kdoanh cá thể do 1 gia đình làm chủ thì hộ gđ này phải cử ra 1 người đại diện thay mặt cho gđ thực hiện quyền và nghĩa vụ của hộ. Lợi nhuân và rủi ra được chia  cho các thành viên trong gia đình(theo vốn hoặc công sức đóng ghóp)

Ø  Hai là, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh với quy mô nhỏ hẹp.

Ø  Ba là, Chủ Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.

 

3. Đăng ký kinh doanh đối với Hộ kinh doanh cá thể

a. Điều kiện đăng ký kinh doanh : Theo NĐ 109/2004/NĐ-CP:

Ø  Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Ø  Cá nhân, hộ gia đình quy định chỉ được đăng ký kinh doanh một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.

Ø  Chỉ đc đký kdoanh những ngành nghề ko bị cấm, và phải đáp ứng đủ đk với những ngành nghề kdoanh có đkiện

b. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh

- Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi đơn đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
            -  Nội dung đơn đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể gồm có:
            a) Họ tên, số chứng minh nhân dân, chữ ký và nơi cư trú của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình;
            b) Địa chỉ địa điểm kinh doanh;
            c) Ngành, nghề kinh doanh;
            d) Số vốn kinh doanh;
            Đối với những ngành, nghề mà luật, pháp lệnh, nghị định quy định phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo đơn phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
            Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không được yêu cầu người đăng ký kinh doanh nộp thêm bất cứ giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ quy định như trên.


           

            c. Đăng ký kinh doanh và điều kiện được cấp GCNĐKKD

- Nộp tại cơ quan ĐKKD cấp huyện.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không có quyền trì hoãn hoặc từ chối việc đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể với bất cứ lý do nào.

- Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 7 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

ĐK 1:Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

ĐK 2: Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 42 Nghị định này;

ĐK 3: Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

Đặt tên hộ kinh doanh

Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

Ø  Thành tố thứ nhất: loại hình “Hộ kinh doanh”;

Ø  Thành tố thứ hai: tên riêng của hộ kinh doanh.

- Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được.

- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể cho cơ quan thuế cùng cấp và Sở chuyên ngành.

- Nếu sau mười lăm ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhà Hộ kdoanh có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo qđịnh của pháp luật.

     d. Thời điểm kinh doanh (Điều 27.NĐ109/2004)

Hộ kinh doanh có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện.

      e.  Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

 Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

f. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (Điều 28)

            1. Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh cá thể thông báo nội dung thay đổi với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
            2. Nếu chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác, hộ kinh doanh cá thể nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tiến hành đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh mới.
            3. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ ba mươi ngày trở lên, hộ kinh doanh cá thể thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
            4. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký.

g, Trường hợp hộ kdoanh bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kdoanh, ko đc tiếp tục thực hiện hđộng kdoanh và coi như bị giải thể.

+ Không tiến hành hđộngkdoanh trong 60 ngày kể từ ngày đc cấp GCNĐKKD.

+ Ngừng hđộng kdoanh quá 60 ngày liên tục mà ko thông báo cho với cquan đký KD cấp huyện.

+ Chuyển địa điểm kdoanh sang quận, huyện khc.

+ Kdoanh ngành nghề cấm.

* PHÂN BIỆT DNTN VÀ HỘ KINH DOANH:

TCPB

DNTN

HỘ KINH DOANH

CHỦ THỂ

Do 1 cá nhân làm chủ

do 1 cá nhân, một nhóm người hoặc do 1 hộ gđ là chủ

TRÁCH NHIỆM TS

Vô hạn,

Vô hạn,

Quy mô

Quy mô kdoanh lớn hơn

Quy mô kdoanh nhỏ hẹp

* PHÂN BIỆT DNTN VÀ CTY TNHH 1 THÀNH VIÊN:

TCPB

DNTN

CTY TNHH 1 THÀNH VIÊN

CSPL

Điều 141

Điều 63

Chủ thể

Do 1 cá nhân làm chủ

Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ

Tư cách pháp nhân

Ko có

t/chức qlý

Đơn giản hơn

Phức tạp hơn

Trách nhiệm tsản

Chủ DNTN có trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tsản của mình đối với hoạt động của DNTN

Chủ cty TNHH chịu trách nhiệm hữu hạn về tsản, chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ

Quan hệ sở hữu vốn

Ko có sự phân biệt giữa tsản của DNTN và chủ DNTN

Có sự phân biệt

1 người chỉ đc mở 1 DNTN

Đc mở nhiều cty TNHH

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: