CTCP

VĐ 4: BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

 

1. Khái niệm và đặc điểm:

a. Khái niệm

Cty cổ phần là lọai hình công ty đối vốn, trong đó vốn của Cty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Cty trong phạm vi phần vốn góp vào Cty.

b. Đặc điểm

- Về thành viên:

+ Là cá nhân hoặc tổ chức.

+ Có số lượng lớn,

+ Các thành viên ko quen biết nhau, không có quan hệ với nhau mà chỉ có quan hệ với công ty.

+ Luật chỉ quy định mức tối thiểu mà ko giới hạn mức tối đa, theo đó CTCP phải có ít nhất phải là 3 cổ đông trog qtrình hoạt động.

+ Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn và không có tư cách thương gia, chỉ công ty mới có tư cách thương gia

-         Về vốn điều lệ:

+ Là số vốn do tất cả các thành viên góp bằng phươg thức mua cổ phần và được ghi vào điều lệ công ty.

+ Vốn điều lệ của cty bắt buộc phải chia thành nhiều phần có gtrị bằng nhau gọi là cổ phần.

+ Góp vốn: Do cổ đông góp và phải góp đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đc cấp GCNĐKKD, được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cô phần.

+ Giới hạn mức vốn: ko giới hạn mức tối thiểu trừ một số ngành nghề đặc biệt

- Về việc chuyển nhương cổ phần: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, mức độ tự do chuyển nhượng phụ thuộc vào tính chất của từng loại cổ phần ( cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm đầu;)

- Về chế độ trách nhiệm:

+ là cty đối vốn nên cty cổ phần phải tự chịu trách nhiệm một cách độc lập về các nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ tsản của cty.

+ Các cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của Cty trong phạm vi phần vốn góp;

-         Về tư cách pháp nhân: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do:

Tài sản của CTCP đc hthành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn cổ đông đóng góp và tách bạch rõ ràng với tài sản của cổ đông.

Cổ đông có quyền sở hữu 1 phần cty tương ứng với phần vốn góp nhưng ko có quyền sở hữu tài sản của công ty,

Việc thay đổi số lượng cổ đông ko ảnh hướng đến sự tồn tại của CTCPà tạo sự ổn định cao cho các nhà đtư khi tgia hđộng sxkd.

- Về việc phát hành chứng khoán: Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

- Về tổ chức:

+ Tổ chức của cty cố phần rất phức tạp và phải hết sức chặt chẽ.

+ PL qđịnh những chế định bắt buộc về quá trình thành lập, tổ chức và chế độ trách nhiệm của công ty.

+ Thủ tục thành lập công ty cổ phần rất phức tạp.

Đặc trưng quan trọng nhất của công ty cổ phần cũng là tính chất quyết định để phân biệt với công ty TNHH đó là cổ phần.

2. Các loại cổ phần:

2.1 Khái niệm:

- Cổ phần là phần vốn chia nhỏ vốn điều lệ của Cty được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Có thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa trừu tượng: CP là phần quền lợi của thành viên trong cty. Nghĩa cụ thể: CP là chứng từ, giấy tờ xác minh và tượng trưng cho phần vốn và quền lợi của người nắm giữa cổ phần trong công ty.

Đặc điểm của cổ phần:

-         CP mang bản chất là một quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu.

-         Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi số có ghi tên hoặc ko ghi tên.

-         Cp có 1 mệnh giá: mỗi Cp thể hiện 1 giá tị thực tế tính bằng tiền.

-         Cp ko thể phân chia.

-         Cp có thể chuyển nhượng theo thể thức riêng của luật thương mại chứ ko theo thể thức chuyển nhượng trái quyền của LDS, trừ CP ghi danh phải theo thể thức khác.

-         Mỗi Cp cùng loại đều tạo cho chủ sở hữu những quyền lợi và ngiã vụ ngang nhau.

-         Ngừoi mua Cp tức là đã góp vốn vào cty, ko kể người mua theo lời mời của người sang lập hay mua lại Cp từ tay những người khc về sau này.

+ Ý nghĩa của cổ phần:

-         Là phần vốn điều lệ của công ty.

Cp chứng minh tư cách thành viên cổ đông.

 - CTY cổ phần có 2 loại cổ phần:

      + Cổ phần phổ thông và Cổ phần ưu đãi.

      + Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông nhưng cổ phần phổ thông không chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.

2.2. Cổ phần phổ thông:

+ Là loại Cp bắt buộc phải có của cty CP.

+ Cp phổ thông tạo cho người nắm giữ nó các quyền lợi về kinh tế và quyền lợi trên cơ sở đối vốn.

+ Là loại cổ phần mà chủ sở hữu của nó không được hưởng bất kỳ một sự ưu đãi nào.

+ Tỷ lệ gtrị vốn Cp phổ thông trên tổng gtrị cổ phần của công ty do cty quy định, tuy nhiên các cổ đông sang lập phải cùng nhau giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được chào bán của công ty trong tối thiểu 3 năm kể từ ngày đc cấp GCNĐKKD.

a. Quyền của cổ đông phổ thông (điều 79)

1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
            a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
            b) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
            c) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
            d) Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này;
            đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
            e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
            g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty;
            h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
            2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
            a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);
            b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;
            c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
            d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
            đ) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
            3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
            a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
            b) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;
            c) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
            Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.
            4. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
            a) Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quy định để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;
            b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

b. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thôngĐiều 80.

1. Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
            Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút.
            2. Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.
            3. Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
            4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
            5. Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây:
            a) Vi phạm pháp luật;
            b) Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
            c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

* Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập (Đ84)
            1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
            2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
            a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
            b) Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lập đăng ký mua;
            c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán, loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập;
            d) Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập;
            đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ.
            3. Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:
            a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;
            b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;
            c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.
Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.
            4. Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
            5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.

2.3 Cổ phần ưu đãi :

+ Là loại Cp có t/chất pháp lý khác biệt với Cp phổ thông.

+ Người nắm giữ Cp ưu đãi được hưởng số quyền lợi cao hơn quyền lợi của người sở hữu cổ phần phổ thông và phải gánh chịu những hạn chế khác.

+ Là loại Cp ko bắt buộc phải có trong công ty Cp.

+ Việc có hay ko Cp ưu đãi, và có những loại Cp ưu đãi nào là hoàn toàn phụ thuộc vàp quyết định của cổ đông và đc ghi vào điều lệ cty.

a. Cổ phần ưu đãi biểu quyết: (Điều 81)

-Khái niệm: Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

- Theo quy định của PL chỉ có 2 loại cổ đông đc nắm giữ Cp ưu đãi biểu quyết là:

+ Tổ chức được Chính Phủ ủy quyền: là cổ đông đại diện cho nhà nước trong DNNN cổ phần hoá. Vai trò của cđông này là thay mặt nhà nước giám sát hđộng trong doah nghiệp cổ phần hóa.

+ Cổ đông sáng lập: phải giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong 3 năm kể từ nagỳ đc cấp GCN đký kdoanh và chỉ có hiệu lực trong ba năm đó, Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây: Đ81

+ Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

- Quyền bị hạn chế của cổ đông ưu đãi biểu quyết:

+ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

+ Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

b. Cổ phần ­ ưu đãi cổ tức (Điều 82)

- Khái niệm: Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.

    Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:

+ Nhận cổ tức với mức theo quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

- Hạn chế của Cđông ưu đãi cổ tức: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

c. Cổ phần ­ ưu đãi hoàn lại (Điều 83).

- Khái niệm: Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

- Quyền:

+ Được hoàn lại vốn góp bất cứ lúc nào.

+ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

- Hạn chế: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

3. Cổ phiếu

a. Khái niệm: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.

* Thực chất của phát hành cổ phiếu là công ty chào bán cổ phần để huy động thêm vốn.

* Kết quả của việc bán cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty ( tăng vốn chủ sở hữu).

* Bán cổ phiếu tức là bán 1 phần quyền sở hữu công ty cho người mua cổ phiếu do đó nó có thể dẫn tới thay đổi vị thế của từng cổ đông trong cty, có thể thay đổi cơ cấu quản lý và kiểm soát của cty

b. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

+ Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

+ Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên;

+ Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;

+ Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;

+ Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;

+ Các nội dung khác theo quy định tại các điều 81, 82 và 83 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.

* Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra đối với công ty.
            * Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó.
            Đề nghị của cổ đông phải có cam đoan về các nội dung sau đây:
            a) Cổ phiếu thực sự đã bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác; trường hợp bị mất thì cam đoan thêm rằng đã tiến hành tìm kiếm hết mức và nếu tìm lại được sẽ đem trả công ty để tiêu huỷ;
            b) Chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới.
            Đối với cổ phiếu có giá trị danh nghĩa trên mười triệu đồng Việt Nam, trước khi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác và sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng thông báo sẽ đề nghị công ty cấp cổ phiếu mới.

4. Phương thức huy động vốn:

4.1 Phát hành cổ phiếu:

- Có 2 phương thức phát hành:

+ Phát hành hẹp: Bán cho pv số người nhất định với số lượng hạn chế.

+ Phát hành rộng rãi: Cổ phiếu đc chào bán rộng rãi ra công chúng cho số lượng lớn nhà đầu tư.

- Điều kiện để phát hành cổ phiếu lần đầu:

+ Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10tỷ.

+ Hộ kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất.

+ Thành viên HĐQT và GĐ kdoanh có kinh nghiệm quản lý.

+ Tối thiểu 20% vôbs cổ phiếu của cty phải đc bãn cho >100 người đầu tư ngoài cty.

+ Có phương án khả thi về sử dụng vônd thu đc từ phát hành cổ phiếu.

+ Cổ đông sang lập phải giữ tối thiểu 20% cổ phần phỏ thông trong ít nhất 3 năm.

+ Trưởng hợp cổ phiếu phát hành có giá trị >10tỷ thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.

- ĐK Phát hành thêm cổ phiếu:

+ Cách lần phát hành trước 1 năm.

+ Giá trị cổ phiếu phát hành thêm ko lớn hơn tổng gtrị cổ phiếu đang lưu hành.

Điều 87. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
            1. Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán. Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp sau đây:
            a) Cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;
            b) Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty;
            c) Cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh. Trong trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
            d) Các trường hợp khác và mức chiết khấu trong các trường hợp đó do Điều lệ công ty quy định.
            2. Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty thì phải thực hiện theo quy định sau đây:
            a) Công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của họ. Thông báo phải được đăng báo trong ba số liên tiếp trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày thông báo.
            b) Thông báo phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến phát hành và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Thời hạn xác định trong thông báo phải hợp lý đủ để cổ đông đăng ký mua được cổ phần. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua do công ty phát hành;
            c) Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác;
            d) Nếu phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua. Trường hợp số lượng cổ phần dự định phát hành không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì số cổ phần dự kiến phát hành còn lại sẽ do Hội đồng quản trị quản lý. Hội đồng quản trị có thể phân phối số cổ phần đó cho cổ đông của công ty hoặc người khác theo cách thức hợp lý với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc cổ phần được bán qua trung tâm giao dịch chứng khoán.
            3. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.
            4. Sau khi cổ phần được bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trong trường hợp này, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này được ghi vào sổ đăng ký cổ đông là đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.
            5. Các cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông.
            Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
            6. Điều kiện, phương thức và thủ tục chào bán cổ phần ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
            Chính phủ quy định hướng dẫn việc chào bán cổ phần riêng lẻ.

Chú ý: Phát hành thêm = mua cổ phiếu giá rẻ?  Một trong những động lực khiến giá cổ phiếu tăng cao là khả năng phát hành thêm, chia thưởng hay chia cổ tức bằng cổ phiếu
            Tuy nhiên, nhà đầu tư cần hiểu bản chất các nghiệp vụ này để có những đánh giá chính xác về giá trị cổ phiếu cũng như định giá được quyền lợi của mình.

Cổ phiếu thưởng và chia cổ tức bằng cổ phiếu

Về bản chất, hai nghiệp vụ này có tác động giống nhau. Việc phát hành (chia) cổ phiếu thưởng làm tăng khối lượng cổ phiếu lưu hành, tăng vốn điều lệ của công ty và làm thay đổi giá trị sổ sách của cổ phiếu, nhưng không làm tăng tài sản cho công ty. Do vậy giá tham chiếu của cổ phiếu phải điều chỉnh giảm tương ứng sau ngày chốt quyền.

Ví dụ cổ phiếu SJS chia theo tỉ lệ 1:3 (1 cổ phiếu cũ sẽ được nhận 3 cổ phiếu mới). Tại ngày chốt quyền SJS có thị giá 728.000 đồng/cổ phiếu. Vậy giá tham chiếu của SJS sau ngày chốt là: (728+3x10.000)/4=190.000 đồng/cổ phiếu.

Nguồn để chia cổ phiếu thưởng là phần lợi nhuận hàng năm giữ lại của công ty hay phần thặng dư vốn sau khi phát hành cổ phiếu. Phần này thường bằng hiệu số giữa vốn chủ sở hữu trừ đi vốn đầu tư chủ sở hữu. Những công ty có giá trị sổ sách của cổ phiếu lớn là những công ty dễ có khả năng chia cổ phiếu thưởng.

            Lợi ích của việc chia cổ phiếu thưởng đối với giao dịch là làm cho thị giá của cổ phiếu đó giảm xuống, số lượng tăng lên, từ đó nâng cao tính thanh khoản. Tuy nhiên, việc chia cổ phiếu thưởng không làm tăng tài sản của công ty và các công ty có giá trị sổ sách lớn cũng thường được thị trường chấp nhận với mức P/E cao hơn các công ty khác. Nhà đầu tư không nên lấy việc hưởng cổ phiếu thưởng để chấp nhận mua với mức giá quá cao.

Quyền mua cổ phiếu ưu đãi

Khi cần vốn để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, công ty có thể đi vay hay phát hành cổ phiếu ra công chúng. Các công ty trên thị trường chứng khoán hiện thường phát hành quyền mua ưu tiên cho cổ đông hiện hữu với mức giá ưu đãi và phát hành cho cổ đông chiến lược.

Có hai vấn đề nhà đầu tư cần lưu tâm khi mua cổ phiếu ưu đãi. Thứ nhất, nhà đầu tư cần xem xét công ty phát hành để tiến hành dự án nào và đánh giá xem dự án đó có khả thi hay không, trước khi quyết định có thực hiện quyền mua hay không.

Đã có trường hợp những công ty phát hành để thực hiện các dự án mà không có lợi thế cạnh tranh, đi đầu tư tài chính hay dùng tiền của cổ đông để trả nợ (cơ cấu lại nợ). Hiện nay có khả năng một số công ty tăng vốn với mục đích chính chỉ để đủ điều kiện niêm yết trên sàn HoSTC theo quy định (tối thiểu 80 tỉ đồng).

Ngoài ra, cũng cần phải kể đến những công ty thực hiện huy động vốn thành công và sử dụng vốn của cổ đông hiệu quả như REE, BBC, AGF...

Thứ hai, quyền mua cũng là một loại chứng khoán. Rất nhiều nhà đầu tư không biết điều này. Quyền mua được dành cho các cổ đông của tổ chức phát hành muốn phát hành bổ sung cổ phiếu.

Thông thường, cứ ứng với một cổ phiếu đang nắm giữ, cổ đông sẽ có được một quyền mua tương ứng. Quyền mua có giá trị tách biệt và có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp trong khoảng thời gian trước khi quyền mua được thực hiện.

Chỉ những người đang nắm quyền mua mới mua được cổ phiếu phát hành bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường.

Quyền mua mà công ty đưa ra cho các cổ đông là đặc quyền ngắn hạn (thông thường từ 30 - 45 ngày) và chỉ được dành cho mỗi cổ phiếu phổ thông mà cổ đông sở hữu.

Quyền mua cổ phiếu được giao dịch trên thị trường trong thời hạn hiệu lực của cổ phiếu đó và những cổ đông không có ý định thực hiện quyền mua có thể tách quyền mua để bán riêng. Số quyền mua cần có để mua 1 cổ phiếu mới sẽ được căn cứ vào số lượng cổ phiếu hiện hành và số lượng cổ phiếu mới được chào bán.

4.2. Phát hành trái phiếu: Đ88.

- Trái phiếu của cty Cp là một loại chứng khoán ghi nợ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của cty.

- Kết quả của phát hành trái phiếu sẽ làm tăng vốn vay của công ty.

- Người mua trái phiếu trở thánh chủ nợ của cty, có quyền đòi hỏi thanh toán các khỏan cam kết song ko có quyền quản lý cty.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

- Công ty không được quyền phát hành trái phiếu trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác (k2đ88):

+ Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó;

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành.

- Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì Hội đồng quản trị có quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành, nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất. Báo cáo phải kèm theo tài liệu và hồ sơ giải trình quyết định của Hội đồng quản trị về phát hành trái phiếu (k3Đ88).

4.3. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông (Đ90):

- Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại khoản này.

- Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thoả thuận được về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

4.4  Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty (Đ91).
            Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:
            1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi mười hai tháng. Trong trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
            2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thoả thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
            3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trong trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.
Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên.

            Điều 92. Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại
            1. Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
            2. Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán.
            3. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu huỷ ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu huỷ hoặc chậm tiêu huỷ cổ phiếu gây ra đối với công ty.
            4. Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.

4.5. Trả cổ tức

            Cổ tức theo Khoản 9 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 được hiểu là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

            * Điều kiện để tiến hành phân chia cổ Theo điều 93 Luật doanh nghiệp 2005

            + công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

            + trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty”, 

            + và khi đã trả xong cổ tức thì “công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn

            * Phân chia cổ tức cho cổ đông.

            + Công ty phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức theo quy định tại khoản 3 Điều 93 : “Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức”. Cần phải lưu ý là : “ Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.”

            + công ty phải tiến hành thông báo việc phân chia cổ tức chức cho cổ đông với phương thức và thời gian theo quy định của pháp luật, cụ thể là: “Thông báo về trả cổ tức phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ đăng ký tất cả cổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức; họ, tên, chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.”(Khoản 3 Điều 93)

            + hình thức để phân chia cổ tức.

            - Bằng tiền mặt: Đây là hình thức khá phổ biến. Nếu lựa chọn hình thức này thì cần phải lưu ý là tiền mặt phải là tiền Việt Nam. Công ty cũng có thể thanh toán bằng sec hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông hoặc có thể thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng khi công ty  đã có đủ các chi tiết về ngân hàng của cổ đông.

            - bằng cổ phiếu. Hình thức này sẽ tạo cho cổ đông cảm giác yên tâm khi công ty quyết định giữ tiền mặt cho các mục đích đầu tư khác. Thực chất trả cổ tức bằng cổ phiếu chính là sự phân bố tỷ lệ theo các cổ phần bổ sung của một công ty cho các cổ đông. Có thể hiểu cổ tức cổ phiếu là khoản lợi nhuận sau thuế được biểu hiện dưới dạng cổ phiếu mà công ty phát hành mới để phân chia thêm cho các cổ đông hiện hành.

            - Bằng sản phẩm.

            + Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.

+ Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.

+ Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi biểu quyết được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

+ Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi biểu quyết: Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

5. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

+ Cy cổ phần có nhiều thành viên, việc tổ chức quản lý phức tập nên cần có cơ chế quản lý chặt chẽ.

+ Có cấu tổ chức Công ty cổ phần có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

+ Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

5.1. Đại hội đồng cổ đông

- Đặc điểm:

+ Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

+ Cổ đông có thể trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho 1 người khác dự họp đại hội đồng cổ đông.

+ là cơ quan tập thể, ko làm viện thường xuyên, chỉ tồn tại trong kỳ họp.

+ Quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp, hoặc lấy ykiến của các cổ đông có quyền biểu quyết bằng văn bản.

+ Họp ít nhất 1 năm 1 lần và được triệu tập bởi hội đồng quản trị.

+ Chủ toạ cuộc họp là chủ tịch hội đồng quản trị.

+ Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

+ Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định một thời hạn khác ngắn hơn. ( Đ98)

+ Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 100 của Luật này.

- Thẩm quyền của ĐH đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

+ Thông qua định hướng phát triển của công ty;

+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;

+ Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;

+ Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

+ Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

+ Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

+ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

* Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;

b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;

c) Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.

4. Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định.

5. Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

6. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua.

* Họp bất thường:

- Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường  Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

a, Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

b) Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;

c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật này;

d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

              - Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thời hạn thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị còn lại như quy định tại điểm b hoặc nhận được yêu cầu quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều này.

- Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông như quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty.

- Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 4 Điều này thì trong thời hạn ba mươi ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.

- Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông như quy định thì Trưởng ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty.

- Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật này đã yêu cầu có quyền thay thế Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp này, cổ đông hoặc nhóm cổ đông triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc triệu tập và tiến hành họp nếu xét thấy cần thiết.

* Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 102.)

+ Họp L1: Có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

+ Họp L2: > Khi Họp L1 ko đủ điều kiện tiến hành,

Ø  được tiến hành trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất.

Ø  Đk: có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

+ Họp L3: > Khi họp L2 ko đủ đk tiến hành.

Ø  được tiến hành trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai.

Ø  Đk: không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.


5.2.
Hội đồng quản trị

a.      Hội đồng quản trị:

+  là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

+ Số lượng thành viên: ko ít hơn 3 nhưng ko quá 11 thành viên.

+ Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông bầu.

+ Chủ tịch HĐ quản trị có thể kiêm cả giám đốc cty.

+ HĐ quản trị chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, VPPL gây thiệt hại cho cty. Trong trường hợp quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết định nói trên.

+ Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.

+ Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

* Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị:

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

2. Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

b. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

+ Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

+ Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này;

+ Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;

+ Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

+ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;

+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

+ Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

+ Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

5.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty

a. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

b. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

+ Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

+ Tuyển dụng lao động;

+ Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

5.4. Ban kiểm soát

a. Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

b. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.

 Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát

- Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

 - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.

 -  Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật này.

- Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu.

-  Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: