Văn 1


Câu ca dao "Ngư trường bắt cá biển Đông / Đem về nuôi mẹ đền công sinh thành" đã có trong sách gdđp 7 và đã khắc họa sâu sắc hình ảnh người con với lòng hiếu thảo và sự hy sinh thầm lặng để báo đáp công ơn cha mẹ. Câu ca dao thuộc thể lục bát biến thể, nhịp đều đặn, nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người .Vần được gieo ở các từ "Đông" và "Công", gây ấn tượng gắn kết.

Hình ảnh "ngư trường" và "biển Đông" không chỉ gợi lên không gian rộng lớn, bao la mà còn ẩn chứa những thử thách, hiểm nguy của nghề biển. Biển cả vốn dĩ là nơi đầy rẫy sóng to gó lớn, biểu tượng cho sự khắc nghiệt và gian truân, nhưng người con vẫn không quản khó khăn, lao động cần mẫn để kiếm sống và chăm lo cho mẹ.

Đằng sau hình ảnh lao động ấy là tình thần nhẫn nại và ý chí mạnh mẽ, bởi lẽ, động lực lớn nhất của người con chính là tình yêu thương và lòng biết ơn dành cho mẹ. Hành động "đem về nuôi mẹ" không chỉ là bổn phận mà còn là biểu hiện cao đẹp của lòng hiếu thảo, một sự đền đáp đầy ý nghĩa cho những hy sinh lớn lao của cha mẹ.

Câu ca dao không chỉ tôn vinh giá trị đạo hiếu mà còn nhấn mạnh sự khổ cực của người con – một sự hy sinh âm thầm nhưng đầy sức mạnh. Sự trả hiếu không chỉ nằm ở vật chất mà còn ở tình yêu thương và sự quan tâm chân thành dành cho cha mẹ. Qua đó, câu ca dao truyền tải được 1 bài học rằng, dù cuộc sống có gian lao thế nào, tình yêu thương và lòng biết ơn cha mẹ luôn là nguồn động lực và giá trị thiên liên nhất

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top