bài viết số 6.2
*Lưu ý:
-Mở bài: thục vào 4 ô
-Thân bài: thục 4 ô
+Thân bài đoạn 2: thục 2 ô
+Thân bài đoạn 3: thục 2 ô
-Kết bài: thục 4 ô
II: "Tập quán xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn ở chung một nhà, và kết cục trở thành ông chủ khó tính"
Bài làm:
Trong mỗi cá nhân của chúng ta, chẳng hẳn ai ai cũng đã từng hoặc đang sở hữu một hay nhiều thói quen xấu, tập quán xấu mà ngay chính chúng ta, là chủ nhân của nó có lẽ cũng không biết nó xuất hiện từ lúc nào, không hiểu tại sao nó lại tồn tại và chi phối chúng ta nhiều đến vậy. Chìa khoá để lý giải cho điều đó nằm ngay tại ý kiến mà người ta đã nói: "tập quán xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn ở chung một nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính", như vậy chúng ta có thể hiểu được cách mà thói quen xấu của chúng ta đã được hình thành như thế nào.
Những tập quán xấu hay còn được gọi là "thói hư tật xấu", là những thói quen không tốt, không lành mạnh được hình thành qua thời gian dài, chúng tác động tiêu cực đến hành vi, suy nghĩ và hơn hết là chúng có thể bóp méo nhân cách của chúng ta, lâu dần trở thành tật bệnh và khiến chúng ta gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống. Từ lúc vừa sinh ra thì nơi sâu thẩm trong thâm tâm của bất kỳ ai cũng là một tâm hồn thanh khiết và nhân cách thánh thiện, nhưng do trải qua quá trình trưởng thành, chúng ta tiếp xúc với xã hội muôn màu, thì chúng ta đã học hỏi được rất nhiều điều, có những điều hay đẹp giúp xây dựng nhân cách của chúng ta trở nên hoàn thiện hơn, thì song song với nó cũng có những điều xấu như bụi bặm của đường đời vướn lấy chúng ta. Ban đầu những điều xấu ấy chỉ là những "người khách qua đường", xa lạ và không hề có một chút quan hệ nào với chúng ta cả. Nhưng nếu chúng ta tiếp nhận và thực hiện chúng nhiều lần thì dần dà chúng sẽ trở thành thói quen, hay nói cách khác là "người bạn ở chung một nhà", chia sẻ ý thức và thể xác với chúng ta. Nếu ta kịp nhận ra đó là tập quán xấu, là người bạn xấu, ta không nên có quan hệ qua lại nào với nó, và ta bỏ nó đi, không làm những điều đó nữa, thì người bạn ấy sẽ chẳng thể làm gì được ta, ta vẫn sẽ là một con người tốt, vẫn có thể làm chủ bản thân. Còn nếu chúng ta cứ tiếp tục nuôi dưỡng nó, thì nó sẽ lớn mạnh lên, sẽ chiếm lĩnh tâm trí và thể xác của ta, sẽ trở thành một "ông chủ khó tính", chi phối đời sống của ta theo thói quen xấu ấy, rồi con người và nhân cách của ta cũng sẽ bị xấu đi, mọi người sẽ vì đó mà xa lánh, bài trừ ta chúng ta khỏi xã hội. Như vậy ta có thể thấy được ý kiến đó là hoàn toàn đúng đắn, thói quen xấu sẽ phát triễn từ một kẻ xa lạ rồi sau đó sẽ chiếm hữu cả tâm hồn lẫn thể xác của chúng ta, nếu chúng ta cứ tiếp tục nuôi dưỡng nó. Nhưng mọi chuyện sẽ chuyển biến khác đi, nếu tự ta nhận thức được đó là thói quen xấu và ta quyết tâm từ bỏ nó, làm chủ chính bản thân mình.
Để từ bỏ một thứ gì đó đã gắn bó lâu dài với mình là một điều vô cùng khó nhọc, bởi vì không phải ai sinh ra cũng đều đủ mạnh mẽ và quyết đoán để từ bỏ một phần của mình, và trong quá trình ta từ bỏ nó cũng có rất nhiều sự khó chịu, thậm chí là đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Bây giờ chúng ta hãy nghĩ tập quán xấu ấy là một khối u trên cánh tay của ta, chúng ta buộc phải cắt bỏ nó, việc cắt bỏ một khối u thì rất là đau đớn, nhưng nếu hôm nay ta không cắt nó đi thì sau này nó rất có thể sẽ lan rộng ra và trở thành căn bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng của ta. Như vậy, ngay từ lúc ta bắt đầu thấy bản thân xuất hiện triệu chứng xấu thì nên loại trừ ngay lập tức, có thể sẽ đau đớn, có thể sẽ mất mát, nhưng bên cạnh chúng ta vẫn còn có bạn bè và người thân luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta, tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta chiến đấu với nó. Những tập quán xấu thì rất nhiều, rất đa dạng, có những cái đơn giản như là ham ăn, mê ngủ,... Chỉ là do nhu cầu sinh lý, tâm lý của con người do ta không cố điều chỉnh mà ra. Cũng có những cái lớn như là lười biến, tham lam,... Những thói quen này nếu không sửa chữa ngay lập tức thì tương lai có thể biến ta thành một người học sinh yếu kém, một kẻ thô lỗ ngông cuồng, hoặc thậm chí còn tệ hơn đó chính là biến con người ta trở thành một tên cướp, một kẻ nghiện ngập. Vì vậy mà ta nên cố gắng từ bỏ những thói xấu đó khi còn có thể. Còn trong thời đại công nghệ thông tin phát triễn như hiện nay thì tập quán xấu dễ bắt gặp nhất chính là nghiện sử dụng điện thoại thông minh. Dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, ta cũng dễ dàng nhìn thấy được cảnh tượng một ai đó cầm khư khư lấy chiếc điện thoại thông minh của mình mà chẳng hề đoái hoài đến mọi thứ xung quanh họ. Có một điều mà bất cứ ai cũng phải công nhận là điện thoại thông minh rất tiện lợi, nó là một thành tựu của trí tuệ, nó gom gọn cả thế giới bên trong một chiếc máy chỉ nặng tầm vài trăm gram; nhưng mặt trái của nó là ở người dùng, họ quá lệ thuộc vào nó, chính sự lệ thuộc ấy mà hình thành tập quán xấu. Ban đầu chiếc điện thoại thông minh được tạo ra để phục vụ cho đời sống con người thêm phần tiện lợi, nếu ai đó lạc đường thì họ có thể mở tấm bản đồ định vị ngay trên điện thoại của mình, nếu ai đó quên một công thức nấu ăn hay công thức học tập thì họ cũng có thể tìm kiếm trên mạng một cách nhanh chóng,... Lúc đó thì nó là một người bạn tốt, một người thầy giỏi, nhưng cũng chính tại lúc đó mà thói xấu manh nha phát sinh, chúng ta bắt đầu thích thú nó quá mức. Rồi chúng ta tìm hiểu về chiếc điện thoại của mình, nó có sách báo để đọc mỗi lúc rảnh rỗi, nó có mạng xã hội để liên kết với thế giới, nó có những trò chơi để giúp ta giải trí,... Chúng ta bắt đầu ỷ lại vào nó, chúng ta bắt đầu có những triệu chứng xấu, nó đang là "người bạn thân ở chung nhà" với ta, dần dần con người ta mất đi ý thức tự giác, khi mẹ hoặc ai đó nhờ mua một món đồ, kêu ta làm giúp một số việc thì ta cáu gắt vì đang chơi dở một trò chơi, đọc dở một bài "phốt" trên mạng xã hội. Rồi con người ta bắt đầu lánh xa thế giới thực, cứ cặm cụi vào chiếc máy kỳ diệu ấy, mỗi ngày cố gắng để đạt thành tích mới trong trò chơi, làm quen những người bạn xa lạ trên mạng xã hội và thấy họ thật tử tế với mình, rồi lại quay lưng với đứa bạn thân ngồi cạnh nhau trong lớp; thờ ơ với cô bạn, anh bạn đồng nghiệp vẫn hay giúp đỡ mình trong công việc; hoặc thậm chí là mặc kệ mẹ mình, bố mình đang đối mặt với tuổi già và vô vàng công việc nhà, công việc ngoài xã hội mà chẳng thèm phụ giúp; bỏ bê người bạn đời của mình đang căng thẳng thậm chí là suy sụp vì áp lực công việc, để rồi dẫn đến việc hạnh phúc gia đình tan vỡ. Ta có thể thấy tác hại của thói xấu nghiện sử dụng điện thoại thông minh không hề đơn giản, nó chiếm hết phần lớn thời gian trong ngày của chúng ta, khiến ta không đủ thời gian cho công việc, học tập và cho gia đình, làm cho thành tích của chúng ta bị suy giảm, tình cảm gia đình trở nên xa cách. Hậu quả càng nghiêm trọng hơn khi nó trở thành "ông chủ khó tính", nó sẽ khiến cho nạn nhân quên ăn mất ngủ, cơ thể suy nhược, thậm chí là khiến cho thần kinh của chúng ta không ổn định, khiến ta mắc bệnh tự kỷ. Vì những lẽ ấy, mỗi chúng ta phải biết sử dụng chiếc điện thoại thông minh của mình một cách thông minh, không để nó chi phối mình, dùng ở đúng nơi, vào những lúc thích hợp, hạn chế sử dụng khi đang học tập và làm việc vì nó sẽ làm ta xao nhãn, mất tập trung; đặc biệt là trong những bữa cơm gia đình thì ta nên cất nó vào nếu không cần thiết, để thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người thân, làm cho những lúc hợp mặt gia đình trở nên ấm cúng hơn, mọi người gần gủi nhau hơn. Ta cũng nên khuyên nhủ bạn bè, người thân nếu thấy họ đang có "người bạn thân ở chung nhà", để họ có thể điều chỉnh bản thân, không đánh mất đi những cơ hội, những điều quan trọng trong cuộc đời.
Như vậy, ta có thể thấy rằng ý kiến "tập quán xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn ở chung một nhà, kết cục trở thành ông chủ khó tính" là hoàn toàn chính xác, nó là một lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang mang theo bên mình một thói quen xấu, là bài học vô cùng quý giá cho những người có tính hiếu kỳ hoặc yếu đuối, không muốn vứt bỏ cái thói hư tật xấu, cái mầm móng ung thư trong người mình để trở thành con người tốt hơn, vươn lên nơi cao và lành mạnh hơn. Chúng ta hãy luôn nhớ về ý kiến này để làm chìa khoá trong cuộc sống, hãy luôn nhớ là đừng vì một tập quán xấu khó bỏ mà chấp nhận sống với chúng đển rồi trở nên bi quan, hãy mạnh mẽ cắt đứt nó, từ bỏ nó để cuộc đời tươi sáng hơn, đừng vì những thói quen xấu mà trở thành kẻ tệ nạn trong xã hội. Muốn sống thành công và hạnh phúc, mỗi chúng ta phải mạnh mẽ, dũng cảm và sáng suốt nhận diện và kiên quyết đấu tranh chống lại cái xấu, cái tiêu cực xem nó như một mầm móng gây hoạ mà diệt trừ tận gốc để xây dựng một lối sống lành mạnh và tiến bộ.
Nhà văn đại tài Lỗ Tấn của Trung Quốc có một câu nói rất hay: "trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng", qua câu nói này ta có thể thấy được sự siêng năng chính là nhân tố giúp ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Mỗi người chúng ta hãy luôn biết sống vì bản thân mình và vì mọi người xung quanh, hãy tìm lấy những động lực mạnh mẽ trong cuộc sống muôn màu này. Đừng bao giờ biến mình thành nô lệ cho những thói hư tật xấu, để rồi bị kẻ khác lợi dụng, và đẩy ta vào con đường tội lỗi, tăm tối. Cuộc đời này chỉ có một lần, nên ta phải trân quý nó và sống cho xứng đáng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top