van ban1

Chương 1

Tổng quan về

chuẩn mực kế toán

quốc tế

NGUYEN VU VIET

Chuẩn mực kế toán

• Việc vận dụng các nguyên tắc và phương pháp kế toán đòi hỏi phải có sự quy định và hướng dẫn nhất định trong việc vận dụng từng nguyên tắc, phương pháp kế toán để đánh giá, ghi nhận và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

• Sự quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và phương pháp kế toán đã hình thành nên các Chuẩn mực kế toán

• Chuẩn mực kế toán là những quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc, phương pháp kế toán để đánh giá, ghi nhận và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

Chuẩn mực kế toán quốc tế

• Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) thành lậ̣p 1973; Năm 2001 đổ̉i thành Hộ̣i đồ̀ng chuẩn mực kế́ toán quố́c tế́ (IASB)

• Với sự tham gia của nhiểu tổ chức thành viên từ nhiều quốc gia trên thế giới, Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế có nhiệm vụ soạn thảo, ban hành và công bố các Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)

• Từ năm 2003, Chuẩn mực kế toán quốc tế́ (IAS) được gọi là Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính (IFRS) (Các chuẩn mực IAS được ban hành trước đó vẫn mang tên cũ)

• Cho đến nay, đã có 41 chuẩn mực kế toán quốc tế và 9 chuẩn mực quốc tếvềbáo cáo tài chính được Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế và Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành.

Chuẩn mực kế toán quốc tế là sự hài hòa các qui định, nguyên tắc và phương pháp kế toán để có sự chấp nhận, thừa nhận mang tính thông lệ chung ở các quốc gia.

Tuy nhiên, sự hài hòa đó không thể là sự bắt buộc mọi quốc gia phải tuân thủ việc ghi chép kế toán và trình bày, lập báo cáo tài chính theo đúng qui định của chuẩn mực kế toán quốc tế.

Sự cần thiết của hệ thống

Chuẩn mực kế toán quốc gia

Mỗi quốc gia có điều kiện và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, yêu cầu và trình độ quản lí cũng không hoàn toàn giống nhau.

• Chính vì vậy, dựa trên cơ sở nền tảng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế để xây dựng, ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia là một nhu cầu tất yếu khách quan.

• Chuẩn mực kế toán quốc gia là các qui định và hướng dẫn về nguyên tắc và phương pháp kế toán trên cơ sở lựa chọn vận dụng sáng tạo hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế được coi là điều kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư, mở cửa hợp tác với nước ngoài, phát triển thị trường vốn.

• Mô hình xây dựng hệ thống CMKTQG

• Mô hình 1: áp dụng đúng các qui định của chuẩn mực kế toán quốc tế, không có sự bổ sung, sửa đổi. Trường hợp có chuẩn mực kế toán quốc tế nào đó không thể áp dụng được thì xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán riêng. Mô hình này được thực hiện ở Hồng Kông, Thụy sĩ...

• Mô hình 2: áp dụng đúng các qui định của chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng có bổ sung thêm hoặc bớt từng nội dung qui định trong từng chuẩn mực, như ở các nước Singapore, Malaysia...

• Mô hình 3: trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, lựa chọn vận dụng những chuẩn mực phù hợp với điều kiện phát triển, yêu cầu và trình độ quản lí nền kinh tế và ban hành thêm các chuẩn mực kế toán quốc gia, như ở các nước Pháp, Anh, Đức, Việt Nam...

• Mô hình 4: không dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, tự xây dựng riêng cho mình hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia, điển hình của mô hình này là ở Mỹ.

• Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính Việt Nam soạn thảo và ban hành. Khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành 5 đợt với tổng số 26 chuẩn mực kế toán.

• Quan điểm cơ bản khi soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán của Việt Nam là:

- Cơ sở của việc soạn thảo các VAS là dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế kết hợp với điều kiện cụ thể của VN.

- Những chuẩn mực gần với Việt Nam được soạn thảo và ban hành trước, những chuẩn mực không gần với Việt Nam được soạn thảo và ban hành sau.

Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam

(Vietnamese Standards on Accounting - VAS) Giới thiệu về Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)

Không có

IFRS 1: Thông qua IFRS Không có

IFRS 2: Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu

Chưa có

IFRS 3: Hợp nhất kinh doanh

VAS 11

Hợp nhất kinh doanh

IFRS 4: Hợp đồng bảo hiểm

VAS 19

Hợp đồng bảo hiểm

IFRS 5: Tài sản dài hạn nắm giữ cho mục đích bán và Những bộ phận không tiếp tục hoạt động

Chưa có

IFRS 6: Khảo sát và đánh giá khoáng sản

Chưa có

IFRS 7:Công cụ tài chính: Trình bày

Chưa có

IFRS 8: Bộ phận hoạt động

VAS 28

Báo cáo bộ phận (Dựa trên IAS 14 - Sẽ được thay thế bằng IFRS 8)

IFRS 9: Phân loại và xác định giá trị tài sản tài chính

Chưa có

Chuẩn mực kế toán quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng Chuẩn mực Việt Nam tương ứng

Khuôn mâu chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính

VAS 1

Chuẩn mực chung

IAS 1: Trình bày Báo cáo tài chính

VAS 21

Trình bày Báo cáo tài chính

IAS 2: Hàng tồn kho

VAS 2

Hàng tồn kho

IAS 3: Báo cáo tài chính hợp nhất

(Ban hành lần đầu năm 1976, thay thế bởi IAS 27 và IAS 28 vào năm 1989)

Không dựa trên IAS 3

IAS 4: Kế toán khấu hao tài sản

(Không còn áp dụng năm 1999, thay thế bởi IAS 16, 22 và 38 ban hành vào năm 1998)

Không dựa trên IAS 4

IAS 5: Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính

(Ban hành năm 1976, thay thế bởi IAS 1 năm 1997)

Không dựa trên IAS 5

IAS 6: Xử lý kế toán đối với thay đổi về giá

(Thay thế bởi IAS15 - không còn áp dụng vào 12/2003)

Không dựa trên IAS 6

IAS 7: Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

VAS 24

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

IAS 8: Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán, và sai sót

VAS 29

Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán, và sai sót

Chuẩn mực kế toán quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng

IAS 9: Kế toán đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển

(Thay thế bởi IAS 38 - 01/07/1999)

Không dựa trên IAS 9

IAS 10: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

VAS 23

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

IAS 11: Hợp đồng xây dựng

VAS 15

Hợp đồng xây dựng

IAS 12: Thuế thu nhập

VAS 17

Thuế thu nhập doanh nghiệp

IAS 13: Trình bày các khoản Tài sản lưu động và Nợ ngắn hạn

Không dựa trên IAS 13

IAS 14: Báo cáo bộ phận

VAS 28

Báo cáo bộ phận

IAS 15: Thông tin phản ánh ảnh hưởng của thay đổi giá

(Không còn áp dụng 12/2003)

Không dựa trên IAS 15

IAS 16: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng

VAS 3

Tài sản cố định hữu hình

IAS 17: Thuê tài sản

VAS 6

Thuê tài sản

IAS 18: Doanh thu

VAS 14

Doanh thu và thu nhập khác

IAS 19: Lợi ích nhân viên

Chưa có

IAS 20: Kế toán đối với các khoản tài trợ của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ của Chính phủ

Chưa có

IAS 21: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

VAS 10

AH của việc thay đổi TGHĐg ứng

IAS 22: Hợp nhất kinh doanh

(Thay thế bởi IFRS 3 có hiệu lực vào 31/03/2004)

VAS 11

Hợp nhất kinh doanh

(Dựa trên IFRS 3)

IAS 23: Chi phí đi vay

VAS 16

Chi phí đi vay

IAS 24: Thông tin về các bên liên quan

VAS 26

Thông tin về các bên liên quan

IAS 25: Kế toán các khoản đầu tư

(Thay thế bởi IAS 39 và 40 có hiệu lực năm 2001)

Không dựa trên IAS 25

IAS 26: Kế toán và báo cáo về quĩ hưu trí

Chưa có

IAS 27: Báo cáo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tư vào công ty con

VAS 25

Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con (một phần tương ứng)

IAS 28: Đầu tư vào công ty liên kết

VAS 7

Kế toán các khoản Đầu tư vào công ty liên kết

IAS 29: Báo cáo tài chính trong điều kiện siêu lạm phát

Chưa có

IAS 30: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự

VAS 22

Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự

IAS 31: Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh

VAS 8

Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh

IAS 32: Công cụ tài chính: Trình bày và công bố

(Thay thế bởi IFRS 7 có hiệu lực vào năm 2007)

Chưa có

IAS 33: Lãi trên cổ phiếu

VAS 30

Lãi trên cổ phiếu

IAS 34: Báo cáo tài chính giữa niên độ

VAS 27

Báo cáo tài chính giữa niên độ

IAS 35: Các bộ phận không còn tiếp tục hoạt động

(Thay thế bởi IFRS 5 có hiệu lực năm 2005)

Không dựa trên IAS 35

IAS 36: Tổn thất tài sản

Chưa có

IAS 37: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

VAS 18

Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

IAS 38: Tài sản vô hình

VAS 4

Tài sản cố định vô hình

IAS 39: Công cụ tài chính: đo lường và ghi nhận

Chưa có

IAS 40: Bất động sản đầu tư

VAS 5

Bất động sản đầu tư

IAS 41: Nông nghiệp

Chưa có

• Mục đích

• Phạm vi qui định

• Mục đích của báo cáo tài chính

• Các giả định cơ bản

• Đặc điểm định tính của BCTC

• Các yếu tố của BCTC

• Ghi nhận các yếu tố của BCTC

• Đánh giá các yếu tố trên BCTC

• Khái niệm vốn và bảo toàn vốn

Khuôn mẫu cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính

• Mục đích

Khuôn mẫu đưa ra các nguyên tắc và các yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC phục vụ cho người sử dụng thông tin bên ngoài DN, nhằm:

o Làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.

o Giúp các tổ chức trong việc biên soạn và phát triển các chuẩn mực kế toán quốc gia.

o Giúp cho những người lập BCTC trong việc áp dụng các CMKTQT và xử lý các vấn đề chưa được qui định bởi một chuẩn mực kế toán quốc tế nào cả.

o Giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán về sự phù hợp của BCTC với CMKTQT.

o Giúp cho người sử dụng BCTC trong việc giải thích thông tin trình bày trong các BCTC được lập theo các CMKTQT.

• Khuôn mẫu này không thay thế cho các CMKTQT cụ thể. Khi thực hiện thì căn cứ vào các CMKTQT cụ thể. Trường hợp CMKTQT cụ thể chưa qui định thì thực hiện theo khuôn mẫu.

• Khuôn mẫu này được áp dụng cho các DN thuộc các lĩnh vực kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

• Phạm vi qui định

Khuôn mẫu qui định về:

o Mục đích của BCTC

o Các đặc điểm định tính xác định tính hữu ích của thông tin trên BCTC

o Các định nghĩa, điều kiện ghi nhận và đo lường các yếu tố trên BCTC

o Khái niệm về vốn và bảo toàn vốn

• Mục đích của BCTC

• Cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và những biến động về tình hình tài chính của DN giúp cho người sử dụng BCTC ra các quyết định kinh tế kịp thời.

o Người sử dụng BCTC là các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, nhân viên, nhà cung cấp, người cho vay, khách hàng, chính phủ và các cơ quan chính phủ, công chúng.

o BCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo những thay đổi vốn chủ sở hữu, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các bảng biểu ghi chú và các giải thích đính kèm

• Các giả định cơ bản

Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh mà không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì BCTC được lập dựa trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC.

• Đặc điểm định tính của BCTC

• Dễ hiểu (Understandability)

• Thích hợp (Relevance)

• Trung thực (Reliability)

• Có thể so sánh (Comparability)

• Đặc điểm định tính của BCTC

• Dễ hiểu (Understandability)

Các thông tin và số liệu trình bày trên BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây phải là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp phải được giải trình trong BCTC.

• Thích hợp (Relevance)

o Thông tin trình bày trên BCTC phải giúp cho người sử dụng thông tin ra các quyết định bằng cách giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai hoặc xác nhận, chỉnh lý các đánh giá trong quá khứ của họ.

o Sự phù hợp của các thông tin chịu ảnh hưởng bởi tính trọng yếu của thông tin .Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc sự thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong các hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.(Nguyên tắc trọng yếu)

• Trung thực (Reliability)

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

• Trung thực (Reliability)

Để đảm bảo tính trung thực điều quan trọng là các thông tin đó được tính toán và trình bày phù hợp với bản chất, nội dung kinh tế chứ không căn cứ vào hình thái biêủ hiện bên ngoài (hình thức pháp lý) của chúng (nguyên tắc nội dung quan trọng hơn hình thức, nguyên tắc này không được đề cập trong VAS 01).

• Trung thực (Reliability)

o Khách quan: Để đảm bảo tính trung thực, các thông tin, số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bóp méo.

o Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được báo cáo và ghi chép đầy đủ, không bị bỏ sót.

• Trung thực (Reliability)

o Trong trường hợp phải trình bày các thông tin về các sự kiện không chắc chắn phải trình bày bản chất của nó và thực hiện nguyên tắc thận trọng.

o Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này đòi hỏi:

• Phải lập dự phòng nhưng không quá lớn.

• Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.

• Không đánh giá thấp hơn gía trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.

• Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

• Có thể so sánh (Comparability)

Các thông tin và số liệu kế toán phải đảm bảo tính có thể so sánh được giữa các kỳ trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau.

• Có thể so sánh (Comparability)

o Để đảm bảo tính có thể so sánh được các chính sách, phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất giữa các kỳ trong một doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau (nguyên tắc nhất quán)

o Người sử dung thông tin phải được thông báo về các chính sách mà doanh nghiệp đã sử dụng để lập BCTC và những thay đổi của chính sách này cũng như ảnh hưởng của những thay đổi đó.

o BCTC phải trình bày các thông tin tương ứng qua các kỳ.

• Phản ánh tình hình tài chính

o Tài sản

o Nợ phải trả

o Vốn chủ sở hữu

• Phản ánh tình hình hoạt động

o Thu nhập

o Chi phí

• Các yếu tố của BCTC

• Phản ánh tình hình tài chính

o Tài sản: là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, là kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ đó doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản này

• Phản ánh tình hình tài chính - Tài sản:

o Lợi ích kinh tế trong tương lai của TS là tiềm năng làm tăng nguồn tiền (các khoản tương đương tiền) hoặc giảm bớt các khoản tiền DN phải chi ra. Lợi ích kinh tế trong tương lai thể hiện trong các TH như:

o Sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các TS khác trong SX SP hay cung cấp dịch vụ .

o Để bán hoặc trao đổi lấy TS khác.

o Để thanh toán các khoản nợ phải trả

o Để phân phối cho các chủ sở hữu

• Phản ánh tình hình tài chính - Tài sản:

• TS được biểu hiện dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất

• TS được hình các giao dịch và sự kiện đã qua

• Thông thường khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra tài sản nhưng có những khoản chi phí phát sinh không tạo ra tài sản hoặc ngược lại.

• Phản ánh tình hình tài chính

o Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà DN phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.

• Phản ánh tình hình tài chính - Nợ phải trả

• NPT xác định nghĩa vụ hiện tại của DN khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý.

• Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được xác định bằng cách: trả bằng tiền, trả bằng TS khác, cung cấp dịch vụ, thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác, chuyển đổi nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu...

• Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, thuế phải nộp...

• Phản ánh tình hình tài chính

o Vốn chủ sở hữu: là phần giá trị của doanh nghiệp được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của DN trừ nợ phải trả.

• Phản ánh tình hình hoạt động

o Thu nhập: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán dưới các hình thức làm tăng tài sản hoặc làm giảm nợ phải trả dẫn tới việc làm tăng vốn chủ sở hữu, nhưng không liên quan đến các khoản đóng góp của chủ sở hữu

o Thu nhập bao gồm cả doanh thu từ hoạt động kinh doanh thông thường của DN ( doanh thu bán hàng, phí, cổ tức, tiền bản quyền) và các khoản lãi.

• Phản ánh tình hình hoạt động

o Chi phí: Là sự giảm bớt các lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra hoặc khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các công nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu nhưng không phải do phân phối cho cổ đông và các chủ sở hữu.

o Chi phí bao gồm cả chi phí phát sinh trong kỳ hoạt động SXKD và các khoản lỗ.

• Ghi nhận các yếu tố của BCTC

• Ghi nhận là quá trình phản ánh các khoản mục thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận đối với khoản mục đó trên Bảng cân đối kế toán hoặc Báo cáo kết quả kinh doanh.

• Điều kiện ghi nhận: Một khoản mục thỏa mãn định nghĩa về khoản mục đó sẽ được ghi nhận nếu

o DN chắc chắn thu được hoặc mất đi lợi ích kinh tế trong tương lai gắn với khoản mục đó

o Giá trị của khoản mục đó được xác định một cách đáng tin cậy

• Tài sản được ghi nhận khi DN có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy.

• Nợ phải trả được ghi nhận khi có đủ điều kiện chắc chắn là DN sẽ phải dùng một lượng tiền để chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà DN phải thanh toán và các khoản NPT đó phải được xác định một cách đáng tin cậy.

• Thu nhập được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và sự gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

• Chi phí được ghi nhận khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.

• Đánh giá các yếu tố của BCTC

• Các phương pháp được sử dụng để đánh giá (tính toán, đo lường) các yếu tố của BCTC là:

• Giá gốc: Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả hoặc phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm tài sản đó được ghi nhận.

• Giá hiện hành: Là số tiền hoặc tương đương tiền sẽ phải trả nếu TS tương ứng đó có được trong hiện tại.

• Các phương pháp được sử dụng để đánh giá (tính toán, đo lường) các yếu tố của BCTC là:

• Giá trị thực hiện: Là số tiền hoặc tương đương tiền mà hiện thời có thể thu được do nhượng bán TS .

• Giá trị chiết khấu dòng tiền: Tài sản được ghi theo giá trị hiện tại của các luồng tiền vào trong tương lai dự tính tạo ra trong kỳ SXKD bình thường. Công nợ ghi theo gía trị hiện tại của các luồng tiền chi ra trong tương lai dự tính cần có để thanh toán công nợ trong kỳ kinh doanh bình thường của DN.

Phương pháp được sử dụng chung nhất để lập BCTC là giá gốc. Tuy vậy phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác như hàng tồn kho được tính theo gía thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thực hiện ròng, các khoản nợ lương hưu thì nên tính theo giá trị hiện tại.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: