van ban của tien

 

bé x©y dùng céng hoμ x· héi chñ nghÜa ViÖt nam

§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

Sè 07 /BXD-KTQH

V/v: híng

dÉn triÓn khai Hμ Néi, ngμy 28 th¸ng 01 n¨m 2010

LuËt Quy ho¹ch ®« thÞ

KÝnh göi: Së Quy ho¹ch KiÕn tróc TP Hå ChÝ Minh

Tr¶ lêi C«ng v¨n sè 3780/SQHKT-QHKV2 ngμy 30/12/2009 cña Së Quy

ho¹ch KiÕn tróc TP Hå ChÝ Minh vÒ viÖc ®Ò nghÞ híng

dÉn nh»m triÓn khai thùc

hiÖn LuËt Quy ho¹ch ®« thÞ, Bé X©y dùng cã ý kiÕn nhsau:

1) §èi víi ®å ¸n ®iÒu chØnh quy ho¹ch chung quËn, huyÖn ®· ®îc

Uû ban

nh©n d©n thμnh phè phª duyÖt nhiÖm vô quy ho¹ch th× tiÕp tôc lËp ®å ¸n theo NghÞ

®Þnh 08/2005/N§-CP cña ChÝnh phñ vÒ quy ho¹ch x©y dùng, Th«ng tsè

07/2008/TT-BXD ngμy 7/4/2008 cña Bé X©y dùng híng

dÉn lËp, thÈm ®Þnh, phª

duyÖt vμ qu¶n lý quy ho¹ch x©y dùng.

C¸c ®å ¸n ®iÒu chØnh quy ho¹ch chung quËn, huyÖn ®îc

duyÖt sÏ lμ c¨n cø

lËp quy ho¹ch ph©n khu, quy ho¹ch chi tiÕt trªn ®Þa bμn quËn, huyÖn.

2) §èi víi ®å ¸n quy ho¹ch chung c¸c khu chøc n¨ng ®« thÞ, cha

phª duyÖt

nhiÖm vô th× triÓn khai lËp quy ho¹ch ph©n khu theo LuËt Quy ho¹ch ®« thÞ.

3) §èi víi ®å ¸n quy ho¹ch chi tiÕt x©y dùng tû lÖ 1/2000 ®· ®îc

phª duyÖt

nhiÖm vô th× tiÕp tôc lËp ®å ¸n quy ho¹ch chi tiÕt x©y dùng tû lÖ 1/2000 mμ kh«ng

ph¶i ®æi tªn ®å ¸n. Tuy nhiªn, néi dung ®å ¸n cÇn kÕt hîp víi néi dung quy ho¹ch

ph©n khu theo quy ®Þnh cña LuËt Quy ho¹ch ®« thÞ.

§èi víi ®å ¸n quy ho¹ch chi tiÕt x©y dùng tû lÖ 1/2000 cha

®îc

phª duyÖt

nhiÖm vô th× triÓn khai lËp quy ho¹ch ph©n khu theo LuËt Quy ho¹ch ®« thÞ.

4) VÒ ph©n lo¹i ®« thÞ ®Ó x¸c ®Þnh cÊp thÈm quyÒn phª duyÖt quy ho¹ch ®«

thÞ: c¨n cø ®iÒu 4 vμ ®iÒu 44 LuËt Quy ho¹ch ®« thÞ th× c¸c thÞ trÊn thuéc c¸c huyÖn

ngo¹i thμnh cña Thμnh phè Hå ChÝ Minh lμ ®« thÞ lo¹i IV hoÆc lo¹i V vμ thÈm

quyÒn quyÒn phª duyÖt quy ho¹ch chung c¸c thÞ trÊn nμy thuéc Uû ban nh©n d©n

thμnh phè Hå ChÝ Minh.

Trªn ®©y lμ ý kiÕn cña Bé X©y dùng ®Ó Së Quy ho¹ch KiÕn tróc TP Hå ChÝ

Minh triÓn khai thùc hiÖn.

TL.Bé trëng

N¬i nhËn: KT.Vô trëng

- Nhtr

ªn; Phã Vô trëng

- Lu

VP, Vô KTQH.

§·

V

¬ng Anh Dòng

 

 

 

 

 

 

BỘ XÂY DỰNG

------------

Số: 85 /TTr-BXD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------

 

Hà Nội, ngày 01 tháng  10  năm 2008

 

 

TỜ TRÌNH

Đề nghị ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành một số Điều

của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008

của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân

nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

 

 

Kính gửi: Chính phủ

 

Ngày 03 tháng 6 năm 2008 tại kỳ họp lần thứ 3 Quốc hội khoá XII, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 19/2008/QH12 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009). Để hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị quyết theo yêu cầu của Quốc hội, bảo đảm đến ngày 01 tháng 01 năm 2009 các địa phương không phải chờ văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan (Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ) tổ chức nghiên cứu và soạn thảo Nghị định về vấn đề này.

 

Ngày 31 tháng 7 năm 2008, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1525/BXD-QLN đề nghị các Bộ, ngành có liên quan tham gia đóng góp ý kiến bằng văn bản vào dự thảo Nghị định này. Đến nay, các Bộ có liên quan đã gửi văn bản góp ý về dự thảo Nghị định.

 

Sau khi hoàn chỉnh lại dự thảo theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngày 09 tháng 9 năm 2008 Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1844/BXD-QLN đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo. Ngày 25 tháng 9 năm 2008, Bộ Tư pháp đã có văn bản số 3079/BTP-PLDSKT thẩm định dự thảo Nghị định này.

 

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng đã hoàn chỉnh lại dự thảo và xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định này như sau:

 

I. Về phạm vi điều chỉnh

 

Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội tập trung quy định và hướng dẫn cụ thể một số nội dung về giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài; về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết của các Bộ, ngành có liên quan và của UBND cấp tỉnh.

 

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng giải thích một số từ ngữ để có cách hiểu thống nhất trong quá trình thực hiện như: cụm từ cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại..., đồng thời quy định các hành vi bị nghiêm cấm và việc xử lý vi phạm trong việc mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

 

II. Các nội dung cụ thể

 

Theo quy định của Nghị quyết số 19/2008/QH12 thì có 5 loại đối tượng thuộc diện được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (trong đó có 4 đối tượng là cá nhân nước ngoài và 1 đối tượng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Do có sự khác nhau giữa 2 loại đối tượng nêu trên nên Bộ Xây dựng đề xuất việc quy định cụ thể các loại giấy tờ chứng minh 2 loại đối tượng này như sau:

 

1. Về giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam áp dụng đối với cá nhân nước ngoài

 

- Về giấy tờ chứng minh đối tượng: Để xác định là cá nhân nước ngoài, dự thảo quy định đối tượng này phải có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

 

Ngoài điều kiện về hộ chiếu thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, cá nhân nước ngoài còn phải xuất trình các giấy tờ chứng minh đối tượng như: nếu là nhà đầu tư thì phải có tên trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương ứng với giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; nếu là người có công đóng góp với đất nước thì phải có Bằng Huân chương hoặc Bằng Huy chương do Chủ tịch nước trao tặng; nếu là người kết hôn với công dân Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp kèm theo hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của một bên là công dân Việt Nam...

 

Bên cạnh việc hướng dẫn về giấy tờ, dự thảo còn quy định cụ thể một số nội dung như về các chức danh quản lý trong doanh nghiệp, về các lĩnh vực kinh tế-xã hội có người nước ngoài đang tham gia làm việc để các địa phương có cơ sở thực hiện và tránh việc áp dụng tuỳ tiện sau này.

 

- Về giấy tờ chứng minh điều kiện: Cá nhân nước ngoài phải có Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Việc quy định cá nhân nước ngoài phải không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự và có các loại giấy tờ nêu trên là căn cứ vào quy định của Nghị quyết số 19/2008/QH12 và pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Người nước ngoài có đủ điều kiện cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên thì được cấp Thẻ tạm trú và đủ điều kiện để cư trú lâu dài thì được cấp Thẻ thường trú. Trường hợp không có hai loại Thẻ này nhưng có giấy tờ chứng nhận của cơ quan quản lý xuất cảnh của Bộ Công an cho phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên cũng đủ điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Quy định này vừa mở rộng diện có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được sở hữu nhà ở nhưng cũng bảo đảm sự kiểm soát chặt chẽ để tránh việc lợi dụng chính sách.

 

2. Về giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 

Do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chung giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nên dự thảo quy định đối tượng này phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương ứng với giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn thời hạn từ một năm trở lên. Quy định này là để tránh những trường hợp doanh nghiệp chỉ còn thời hạn đầu tư tại Việt Nam dưới một năm mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

 

3. Về hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 

 

Mặc dù trong Nghị quyết số 19/2008/NQ12 của Quốc hội đã có quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nhưng Nghị quyết này mới chỉ quy định nguyên tắc chung, do vậy để các địa phương dễ dàng thực hiện thì cần thiết phải có hướng dẫn cụ thể. Trên cơ sở quy định của Nghị quyết số 19/2008/NQ12, Bộ Xây dựng đề nghị quy định cụ thể một số nội dung như sau:

 

- Về giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên bán. Theo Nghị quyết số 19/2008/QH12 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép mua căn hộ tại các dự án phát triển nhà ở thương mại của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản hoặc được mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho căn hộ của các cá nhân. Như vậy, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên bán, bên tặng cho, bên để thừa kế cũng có sự khác nhau giữa cá nhân và tổ chức, cụ thể là:

 

+ Trường hợp mua căn hộ của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì bên bán phải có các giấy tờ như: Văn bản thoả thuận hoặc quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở thương mại của cơ quan có thẩm quyền, bản vẽ sơ đồ mặt bằng căn hộ mua bán, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất cấp cho doanh nghiệp, biên bản bàn giao căn hộ...

 

+ Trường hợp mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho căn hộ của cá nhân thì bên bán, bên tặng cho, bên để thừa kế phải có một trong các giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Luật Nhà ở hoặc theo Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị hoặc theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi nhận nhà ở trên đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2003.

 

- Về trình, tự thủ tục và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Để bảo đảm sự chặt chẽ và không gây phiền hà cho người mua nhà, dự thảo quy định như sau:

+ Người đề nghị cấp giấy chứng nhận phải lập một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở bao gồm: giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện được mua và sở hữu nhà ở, hợp đồng mua bán, tặng cho, giấy tờ về thừa kế nhà ở, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên bán, bên tặng cho, bên để thừa kế, biên lai nộp thuế, lệ phí trước bạ và nộp tại Sở Xây dựng nơi có căn hộ.

 

+ Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng phải có văn bản thông báo cho Bộ Xây dựng về các thông tin liên quan đến việc mua nhà ở của cá nhân nước ngoài. Căn cứ vào thông báo  của Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng thông báo lại để Sở biết tình hình sở hữu nhà ở của người mua nhà. Nếu người mua nhà ở chưa có sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì Sở Xây dựng thể hiện nội dung trong giấy chứng nhận và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký giấy chứng nhận.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được sử dụng mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ để cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

 

+ Sau khi ký giấy chứng nhận Uỷ ban nhân dân tỉnh chuyển lại cho Sở Xây dựng để trao cho người mua nhà ở. Thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là 30 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

 

Để thực hiện quản lý chặt chẽ việc mua một căn hộ của cá nhân nước ngoài, dự thảo quy định Sở Xây dựng phải có thông báo gửi Bộ Xây dựng để quản lý việc mua một căn hộ; căn cứ vào thông báo của địa phương, Bộ Xây dựng sẽ thông báo lại tình hình sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài làm cơ sở để các địa phương công nhận quyền sở hữu cho người mua nhà. Để thực hiện quy định nêu trên thì cùng với việc ban hành mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, dự thảo cũng quy định các mẫu văn bản báo cáo của Sở Xây dựng gửi Bộ Xây dựng về quản lý việc mua một căn hộ.

 

Việc quy định sử dụng mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật nhà ở để cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài là căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 19/2008/QH12 và Điều 11 của Luật Nhà ở, theo đó các chủ sở hữu căn hộ chung cư thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

 

4. Ngoài các nội dung nêu trên, dự thảo còn quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan như Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định này. Như vậy, với các nội dung đã được quy định cụ thể như trên thì sau khi Chính phủ ban hành Nghị định này, các địa phương sẽ thực hiện được ngay mà không cần phải có văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.

 

III. Về ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp

 

Bộ Tư pháp có một số ý kiến góp ý cụ thể vào nội dung của dự thảo như vấn đề giấy tờ chứng minh đối tượng, về hình thức xử lý vi phạm, các lỗi kỹ thuật, Bộ Xây dựng đã tiếp thu và chỉnh sửa lại dự thảo.

 

 Riêng về ý kiến đề nghị cần giải trình lý do đưa ra mức phạt 30% giá trị nhà ở nêu tại Điều 12 của dự thảo, Bộ Xây dựng xin giải trình như sau: việc quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải nộp 30% giá trị nhà ở cho Nhà nước nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 là một biện pháp chế tài chứ không phải là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định chung, hình thức xử phạt hành chính đã được quy định tại khoản 4 Điều 12. Mặt khác, giá trị nhà ở thường rất lớn, nếu chỉ quy định mức phạt là 100.000.000 đồng như quy định trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ không có tính răn đe cao và tổ chức, cá nhân sẽ tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, việc đưa ra chế tài phạt 30% giá trị nhà ở nhằm phòng ngừa các hành vi vi phạm là hợp lý.

 

Trên đây là những nội dung chủ yếu của dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét, thông qua.

 

(Kèm theo là dự thảo Nghị định đã được chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngành có liên quan và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp)./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- PTT Hoàng Trung Hải (để b/cáo);

- Văn phòng Chính phủ;

- Lưu VP, Cục QLN (2b).

BỘ TRƯỞNG

 

 

ĐÃ KÝ

 

         Nguyễn Hồng Quân

 

 

 

 

 

BỘ TÀI CHÍNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------

Số: 16181/BTC-TCT

về việc Chính sách thuế TNCN

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 30/9/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Để đảm bảo việc triển khai Luật thuế TNCN đạt kết quả tốt; Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số nội dung sau:

1/ Đối với các khoản thu nhập của cá nhân có nguồn gốc phát sinh từ năm 2008 trở về trước như: khoản chi trả cổ tức, tiền lương, tiền thưởng… nhưng được chi trả vào năm 2009 thì áp dụng các chính sách thuế của năm phát sinh thu nhập, không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN đối với các khoản thu nhập này.

Đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu phát sinh trong tháng 12/2008, kê khai vào tháng 01/2009 thực hiện tính, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế (nếu nộp thuế theo kê khai) chung vào năm 2008.

2/ Đối với cá nhân chuyển nhượng bất động sản:

a. Đối với cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất, công trình gắn liền với đất đã có hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật trước ngày 31/12/2008 nhưng từ 01/01/2009 chưa nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng thì cá nhân thực hiện kê khai nộp thuế TNCN.

b. Đối với cá nhân chuyển nhượng nhà chung cư: do năm 2008 trở về trước chưa có chính sách động viên về thuế đối với chuyển nhượng nhà chung cư của cá nhân; vì vậy, các trường hợp cá nhân đã có hợp đồng chuyển nhượng nhà chung cư và đã thanh toán trả tiền trước 31/12/2008 thì không thu thuế TNCN.

c. Theo quy định của Luật thuế TNCN, thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được tính theo hai phương pháp:

- Áp dụng thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng bất động sản;

- Áp dụng thuế suất 25% tính trên thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản;

Để tạo thuận lợi cho người nộp thuế, đề nghị Cục Thuế chỉ đạo cơ quan thuế áp dụng tính thuế theo mức thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng bất động sản (theo giá do UBND cấp tỉnh quy định). Các trường hợp nếu tính theo mức thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng có số thuế phải nộp cao hơn thì được áp dụng theo mức thuế suất 25% tính trên thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (nếu lỗ thì không phải nộp thuế TNCN). Cá nhân áp dụng mức thuế suất 25% khi có đầy đủ hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ xác định được thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Bộ Tài chính thông báo để các Cục Thuế biết và thực hiện; trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị Cục Thuế kịp thời báo cáo để Bộ Tài chính xem xét giải quyết./.

 

 

BỘ TÀI CHÍNH

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

 

 

 

BỘ XÂY DỰNG      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

       ___________                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Số:  82 /TTr-BXD          ____________________________________

                                                                     

Hà Nội, ngày  19  tháng 9  năm 2008

 

TỜ TRÌNH CHÍNH PHỦ

Nghị quyết về một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính

trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới,

dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp

__________________________

 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, năm 2007, Bộ Xây dựng đã tiến hành kiểm tra, rà soát các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng và đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1680/BXD-PC ngày 03 tháng 8 năm 2007. Ngày 30/11/2007 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP xử lý một số vướng mắc, cải cách một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng. Nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đã được Chính phủ giải quyết trong Nghị quyết nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng vẫn còn phức tạp và mất nhiều thời gian, nhất là đối với các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Để tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số doanh nghiệp tiến hành rà soát các thủ tục hành chính của một số dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hà Tây và đã có văn bản số 1797/BXD-PC ngày 01/9/2008 báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Kết quả rà soát cho thấy số lượng thủ tục của 3 loại dự án nêu trên vẫn còn nhiều (khoảng 33 thủ tục/1 dự án), thời gian chuẩn bị còn kéo dài (trung bình khoảng 3 năm/1 dự án); vẫn còn một số thủ tục do địa phương tự đặt ra hoặc yêu cầu chủ đầu tư phải làm trái với quy định của Chính phủ; một số thủ tục trong các văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập cần được xem xét cải tiến cho phù hợp thực tế, cụ thể như sau:

1. Về thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng: Thực trạng hiện nay còn nhiều đô thị chưa phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 nên thiếu cơ sở để quản lý, dẫn đến tình trạng phải thoả thuận về quy hoạch, kiến trúc, làm phát sinh thủ tục, mất nhiều thời gian, dễ dẫn đến tuỳ tiện, tiêu cực. Nhiều trường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với yêu cầu thực tế nên phải điều chỉnh. Tuy nhiên, thủ tục điều chỉnh còn phức tạp, tốn nhiều thời gian, chưa khuyến khích được đầu tư. Bên cạnh đó, việc lấy ý kiến của các cơ quan liên quan  khi thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, còn phức tạp, chưa thực hiện cơ chế “một cửa” chủ đầu tư phải đi lấy ý kiến của từng cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, môi trường, quốc phòng, hạ tầng kỹ thuật và các cơ quan có liên quan.

2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp: Các điều kiện để tổ chức đấu thầu theo quy định tại Nghị định số 02/2006/NĐ-CP về Quy chế khu đô thị mới và các quy định của pháp luật về đất đai còn khó thực hiện trong thực tế. Nhất là quy định điều kiện về giá sàn tiền sử dụng đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

3. Về thủ tục thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng có ảnh hưởng đến môi trường là cần thiết. Tuy nhiên, đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thực chất là kinh doanh đất có hạ tầng, do vậy, việc đánh giá tác động môi trường làm thành 1 thủ tục riêng như hiện nay đang làm phát sinh thủ tục, tốn nhiều thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư.

4. Về việc thu tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thủ tục liên quan đến việc thu tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 3 loại dự án (dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) vẫn còn bất cập, chưa phù hợp thực tế, gây khó khăn cho nhà đầu tư.

5. Về thủ tục chủ đầu tư phải xin thoả thuận về chiều cao công trình: Tại văn bản số 3803/BQP ngày 28/7/2006 của Bộ Quốc phòng “về việc quản lý các công trình xây dựng đảm bảo tĩnh không cho hoạt động bay, quản lý vạch ngang bảo vệ vùng trời” có yêu cầu đối với các công trình trong phạm vi quy định, chủ đầu tư phải xin ý kiến thoả thuận của Bộ Quốc phòng về chiều cao công trình.  Đây cũng là một thủ tục mà nhiều địa phương và các nhà đầu tư đề nghị cải tiến để cho chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng không phải đi xin thoả thuận của Bộ Quốc phòng cho từng công trình cụ thể.

6. Về thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì tất cả các dự án có vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên (bao gồm cả dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài) đều phải làm thủ tục đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các dự án từ 300 tỷ đồng trở lên thì phải làm thêm thủ tục thẩm tra trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Trong quá trình rà soát thủ tục hành chính, làm việc với các địa phương, các nhà đầu tư, nhiều ý kiến đề nghị bỏ thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước, chỉ nên áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài như trước đây.

7. Một số địa phương tự đặt ra các thủ tục hoặc yêu cầu chủ đầu tư phải làm không đúng với quy định của Chính phủ như: xác nhận ranh giới đất không có tranh chấp, khiếu kiện; thoả thuận về địa điểm của dự án; chấp thuận đề cương nhiệm vụ đồ án quy hoạch; chấp thuận lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng; chấp thuận về ranh giới, mốc giới và diện tích ô đất để lập quy hoạch; chấp thuận chỉ giới đường đỏ và các số liệu hạ tầng kỹ thuật; chấp thuận phương án kiến trúc; yêu cầu chủ đầu tư đi xin ý kiến của nhiều cơ quan chuyên môn như: cấp điện, cấp nước, môi trường, phòng cháy chữa cháy, di tích lịch sử - văn hoá, tôn giáo, an ninh, quốc phòng... (những công việc này là thuộc trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm định phải làm khi thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, thẩm định thiết kế cơ sở).

Căn cứ vào kết quả rà soát của Bộ Xây dựng tại văn bản số 1797/BXD-PC ngày 01/9/2008 và kết quả cuộc họp ngày 8/9/2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Chính phủ để xử lý các vấn đề nêu trên.

Bộ Xây dựng đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan soạn thảo Nghị quyết về một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Bộ Xây dựng kính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

 

   BỘ TRƯỞNG

Nơi nhận:

- Thủ tướng CP, các Phó Thủ tướng CP;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tư pháp;                                                                  Đã ký

- Lưu: VP, PC.

                                                           

                                                            Nguyễn Hồng Quân

 

 

 

 

Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở

 

 

BỘ XÂY DỰNG

----------

 Số: 80 /TTr-BXD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

Hà Nội, ngày  10 tháng  9  năm  2008

 

 

TỜ TRÌNH

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở

                                   

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

                       

Thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 182/TB-VPCP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về xác định thời hạn cư trú của người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở, Bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

 

Ngày 10 tháng 3 năm 2008, Bộ Xây dựng đã có Tờ trình số 25/TTr-BXD đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 90/2008/NĐ-CP nêu trên. Tuy nhiên, do việc sửa đổi các quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có liên quan đến quy định của Điều 126 của Luật Nhà ở nên tại cuộc họp bàn về Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2006/NĐ-CP, Thủ tướng đã chỉ đạo giao Bộ Xây dựng soạn thảo Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định bổ sung đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

Ngày 13 tháng 6 năm 2008, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1138/BXD-QLN báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về vấn đề này, đồng thời đề nghị Thủ tướng uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Tờ trình của Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ sung Nghị quyết nêu trên vào Chương trình xây dựng pháp lệnh năm 2008 của Quốc hội.

 

Ngày 04 tháng 7 năm 2008, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 4378/VPCP-PL thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan làm rõ phạm vi, đối tượng và hình thức văn bản về mở rộng đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đồng thời giao Bộ Tư pháp chuẩn bị Tờ trình của Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật năm 2008 của Quốc hội.

 

Thực hiện chỉ đạo nêu trên, Bộ Xây dựng đã họp và thống nhất với Bộ Tư pháp và cơ quan có liên quan: Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và Uỷ ban pháp luật của Quốc hội là đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài để bảo đảm sự thống nhất trong việc thực thi pháp luật. Điều 126 của Luật Nhà ở sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng chia đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành 3 dạng khác nhau cho phù hợp với thực tế hiện nay, đồng thời quy định bổ sung đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cụ thể như sau:

 

1. Đối với những người còn quốc tịch Việt Nam (vẫn là công dân Việt Nam) hoặc những người gốc Việt Nam (không còn quốc tịch Việt Nam) nhưng thuộc các đối tượng: về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật đầu tư, đã kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước, người có công với đất nước, người có trình độ từ đại học trở lên đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế-xã hội... thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam như công dân Việt Nam ở trong nước (có quyền sở hữu nhà ở không hạn chế về số lượng).

 

2. Đối với những người gốc Việt Nam không thuộc đối tượng nêu trên mà được phép cư trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên hoặc được cấp Giấy miễn thị thực thì có quyền sở hữu 01 nhà ở tại Việt Nam.

Như vậy, so với quy định tại Điều 126 của Luật Nhà ở thì sửa đổi lần này đã mở rộng hơn diện được sở hữu nhiều nhà ở tại Việt Nam, đó là: những người là công dân Việt Nam không phân biệt đối tượng, những người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước, những người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu, những người có trình độ đại  học trở lên và mở rộng diện được sở hữu một nhà ở là người gốc Việt Nam  được cấp Giấy miễn thị thực. Việc quy định đối tượng như trên là để có sự bình đẳng về quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam giữa công dân Việt Nam ở trong nước với công dân Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời bảo đảm sự công bằng về quyền được sở hữu nhà ở giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với người nước ngoài theo quy định của Nghị quyết số 19/2008/QH12 mà Quốc hội vừa thông qua tại kỳ họp tháng 6 năm 2008.

 

Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ ngoại giao, Bộ Công an về việc bổ sung đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở nêu trên. Các ý kiến góp ý đều nhất trí với hướng sửa đổi do Bộ Xây dựng soạn thảo.

 

Trên cơ sở hướng sửa đổi như trên, ngày 13 tháng 8 năm 2008, Bộ Tư pháp đã thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình số 111/TTr-CP của Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2008, trong đó có đề nghị sửa đổi, bổ sung đối tượng người Việt nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo nội dung sửa đổi đã nêu. 

 

Để bảo đảm kịp tiến độ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Bộ Xây dựng kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ thông qua nội dung dự thảo nêu trên và đồng ý để Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ quốc hội đề nghị thông qua Nghị quyết (nếu Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết) hoặc trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở (nếu Uỷ ban thường vụ Quốc hội yêu cầu phải trình Quốc hội thông qua) với nội dung sửa đổi nêu trên.

 

(Kèm theo là dự thảo Tờ trình của Chính phủ và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở)./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Phó TT Hoàng Trung Hải (để b/cáo):

- Lưu VP, Cục QLN (2b).

BỘ TRƯỞNG

 

 

Đã ký

 

 

    Nguyễn Hồng Quân

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

___________

Số: 113/TTg-KTTH

V/v hỗ trợ các địa phương giải quyết các trường hợp về nhà đất theo Nghị quyết của UBTV Quốc hội.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________________

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2008

 

Kính gửi:

- Bộ Tài chính;

- Bộ Xây dựng;

- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

 

Xét đề nghị của Bộ xây dựng tại văn bản số 06/BXD-QLN ngày 2 tháng 1 năm 2008, ý kiến của Bộ Tài chính tại văn bản số 16231/BTC-NSNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 về việc đề nghị hỗ trợ tỉnh Quảng Nam thanh toán tiền trưng mua nhà đất theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Đồng ý ngân sách trung ương hỗ trợ 2,8 tỷ đồng cho tỉnh Quảng Nam thanh toán tiền trưng mua nhà đất theo Nghị quyết số 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 2 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Giao Bộ Tài chính tìm nguồn xử lý hỗ trợ tỉnh Quảng Nam thực hiện trong năm 2008.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương liên quan rà soát, tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương giải quyết các trường hợp về nhà đất theo đúng quy định tại Nghị quyết số 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 2 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng CP, PTTg Nguyễn Sinh Hùng;

- VPCP: BTCN, các PCN: Văn Trọng Lý,

 Nguyễn Quốc Huy, Website CP, các Vụ: CN, ĐP;

- Lưu: VT, KTTH (3b).15

THỦ TƯỚNG

 (Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN                         Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH                            Độc lập  -  Tự do  -  Hạnh phúc

_______                                              __________________________

 Số : 18/2002/CT-UB               TP. Hồ Chí Minh, ngày  22 tháng 8 năm 2002

 

 

 

Chỉ thị của Ủy ban nhân dân Thành phố

về đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà,

quyền sử dụng đất và tăng cường quản lý Nhà nước  về nhà, đất

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

 

*******

 

Thực hiện Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 38/2000/QĐ-UB-QLĐT ngày 19 tháng 6 năm 2000 “Quy định về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đô thị”. Sau hai năm thực hiện, thành phố đã cấp được gần 50.000 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Qua kiểm tra tình hình cho thấy khối lượng công việc còn rất lớn và phức tạp. Để đảm bảo thực hiện hoàn thành công tác  này theo kế hoạch, kết  thúc cơ bản vào cuối năm 2003, đòi hỏi có sự nỗ lực, tập trung phấn đấu cao của các sở - ngành thành phố và ủy ban nhân dân các cấp.

Sau khi ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 08/2002/CT-UB ngày 22 tháng 4 năm 2002 “Về chấn chỉnh và tăng cường quản lý Nhà nước về nhà, đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, các cấp Chính quyền và cơ quan chuyên ngành nhà đất đã có nhiều cố gắng thực hiện, bước đầu đã đạt được kết quả tích cực, thị trường nhà đất đi dần vào nền nếp, ý thức chấp hành pháp luật của công dân, cơ quan, tổ chức trong quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng được nâng cao. Tuy nhiên, nhiều nơi đã hiểu không đúng nội dung Điểm 1, Điểm 3 của Chỉ thị số 08/2002/CT-UB ; đã tự ý ngưng “không xác nhận, chứng thực các loại hồ sơ, giấy tờ” xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của công dân. Việc làm này đã ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, gây ách tắc các giao dịch dân sự, gây trở ngại cho sản xuất và ổn định đời sống của công dân.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, thực hiện yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị như sau :

1. Giao Sở Địa chính - Nhà đất, ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn, theo chức năng được quy định tại Quyết định số 38/2000/QĐ-UB-ĐT và các văn bản sửa đổi, bổ sung, khẩn trương kiểm tra tình hình thực hiện cụ thể tại từng địa phương, đơn vị có liên quan, tăng cường lực lượng, chấn chỉnh tổ chức và xây dựng kế hoạch chi tiết đảm bảo thực hiện tốt nhất công tác cấp giấy chứng nhận theo Quyết định số 38/2000/QĐ-UB-ĐT ngày 19 tháng 6 năm 2000 của ủy ban nhân dân thành phố đối với nhà, đất đã kê khai đăng ký theo Quyết định số 3376/QĐ-UB-QLĐT ngày 11        tháng 6 năm 1999 của ủy ban nhân dân thành phố kể từ ngày 31 tháng 12 năm 1999 trở về trước.

Nhà đất được tạo lập trước ngày có quy hoạch chi tiết được duyệt thì công nhận toàn bộ diện tích đất theo hiện trạng, sơ đồ có phân biệt phần diện tích vi phạm quy hoạch (đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết) và có ghi chú ở trang 2 của giấy chứng nhận (đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết) : “Khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, chủ sở hữu phải chấp hành theo quy định khi có quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

2. Đối với nhà, đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng như cơ sở sản xuất - kinh doanh, kho, xưởng, các dự án nhà ở xây dựng trước ngày 22 tháng 4 năm 2002, trong quá trình thực hiện có một số vi phạm các quy định của Nhà nước về nhà đất nhưng phù hợp quy hoạch, không tranh chấp, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định, các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết nhanh thủ tục giao đất hoặc thuê đất và cấp giấy chứng nhận theo quy định sau khi xử lý vi phạm theo Nghị định số 04/CP ngày 10 tháng 01 năm 1997 và Nghị định số 48/CP ngày 06 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ.

3. Sở Địa chính-Nhà đất và ủy ban nhân dân quận - huyện phối hợp với sở - ngành có liên quan, khẩn trương thực hiện đồng thời công tác kiểm tra, xử lý và hướng dẫn để thực hiện nhanh các dự án theo nội dung sau :

3.1. Đối với các dự án kinh doanh nhà ở, kinh doanh hạ tầng khu dân cư, đã có quyết định thu hồi và giao đất của các cấp có thẩm quyền sau khi đã đăng ký theo Chỉ thị số 08/2002/CT-UB ngày  22 tháng 4 năm 2002 của ủy ban nhân dân thành phố song song với việc xem xét xử lý vi phạm (nếu có), phải có phương án kế hoạch chi tiết để tiếp tục triển khai thực hiện và chỉ được tách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã kiểm tra việc thực hiện theo đúng dự án, quy hoạch được duyệt.

Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cụ thể các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án cho ủy ban nhân dân quận - huyện sở tại và các sở-ngành chức năng của thành phố để được giải quyết hoặc đề xuất ủy ban nhân dân thành phố giải quyết, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và cấp giấy chứng nhận.

3.2 Đối với dự án đã có quy hoạch được duyệt hoặc đang trong quá trình lập thủ tục giao đất : Giao trách nhiệm cho Chủ tịch ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện kiểm tra và đề xuất xử lý theo kế hoạch và nội dung hướng dẫn theo Văn bản số 9180/ĐCNĐ-GTĐ ngày 26 tháng 7 năm 2002 và Văn bản số 9286/CV-GTĐ ngày 30 tháng 7 năm 2002 của Sở Địa chính-Nhà đất :

+ Qua rà soát, kiểm tra theo nội dung hướng dẫn, nếu đánh giá chủ đầu tư đã thực hiện đảm bảo yêu cầu, thì hướng dẫn chủ đầu tư tiếp tục hoàn tất thủ tục đầu tư và triển khai thực hiện dự án.

+ Trường hợp qua rà soát, kiểm tra, đánh giá chủ đầu tư thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu, cần phải điều chỉnh quy hoạch, dự án cho phù hợp thì trực tiếp hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện và Kiến trúc sư trưởng thành phố thụ lý phê duyệt lại.

Trong hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch cần lưu ý đến các yếu tố kinh tế - xã hội và thực tế quá trình triển khai thực hiện dự án, nhằm hạn chế thiệt hại do việc điều chỉnh quy hoạch, để đảm bảo tính khả thi của từng dự án cụ thể.

3.3.  Đối với các dự án mới chưa có quy hoạch được duyệt : Giao trách nhiệm cho Kiến trúc sư trưởng thành phố hướng dẫn và tổ chức phê duyệt theo nội dung Tờ trình số 2724/KTST-TH ngày 02 tháng 8 năm 2002 của Kiến trúc sư trưởng thành phố.

4. Xử lý các hành vi chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật :

4.1. Đối với hành vi chuyển nhượng đất đai nhưng không thay đổi mục đích sử dụng :

+ Trường hợp chuyển nhượng trước ngày 13 tháng 4 năm 1999, sử dụng ổn định, không tranh chấp, có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh, được xem xét cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính đúng theo quy định.

+ Trường hợp chuyển nhượng từ ngày 13 tháng 4 năm 1999 đến ngày 22 tháng 4 năm 2002 phải xử lý vi phạm trước khi xem xét việc cấp giấy chứng nhận.

4.2. Đối với hành vi chuyển nhượng đất đai và đã làm thay đổi mục đích sử dụng đất (san lấp, xây dựng trái phép, v.v....) xảy ra từ sau ngày 31 tháng 12 năm 1999 đến ngày 22 tháng 4 năm 2002 :

+ Nếu vị trí ở khu dân cư ổn định, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch chi tiết 1/2000 ; sau khi xử lý vi phạm theo quy định, xem xét giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với đất có nhà, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trống.

+ Nếu vị trí san lấp, xây dựng trái phép trái với quy hoạch hoặc ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết 1/2000 thì xử lý vi phạm theo quy định, chưa được xét cấp giấy chứng nhận và giải quyết cho tạm thời sử dụng công trình theo nguyên trạng. Người sử dụng phải làm cam kết chấp hành tự tháo dỡ vô điều kiện công trình xây dựng trên đất và phải chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi có dự án triển khai, người sử dụng nhà đất tạm thời, trong trường hợp này chỉ được xét hỗ trợ tiền sử dụng đất theo giá đất  có nguồn gốc ban đầu (trước khi chuyển nhượng, san lấp và xây dựng trái phép). Trong thời gian được phép tạm thời sử dụng, nếu tái phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm và Nhà nước sẽ thu hồi đất.

+ Nếu hành vi san lấp, xây dựng trái phép xảy ra sau ngày 22 tháng 4 năm 2002 thì xử lý vi phạm theo quy định, kiên quyết tháo dỡ công trình xây dựng và hướng dẫn đương sự lập thủ tục chuyển nhượng đất đai và đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch và đúng quy định hiện hành.

5. Giao Chánh Thanh tra thành phố chủ trì phối hợp với Sở Địa chính-Nhà đất, Kiến trúc sư trưởng thành phố, Sở Xây dựng tổng hợp, phân loại chi tiết các loại đối tượng vi phạm, đề xuất cụ thể biện pháp xử lý trình ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định xử lý các trường hợp vi phạm trong tháng 9 năm 2002.

6. Giao Sở Địa chính-Nhà đất kiểm tra việc chấp hành các quy định của ủy ban nhân dân thành phố về quy trình và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, giải quyết các yêu cầu chính đáng của nhân dân trong lĩnh vực nhà, đất, báo cáo đề xuất ủy ban nhân dân thành phố xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của đơn vị, địa phương, công chức, viên chức trong thừa hành công vụ.

7. Giao Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra, thanh tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về xây dựng, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, v.v ..., cập nhật và báo cáo định kỳ tháng, quý, năm về tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, công tác quản lý Nhà nước về nhà đất trên địa bàn cho các sở- ngành thành phố.

8. Người xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật trong việc hướng dẫn ranh đất để đo vẽ lập sơ đồ nhà đất. Cá nhân và đơn vị có chức năng đo vẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc làm sai lệch hình dáng và số đo của sơ đồ  nhà đất.

9. Nghiêm cấm và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các hành vi chứng thực, xác nhận sai lệch thời gian kê khai đăng ký, chuyển nhượng, xây dựng nhà để nhằm mục đích hợp thức hoá các vi phạm, trốn tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

10. Sở Địa chính - Nhà đất, Sở Tài chính-Vật giá, Sở Xây dựng, Kiến trúc sư trưởng thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn các địa phương, các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

Giao Thủ trưởng các sở-ngành thành phố, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên kiểm tra chặt chẽ, đôn đốc thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, tiến độ thực hiện các dự án ; ngăn chặn và xử lý triệt để, kịp thời các hành vi sử dụng đất đai trái pháp luật, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về nhà đất trên địa bàn thành phố. ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị và cá nhân có liên quan nghiêm chỉnh thực hiện Chỉ thị này./.

 

    Nơi nhận :                                       Tm. Ủy BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

- Văn phòng Chính phủ                                                          kt. chủ tịch

- Bộ Xây dựng                                                                         phó chủ tịch

- Tổng Cục Địa chính      

- Thường trực Thành ủy

- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố

- ủy ban nhân dân thành phố 

- ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố

- Các Đoàn thể                                                                          

- Các Sở - Ngành thành phố                                                           Vũ Hùng Việt

- Quận ủy, Huyện ủy,

   UBND các quận - huyện                                                      

- VPHĐ-UB : CPVP, các Tổ NCTH

- Lưu (ĐT)

                                                                         

 

 

 

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 34/2006/CT-TTg NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2006  

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT NHÀ Ở 

 

 

Luật Nhà ở đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khoá XI và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đây là một đạo luật quan trọng, trực tiếp điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và các cá nhân, tổ chức có liên quan đến sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở. Để việc triển khai có hiệu quả và thống nhất trong cả nước pháp luật về nhà ở, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nội dung sau đây:

1. Bộ Xây dựng :

a) Khẩn trương nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung của Luật Nhà ở mà Quốc hội và Chính phủ đã giao;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương xây dựng chương trình phát triển Quỹ nhà ở xã hội hàng năm và 5 năm của địa phương; tổng hợp kế hoạch phát triển nhà ở xã hội hàng năm và 5 năm của các địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật về nhà ở;

d) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý và phát triển nhà ở của các địa phương.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư :

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính nghiên cứu, soạn thảo Quy định về cơ chế vốn cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công vụ và chính sách hỗ trợ vốn cho đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách trung ương đối với các địa phương có khó khăn về ngân sách, trình  Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính lập kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội, quỹ nhà ở công vụ, trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm.

3. Bộ Tài chính :

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về thành lập và quản lý Quỹ phát triển nhà ở tại các địa phương trên nguyên tắc chỉ thành lập mới Quỹ phát triển nhà ở đối với các địa phương chưa có Quỹ đầu tư phát triển;

b) Khẩn trương rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về miễn tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất và miễn giảm các khoản thuế liên quan theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, phát triển và quản lý vận hành Quỹ nhà ở xã hội;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính toán, bảo đảm kinh phí để phục vụ cho công tác điều tra, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở định kỳ 5 năm một lần từ nguồn ngân sách nhà nước theo nguyên tắc: ngân sách trung ương bảo đảm các nhiệm vụ điều tra, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở trên phạm vi toàn quốc; ngân sách địa phương bảo đảm các nhiệm vụ thống kê, điều tra và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở trên địa bàn, đối với những địa phương có khó khăn về nguồn kinh phí thì ngân sách trung ương hỗ trợ. Kinh phí cho hoạt động điều tra, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở năm nào được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước năm đó; Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn việc sử dụng nguồn kinh phí này.

4. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nhà ở, chỉ đạo xuất bản các ấn phẩm pháp luật về nhà ở để phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về nhà ở phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hình thức phù hợp với từng đối tượng, từng vùng, miền. Từ nay đến cuối năm 2006, phải tổ chức đợt tuyên truyền rộng rãi pháp luật về nhà ở đến nhân dân.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành cơ chế cho vay vốn trung và dài hạn với lãi suất phù hợp để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng Quỹ Nhà ở xã hội để cho thuê, thuê mua đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.

6. Các Bộ, ngành căn cứ vào quy định của Luật Nhà ở có trách nhiệm nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định có liên quan đến việc thực hiện Luật Nhà ở, thực hiện bãi bỏ, thay thế hoặc sửa đổi các quy định đã ban hành trước đây không còn phù hợp hoặc trái với quy định của Luật Nhà ở.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương :

a) Khẩn trương xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở của địa phương giai đoạn đến năm 2020, làm cơ sở cho việc chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhà ở (số lượng, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người) trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương;

b) Chỉ đạo việc lập quy hoạch phát triển nhà ở và lập kế hoạch sử dụng đất phục vụ yêu cầu phát triển nhà ở. Trong đó, chú trọng bố trí quỹ đất cho phát triển quỹ nhà ở xã hội và quỹ nhà ở công vụ;

c) Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình phát triển Quỹ nhà ở xã hội hàng năm và 5 năm của địa phương và báo cáo Bộ Xây dựng chậm nhất vào quý III hàng năm để Bộ Xây dựng tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ;

d) Lập kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển nhà ở, đặc biệt là phát triển nhà ở xã hội để cho thuê, thuê mua đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Trước mắt trong quý III năm 2006 lập kế hoạch vốn cho đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội năm 2007, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt;

đ) Chuẩn bị các điều kiện về quy hoạch, đất đai, vốn và bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực để thực hiện tốt các quy định về phát triển và quản lý nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành;

e) Khẩn trương ban hành theo thẩm quyền các quy định có liên quan đến việc thực hiện Luật Nhà ở; thực hiện rà soát để bãi bỏ, thay thế hoặc sửa đổi các quy định đã ban hành trước đây không phù hợp hoặc trái với quy định của Luật Nhà ở;

g) Bố trí kinh phí và chỉ đạo Sở Văn hoá - Thông tin phối hợp với Sở Xây dựng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về nhà ở cho nhân dân trên địa bàn.

Việc tổ chức triển khai thi hành Luật Nhà ở là một nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Các cơ quan và tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong công tác chỉ đạo, điều hành để khắc phục tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu khi giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc phát triển, quản lý và giao dịch về nhà ở.

8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này.

9. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

   THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

___________

Số: 231/VPCP-CN

V/v thị trường bất động sản

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________________

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2008

 

Kính gửi:

 

- Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Bộ Xây dựng.

Xét đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 4466/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 14 tháng 11 năm 2007 và ý kiến của các cơ quan liên quan về thực trạng tình hình thị trường bất động sản, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến như sau:

Giao Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, nghiên cứu, đề xuất thành lập Tổ công tác về thị trường bất động sản để nắm tình hình, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách quản lý nhằm phát triển lành mạnh thị trường bất động sản; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2 năm 2008.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng CP, các PTTg Hoàng Trung Hải;

- Bộ Tư pháp;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng Lý,

  các Vụ: TH, ĐP, KTTH, NN, Website CP;

- Lưu: VT, CN (3b).19

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

 (Đã ký)

 

Văn Trọng Lý

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: