Những ngôi sao xa xôi

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

Đề 1. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định
Mở bài
Trong bài thơ Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm viết
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Không biết từ lúc nào sự phân công ấy đã trở thành quy luật, thạnh định kiến. Thế nhưng người con gái trong thời kì đánh Pháp rồi đánh Mĩ không thụ động như thế. Họ không chỉ là hậu phương vững chắc mà con trực tiếp tham gia vào tiến tuyến. Và đã có biết bao nhà thơ, nhà văn viết về họ. Ta nhớ đến một cô Nguyệt xinh đẹp, thông minh trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Một chị Chiến đảm đag dũng cảm trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và không thể không nhắc đến một Phương Định đáng yêu qua những trang văn xúc động của Lê Minh Khuê trong Những ngôi sao xa xôi.
Thân bài
1. Tổng
* Tác giả
- Lê Minh Khuê quê ở tỉnh Thanh Hóa, là cây bút chuyên về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống  của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
- Truyện của bà, dù khốc liệt, gai góc đến đâu nhưng chúng vẫn nhận thấy sự nữ tính, nhẹ nhàng, đầy chất thơ như chính con người tác giả.
- Các tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê bất kể ở đề tài chiến tranh hay thời kỳ hậu chiến vẫn luôn được đánh giá cao về nội dung, hình thức thể hiện.
* Tác phẩm
- HCST : Truyện Những ngôi sao xa xôi là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
- Tóm tắt : Phương Định là một cô gái thanh niên xung phong, cô sống cùng đồng đội là Nho, Thao ở tuyến đường Trường Sơn. Công việc rất vất vả nhưng trong họ vẫn tươi nguyên những cảm xúc hồn nhiên, trẻ trung. Trong một lần làm nhiệm vụ, Nho bị thương, Phương Định, Thao đã hết lòng lo lắng, chăm sóc cho đồng đội. Ngay lúc ấy, ngoài trời có cơn mưa đá, điều ấy đã gợi cho Phương Định những niềm vui trẻ thơ.
- Nhan đề : Những ngôi sao xa xôi
-> Thực: Những vì sao trên trời cao
-> Ẩn dụ: ba người con gái sống giữa hiện thực khắc nghiệt nhưng tâm hồn vẫn lấp lánh
2. Phân
- Hoàn cảnh sống và làm việc
+ Phương Định sống và làm việc trên tuyến đường cao điểm Trường Sơn, nơi chỉ có khói bụi và bom đạn của kẻ thù. Hằng ngày cô cùng đồng đội đo khối lượng đất lấp vào hố dưới cái nắng trên 30 độ. Có thể thấy không gian sống và công việc của Phương Định, Nho, Thao là vô cùng gian nan, nguy hiểm.
+ Để sống và làm việc trong hoàn cảnh ấy đòi hỏi thần kinh của họ lúc nào cũng căng như dây đàn, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng quanh mình còn nhiều quả bom chưa nổ.
=> Tất cả những điều ấy đã phản ánh hiện thực chiến tranh khốc liệt và hơn cả là tấm lòng yêu nước, tinh thần quả cảm của những người con gái như Phương Định. Họ đã dám bỏ lại sau lưng tuổi thanh xuân, tình yêu và những mộng mơ của người con gái để dấn thân vào cuộc chiến, nơi mà hôm nay sống, nhưng mai có thể chết rồi.
- Ngoại hình
+ Phương Định là một cô gái trẻ đến từ Hà Nội.
+ Cô vào chiến trường mang theo tất cả những nét trẻ trung, xinh xắn đáng yêu của mình: hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.
+ Phương Định còn có đôi mắt đẹp và sáng, cái nhìn xa xăm, vẻ đẹp của đôi mắt ấy như thu cả hồn người
=> gợi lên nét dịu dàng của người con gái đất Hà thành và trở thành niềm nhớ khôn nguôi trong tâm hồn người lính xa quê. Phương Định luôn ý thức được sự dịu dàng, xinh đẹp của mình, cô thích ngắm mình trong gương, thích được làm điệu.
=> Phương Định nổi bật như một bông hoa ở tuyến đường Trường Sơn trước sự ngưỡng mộ của bao người.
- Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách
+ Trẻ trung, xinh đẹp, Phương Định còn gợi ấn tượng sâu đậm trong chúng ta bởi tâm hồn thiếu nữ hồn nhiên và nhiều mơ mộng.
-> Cô thích hát, sống giữa chết chóc nhưng môi cô vẫn luôn cất lên những tiếng hát yêu đời, yêu cuộc sống. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời bài hát. Lời tôi bịa lộn xộn và ngớ ngẩn đến tôi cũng thấy ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Cô thích nhiều bài hát như Ca – chiu – sa của Hồng quân Liên Xô, dân ca trữ tình Ý – về đây khi mái tóc còn xanh xanh... Đó là nét đẹp lãng mạn trong khói lửa chiến tranh, là sức sống dâng tràn mặc mưa bom bão đạn như Bùi Minh Quốc cũng từng viết:
"Trong một góc vườn cháy khét lửa Napan
Em sửng sốt gặp một nhành hoa cúc
Và em gọi đó là hạnh phúc."
(Bài thơ về hạnh phúc)
-> Cô hát trong những khoảng lặng hiếm có của ngày, khi bom Mĩ vơi đi, trả lại cuộc sống thanh bình cho cô và đồng đội dù chỉ trong một khoảnh khắc. Cô hát để động viên đồng đội, động viên chính mình để quên đi cuộc sống khắc nghiệt trên tuyến đường TS, hát để có thêm niềm tin vào công cuộc kháng chiến của nhân dân, hát để gửi cả những khát vọng của tuổi trẻ.
=> Chiến tranh dù dữ dội nhưng vẫn không giết được những điều bình dị mà vô cùng thiêng liêng, cao đẹp trong mỗi con người nhất là những hoài niệm – điều tưởng chừng như đã được cất đi, ẩn đi rất sâu trong mỗi người.
+ Cơn mưa đá hiếm hoi của Trường Sơn tưởng sẽ dễ làm cho những người con gái kinh kì phải sợ hãi. Ngược lại, Nho, Thao và nhất là Phương Định đã vui thích đến cuống cuồng, cảm thấy niềm vui con trẻ lại nở tung ra tràn đầy. Vui đó nhưng rồi cũng buồn đó, cô không buồn vì cơn mưa thoáng đến thoáng đi chỉ thấy chạnh lòng vì nó nhắc cô nhớ về một thời xa xưa của chính mình: nhớ mẹ, nhớ cái cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên vòm trời thành phố, nhớ đến cả những cái cây, con đường nhựa ban đêm, và cả những câu chuyện của xứ sở thần tiên... Nói khác đi, giống như cơn mưa đá, những kỉ niệm ấy ẩn sâu rồi bất chợt ùa về tưới mát tâm hồn và khơi lên sức sống, tinh thần chiến đấu của người con gái trẻ giữa tuyến đường máu lửa của Trường Sơn.
+ Thế nên, điểm nổi bật của Phương Định cũng như của các đồng đội là tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất của người nữ chiến sĩ.
-> Cô nằm trong tổ trinh sát mặt đường tại một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tuy không trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận nhưng công việc của cô cũng không kém phần nguy hiểm. "Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần Chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi".
-> Nếu như có rất nhiều người chỉ hơi bị bệnh đã muốn trốn tránh công việc thì Phương Định vẫn kiên cường bám trụ ở chiến trường dù đã bị thương. Chính ý thức trách nhiệm đã giữ cô ở lại trên cao điểm đầy bom đạn ấy.
-> Lời kể của Phương Định rất tự nhiên và bình thản, khiến ta tưởng như cô chỉ đang kể chuyện đùa chứ không phải là nói về những hiểm nguy rình rập, về thương tích và cái chết.
-> Nên biết rằng cô là con gái Hà Nội – những cô gái mà người ta bảo rằng "liệu có xa nhà được ba ngày?" trong khi cô "ở đây, trên cao điểm này đã ba năm", ta lại càng khâm phục cô. Sự khắc nghiệt của chiến trường không thể khiến người con gái ấy gục ngã, mà còn tôi luyện cho cô một ý chí kiên cường.
-> Lòng dũng cảm của cô được thể hiện trong những lần phá bom trên cao điểm. Xung quanh  không gian lạnh ngắt nhưng cô không sợ vì nghĩ ở đâu đó vẫn có người chiến sĩ đang làm việc giống như cô.
-> Những lúc phá bom, Phương Định cẩn thận dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đối mặt với quả bom, tuy cô có nghĩ đến cái chết nhưng nó rất mờ nhạt. Trong khi đó, điều cô quan tâm nhiều nhất là bom có nổ không, nghĩ làm sao để châm mìn lần thứ hai. Tất cả những quan tâm của cô là làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ, dẹp hết những nguy hiểm để người lính hành quân mà không một lần nghĩ đến việc sống chết của mình.
=> Rõ ràng, Phương Định cũng giống như bao nhiêu cô gái thanh niên xung phong khác đã lặng thầm dệt nên kì tích cho Tổ quóc, tạo ra những con đường bằng phẳng để các chuyến xe vượt Trường Sơn, hình ảnh của họ thật đẹp như trong lời thơ của Tố Hữu:
"Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây hay là mây là suối?
Giọng em cười hay chớp bể đêm đông?"
+ Phương Định còn tỏa sáng với tình đồng đội thiêng liêng, cô yêu tất cả mọi người.
-> Giữa cô và Nho, Thao dường như không còn khoảng cách địa lí của những cô gái xa lạ, mà chỉ còn lại tình cảm chị em gắn bó, yêu thương, quan tâm, thấu hiểu lẫn nhau.
-> PĐ hiểu từng sở thích của Nho, Thao, cô biết Thao sợ máu nên khi Nho bị thương cô đã một mình lo hết mọi chuyện.
-> Phương Định lo lắng cho Thao mỗi khi chị về muộn, cô chăm sóc cho Nho bị thương, bế Nho đặt lên đùi mình rửa vết thương cho Nho bằng nước nóng, pha sữa cho Nho rất chu đáo.
-> Cô có niềm kính trọng đặc biệt đối với người chiến sĩ đang chiến đấu, Phương Định nghĩ rằng "những người đẹp nhất, thông minh nhất, can đảm và anh dũng nhất là người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ".  Chính tinh thần đồng đội thiêng liêng ấy đã tiếp thêm sức mạnh để những người con gái nhỏ bé như Nho, Thao, Phương Định hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3. Hợp
- Nghệ Thuật: Với sự lựa chọn cách trần thuật ở ngôi thứ nhất, Phương Định là người kể cũng là nhân vật chính của truyện. Nhà văn Lê Minh Khuê đã miêu tả rất cụ thể thế giới nội tâm, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái thanh niên xung phong.
- Nội Dung: Truyện viết về đề tài chiến tranh nên có nhiều chi tiết về bom đạn, chiến đấu, hi sinh nhưng chủ yếu là hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong hoàn cảnh khốc liệt.
- Liên hệ mở rộng : Lãng mạn mà nhiệt thành, kiên cường mà giàu tình cảm là nét đẹp của những chàng trai, cô gái trên cung đường Trường Sơn khốc liệt, là chủ nghĩa anh hùng ca cách mạng, là đỉnh cao của một thời kỳ văn học. Mối tình đầy lãng mạn, đầy lý tưởng của Nguyệt, cô gái thanh niên xung phong và Lãm, anh bộ đội lái xe trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu hay tấm gương hy sinh của những cô gái thanh niên xung phong trong Khoảng trời – hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ:
"Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom."
Nhiều và còn biết bao nhiêu nữa những tấm gương hy sinh của những cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc... đã góp phần cho "Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân" (Lê Anh Xuân).
Kết bài: Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê làm sống lại những hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái Thanh niên xung phong thời chống Mĩ. PĐ – một ngôi sao nhỏ nhưng sẽ mãi tỏa sáng, cô là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ thời chống Mĩ.

Đề 2. Nét chung và riêng của Phương Định, Thao và Nho
* Nét chung
Khái quát hoàn cảnh sống và chiến đấu:
- Cả ba sống và chiến đấu trên cao điểm Trường Sơn – nơi bị quân Mỹ ném bom dữ dội nhất
-> uống nước suối đựng trong ca hoặc bi đông
-> tắm ở suối
-> giải trí: cái đài bán dẫn nghe nhạc và tin tức
- Nhiệm vụ: trinh sát mặt đường, khắc phục những hố bom, gỡ mìn nhằm tạo ra một cung đường an toàn cho người lính hành quân và chiến đấu
=> Họ phải sống và chiến đấu trong một điều kiện vô cùng khốc liệt, nơi mà ranh giới sống và ⁶chết rất mong manh.
Phẩm chất, tính cách
- Họ có lí tưởng sống cao đẹp: góp phần mình cho cuộc chiến của dân tộc với lời thề Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh => Họ từ giã gia đình, người thân và quê hương để dấn thân vào cung đường máu lửa ở Trường Sơn.
=> Lí tưởng của thời đại, của tuổi trẻ trong những năm chống Mỹ
Chúng tôi đi không tiếc đời mình
Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc – Thanh Thảo
- Đẹp hơn cả là sự dũng cảm, kiên cường của những người nữ thanh niên xung phong
-> Sau mỗi trận bom, các cô gái phải lao ra ngay nơi trọng điểm để đo đạc và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ, dùng thuốc đặt cạnh các quả bom để phá.
-> Phương Định: Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng quanh đó còn nhiều quả bom chưa nổ
=> Đó là một công việc mạo hiểm với cái chết
=> Ba cô gái lại xem đó như là những công việc bình thường. Chính cách nghĩ, tinh thần trách nhiệm đã làm cho những người con gái vốn nhỏ bé, yếu đuối nay lại hóa phi thường. Họ chính là những người nữ anh hùng trong thời đại đánh Mỹ. Như nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:
"Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây hay là mây là suối?
Giọng em cười hay chớp bể đêm đông?"
- Tâm hồn giàu mộng mơ
-> Đối lập với cảnh tàn khốc do bom đạn trên cao điểm là một thế giới mát lành bên trong hang đá. Bên ngoài là cái nóng trên 30 độ nhưng khi chui vào lại tưởng như được sà vào một thế giới khác – mát lành, trong trẻo, không còn bom đạn, không còn sợ hãi.
- Sau những trận bom càn, họ thả mình trong những cảm xúc tự do: ngửa cổ uống hết nước trong bi đông, nước suối pha đường, nằm trên nền đất ẩm ướt nghe nhạc từ đại bán dẫn, cũng có lúc là những suy nghĩ vẫn vơ về chiến dịch, về tương lai....
- Đặc biệt, khi nhìn thấy cơn mưa đá hiếm hoi ở Trường Sơn, cả ba cô gái đều vui thích đến cuống cuồng, cơn mưa đã gột rữa đi những lo lắng và sợ hãi, cơn mưa còn gọi về trong Phương Định những kỉ niệm về quê hương và tuổi thơ của mình
=> Sự khốc liệt của chiến trường chưa từng làm phôi pha những mộng ước, sự hồn nhiên, trẻ trung trong tâm hồn của những người con gái. Chính những cảm xúc mơ mộng là điểm tựa tinh thần để PĐ, Nho và Thao kiên cường chống chọi và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của mình.
- Tinh thần đồng đội
-> Họ - những người con gái đến từ những miền đất lạ - nhưng lại gắn bó và thân thiết như người thân trong gia đình
-> Họ quan tâm, chia sẻ cho nhau những lúc khó khăn, những khi đối diện với nguy hiểm. Thao lớn tuổi nhất, nên luôn dành phần việc nguy hiểm, luôn bình tĩnh để ứng phó với nguy hiểm.
-> Hiểu niềm vui, nỗi buồn, những điểm mạnh và yếu của nhau. Phương Định vì biết Thao sợ máu nên khi Nho bị thương cô đã một mình làm hết mọi việc.
=> Nho, Thao và Phương Định là những cô gái thanh niên xung phong yêu nước, có lí tưởng sống đẹp, có tinh thần dũng, tâm hồn giàu yêu thương và nhất là một tâm hồn trẻ trung, hồn nhiên luôn khao khát hòa bình.
* Nét riêng
- Chị Thao
-> Lớn tuổi nhất, tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường -> chín chắn, bình tĩnh và khéo léo trong cách ứng xử trước các tình huống: trên trời là máy bay gầm gào dữ dội nhưng chị vẫn thong thả móc bánh quy ăn; Nho bị thương, chị hiểu điều cần làm và chị và Phương Định phải dốc sức bảo vệ và chăm sóc cho Nho
-> Chị cũng có những sở thích rất nữ tính: tỉa lông mày nhỏ và mỏng như một cây tăm, thích chép lời bài hát
-> Cũng có nỗi sợ hãi đáng yêu: sợ con vắt, sợ máu
-  Nho
-> Nhỏ tuổi nhất nên được các chị cưng chiều
-> Khá tỉ mỉ, thích thêu thùa, thích ăn ngọt..
-> Tưởng yếu mềm nhưng thật ra lại rất kiên định và mạnh mẽ. Khi bị thương, cánh tay chảy rất nhiều máu nhưng vẫn không kêu khóc.
- Phương Định
-> Là cô gái đến từ Hà Nội, duyên dáng và xinh đẹp: Hai bím tóc dày, cái cổ kiêu hãnh như đài hoa lao kèn, có cái nhìn sao mà xa xăm => không quá mĩ miều như những người con gái ở phố thị, nhưng giữa Trường Sơn đầy nắng, gió và bom đạn thì vẻ đẹp của Phương Định như một đóa hoa nở rộ, và đôi mắt lấp lánh như những vì sao => vẻ đẹp hồn nhiên, nữ tính và tràn đầy sức sống.
-> Tầm hồn nhạy cảm và giàu mộng mơ – thích hát: nhiều thể loại, nhiều bài, hát trong những khoảng lặng của ngày...=> tâm hồn yêu đời, lạc quan
-> Ẩn sâu trong tâm hồn là những kí ức về Hà Nội vẫn vẹn nguyên

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vân